1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước

26 2,1K 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 0,93 MB

Nội dung

Bạo lực học đường không chỉ là những hiện tượng cá biệt mà giờ đây đã trở thành vấn nạn của toàn xã hội

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Bạo lực học đường không chỉ là những hiện tượng cá biệt mà giờ đây

đã trở thành vấn nạn của toàn xã hội Trên tất cả các trường học đều xuấthiện bạo lực học đường Tuy mức độ có khác nhau nhưng cả thành thị vànông thông, cả đồng bằng và miền núi thì các vụ liên quan đến bạo lực họcđường đều ra tăng Vị thành niên là đối tượng của nhiều bộ môn khoa họcquan tâm nghiên cứu đáng chú ý là trong sinh lý học, tâm lý học, xã hộihọc…Ở mỗi thời kỳ trong đời sống con người, sự phát triển về thể chất vàtâm lý và cả nhân cách có quy luật riêng Tuổi vị thành niên là lứa tuổi thiếuniên nhưng đây là giai đoạn phát triển rất cao về thể chất và có những biếnchuyển tâm lý hết sức phức tạp Chính yếu tố tâm lý cũng như thể chất vànhân cách chưa hoàn thiện một cách đầy đủ này khiến cho trẻ em trong lứatuổi vị thành niên hay bị khủng hoảng về tâm lý, dần đến những suy nghĩ vàhành động sai lệch

Nghiên cứu xã hội học phạm tội là một chuyên ngành nghiên cứu với

tư cách là một hiện tượng xã hội, coi đó là những hành vi sai lệch, trên cơ sở

và phương pháp nghiên cứu đặc thù của xã hội học

Thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh nằm bên bờ vịnh Hạ Long xinhđẹp, phát triển các ngành dịch vụ du lịch, buôn bán kinh doanh Trong điềukiện phát triển kinh tế sầm uất, cùng với hàng loạt những khu vui chơi, giảitrí thì tỷ lệ phạm tội ở lứa tuổi vị thành niên ở khu vực này thuộc loại caotrong tỉnh, đặc biệt là nạn bạo lực học đường Việc tỷ lệ bạo lực học đường ởlứa tuổi vị thành niên tăng cao sẽ ảnh hưởng đến gia đình, nhà trường và xãhội, mà ở đây chính là môi trường du lịch thiếu sự an toàn khi du khách đến

Hạ Long Do vậy cần có những biên pháp kịp thời của chính quyền địaphương và toàn thể cộng đồng để tuổi trẻ Hạ Long xứng đáng với câu nói

Trang 2

của Bác: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ, tuổitrẻ là mùa xuân của đất nước”.

Vì những lý do trên em đã chọn đề tài : “ Thực trạng về bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh”

là đề tài tiểu luận Với nội dung xoay quanh thực trạng bạo lực học đường ởlứa tuổi vị thành niên tại địa phương và một số những đóng góp nhỏ bé củabản thân em về vấn đề này để xây dưng quê hương ngày một giàu mạnh, thế

hệ trẻ luôn phát huy được tốt nhất khả năng của mình Do lượng kiến thức

và nguồn thông tin còn hạn hẹp nên không thể trách khỏi những sai sóttrong quá trình làm bài Em kính mong nhận được sự đóng góp của thầy đểbài viết của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên thực hiện:

Hoàng Thị Thỏa

Trang 3

NỘI DUNG

I Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của “Thực trạng về bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.”

1.Cở sở lý luận:

1.1 Một số khái niệm cơ bản

Bạo lực học đường là hình thức khá phổ biến ở lứa tuổi vị thành niên

trong môi trường giáo dục Bạo lực học đường là bạo lực về tinh thần, ngônngữ, thân thể thi hành có ý đồ giữa các học sinh trong và ngoài trường Cho

dù là những hành động thiếu tôn trọng hay giễu cợt đã làm cho người bị hạicảm thấy bất tiện cũng được xem là bạo lực học đường

Tuổi vị thành niên: Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), trẻ vị thành

niên (VTN) là thuật ngữ chỉ nhóm người từ 10-18 tuổi Theo kết quả Tổngđiều tra dân số năm 1999 ở Việt Nam, trẻ VTN có 17.350326 người, chiếmkhoảng 22,7% dân số cả nước Đây là lứa tuổi có những đợt khủng hoảnggiữa các giai đoạn phát triển tâm lý Các nhà tâm lý học cho thấy rằng hành

vi của trẻ thường mang tính đột khởi, tò mò, manh động, muốn thử sức Ứng

xử có xu hướng chống đối, hung hăng

Bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên là những học sinh trong

các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông độ tuổi từ 10-18 chưa thực

sự hoàn thiện về mặt sinh lý cũng như nhận thức có những hành vi trái phápluật sai lệch các giá trị truyền thống của dân tộc mà ở đây là những hành vibạo lực đối với các học sinh khác trong cùng hoặc là khác trường dẫn đến

Trang 4

những hậu quả hết sức nghiêm trọng cho bản thân, gia đình, nhà trường vàtoàn thể xã hội.

1.2 Những khái niệm có liên quan

Phạm tội: khái niệm được quy định tại khoản 2- Điều 8- Bộ luật hình

sự là việc chủ thể thực hiên hành vi nguy hiểm cho xã hội, phạm vào các tộiđược quy định trong Bộ luật hình sự Với các đặc điểm:

- Có hành vi nguy hiểm cho xã hội

- Hành vi nguy hiểm cho xã hội phải được quy định trong Bộ luậthình sự

- Chủ thể của tội phạm phải là người có năng lực trách nhiệm hìnhsự

- Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội phải là người có lỗi

- Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội bị xâm phạm mà cácquan hệ xã hội đó được Bộ luật hình sự bảo vệ

Xã hội học phạm tội là một chuyên ngành nghiên cứu của xã hội học

với tư cách là một hiện tượng xã hội, coi đó là những hành vi sai lệch, trên

cơ sở phương pháp nghiên cứu nói chung và phương pháp nghiên cứu đặcthù của xã hội học nói riêng

2 Cở sở thực tiễn của vấn đề : “Thực trạng về bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên tại thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh”.

2.1 Khái quát thực trạng về bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên hiện nay ở Việt Nam nói chung và việc cần thiết phải đưa ra những giải pháp để giảm tỷ lệ bạo lực học đường.

 Thực trạng về bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên tạiViệt Nam hiện nay:

Trang 5

Tình trạng học sinh mang hung khí tới trường và sẵn sang đánh nhau

để giải quyết mâu thuẫn xuất hiện ngày càng nhiều trong các trường phổthông trên toàn quốc Thực tế này được báo động tại Hội thảo về giải pháp,nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống, phòng chống tộiphạm, bạo lực học đường do Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 25/11/2009 NgànhGiáo dục đang phải đối mặt với tình trạng bạo lực học đường ngày càng có

xu hướng gia tăng và tính chất vụ việc ngày càng nguy hiểm Ông PhùngKhắc Bình, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh sinh viên (Bộ GD-ĐT) chobiết: thống kê từ 38 sở GD-ĐT gửi về Bộ từ năm 2003 đến nay có tới 8.000

vụ học sinh tham gia đánh nhau và bị xử lý kỷ luật Báo động hơn trong thờigian gần đây, nhiều vụ bạo lực học đường nguy hiểm như: nữ sinh tập đánhnhau hội đồng, làm nhục bạn, nam sinh dung dao kiếm, mã tấu chém nhaungay trong sân trường Có nhiều trường hợp mâu thuẫn trong tình bạn, tìnhyêu đã dung dao rạch mặt bạn, đâm chết bạ giữa sân trường, xảy ra ở nhiềunơi: Hà Nội, Hà Tĩnh, Lai Châu, Gia Lai, Bắc Giang, Bình Dương, QuảngNinh…Ngoài ra hiện nay cũng có một ít bộ phận không nhỏ thiếu tôn trọngthầy cô giáo, coi thường kỷ luật nhà trường, thường xuyên nói tục chửi thề

 Sự cần thiết phải đưa các giải pháp nhằm giải tỷ lệ bạo lực họcđường hiện nay

Giáo dục là một trong những quốc sách hàng đầu của Nhà nước, việcphát triển nguồn nhân lực vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triểnkinh tế- xã hội Điều đó có ý nghĩa hết sức quan trọng, vậy mà nạn bạo lựchọc đường ngày càng ra tăng với số lượng chóng mặt điều đó ảnh hưởng rấtlớn đến quá trình đào tạo và phát triển con người của đất nước

Chốn học đường thường được xem là môi trường an toàn nhưng giờđây đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng học sinh hành xử theo kiểu

xã hội đen Nạn bạo lực học đường đang khiến nhiều người lo ngại Làn

Trang 6

ranh giữa những hành động côn đồ và tội phạm là rất mong manh Vấn nạnnày đã khiến các ngành chức năng hết sức quan tâm, nỗi lo lắng của giađình, và cả một thế hệ tương lai của đất nước.

Khi bước vào năm học mới, hẳn không ít bạn học sinh e ngại trướcnhững “anh chị” lớp trên hung hăng Những màn chào hỏi bằng nắm đấm,

đe dọa khiến không ít bạn hoang mang sợ hãi Thậm chí không ít những vụrối loạn tinh thần, trầm cảm, nơi cổng trường không yên tĩnh luôn ám ảnhvới những nạn nhân yếu ớt của nạn bắt nạn, bạo lực học đường Điều nàyảnh hưởng rất lớn đến vấn đề học tập cũng như sinh hoạt của các em họcsinh

=> Với tất cả những lý do trên thì việc khẩn trương đưa ra các giảipháp của các ngành chức năng, nhà trường, nhà đình và toàn thể xã hội vàovấn nạn bạo lực học đường là hết sức cần thiết

2.2 Những điều kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đè bạo lực học đường ở thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh.

- Về điều kiện tự nhiên: thành phố Hạ Long với khí hậu miền biển ônhòa, đặc biệt là sự trù với các nguồn tài nguyên rừng và biển, các mỏ thanlớn, đặc biệt là thành phố Hạ Long có rất nhiều những danh lam thắng cảnhnhư vịnh Hạ Long, đảo Tuần Châu, núi Bài Thơ…Người ta thường có câulà: “người miền biển ăn sóng nói gió” Và có lẽ chính điều này đã tạo nênnhững nét tính cách đặc trưng của người dân miền biển Hạ Long

- Về điều kiện kinh tế- xã hội: là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa,

xã hội của tỉnh Quảng Ninh nên có nền kinh tế khá phát triển Như một điềutất nhiên đó là bên cạnh sự phát triển của kinh tế thì là hàng loạt những tệnạn xã hội ra đời Và em xin nhắc đến ở đây là nạn bạo lực học đường ở lứatuổi vị thành niên tại thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh diễn ra hết sức

Trang 7

phổ biến và có xu hướng tăng mạnh về số lượng cũng như tính chất của vấnđề.

2.3 Quan điểm của thành phố Hạ Long về thực trạng bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên ở địa phương hiện nay.

Trước thực trạng đáng buồn của nạn bạo lực học đường ngày càng ratăng, để chấm dứt tình trạng trên, UBND thành phố Hạ Long đã yêu cầuphòng GD-ĐT chỉ đạo các trường học và cơ sở giáo dục trong toàn thànhphố tăng cường thực hiện công tác an ninh trường học, thực hiện nghiêm túclịch trực của lãnh đạo nhà trường trong tất cả các ngày trong tuần, xác định

rõ nhiệm vụ của lãnh đạo trực Đặc biệt phải duy trì nếp giao ban sau mỗi catrực, nhất là phải bàn giao chi tiết những diễn biến về công tác an ninh trật

tự, vụ việc nào được giải quyết trong ca trực, vụ việc nào còn tồn tại chưađược giải quyết và thống nhất các giải pháp khắc phục tiếp thep Đồng thờichú trọng công tác giáo dục đạo đức pháp luật trong nhà trường, khôngngừng cảu tiến nội dung các giờ sinh hoạt lớp và các hoạt động tập thể, cóbiện pháp nắm chắc các diễn biến tư tưởng của học sinh, từ đó áp dụng biệnpháp giáo dục phù hợp; phải tăng cường kêt hợp bao môi trường: gia đinh-nhà trường-xã hội trong công tác giáo dục học sinh, nhất là phố hợp cha mẹhọc sinh, chính quyền địa phương và công an địa phương có biện pháp giảiquyết kịp thời, dứt điểm những mâu thuẫn trong học sinh, ngăn ngừa không

để xảy ra những hành vi quá khích, bảo đảm giữ gì an ninh, trật tự côngcộng, an toàn trường học Ngoài ra còn phát động các phong trào thi đua họctập, tạo nên môi trường học tập lành mạnh cho học sinh như: Phong trào họctập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ, phong trào phát huy tuổi trẻvùng mỏ, phong trào Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinhnoi theo Ngoài ra Phó chủ tịch UBND thành phố Hạ Long ông NguyễnMạnh Tuyên cho biết thành phố đã tăng cường chỉ đạo công tác an ninh, trật

Trang 8

tự, an toàn trường học và các cơ sở giáo dục nhằm chấm dứt tình trạng bạolực học đường

II Nội dung

1 Thực trạng về nạn bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên tại thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh.

1.1 Nạn bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thành niên có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây và chiếm tỷ lệ khá cao so với những vấn đề phạm tội ở lứa tuổi vị thành niên.

Theo số liệu điều tra về nạn bạo lực học đường ở lứa tuổi vị thànhniên, mà ở đây là hiện tượng đánh của học sinh trong trường cũng như ngoàitrường mà nhà trường phát hiện và xử lý được trong năm học 2007-2008ngày càng tăng Thể hiện dưới bảng số liệu sau:

Số học sinh bị xử lý kỷ luật do đánh nhau trong các trường trung học phổ thông ( năm học 2007-2008):

Tên trường

Tổng số hs

Số vụ đánh nhau

Số hs bị kỷ luật do đánh nhau

Trang 9

(Báo cáo tổng kết thi đua khen thưởng&kỷ luật của Phòng GD-ĐT năm 2008)

Số học sinh bị xử lý kỷ luật do đánh nhau trong các trường trung học cơ sở trong thành phố Hạ Long (năm học 2007-2008).

Tên trường

Tổng số hs

Số vụ đánh nhau

Số hs bị kỷ luật do đánh nhau

Trang 10

học đường là những hành vi xâm hại đến tinh thần, và thể xác giữa học sinhtrong trường và học sinh ngoài trường Trên đây chỉ là những số liệu về bạolực thể xác được nhà trường phát hiện và kỷ luật Những cũng đủ để chothấy nạn bạo lực học đường đã trở thành một vấn nạn trong ngành Giáo Dụcthành phố Hạ Long và là mối đe dọa nhức nhối của các gia đình và toàn thể

xã hội Trên thực tế, không có một số liệu nào cụ thể để đánh giá được mộtcách chính xác về nạn bạo lực học đường trên địa bàn thành phố Hạ Longcũng như trên toàn quốc

1.2 Nạn bạo lực học đường ở thành phố Hạ Long ngày càng nghiêm trọng, với những hậu quả hết sức nghiêm trọng.

Nạn bạo lực học đường không chỉ gia tăng về số lượng và mức độ,hậu quả của nó còn nghiêm trọng gấp nhiều lần Không chỉ còn là nhữngcuộc ẩu đả, đánh nhau thông thường giữa các “anh hùng rơm” mà hiện nayxuất hiện ngày càng nhiều của các hung khí, vũ khí đó như là: gậy, gộc rùidao, kiếm, mã tấu, và có khi còn là súng hoa cải trong các cuộc ẩu đả đó Tại

kỳ họp HĐND thành phố Hạ Long khóa VII từ 8-10/12/2009, Ban Văn

hóa-xã hội HĐND thành phố đề nghị UBND thành phố sớm ban hành đề án “Phòng chống bạo lực học đường giai đoạn 2009-2015” Từ đầu năm học2009-1010 đến nay, trong toàn thành phố đã xảy ra 53 vụ bạo lực họcđường, trong đó có 2 vụ tử vong, khiến phụ huynh học sinh và học sinh hếtsức bất an Nghiêm trọng nhất trong số đó là vụ dùng súng hoa bắn chết bạnngay đằng sau trường của Trần Văn Mạnh học sinh lớp 11 trường Dân lập

Hạ Long khiến bạn tử vong tại chỗ khiến cho dư luân hết sức xôn xao Bêncạnh đó còn có một vụ cũng nghiêm trọng tại trường THPT Bãi Cháy vớiviệc thuê bảo kê đánh bạn trên đường về khiến nạn nhân tử vong Ngoài ratại một số trường khác cũng có những vụ nghiêm trọng gây thương tật vàảnh hưởng lớn đến sức khỏe của các nạn nhân Với những vụ việc bạo lực

Trang 11

học đường nghiêm trọng này thì thẩm quyền xét xử thuộc về phía cơ quancông an, chứ không còn nằm trong các hình thức xử lý của nhà trường nữa.Hơn thế nữa, không chỉ là bạo lực trong học sinh mà còn là hiện tượng họcsinh đánh cả giáo viên, cán bộ trong trường tại trường Dân lập Nguyễn BỉnhKhiêm.

Sau đây là một số những hình ảnh minh họa:

Những hung khí mà cơ quan công an thu giữ được trong vụ đánh nhau của học sinh trườngTHPT Vũ Văn Hiếu

3 học sinh của trường THPT Lý Tự Trọng đang chờ xét hỏi tại cơ quan điều tra.

Trang 12

Hơn thế nữa, chúng ta thường quen với những “nam tử hán đại

trượng phu”, vậy mà giờ đây bạo lực học đường xuất hiện khá phổ biến ở

các bạn nữ, với xu hướng đánh tập thể, đánh hội đồng và mức độ của những

sự việc cũng không “thua kém” gì các bạn nam Nghiêm trọng nhất đó là

việc bị chính các bạn cùng lớp lột quần áo, lôi vào nhà vệ sinh đánh, đá vào

bộ phận sinh dục khiến cho bạn học sinh đó phải đi cấp cứu tại bệnh việnTỉnh Quảng Ninh

Trang 13

Ngoài ra bạo lực học đường còn diễn ra với nhiều những hình thứcnhư : hiện tượng cô lập trong lớp của một số cá nhân khiến cho các bạn họcsinh bị cô lập rơi vào tình trạng rối loạn về tâm lý ảnh hưởng rất lớn đếnhọc tập và sinh hoạt, có trường hợp còn dẫn đến hiện tượng bị trầm cảm, hay

tự tử; hiện tượng bạo lực về kinh tế, việc xin tiền tiêu vặt của một số nhữnganh chị máu mặt trong trường nếu không sẽ dọa đánh…

1.3 Đây không chỉ là thực chung của riêng lứa tuổi vị thành niên ở thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh mà còn là thực trạng chung của cả đất nước cũng như trên thế giới.

Từ đầu năm đến nay, ở Việt Nam đã diễn ra hàng loạt những vụ bạohành trường học khiến dư luận rất bất bình, xót xa Nhưng không chỉ riêng ởnước ta, hầu như năm nào cũng có những vụ bạo hành trường học thảm khốcthường xuyên xảy ra trên thế giới

Ở Hàn Quốc, theo thống kê cho thấy rằng gần 13,2% học sinh nam và5,8% học sinh nữ từ lớp 4 đến lớp 12 bị các bạn trong cùng lớp đánh hoặclàm tổn thương

Tại Trung Quốc, ngày 15/5/2009, nhiều báo chí cũng đã đưa tin về vụmột học sinh trung học giết chết 2 người bạn và làm bị thương 4 người khácngay sau giờ học

Còn ở Mỹ, ngay sau vụ thảm sát kinh hoàng của Cho Seung Hui -23tuổi người Hàn Quốc tại trường Đại học công nghệ Virginia làm 32 ngườichết và nhiều người khác bị thương vào tháng 4/2009 thì chỉ 2 ngày sau, mộthọc sinh 16 tuổi tại trường trung học phổ thông North Mecklenburg đã chĩasúng dọa bạn cùng trường ngay trong bãi đỗ xe Điều đáng buồn là, theo mộtcuộc điều tra ở Mỹ, số lượng các vụ bạo hành trường học đến từ học sinhchâu Á chiếm một số lượng lớn

Ngày đăng: 09/04/2013, 09:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w