RÈN LUYỆN KĨ NĂNG THỰC HÀNH ĐỊA LÍ I. CÁCH NHẬN BIẾT, XÁC ĐỊNH LOẠI BIỂU ĐỒ ĐỂ VẼ 1. Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ gì thì ta vẽ biểu đồ đó. Ví dụ : “Hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu lao động của Việt Nam theo ngành nghề….”. vì thế nhớ đọc kĩ để tránh lạc đề. 2. Nếu đề bài không yêu cầu vẽ cụ thể thì ta phải dựa theo một số cụm từ gợi ý để biết đề bài muốn mình vẽ cái gì. Vì nếu không vẽ đúng yêu cầu sẽ không có điểm hoặc sẽ bị trừ điểm. Các cụm từ gợi ý thường gặp : * Đề bài có cụm từ cơ cấu, tỉ trọng, tỉ lệ (chỉ có 1, 2 hoặc 3 năm dù không có số phần trăm thì cũng vẽ biểu đồ tròn, khi đó ta phải tính phần trăm cho từng yếu tố). * Đề bài có các thành phần trong tổng thể, trong một yếu tố chung như các ngành kinh tế: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ…hoặc các sản phẩm xuất, nhập khẩu….nông sản, lâm sản, tiểu thủ công nghiệp…thì cũng vẽ biểu đồ tròn. * Đề có số phần trăm (%) mà tổng số tròn 100% (từ 3 năm trở xuống) thì vẽ tròn. Trong trường hợp không đủ 100% thì cũng vẽ tròn. Ví dụ :vẽ biểu đồ biểu hiện giá trị hàng nhập khẩu của Việt Nam năm 1999 sau : + Hàng công nghiệp nặng : 20% + Hàng máy móc, thiết bị : 65% + Hàng tiêu dùng : 10% Như vậy còn thiếu 5% nữa mới tròn 100% thì ta vẫn vẽ tròn và ghi thêm các loại khác 5%. * Trong các trường hợp như trên nhưng lại biểu hiện cho nhiều năm thì ta chuyển sang biểu đồ miền. * Đề có cụm từ: tốc độ tăng trưởng, tốc độ phát triển, nhịp điệu phát triển, nhịp điệu tăng trưởng, tình hình tăng trưởng, tình hình phát triển, quá trình tăng trưởng, quá trình phát triển. Thì vẽ biểu đồ đồ thị (tức dạng đường). * Đề có cụm từ: tình hình, so sánh, số lượng, sản lượng thì vẽ biểu đồ cột. Nếu với những cụm từ trên diễn tả cho các đối tượng trong một tổng thể kể cả có số phần trăm (%) theo nhiều năm thì cũng vẽ biểu đồ cột. Chú ý đề bài thay vì có nhiều năm lại chỉ diễn tả một năm cho nhiều vùng kinh tế hoặc nhiều quốc gia thì vẽ biểu đồ cột thanh ngang. II. CÁC ĐIỂM LƯU Ý KHI VẼ BIỂU ĐỒ. Nên dành một trang để vẽ, đầu trang nên ghi tên biểu đồ bằng chữ IN HOA. Cuối trang nên dành 5, 6 dòng để ghi chú. 1 1. Biểu đồ tròn. * Vẽ hình tròn bán kính tốt nhất bằng 3 cm, chọn trục gốc để dễ so sánh và nhận xét ta chọn trục gốc là đường thẳng nối từ tâm vòng tròn đến điểm số 12 trên mặt đồng hồ. * Vẽ theo trình tự bài cho không được vẽ tuỳ tiện và theo chiều kim đồng hồ bắt đầu từ trục gốc. * Trong và trên biểu đồ không nên ghi chữ, vẽ mũi tên hoặc móc que…. Nó sẽ làm rối biểu đồ, thay vào đó là các màu sắc hoặc các kí hiệu riêng và được chú giải ở phần ghi chú. * Số ghi trong biểu đồ phải ngay ngắn rõ ràng không nghiêng ngã. Trường hợp không thể ghi số trong biểu đồ được vì phần đó quá nhỏ thì ta ghi số ngay sát trên phần đó ở phía ngoài mà không cần gạch thẳng hay vẽ mũi tên. * Phần ghi chú và nhận xét nên ghi ở bên dưới biểu đồ hoặc ghi bên cạnh không được ghi bên trên. Ghi chú phải theo đúng trình tự bài cho. * Để vẽ cho chính xác ta nên đổi số phần trăm (%) sang độ ( 0 ) để đo cho chính xác 100% = 3600, 1% = 3,60 2. Biểu đồ Cột. * Vẽ trục toạ độ. - Chia tỉ lệ cho cân đối giữa hai trục. - Đầu trục có mũi tên và ghi rõ đơn vị * Đánh số đơn vị. - Trên trục tung (chỉ số lượng) phải cách đều nhau và đầy đủ. - Trên trục hoành nằm ngang (chỉ thời gian: năm, tháng,…) tuy không yêu cầu chính xác tuyệt đối như biểu đồ đồ thị nhưng phải đảm bảo tính tương đối hợp lí. * Vẽ theo đúng trình trình tự bài cho, không được tự ý sắp xếp từ thấp tới cao hoặc ngược lại trừ khi bài có yêu cầu sắp xếp lại. * Không nên vạch ba chấm (…) hoặc gạch nối từ trục vào cột vì nó làm biểu đồ rườm rà, cột bị cắt thành nhiều khúc không có thẩm mĩ. * Cột đầu tiên phải cắt trục từ 1 đến 2 ô vở (trông được sát trục trừ biểu đồ đồ thị) * Độ rộng hay bề ngang của các cột phải bằng nhau tốt nhất là ngang bằng một ô tập. * Ghi số lượng trên đầu mỗi cột để dễ so sánh và nhận xét (chỉ ghi số không ghi chữ, đơn vị ở cột) * Kí hiệu : - Nếu chỉ có một loại thì nên để trắng hoặc cho kí hiệu giống nhau. - Nếu từ hai loại trở lên thì phải có kí hiệu riêng cho mỗi loại (nên cho kí hiệu đơn giản) * Ghi chú theo trình tự bài cho để dễ quan sát và so sánh không được kẻ bằng tay và viết tắt. 3. Biểu đồ đồ thị. * Vẽ hệ trục toạ độ chia tỉ lệ ở hai trục cho cân đối và chính xác - Chia tỉ lệ cho cân đối giữa hai trục. - Đầu trục có mũi tên và ghi rõ đơn vị * Đánh số đơn vị. 2 - Trên trục tung (chỉ số lượng) phải cách đều nhau và đầy đủ. - Trên trục hoành nằm ngang (chỉ thời gian: năm, tháng,…) chia tỉ lệ chính xác theo từng năm hoặc tháng. * Vẽ năm đầu tiên ở sát trục để đồ thị liên tục không bị ngắt quãng. * Xác định toạ độ giao điểm giữa trục đứng và ngang theo từng năm và theo giá trị bài cho bằng những vạch mờ, chổ giao nhau ta chấm đậm. * Nối các chấm toạ độ lại liên tiếp theo thứ tự năm ta được đường biểu diễn. * Ghi số trên từng chấm toạ độ đã xác định. * Kí hiệu : - Nếu chỉ có một loại thì chấm toạ độ nên chấm tròn. - Nếu từ hai loại trở lên thì phải có kí hiệu riêng cho mỗi loại (nên cho kí hiệu đơn giản) chấm toạ độ có thể hình tròn, vuông, tam giác… Để phân biệt. * Ghi chú theo trình tự bài cho để dễ quan sát và so sánh không được kẻ bằng tay và viết tắt. 4. Biểu đồ miền: Vẽ tương tự biểu đồ đồ thị. Nhưng lưu ý mỗi miền thì chiếm một phần riêng và tổng các miền trong một năm là bằng 100% Một số lỗi thường gặp phải khi tiến hành vẽ biểu đồ. 1. Thiếu tên biểu đồ hoặc ghi tên không đúng và đủ. Ví dụ tên đề bài: “Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị công nghiệp phân theo nhóm ngành của nước ta trong thời kì: 1980 –1998” Học sinh thường ghi: Biểu đồ công nghiệp, vẽ biểu đồ công nghiệp… mà tên đúng phải là: biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị công nghiệp phân theo nhóm ngành của nước ta trong thời kì: 1980 –1998. 2. Chú giải thường kẻ bằng tay và viết tắt hoặc ghi cả giá trị. 3. Đối với biểu đồ tròn: - Chia tỉ lệ không đúng sai giá trị. - Số ghi trong biểu đồ không rõ ràng. - Hay dùng móc que và mũi tên minh toạ cho biểu đồ. 4. Đối với biểu đồ cột : - Vẽ hệ trục toạ độ không cân đối, thẩm mĩ. - Cột đầu tiên vẽ sát trục. - Trên đầu các cột không ghi giá trị. - Dùng các vạch chấm hoặc các vạch mờ nối từ trục vào cột. - Chia tỉ lệ năm trên trục ngang không chính xác. - Thiếu dấu mũi tên và đơn vị trên đầu hai trục. - Kí hiệu cho các cột quá phức tạp và rườm rà. 5. Đối với biểu đồ đồ thị : - Vẽ hệ trục toạ độ không cân đối, thẩm mĩ. 3 - Năm đầu tiên không vẽ sát trục. - Chia tỉ lệ trên trục ngang không chính xác. - Thiếu dấu mũi tên và đơn vị trên đầu hai trục. - Thiếu giá trị trên đầu các toạ độ giao điểm và giá trị ghi không thông nhất (số thì ghi trên, số thì ghi dưới các các toạ độ giao điểm). Gợi ý nhận xét biểu đồ. 1. Biểu đồ hình cột và đồ thị, biểu đồ miền có nhận xét tương tự nhau. a. Nhận xét cơ bản: Tăng hay giảm? - Nếu tăng thì tăng như thế nào? (nhanh hay chậm hay đều) - Nếu giảm cũng vậy. (nhanh hay chậm hay đều) Mốc thời gian chuyển tiếp từ tăng qua giảm hay từ giảm qua tăng? Không ghi từng năm một trừ khi mỗi năm mỗi thay đổi. Hoặc mốc thời gian từ tăng châm qua tăng nhanh hay ngược lại. b. Khi giải thích (nếu đề bài yêu cầu) thì cần tìm hiểu xem tại sao nó tăng hay nó giảm, cần dựa vào nội dung bài học có kiên quan mà giải thích, nếu không biết rõ thì thôi không giải thích bừa. 2. Biểu đồ cột và đồ thị có 2, 3 yếu tố. Thì ta nêu từng yếu tố một như nhận xét trên sau đó so sánh chúng với nhau. 3. Biểu đồ cột, miền chỉ thể hiện vùng kinh tế, các quốc gia… a. Nhận xét cơ bản: Cao nhất là vùng nào hay quốc gia nào? (nếu nhiều vùng nhiều quốc gia thì chọn cái nhất và cái nhì) Tấp nhất là vùng nào hay quốc gia nào? (nếu nhiều vùng nhiều quốc gia thì chọn cái nhất và cái nhì). b. So sánh giữa các yếu tố với nhau, đặc biệt lưu ý khi so sánh giữa cái cao nhất (lớn nhất) với cái thấp nhất (nhỏ nhất) xem chúng gấp nhau mấy lần? 4. Biểu đồ tròn. a. Có một vòng: nhận xét cơ bản như sau: Yếu tố nào lớn nhất và yếu tố nào nhỏ nhất? Lớn nhất so với nhỏ nhất thì gấp nhau mấy lần? b. Có hai hoặc ba vòng (theo năm) Nhìn chung các vòng về thứ tự lớn nhỏ? Có thay đổi không? Thay đổi thế nào? Nhận xét cho từng vòng So sánh từng phần giữa các vòng xem tăng hay giảm tăng nhiều hay ít, giản nhiều hay ít? Lưu ý: Nhận xét ngắn gọn và đầy đủ, khi nhận xét thì không giải thích (nếu bài yêu cầu giải thích thì làm riêng ra)và nhạn xét buộc phải có số liệu kèm theo. 4 III. Kĩ năng nhận xét và phân tích biểu đồ Trong bài thi, kĩ năng nhận xét và phân tích biểu đồ thường chiếm khoảng 20- 25% số điểm. Tuy nhiên, nhiều giáo viên cho biết, trong các kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc ĐH-CĐ, thí sinh (TS) luôn bị mất điểm hoặc không đạt điểm tối đa ở phần này Đối với phần rèn luyện kĩ năng, TS nên đọc kĩ câu hỏi để nắm chắc yêu cầu và phạm vi cần nhận xét. Phần nhận xét và phân tích phải dựa vào biểu đồ đã vẽ cũng như các số liệu thống kê có trong đề thi. Khi đi vào bài làm, trước tiên TS cần nhận xét, phân tích các số liệu có tầm khái quát chung, sau đó mới phân tích các số liệu thành phần. Sau đó tìm mối liên hệ so sánh giữa các con số theo hàng ngang, hàng dọc, tìm giá trị nhỏ nhất (thấp nhất), lớn nhất và trung bình. Đặc biệt chú ý tới những số liệu hoặc hình nét đường, cột… trên biểu đồ thể hiện sự đột biến tăng hay giảm. Đối với các số liệu, TS cần có kĩ năng tính tỉ lệ (%) hoặc tính ra số lần tăng (hay giảm) để chứng minh cụ thể cho ý kiến nhận xét của mình. Việc vận dụng linh hoạt các số liệu để dẫn chứng là điều cần thiết đối với phần thi này, tuyệt đối không được nhận xét một cách chung chung, cần tìm ra mối liên hệ (hay tính quy luật) giữa các số liệu, không được bỏ sót các dữ liệu khi làm bài. Phần nhận xét, phân tích biểu đồ thường có 2 nhóm ý: Nhóm những ý nhận xét về diễn biến và mối liên hệ giữa các số liệu (1) và nhóm giải thích nguyên nhân (2) của các diễn biến (hoặc mối liên hệ) đó. Đối với mỗi nhóm, TS cần có cách vận dụng kiến thức riêng. Với nhóm 1, TS dựa vào biểu đồ đã vẽ và bảng số liệu đã cho. Cần nắm được nguyên tắc phân tích số liệu như: Số liệu có nội dung gì, các nội dung được cụ thể hóa ở chỉ tiêu thống kê cụ thể như thế nào? Các đơn vị tính của chỉ tiêu, mối quan hệ có thể có giữa các chỉ tiêu đó… Khi phân tích, TS phải làm rõ được sự thay đổi của các giá trị, các chỉ tiêu theo thời gian, phải chỉ ra được khoảng tăng hoặc giảm mang tính chu kì (tốc độ gia tăng), thấy được những thời điểm với những giá trị đặc biệt (sự tăng, giảm đặc biệt). Phần này không khó và thường chiếm 1 điểm trong cơ cấu điểm bài thi. Đối với nhóm (2), TS cần vận dụng những kiến thức đã được học để giải thích nguyên nhân, nên chú ý đến những yếu tố tác động trực tiếp, gián tiếp vào đối tượng, các mốc thời gian để có cách trả lời hợp lý. TS có thể sử dụng kiến thức của nhiều bài vào trong phần này nếu biết cách vận dụng và nắm vững kiến thức. Chú ý, phần giải thích nên tách thành đoạn riêng, không nên đi liền cùng phần nhận xét sẽ khiến cho bài làm trở nên dài dòng, mất tính thẩm mĩ. Sử dụng ngôn ngữ trong lời nhận xét, phân tích biểu đồ Trong các loại biểu đồ cơ cấu, số liệu đã được quy về thành các tỉ lệ tương đối (%). Do đó, khi nhận xét, TS phải dùng từ “tỉ trọng” trong cơ cấu để so sánh nhận xét. VD: Khi nhận xét biểu đồ cơ cấu giá trị các ngành kinh tế qua một số năm, TS không được ghi “Giá trị của ngành nông - lâm - ngư có xu hướng tăng (hay giảm)” mà phải ghi “Tỉ trọng giá trị của ngành nông - lâm - ngư có xu hướng tăng (hay giảm)”. Khi nhận xét về trạng thái phát triển của các đối tượng trên biểu đồ cần sử dụng từ ngữ phù hợp với các mức độ. VD: Về trạng thái tăng: TS dùng những từ nhận xét theo từng cấp độ như “tăng”, “tăng mạnh”, “tăng nhanh”, “tăng đột biến”, “tăng liên tục”… Đi kèm sau các từ đó bao giờ cũng phải có số liệu dẫn chứng cụ thể tăng bao 5 nhiêu (triệu tấn, tỷ đồng, triệu người, hay tăng bao nhiêu (%), bao nhiêu lần…). Về trạng thái giảm: cần dùng những từ sau “giảm”, “giảm ít”, “giảm mạnh”, “giảm chậm”, “giảm đột biến” kèm theo những con số dẫn chứng cụ thể (triệu tấn, tỉ đồng, triệu dân, hay giảm bao nhiêu (%), giảm bao nhiêu lần…). Về nhận xét tổng quát: Cần dùng các từ diễn đạt sự phát triển như “phát triển nhanh”, “phát triển chậm”, “phát triển ổn định”, “phát triển không ổn định”, “phát triển đều”, “có sự chênh lệch giữa các vùng”… Lưu ý: Từ ngữ trong bài thi môn địa lý phải ngắn gọn, rõ ràng, có cấp độ, lập luận phải hợp lý và sát với yêu cầu của đề. Do ba-rem điểm môn địa lý thường được chia nhỏ tới 0,25 điểm nên việc tách ý, viết đủ ý là việc cần phải ưu tiên hàng đầu. Khi làm bài, nếu không thể trình bày bài thi một cách logic, mạch lạc, TS có thể đánh số thứ tự 1, 2, 3 hoặc a, b, c hay gạch đầu dòng cho các ý của mình để người chấm dễ quan sát. III. KHAI THÁC TRI THỨC ĐỊA LÝ QUA BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU NGUYÊN TẮC ĐỌC BẢNG THỐNG KÊ 1. Phải sử dụng hết số liệu đã cho. 2. Nhận xét theo hàng ngang để có kết luận chung về sự phát triển chung nhất. 3. Nhận xét từng giai đoạn & giải thích. 4. Nếu cột dọc có nhiều đối tượng thì xem số lượng từng cột để xếp hạng đối tượng. 5. Sau khi xếp hạng tìm mối quan hệ của các cột kế bên để đưa ra nhận xét. 6. Tìm những cực đại, cực tiểu. 7. Khi cần phải biết thực hiện phép tính hợp lý để tìm ra tỉ số mới & sử dụng tỉ số này để so sánh. 8. Khái quát hết mọi mối liên hệ cơ bản nhất để đưa đến kết luận chung. 6 . RÈN LUYỆN KĨ NĂNG THỰC HÀNH ĐỊA LÍ I. CÁCH NHẬN BIẾT, XÁC ĐỊNH LOẠI BIỂU ĐỒ ĐỂ VẼ 1. Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu. sinh (TS) luôn bị mất điểm hoặc không đạt điểm tối đa ở phần này Đối với phần rèn luyện kĩ năng, TS nên đọc kĩ câu hỏi để nắm chắc yêu cầu và phạm vi cần nhận xét. Phần nhận xét và phân tích. thì làm riêng ra)và nhạn xét buộc phải có số liệu kèm theo. 4 III. Kĩ năng nhận xét và phân tích biểu đồ Trong bài thi, kĩ năng nhận xét và phân tích biểu đồ thường chiếm khoảng 20- 25% số điểm.