có nội dung là tính cập nhật, gắn kết với đời sống, đưa học sinh trở lại những vấn đềquen thuộc, gần gũi hàng ngày, vừa có tính lâu dài mà mọi người đều quân tâm đến.Văn bản Nhật dụng tr
Trang 1DÀN Ý ĐỀ TÀI
Tên đề tài:
Phương pháp dạy học hiệu quả các văn bản nhật dụng
trong chương trình Ngữ văn lớp 7 và lớp 9
I Đặt vấn đề
1 Lý do chọn đề tài
2 Giới hạn và nhiệm vụ nghiên cứu
II Cơ sở lý luận
III Cơ sở thực tiễn
IV Nội dung nghiên cứu
1 Nghiên cứu lí luận về văn bản nhật dụng
a Lí luận khoa học về văn bản nhật dụng
b Hệ thống văn bản nhật dụng trong chương trình SGK Ngữ văn lớp 7
và lớp 9
c Đặc điểm nội dung và hình thức văn bản nhật dụng
2 Nghiên cứu thực tiễn
a Vài nét về địa bàn nghiên cứu
- Thứ hai: Việc chuẩn bị bài dạy
- Thứ ba: Về phương pháp dạy học
V Kết quả nghiên cứu
Trang 2PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HIỆU QUẢ CÁC VĂN BẢN NHẬT DỤNG
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 7 VÀ 9
I ĐẶT VẤN ĐỀ:
1 Lí do chọn đề tài.
Trong những năm trở lại đây, việc thay đổi sách giáo khoa nói chung và sáchgiáo khoa Ngữ văn nói riêng đã tạo nên một phong trào thay đổi phương pháp dạyhọc tích cực Đối với bộ môn Ngữ văn, việc đưa vào chương trình một loại văn bảnchưa hẳn mang tính chất sáng tạo văn chương nhưng rất gần gũi với cuộc sống hằngngày của mỗi con người: văn bản nhật dụng
Bản thân tôi đã trực tiếp giảng dạy chương trình Ngữ văn thay sách nhiều năm,tôi nhận thấy mình và các đồng nghiệp còn bộc lộ rất nhiều hạn chế cả về phươngpháp và kiến thức khi dạy các văn bản nhật dụng
Xuất phát từ những lý do trên, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Phương pháp dạy học hiệu quả các văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn 7 và 9 ”
để góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy văn bản nhật dụng và để học sinh yêu thíchgiờ học văn
2 Giới hạn và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Về lý luận: Nghiên cứu tài liệu, chương trình SGK, nghiên cứu về phươngpháp dạy văn bản Nhật dụng
- Về thực tiễn: Nghiên cứu thực trạng của việc dạy văn bản nhật dụng lớp 7 vàlớp 9 trong trường THCS Nguyễn Văn Trỗi
II CƠ SỞ LÍ LUẬN.
“Văn học là nhân học” Văn học có vai trò quan trọng trong đời sống và trong
sự phát triển tư duy của con người
Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn Ngữ văn có tầm quan trọngtrong việc giáo dục quan điểm tư tưởng, tình cảm cho học sinh Đồng thời là môn họcthuộc nhóm công cụ, môn Ngữ văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn họckhác Học tốt môn văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại cácmôn học khác cũng góp phần học tốt môn Ngữ văn Điều đó đặt ra yêu cầu tăngcường tính thực hành, giảm lý thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực tiễnhết sức phong phú, sinh động của cuộc sống
Những đổi mới đồng bộ về giáo dục THCS và việc xây dựng chương trình biênsoạn lại SGK các môn học theo tư tưởng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh
đã đặt ra những yêu cầu cấp thiết về đổi mới phương pháp dạy học
Đặc biệt trong chương trình Ngữ văn THCS được xây dựng theo tinh thần tíchhợp, các văn bản được lựa chọn theo tiêu chí kiểu văn bản Theo đó, tương ứng vớikiểu văn bản là thể loại tác phẩm chứ không phải là sự lựa chọn theo lịch sử văn học
về nội dung Ngoài yêu cầu về tính tư tưởng, phù hợp với tâm lý lứa tuổi THCS còn
Trang 3có nội dung là tính cập nhật, gắn kết với đời sống, đưa học sinh trở lại những vấn đềquen thuộc, gần gũi hàng ngày, vừa có tính lâu dài mà mọi người đều quân tâm đến.
Văn bản Nhật dụng trong chương trình ngữ văn THCS mang nội dung “gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại”, hướng người học tới những vấn đề thời sự hằng ngày mà mỗi cá nhân,
cộng đồng đều quan tâm như: môi trường, dân số, sức khoẻ cộng đồng, quyền trẻem Do đó những văn bản này giúp cho người dạy dễ dàng đạt được mục tiêu: tăngtính thực hành, giảm lý thuyết, gắn bài học với thực tiễn
Xuất phát từ thực tế đó tôi muốn tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn để trang bị chomình PPDH có hiệu quả những văn bản nhật dụng
III CƠ SỞ THỰC TIỄN.
Hiện nay học sinh có xu hướng xem nhẹ học những môn xã hội nói chung,môn Ngữ văn nói riêng Cũng chính vì thế mà chất lượng học văn có chiều hướnggiảm sút Học sinh không say mê, yêu thích môn học mà say mê vào những mônmang xu hướng thời cuộc như tiếng Anh, Tin học Chính vì thế lại càng đòi hỏingười giáo viên, đặc biệt là giáo viên Ngữ văn, phải tạo được giờ học thu hút họcsinh, làm cho học sinh mong chờ đến giờ học Điều này đòi hỏi người giáo viên phải
có tâm huyết với nghề nghiệp, tìm ra được những thuận lợi, khó khăn trong giờ học
để kịp thời uốn nắn, rút kinh nghiệm cho mình
Chương trình SGK THCS đưa vào học một loại văn bản mới, đó là văn bảnnhật dụng Văn bản này chiếm số luợng không nhiều (chỉ chiếm 10% trong chươngtrình SGK THCS), nhưng trước đó lí luận dạy học chưa từng đặt vấn đề PPDH vănbản nhật dụng Cho nên giờ giảng dạy và học tập văn bản nhật dụng gặp không ít khó
khăn Nhiều ý kiến cho rằng: “chất văn” trong văn bản nhật dụng không nhiều, nếu
không chú ý dễ biến giờ Ngữ văn thành bài thuyết minh về một vấn đề lịch sử, sinhhọc hay pháp luật, dẫn đến hiệu quả các tiết dạy học các loại văn bản này chưa cao
IV NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
1 Nghiên cứu lý luận về văn bản nhật dụng:
a Lí luận khoa học về văn bản nhật dụng.
Văn bản nhật dụng là gì? Văn bản Nhật dụng không phải là một khái niệm chỉthể loại hay kiểu văn bản Nói đến văn bản nhật dụng trước hết là nói đến chức năng,
đề tài và tính cập nhật của văn bản Đó là những bài viết có nội dung gần gũi, bứcthiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng xã hội hiện đại như:thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em, ma tuý Văn bản nhậtdụng có thể dùng tất cả các thể loại cũng như các kiểu văn bản
Mục tiêu của môn Ngữ văn: góp phần hình thành những con người có trình độhọc vấn phổ thông cơ sở, chuẩn bị cho họ ra đời hoặc tiếp tục cho họ học lên bậc caohơn Đó là những người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương, quý trọng gia đình,bạn bè; có lòng yêu nước, yêu Chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng, tìnhcảm cao đẹp như lòng nhân ái, tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm
Trang 4ghét cái xấu, cái ác Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duysáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật,
có năng lực thực hành và năng lực sử dụng tiếng Việt như một công cụ để tư duy,giao tiếp Đó cũng là những người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc
Hệ thống văn bản nhật dụng trong SGK ngữ văn THCS tồn tại dưới nhiều kiểu
văn bản khác nhau Đó có thể là văn bản thuyết minh (Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử, Ca Huế trên sông Hương, Động Phong Nha), văn bản biểu cảm (Bức thư của thủ lĩnh da đỏ, Mẹ tôi, Cổng trường mở ra), văn bản nghị luận (Đấu tranh cho một thế giới hoà bình; Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em) Đó có thể là một bài báo thuyết minh khoa học (Thông tin về ngày trái đất năm 2000; Ôn dịch, thuốc lá), nhưng cũng có thể là một văn bản văn học thuộc loại tự sự (Cuộc chia tay của những con búp bê) Từ các hình thức đó, những vấn đề
thời sự cập nhật của cá nhân và cộng đồng hiện đại được khơi dậy, sẽ đánh thức vàlàm giàu tình cảm và ý thức công dân, cộng đồng trong mỗi người học giúp các em
dễ hoà nhập hơn với cuộc sống xã hội mà chúng ta đang sống
b Hệ thống văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn THCS: Lớp 7 và lớp 9
- Phong cách Hồ Chí Minh - Hội nhập với thế giới và
bảo vệ bản sắc văn hoá dântộc
- Tuyên bố thế giới về sự sốngcòn, quyền được bảo vệ vàphát triển của trẻ em
- Quyền sống của con người
Bảng thống kê trên cho thấy các văn bản nhật dụng được phân phối dạy họcđều khắp ở các khối lớp Ý nghĩa nội dung các văn bản này đều là những vấn đề gầngũi, quen thuộc, bức thiết đối với con người và cộng đồng xã hội hiện đại Cùng với
sự phát triển về tâm lý và nhận thức của học sinh, các vấn đề được đề cập trong cácvăn bản nhật dụng ngày một phức tạp hơn
Trang 5c Đặc điểm nội dung và hình thức của văn bản nhật dụng
* Các văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn 7.
- “Cổng trường mở ra” là bài văn ghi lại tâm trạng hồi hộp của một người mẹ
trong đêm chuẩn bị cho con khai trường để vào lớp Một Phương thức biểu đạt củavăn bản này là biểu cảm
Vậy, ý nghĩa nhật dụng của bài văn là gì? Người mẹ đã hồi hộp trong cái đêmtrước ngày con vào lớp Một đâu chỉ vì lo lắng cho con mà còn có niềm vui về ngôitrường thân yêu đã lưu giữ bao kỉ niệm thân thương của đời mẹ, niềm hi vọng vàocon, mái trường thân yêu sẽ mở ra ánh sáng và tương lai cho mỗi con người Đó là ýnghĩa cập nhật của văn bản nhật dụng này
- “Mẹ tôi” được trình bày dưới dạng một bức thư Từ việc phạm lỗi của đứa
con đối với mẹ mà người cha bộc lộ cảm xúc và suy tư về tình sâu nghĩa nặng củangười mẹ Xét về thể loại thì đây là bài tuỳ bút, còn xét về phương thức biểu đạt thìđây là văn bản biểu cảm
Từ những lời tâm tình, khuyên nhủ của người cha đã hiện lên hình ảnh mộtngười mẹ cao cả và lớn lao Người mẹ ấy đã thức suốt đêm khi con bị ốm và đau đớnquằn quại vì lo sợ mất con Người mẹ ấy có thể làm tất cả, có thể chịu mọi đau khổ
bất hạnh để cho con đỡ đau đớn, để cho con sống hạnh phúc Vì thế “ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ, và tình cảm thiêng liêng cao quý hơn cả là tình cảm yêu thương kính trọng đối với cha mẹ” Đó cũng là nội dung cập nhật của
văn bản này
- “Cuộc chia tay của những con búp bê” là truyện ngắn Thành công của văn
bản này là sự kết hợp nhuần nhuyễn của phương thức biểu đạt tự sự với miêu tả vàbiểu cảm Truyện viết về nỗi đau tinh thần tuổi thơ sống thiếu tình cảm của cha mẹ.Nhưng chính từ bi kịch ấy, những đứa trẻ vẫn giữ được tâm hồn trong sáng, vị tha,tình cảm anh em càng thêm gắn bó Đằng sau câu chuyện về tình anh em gắn bó
trong sự tan vỡ của gia đình Truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” toát lên
vấn đề quyền sống của trẻ em đang bị đe doạ trong một xã hội hiện đại đang cần đến
sự quan tâm của mọi người
- “Ca Huế trên sông Hương” là văn bản thuyết minh giới thiệu một nét đẹp
trong văn hoá cổ truyền xứ Huế, đó là dân ca Huế Đặc sắc của dân ca Huế không chỉ
là sự phong phú của các điệu hò, điệu lí , không chỉ là sự hoà nhập của hai dòng nhạcdân gian và nhạc cung đình mà còn là cách sinh hoạt độc đáo của nó: thời gian banđêm, không gian trên sông Hương, người đàn, người hát và người nghe cùng ngồitrên thuyền
Đọc văn bản này, học sinh hiểu thêm rằng cố đô Huế không chỉ có các danhlam thắng cảnh và di tích lịch sử nổi tiếng mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và
âm nhạc cung đình Ca Huế là một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng cần được bảotồn và phát triển Từ đó học sinh có nhu cầu mở rộng hiểu biết dân ca các vùng miềnđất nước và củng cố thêm tình yêu đối với truyền thống văn hoá dân tộc
* Các văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn 9:
- “Phong cách Hồ Chí Minh” là bài viết nhằm trình bày cho bạn đọc hiểu và
quý trọng vẻ đẹp của phong cách Bác Hồ Bài văn có hai phần nội dung Phần thứ
Trang 6nhất nói về vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác, đó là sự kết hợp hài hoà giữaphẩm chất dân tộc và tính nhân loại trong tiếp nhận văn hoá Phần thứ hai nói về vẻđẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác, đó là sự kết hợp hài hoà giữa giản dị và hiệnđại trong nếp sống.
Nội dung trên được thể hiện trong hình thức thuyết minh kết hợp nghị luậnkhiến cho sự trình bày các biểu hiện vẻ đẹp phong cách Hồ Chí Minh trở nên sáng rõcùng tình cảm ngưỡng vọng không che giấu của tác giả
Từ nội dung trên, chủ đề nhật dụng cần được khai thác đó là: vấn đề quan hệgiữa hội nhập thế giới và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc, một vấn đề không chỉ có ýnghĩa cập nhật mà còn có ý nghĩa lâu dài thường xuyên của các thế hệ, nhất là lớp trẻnước ta trong việc học tập và rèn luyện theo tấm gương đạo đức của Bác
-“Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” là bài viết của nhà văn đã từng đoạt
giải Nô-ben văn học (G.Mác-két) Ở đây, phương thức lập luận với hệ thống lập luậnsắc sảo, chứng cứ xác thực, cách so sánh tương phản đã giúp tác giả luận giải mộtcách thuyết phục và rõ ràng về hiểm hoạ hạt nhân đối với nhân loại Sự tốn kém vàtính phi lý của cuộc chạy đua vũ trang, từ đó kêu gọi hành động để ngăn chặn chiếntranh hạt nhân vì một thế giới hoà bình
Chủ đề nhật dụng của văn bản này chính là đấu tranh cho hoà bình, chốngchiến tranh để bảo vệ hoà bình, ngăn chặn và xoá bỏ nguy cơ chiến tranh hạt nhân
Đó là những vấn đề cấp thiết và nóng hổi trong đời sống chính trị của nhân loại vàcủa mỗi dân tộc, mỗi con người
“Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” được trích từ Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em của tổ chức Liên
Hợp Quốc ngày 30/9/1990, chứng tỏ sự quan tâm toàn diện, sâu sắc của cộng đồngquốc tế đối với trẻ em trên toàn thế giới
Bản tuyên bố đã đề cập đến thực trạng bất hạnh của cuộc sống trẻ em trên thếgiới, về khả năng có thể cải thiện được cuộc sống của chúng, cùng các giải pháp cụthể Những nội dung này đã được luận giải một cách hợp lý, hợp tình theo yêu cầunghị luận xã hội nhằm làm rõ quan điểm vì trẻ em của cộng đồng thế giới Nhưng để
dễ hiểu, dễ truyền bá đến đại chúng, bản tuyên bố đã trình bày các quan điểm dướidạng mục và số
Các nội dung được thảo trong bản tuyên bố đã toát lên điểm tích cực và nhânđạo của cộng đồng quốc tế (trong đó có Việt Nam) về sự sống còn, quyền được bảo
vệ và phát triển của trẻ em Đó là ý nghĩa cập nhật cũng như ý nghĩa lâu dài của vănbản này
2 Nghiên cứu thực tiễn
a/ Vài nét về địa bàn nghiên cứu
Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi là một trường nằm ở khu Đông của huyện,điều kiện kinh tế địa phương còn khó khăn nên việc chăm lo đến học tập cho con emchưa được chú trọng đúng mức Năng lực học tập bộ môn Ngữ văn của đa số học sinhcòn yếu, tỉ lệ học sinh yêu thích học tập môn Ngữ văn không cao
Trang 7Mục tiêu hiện nay của nhà trường là đào tạo toàn diện nhằm giúp học sinh cóchất lượng cao về cả văn hoá và đạo đức.
xã hội đặt ra trong văn bản gần gũi với học sinh
+ Một số giáo viên còn có tâm lý phân vân không biết có nên sử dụng phươngpháp giảng bình khi dạy những văn bản này không và nếu có thì nên sử dụng ở mức
độ như thế nào?
+ Quá nhấn mạnh yêu cầu gắn kết tri thức trong văn bản với đời sống mà giáoviên chú ý nhiều tới liên hệ thực tế, dẫn đến việc khai thác kiến thức cơ bản chưa đầyđủ
+ Về phương tiện dạy học mới chỉ dừng lại ở việc dùng bảng phụ, tranh ảnhminh hoạ Trong khi đó, có một số văn bản nếu học sinh được xem những đoạn băng
ghi hình sẽ sinh động hơn rất nhiều Ví dụ như văn bản “Động Phong Nha”, “ca Huế trên sông Hương” Nhưng hầu hết giáo viên không chú ý đến vấn đề này.
+ Giáo viên chưa vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học cũng như cácbiện pháp tổ chức dạy học nhằm gây hứng thú cho học sinh
+ Giáo viên thiếu sự mở rộng
+ Giờ dạy tẻ nhạt, không thực sự thu hút sự chú ý của học sinh
c/ Đánh giá thực trạng
Nguyên nhân của thực trạng trên là:
- Văn bản nhật dụng mới được đưa vào giảng dạy, số lượng văn bản không nhiều nêngiáo viên còn thấy rất mới mẻ, ít có kinh nghiệm, lúng túng về phương pháp
- Chưa xác định đúng mục tiêu đặc thù của bài học văn bản nhật dụng
- Giáo viên chưa có ý thức sưu tầm tư liệu có liên quan đến văn bản như tranh ảnh,văn thơ để bổ sung cho bài học thêm phong phú
- Giáo viên chưa có kĩ năng sử dụng máy chiếu nên việc mở rộng kiến thức cho các
Trang 8bức thiết đang diễn ra trong đời sống xã hội hiện đại, từ đó tăng cường ý thức côngdân đối với cộng đồng.
Ví dụ: Với văn bản “Ca Huế trên sông Hương”, mục tiêu bài học ở phần kiến
thức được xác định như sau:
- Ca Huế với sự phong phú về nội dung, giàu có về làn điệu, tinh tế trong biểudiễn và thưởng thức là một nét đẹp của văn hoá cố đô Huế, cần được giữ gìn và pháttriển
- Từ đó mở rộng vốn hiểu biết về văn hoá Huế và âm nhạc dân gian các vùngmiền, bồi đắp tình yêu đối với xứ Huế và các giá trị văn hoá dân tộc
- Văn bản nhật dụng có thể được viết ở dạng thuyết minh kết hợp với nghịluận, miêu tả, bộc lộ cảm xúc
*Thứ hai: Về việc chuẩn bị bài dạy
Về kiến thức:
Giáo viên không chỉ xác định đúng mục tiêu kiến thức của văn bản mà cònphải trang bị thêm cho mình những kiến thức mở rộng, hỗ trợ cho bài giảng như thuthập các tư liệu có liên quan đến bài giảng trên các nguồn thông tin đại chúng (phátthanh, truyền hình, mạng Internet, báo chí, sách vở, tranh ảnh, âm nhạc )
Ví dụ:
Khi dạy bài “Ca Huế trên sông Hương”, giáo viên còn phải tạo thêm nguồn tư
liệu bổ sung cho bài học trên các kênh âm nhạc dân gian các vùng miền, các bài hát
về Huế, các bài báo và tranh ảnh về Huế Đồng thời giao cho học sinh sưu tầm tư liệu
có liên quan đến nội dung văn bản
Về phương tiện dạy học:
Các phương tiện dạy học truyền thống như: SGK, bảng đen, phấn trắng chưa thểđáp ứng đựơc hết yêu cầu dạy học văn bản nhật dụng Giáo viên có thể chuẩn bị thêmcác tư liệu khác như: đĩa nhạc CD, phim ảnh và nếu được thu thập, thiết kế và trìnhchiếu trên các phương tiện dạy học điện tử sẽ khiến các em hào hứng hơn trong giờhọc
Ví dụ:
- Khi thiết kế bài “Ca Huế trên sông Hương”, giáo viên cần chuẩn bị đĩa nhạc CD
về tiếng hát của các làn điệu dân ca Huế và các làn điệu dân ca đặc sắc trên các miềnđất nước (như chèo, dân ca Nam Bộ, dân ca quan họ)
- Khi thiết kế bài học “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”, giáo viên cần cài đặt
thêm các hình ảnh hoặc các đoạn phim ghi hình những cuộc chiến tranh xảy ra trênthế giới, bạo loạn hoặc xung đột vũ trang mà chương trình thời sự ở đài truyền hìnhđiểm tin…thì sẽ thu hút sự chú ý của học sinh
Như vậy, có thể nói khi dạy học văn bản nhật dụng, giáo viên có nhiều cơ hội hơncho đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, nhờ đó mà các bài học vănbản nhật dụng sẽ khắc phục được tính thông tin tẻ nhạt, đơn điệu Từ đó, hiệu quảdạy học văn bản nhật dụng sẽ tăng lên
*Thứ ba: Về phương pháp dạy học.
Trang 9* Dạy học phù hợp với phương thức biểu đạt của mỗi văn bản
Trong dạy học văn bản, không thể hiểu nội dung tư tưởng văn bản nếu khôngđọc từ các dấu hiệu hình thức của chúng Nên dạy học văn bản nhật dụng cũng phảitheo nguyên tắc đi từ dấu hiệu hình thức tới khám phá mục đích giao tiếp trong hìnhthức ấy
Mặc dù các phương thức biểu đạt chủ yếu của văn bản nhật dụng là thuyếtminh và nghị luận nhưng các văn bản này thường đan xen các yếu tố của phươngthức khác như: tự sự, biểu cảm Khi đó giáo viên cũng cần chú ý đến yếu tố này
Ví dụ:
- Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” được tạo theo phương thức
biểu đạt tự sự thì hoạt động dạy học sẽ được tiến hành theo các yếu tố tự sự đặc trưngnhư: sự việc, nhân vật, lời văn, ngôi kể; từ đó hiểu chủ đề nhật dụng đặt ra trong vănbản này là vấn đề quyền trẻ em trong cuộc sống của gia đình thời hiện đại
- Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” có kết hợp phương thức lập
luận với biểu cảm thì người dạy sẽ chú ý phân tích lí lẽ và chứng cớ, từ đó tìm hiểuthái độ của tác giả, ví dụ khi phân tích phần cuối của văn bản:
+ Phần cuối của văn bản có hai đoạn Đoạn nào nói về “chúng ta” chống vũ khí hạt nhân? Đoạn nào là thái độ của tác giả về việc này?
+ Em hiểu thế nào về “bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hoà bình, công bằng”?
+ Ý tưởng của tác giả về việc mở “một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm hoạ hạt nhân” bao gồm những thông điệp gì?
+ Em hiểu gì về thông điệp đó của ông?
Từ việc hướng dẫn tìm hiểu, giáo viên có thể giảng tóm tắt:
+ Bản đồng ca đó là tiếng nói của công luận thế giới chống chiến tranh, là tiếng nói yêu chuộng hoà bình của nhân dân thế giới.
+ Thông điệp về một cuộc sống đã từng tồn tại trên trái đất và về những kẻ đã xoá bỏ cuộc sống trên trái đất này bằng vũ khí hạt nhân.
+ Tác giả là người yêu chuộng hoà bình, quan tâm sâu sắc đến vũ khí hạt nhân với niềm lo lắng và căm phẫn cao độ.
* Vận dụng linh hoạt các phương pháp đặc trưng của phân môn văn học.
Khi giảng dạy phân môn văn học, người giáo viên sử dụng nhiều phương phápdạy học Giảng dạy các văn bản nhật dụng cũng được vận dụng linh hoạt các phương
pháp đó, như: phương pháp đàm thoại, đọc diễn cảm, giảng bình Trong đó chú trọng
nhất phương pháp đàm thoại bằng hệ thống câu hỏi dẫn dắt theo mức độ từ dễ đếnkhó rồi liên hệ với đời sống
Ví dụ:
Giảng dạy văn bản “Ca Huế trên sông Hương” giáo viên có thể đặt các câu
hỏi:
Trang 10- Cách biểu diễn thưởng thức ca Huế có gì giống và khác so với dân ca quan
một số văn bản giàu chất văn chương (như: Mẹ tôi, Cổng trường mở ra, Ca Huế trên sông Hương, Cuộc chia tay của những con búp bê) giáo viên có thể sử dụng lời bình
giảng nhưng không nên đi quá sâu Còn đối với những văn bản nhật dụng không
nhằm cảm thụ văn chương thẩm mĩ (như Tuyên bố Thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em) thì giáo viên không thể bình phẩm được những
vẻ đẹp hình thức nào cũng như những nội dung sâu kín nào trong đó Do vậy, khi dạy
giáo viên cần chú ý điều này để tránh sa vào tình trạng khai thác kĩ lưỡng văn bản màgiảm đi tính chất thực tiễn, gần gũi và cập nhật của văn bản nhật dụng
Mục đích của việc dạy văn bản nhật dụng là giúp học sinh hoà nhập hơn nữavới đời sống xã hội nên giáo viên phải tạo ra không khí giờ học dân chủ, sôi nổi, kíchthích sự hào hứng của học sinh
Ví dụ:
Khi dạy bài Ca Huế trên sông Hương giáo viên có thể cho học sinh nghe một làn
điệu dân ca Huế, cuối giờ có thể tổ chức cho học sinh thi hát các làn điệu dân ca bamiền hoặc thi sưu tầm vẻ đẹp của văn hoá Huế
Kết luận : Như vậy để giờ dạy văn bản nhật dụng đạt kết quả cao, đáp ứng
mục tiêu bài học, người giáo viên cần phải đa dạng hoá các biện pháp dạy học, cáccách tổ chức dạy học, các phương tiện dạy học theo hướng hiện đại hoá: thu thập, sưutầm các nguồn tư liệu để minh hoạ và mở rộng kiến thức; coi trọng đàm thoại cá nhân
và nhóm, chú ý tới câu hỏi liên hệ ý nghĩa văn bản với hoạt động thực tiễn của cánhân và cộng đồng xã hội hiện nay; sáng tạo trò chơi dạy học đơn giản, nhanh gọn đểminh hoạ cho chủ đề của văn bản; tăng cường phương tiện dạy học điện tử như máychiếu để gia tăng lượng thông tin trong bài học, tạo không khí dân chủ, hào hứngtrong giờ học
V KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
I Điều tra Anket:
Thực hiện ở lớp thực nghiệm với hệ thống câu hỏi như sau:
1 Em có thích những giờ học văn bản nhật dụng hay không?
a Có b Không
2 Việc sử dụng các phương tiện dạy học như tranh ảnh, đĩa nhạc, đĩa hình có làmcho em hứng thú hơn và dễ tiếp thu tri thức khi học các văn bản nhật dụng không?
a Có b Không
Trang 113 Học các văn bản nhật dụng em thấy có khó hơn khi học các văn bản nghệ thuậtkhông?
a Có b Không
4 Em có góp ý gì cho các thầy cô giáo khi hướng dẫn dạy học các văn bản nhậtdụng?
Kết quả thu được:
Lớp Số
HS
Trả lờiCâu
7.4+9.4
Câu 4: Hầu hết các ý kiến đều cho rằng: Các thầy cô giáo cần sử dụng các phương
triện dạy học như tranh ảnh, đĩa nhạc, đĩa hình để phục vụ cho tiết học
II Đối với kết quả bài kiểm tra :
Tỉ lệ bài kiểm tra tăng rõ rệt : 90 % điểm trung bình trở lên
VI KẾT LUẬN.
Để giờ học văn bản nhật dụng thật sự có hiệu quả, ngoài sự nổ lực của học sinh
thì vai trò của người giáo viên là rất quan trọng Học văn bản nhật dụng không chỉđơn thuần là một tiết học khám phá vẻ đẹp của tác phẩm văn chương hay hiểu đượcthực tế cuộc sống mà còn là giờ học bồi dưỡng nhân cách, lối sống, rèn luyện kỹ năngsống, kỹ năng ứng xử trước các vấn đề nóng bỏng của cuộc sống xã hội hiện đại Sẽkhông phải là khó nhưng không hề đơn giản khi mỗi giáo viên cùng lúc phải chútrọng và làm tốt các mục tiêu quan trọng này trong một tiết học Song nếu mỗi giáoviên đều tâm huyết với nghề, với con người, với mục tiêu giáo dục thì thiết nghĩkhông có gì là chúng ta không thể làm được Mỗi thầy cô cần chú tâm đến bài giảngcủa mình từ khâu đầu tiên cho đến khâu cuối cùng của tiết học, thể hiện nó bằng hệthống câu hỏi phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, phù hợp với đặc trưng bộ môn, phùhợp với điều kiện trang thiết bị mà nhà trường cung cấp Có thế, những ý tưởng nghệthuật và quan niệm nhân sinh, bài học về thế giới quan, về lối sồng, về lý tưởng, hoàibão, về ước mơ mới trở lên sâu sắc, mới được các em đem soi rọi, kiểm chứng trongcuộc sống