Kỹ năng này đượcứng dụng nhiều trong các hoạt động trại, các cuộc hành quân trò chơi lớn… Vì thế hiểu biết về kỹ năng truyền tin được xem như là hành trang không thể thiếu của những ngườ
Trang 1ĐOÀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC ĐÀ NẴNG
*****
TÀI LIỆU
TẬP HUẤN KỸ NĂNG CÔNG TÁC THANH NIÊN
Đà nẵng, tháng 3 năm 2012
Trang 2PHẦN I: KỸ NĂNG TRUYỀN TIN
Kỹ năng truyền tin là một trong nhưng kỹ năng chủ đạo trong các hoạt động của côngtác thanh niên hiện nay Thông qua các hệ thống truyền tín hiệu như: Moser, Semafore, mậtthư… dưới các hình thức dùng: Còi, cờ, hệ thống mật mã… để tạo nên những cuộc chơi lýthú, hấp dẫn, kích thích sự sáng tạo, vui vẻ và đoàn kết trong thanh niên Kỹ năng này đượcứng dụng nhiều trong các hoạt động trại, các cuộc hành quân trò chơi lớn… Vì thế hiểu biết
về kỹ năng truyền tin được xem như là hành trang không thể thiếu của những người cán bộĐoàn, những thủ lĩnh thanh niên; đặc biệt điều đó lại hết sức cần thiết trong môi trường hoạtđộng Đoàn – Hội tại thành phố Đà Nẵng (địa phương được mệnh danh là cái nôi của kỹ năngthanh niên)
1 Kỹ năng truyền tin bằng tín hiệu moser:
- Người phát minh ra dạng truyền tin Morse là Samuel Finley Brese Morse (1791
- 1872) Ông sinh ngày 27/4/1791, là một họa sĩ người Mỹ, đã từng sang Anh và Pháp để học hội họa 1837: Ông được cấp bằng phát minh điện báo Morse 1844: Bản tin Morse đầu tiên
trên thế giới được phát đi từ Washington đến Baltimore (khoảng 60 km) với nội dung “Vinh
danh những kỳ công của Thiên chúa” 1872: Ông qua đời, thọ 81 tuổi Ngày nay moser được
ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực của cuộc sống: Điện báo, điện tín, thông tin (trongquân đội…); Morse là một phương tiện truyền tin với những quy ước có sẵn, mang tính quốc
tế Trong sinh hoạt thanh thiếu niên đây là một kỹ năng quan trọng trong chương trình huấnluyện nhờ nó mà khả năng nhạy bén, sự tập trung, tinh thần tự giác được rèn luyện và pháthuy cao độ Ngoài ra trong những trường hợp nguy cấp hay ở trại, morse lại đóng một vai tròhết sức cần thiết
- Bảng moser: Đây là bảng được tổ chức theo tiếng Việt, trên nguyên tắc của bảng
chữ cái A,B,C… Z và các con số từ 0 đến 9 và các quy ước khi nhận và phát bản tin:
Trang 3- Cấu tạo một bản tin moser:
T + (NW)3 + (đoạn văn bản cần chuyển tải) + (AR)3
+ Chuẩn bị: Một hồi te thật dài (chữ T) Tín hiệu bắt đầu bản tin: ta thổi 2 chữ NW khoảng ba lần, như thế người dịch chỉ cần lấy giấy bút ra để chuẩn bị nhận tin
+ Nội dung bản tin: Tùy theo trình độ người dịch mà thổi nhanh hoặc chậm Với bậc 1thì tốc độ khoảng 15 ký tự/1 phút Thổi rành mạch từng ký tự, hết một chữ thì nghỉ một chút, hết một câu thì nghỉ lâu hơn một chút Thường thì nên thổi 2 lần Có đôi lúc cũng phải thổi lại đến lần thứ 3
+ Hiệu chấm dứt bản tin: Thổi chữ AR mấy lần
- Người nhận tin: Sơ đẳng thì nhận bằng kiểu chấm gạch (ban đầu, các điện tín viên của ông Morse cũng nhận tin bằng kiểu chấm gạch) Nhưng kiểu này sẽ làm tốc độ giải mã
sẽ chậm lại nhiều, vì ta còn phải có thêm một thao tác tiếp theo là lấy bảng mẫu tự Morse ra
dò từng chữ một Cuối cùng mới có một bản tin hoàn chỉnh
- Cách học thuộc bảng moser:
Trang 4+ Tháp moser: Cách học các chữ đối xứng với nhau
Bảng thap Morse+ Bài vè về Moser:
VÈ MORSECòi kêu một tạch một tè
Ở xa nghe tưởng hò hè nhau chơiTra ra chữ morse rành rồiE.I.S.H tạch thôi một hồiT.M.O.CH tè mà thôiB.V ba tạch ngược xuôi cái tèChữ P để tạch hai đầuHai tè vào giữa X thì ngược điChữ Q nghe cũng dị kỳHai tè còn nối tạch tè đằng đuôi
Y thì tè tạch không xuôiThêm hai tè nữa đằng đuôi hơi dài
A.N kể chắp cũng tàiTạch tè ,tè tạch ai ai cũng tườngChữ U nghe cũng dễ thươngHai tạch một tè đảo lộn chữ DLặng nghe còi đánh chữ GHai tè một tạch W lồng ngược lên
R để tạch hai bênMột tè vào giữa K lên ngược dòng
L tạch tè hai tạch cũng thông
F đảo ngược lại cùng dòng dễ phânChữ C riêng lẻ đơn phần
Trang 5Tè tạch phải đánh hai lần nhớ ghiVài lời vần morse nhớ ghiHọc cho mau thuộc có chi nản lòng
Kỹ Năng Học Morse !
- Các phương pháp truyền tin bằng tín hiệu moser:
+ Dùng âm thanh: còi, tiếng gõ, nhạc cụ…
+ Cờ: dang 2 tay= tè, 1 tay = tích
+ Khói: dùng cành cây tươi hay vải ướt che lại tích : đếm 1-3 che lại tè : 1-8
+ Ánh sáng : dùng lửa , đèn pin , gương … nhịp điệu như khói
+ Ngoài ra còn các phương pháp khác thì người phát tin và nhận tin quy ước vớinhau
2 Kỹ năng truyền tin bằng tín hiệu Semafore:
a Cơ bản về Semafore:
- Semaphore là một dấu hiệu được chuyển quanh vòng tròn, lấy thân người thẳngđứng làm trục Cũng dùng cờ hoặc bằng tay không Mỗi chữ được quy định một vị thế tronggóc độ nhất định
- Semaphore cũng là một loại hình truyền tin, dùng cờ tay làm phương tiện chuyển tảicác tín hiệu
- Hệ thống cờ Semaphore dùng để thể hiện bảng chữ cái Alphabet đặt căn bản trênviệc vẫy hai cánh tay của người cầm cờ theo một kiểu mẫu đặc biệt, được thiết lập trên cơ sởxoay vòng cánh tay theo các góc độ so với thân người theo chiều từ trái sang phải Góc hẹpnhất của cánh tay là 45* tương ứng với chữ A, góc mở lớn nhất là 270* tương ứng với chữ
N Góc mở từ chữ này đến chữ kế tiếp là 45* (ngoại trừ một số chữ không theo sự cấu tạonày)
- Hệ thống này được ông Claude Chappe người Pháp lập ra năm 1774 (có trướcmorse)
Semaphore hay tạm gọi là truyền tin thị giác (optical telegraph) là một công cụ dùng
để truyền tin qua phương tiện tín hiệu nhìn thấy được với tháp cao cùng với các phiến quayquanh trục (pivoting blades) hay các cánh quạt (paddles), các cửa chớp (shutters) trong mộthình thể ma trận (matrix), hoặc là các cờ cầm tay Thông tin được mã hóa theo vị trí của cácthành phần cơ học; nó được đọc khi các phiến hoặc cờ nằm ở một vị trí đã ấn định
Trong thời hiện đại, nó thường được ám chỉ đến một hệ thống truyền tín hiệu bằng hai
lá cờ cầm tay Hệ thống semaphore dùng hai cán cờ ngắn có cờ hình vuông
Những hình thức tín hiệu thị giác khác còn có cờ hiệu hàng hải, đèn hiệu, và gươnghiệu
Semaphore ra đời trước điện tín Chúng nhanh hơn người đưa tin đi bằng ngựa trênmột quãng đường xa, nhưng phí tổn nhiều và ít được bảo mật hơn điện tín mà thay thế nó sau
đó Khoảng cách mà một tín hiệu thị giác có thể truyền đi bị hạn chế bởi địa hình và thời tiết,
vì vậy đa số các phương tiện truyền tín hiệu thị giác trong thực tế thường sử dụng nhiều trạmtiếp vận để nối liên lạc những khoảng cách xa hơn
Hệ thống semaphore mới hơn dùng hai cán cờ ngắn có cờ hình vuông Một người cầm
cờ giữ chúng ở các vị trí khác nhau để truyền đi các mẫu tự và các số Người cầm cờ giữ mỗi
cờ trong mỗi tay, và đưa mỗi cánh tay của mình ở một trong 7 vị trí, các vị trí kế tiếp nhaucách nhau một góc 45 độ Trừ khi ở vị trí nghỉ, hai cờ không thể chồng lên nhau Màu cờ thì
Trang 6khác nhau dựa vào tín hiệu được truyền đi ở trên biển hay trên bờ Màu đỏ và vàng cho cờdùng ở biển trong khi màu trắng và xanh dương được dùng trên bờ.
có nghĩa là cán cờ là đường thẳng nối dài của cánh tay
Khi tập đánh Semaphore, nên nhờ một người bạn hoặc đứng trước một tấm gương để kiểm soát xem các góc hợp bởi hai tay có chính xác không
Vị trí của các mẫu tự Semaphore chia ra thành từng vòng: bắt đầu tập đánh và nhận những chữ cùng vòng
Trang 7+ xóa 1 từ : E ( nhiều lần )
+ xóa một bảng tin : đánh lại từ đầu
d Cách truyền một bàn tin bằng tín hiệu Semafore:
* Đối với người phát tín hiệu:
- Thực hiện động tác mở cờ hay chú ý, sau đó đợi bên nhận phát chữ K lúc đó mới bắtđầu phát nội dung bản tin
- Để truyền một chữ "ví dụ: ANH" ta đánh liên tiếp các mẫu tự của chữ đó, không ngừng lại Điều đó có nghĩa là với thí dụ trên: từ vị trí A chuyển sang ngang vị trí N rồi H" Sau khi đã truyền xong các mẫu tự của chữ đó, ta bắt chéo hai cờ xuôi phía trước
- Hết bản tin, giơ cao hai lá cờ lên trên đầu
- Nếu đột nhiên người nhận đánh IMI, điều đó có nghĩa là họ không bắt được chữ cuốicùng Trong trường hợp này, ta nhắc lại và tiếp tục từ chữ đó Nếu chính ta gây ra lỗi, "ngườitruyền" hãy đánh ngay 8 chữ E, nhớ sai mỗi chữ E để cờ xuôi chéo phía trước mặt
- Sau cùng, để cho người ta nhận biết mình đã truyền xong bản tin, đánh chữ AR rồi đợi người nhận đánh trả chữ R, như vậy là ta có thể yên chí là họ đã nhận đủ bản tin của ta
và hiểu rõ ý của ta
* Chú ý:
- Mở đúng góc độ và không để hai vai bị lệch
- Khi phát tín hiệu cánh tay, cổ tay phải thẳng
- Không di chuyển khi đang phát tín hiệu, ngoại trừ bên nhận có yêu cầu di chuyển
- Phát tin đều tốc độ, tránh thay đổi tốc độ đột ngột tróng lần phát tin
- Sử dụng bảng dấu chuyển hợp lý
- Chọn vị trí cao, thoáng, có nền tương phản với lá cờ
* Đối với người nhận tin:
- Theo nguyên tắc nhận tin bằng thị giác
- Một trạm nhận nên có hai người: một người đứng và một người ngồi hay quỳ gối phía trước Người đứng lo nhận các mẫu tự và đọc lên để người ngồi ghi Làm vậy, vì nếu một người vừa nhận vừa ghi thì khi người đánh tin nhanh có thể nhận thiếu sót bản tin
- Người nhận nếu hiểu sai 1 chữ thì sẽ đánh lại chữ C
* Ghi chú: trên đây là cách đánh Semaphore để truyền tin trong trường hợp trên biển, hoặc ở 2 nơi cách xa nhưng vẫn có thể thấy nhau bằng mắt Còn khi áp dụng trong TCL thì thường người nhận không phải đánh lại tín hiệu trả lời (ngoại trừ trường hợp thi Kỹ năng)
3 Kỹ năng truyền tin bằng mật thư:
- Do tính cách gọn nhẹ, mật thư có thể sự dụng một cách cơ động: trên đường đi, xen
kẽ những buổi sinh hoạt khác của buổi trại hoặc kết hợp với trò chơi lớn nào đó, ví dụ như:
đi tìm kho báu, đánh trận giả
- Các mệnh lệnh trong mật thư là phương tiện tốt để sát hạch nghi thức hàng đội, kiểmtra kỹ thuật chuyên môn, kiểm tra quân số, động viên tinh thần làm việc tập thể, phát huytính tháo vát và tinh thần vượt khó
Trang 8- Tóm lại mật thư là một góc học tập tốt, giúp các bạn ôn tập những kiến thức, nângcao trình độ tư duy lý luận và rèn luyện kỹ năng làm việc nhanh chóng, hiệu quả
MỘT SỐ KHÁI NIỆM:
1 Mật thư :
Mật thư là từ Việt, dịch rất sát từ Cryptogram, có gốc tiếng Hy lạp Kryptos: giấu kín, bí mật; và gramma: bản văn, lá thư Mật thư có nghĩa là bản thông tin được được viết
bằng các ký hiệu bí mật hoặc bằng các ký hiệu thông thường, nhưng theo một cách sắp xếp
bí mật mà người gửi và người nhận đã thoã thuận trước với nhau nhằm giữ kín nội dung traođổi
Chìa khóa được đặt ra nhằm mục đích là để nâng cao tính bí mật của bản tin
Chìa khóa là phần gợi ý của người viết mật thư nhằm giúp người giải mật thư đoán biết hệ thống và có cơ sở tìm ra qui luật nhất định đẩ giải mã
Nếu là mật thư đơn giản thì không cần thiết phải có chìa khóa
chiều của mũi tên, ta được nội dung bản tin là: ĐI CẮM TRẠI
CÁC YÊU CẦU KHI VIẾT VÀ ĐỌC MẬT THƯ:
1. Viết mật thư: Muốn mật thư đạt yêu cầu phải có những yếu tố sau:
Phải phù hợp với trình độ, trí tuệ và kinh nghiệm của người giải mật thư Cónghĩa là phải biết người nhận mật thư trình độ tư duy ra sao? Biết dùng chìakhóa và hệ thống nào?
Mật thư phải có ít nhiều tính cách bí ẩn bắt người chơi phải động não Mật thư
đã chơi ở buổi trại lần trước rồi, muốn sử dụng lại thì nên thay đổi vài chi tiết
cơ bản
Trang 9 Viết mật thư phải nghĩ đến chìa khóa, đặt chìa khóa phải nghĩ đến người nhậnmật thư, đừng theo chủ quan của mình Nếu mật thư quá khó sẽ gây sự đánh đốdẫn đến trò chơi mất hay, tốn nhiều thời gian.
Viết mật thư phải cẩn thận, cân nhắc sao cho phù hợp với hoàn cảnh, mục đích,yêu cầu và thời gian của toàn buổi trại hay buổi sinh hoạt
Viết xong mật thư, cần kiểm tra lại xem có sai xót ở chỗ nào không? Nội dung
đã đủ và đúng chưa ? chìa khóa có gì sai lệch và có logic chưa ?
Trong hoạt động trại, mật thư thường đưa vào trong trò chơi lớn Trong quátrình các trại sinh giải mật thư, nếu có tình huống trại sinh không đọc được mậtthư, do không phù hợp với khả năng thì ban tổ chức phải cử người trợ giúp đểtránh gây tâm lý nhàm chán cho trại sinh
2 Đọc mật thư:
Trước hết phải bình tĩnh và thận trọng tìm ra ý nghĩa của chìa khóa Chìa khóa baogiờ cũng liên quan chặt chẽ đến mật thư Giải ý nghĩa của chìa khóa phải có cơ sở, hợp logicvới mật thư Chìa khóa có thể tìm ra được rất nhiều ý nghĩa khác nhau, nhưng quan trọng là
ý nghĩa nào khớp với mật thư Từ chìa khóa, ta có thể xác định mật thư thuộc hệ thống nào.Sau đó bắt đầu dịch mật thư Nếu dịch ra thấy sai một vài chỗ sai có thể do:
i. Chưa tìm đúng ý nghĩa của chìa khóa (phải thử lại cách khác)
ii. “Dịch” chưa đúng nghĩa chìa khóa (Phải kiểm tra lại)
iii. Người gửi viết sai ký hiệu (có thể do cố ý viết sai)
Dịch mật thư xong, rồi chép lại toàn bộ nội dung đã “dịch”, thấy chỗ nào không hợp
lý, khác lạ thì phải cẩn thận chú ý, cân nhắc thật kỹ, chớ đoán mòhoặc vội kết luận
CÁC HỆ THỐNG MẬT THƯ:
1 Hệ thống thay thế:
Mỗi mẫu tự của bản tin được thay thế bằng một ký kiệu mật mã
Ví dụ1: Các mẫu tự được thay thế bằng số:
- Nội dung mật thư:
thu – donj – leeuf = thu dọn lều
Ví dụ 3: Các mẫu tự được thay thế bằng hình vẽ.
+ Mật thư Morse:
Trang 10Dạng mật thư này là dùng các hình vẽ hoặc các ký hiệu tương xứng mã Morse, cónghĩa là các ký hiệu và hình vẽ sẽ có sự thể hiện dài, ngắn – lớn, nhỏ – nhiều, ít – cao, thấp
… Nói chính xác hơn, mã Morse là một dạng mật thư
Lấy từng cặp mẫu tự (2 chữ kế nhau là 1 cặp) xếp thành dạng thanh ngang (tà – vẹt)
đường ray như sau:
V U W N G X
T I E E N S
- Đọc theo hàng ngang, từ trái sang phải, ta có nội dung bản tin là:
VUWNG TIEENS = VỮNG TIẾN.
Trang 11- Giải mã:
Đông Bắc
- Đọc theo chiều mũi tên, ta có nội dung bản tin là: CHÚC BẠN THÀNH CÔNG
- “A R X Y Z” là phần chữ thêm vào cho đủ số ô vuông
3 Hệ thống ẩn dấu:
Mật thư ẩn dấu, là loại mật thư mà các yếu của bản tin tuy vẫn giữ vị trí bình thường
và không bị thay thế bằng các ký hiệu, nhưng lại được ngụy trang dưới một hình thức nào
đó
Ví dụ 1: Lấy 1 mẫu tự, bỏ 1 mẫu tự
: Điểm số 1, 2 Thằng một bắt sống, thằng 2 giết chết
: H N A K N I H I F O Q U U O A E A L N E L Y U H C O S E 1 3 2 N H O
- Giải mã: Ta chỉ đánh số 1 ,2 cho từng mẫu tự (1 trước – 2 sau) cho đến hết Ghép các
mẫu tự mang số 1 lại với nhau ta được nội dung của bản tin
- Nội Dung: HANHF QUAAN LUCS 12 GIOWF = HÀNH QUÂN LÚC 12 GIỜ
MƯỜI MỘT QUẢ NÃI TRÁI CHUỐI BOM
- Giải mã: Gợi ý của câu thơ muốn chúng ta cũng đánh số 1, 2 (bước, dừng) như ở ví
dụ 1 Nhưng ở mật thư này thì ta chỉ ghép các chữ mang số 2 lại với nhau ta được nộidung của bản tin (tức là dừng thì lấy, bước thì bỏ)
- Nội dung: ĐỘI NÀO ĐẾN ĐÍCH TRƯỚC SẼ ĐƯỢC MỘT NÃI CHUỐI
Ví dụ 3: Mật thư viết bằng hóa chất không màu
Chìa khóa là một câu gợi ý chỉ nước hoặc lửa để giải mã Ví dụ như:
- Tôi lạnh quá (dùng lửa hơ)
- Tôi khát quá (nhúng nước)
- Hãy tắm rửa sạch sẽ để nhận tin vui (nhúng nước)
Trang 12- Vui ánh lửa trại (dùng lửa hơ)
* Một số hóa chất không màu dùng để viết mật thư:
GIỚI THIỆU MỘT SỐ MẬT THƯ THÔNG DỤNG:
1 Hệ thống thay thế:
: Nguyên tử lượng Oxy
1: 4, 9, 22, 4, 20 – 3, 2, 15, 11 – 23, 22, 10 – 12, 9, 16, 6, 19
*Giải mã: O = 16
* Nội dung: Chúc bạn vui khỏe
: Tuổi Mười Bảy Bẻ Gẫy Sừng Trâu
* Nội dung: Thu dọn lều
: Vua đi chăn dê
Trang 13* Nội dung:Tìm gặp trại trưởng Z.
: Một đoàn trai gái tắm bên sông
Hò hẹn cùng nhau cuộc lấy trồng Một chị, một chồng dư một chị Một chị hai chồng 4 chồng không Hỏi đoàn trai gái đó có bao nhiêu nam (M) và bao nhiêu nữ(N)
8: NW/ ya 3 + it + kelu + o 4 – aklm + utio + z 3 + bmn + aohi / AR
*Giải mã: Nguyên âm: a, o, e, i, u Các chữ còn lại là phụ âm
* Nội dung: Bạch lồ
: Núi cao, Hố sâu ta chẳng nản
Đường Dài, Ngắn trơn vẽ bước đi
9:
Trang 14*Giải mã: Núi = Dài (Te) ; Hố = Ngắn (Tích)
* Nội dung: Vé khỏe
: B = NI = DE = TS
10: NN,ES, MT, EM ,IN – MT, EM, AE – KE, TM, MT, TE, ME, AE, - NN, MT,
TM,
TE, TN – ST, EE, E, E, TE – T, ET, TT, IE
*Giải mã: Đây là mật thư “ghép Morse”: B ( -) = NI (- ) = …
* Nội dung: Chờ ở cổng công viên Lê Văn Tám
2 Hệ thống dời chỗ:
: “Được Ngọc” đừng chia cho ai
11: NW / ỷK – mệin – òhk – nêuq / AR.
*Giải mã: Đây là mật thư “Đọc ngược” Các bạn đọc ngược từng chữ, hoặc đem mật thư soi vào gương thì sẽ đọc được nội dung
* Nội dung: Kỷ niệm khó quên
: Đuôi có xuôi thì đầu mới lọt
12: NW./ FOOH – SCAB – NAOGN – SUAHC / AR
*Giải mã: Đây là mật thư “đọc ngược” Các bạn đọc ngược cả bản tin hoặc đem mật thư soi vào gương thì sẽ đọc được nội dung
* Nội dung:Cháu ngoan Bác Hồ
CHÌA KHÓA: CHÓA KHÌA
13: Đỗ mội, mử cột, ngến đười, bỉ chan, đuy hễ, mận nhệnh, mệnh lới
*Giải mã: Đây là mật thư “nói lái 2 chữ”
* Nội dung: Mỗi đội cử một người đến ban chỉ huy để nhận lệnh mới
*Giải mã: Đọc theo hình xoắn ốc như chìa khóa đã gợi ý
* Nội dung: : Clb kỷ năng dã ngoại suối trắng quận đoàn ba AR
Trang 15*Giải mã: Đọc theo hình chữ L nằm ngang:
* Nội dung: Chuẩn bị khai mạc lửa trại
*Giải mã: Mật thư biến thể của rắn ăn đuôi
* Nội dung: CHỜ ĐỢI Z (Mẫu tự Z vô nghĩa, thêm vào cho đủ nhóm)
• Nội dung: Thu dọn lều trại ngay bây giờ
: Con đường AIDS
19: XAYH – AHUC – IRBN – ELEJ – UDDN – NOWW – DFDG – UMAI
Trang 16*Giải mã: Đây là mật thư đọc ngược từng cụm theo kiểu cách chữ theo gợi ý của chìa khóa: AIDS ta đọc ở Việt Nam là SIDA Sau khi các cụm được mã hóa xong ta sẽ đọc được nội dung bản tin
* Nội dung: HÃY CHUẬN BỊ LÊN ĐƯỜNG ĐI MAU
* Nội dung:Có bao người biết người mình yêu đẹp thật đẹp
3 Hệ thống ẩn dấu:
: Gõ trống theo điệu VALSE
21: THE – RAZ – OWS – WEAR – IN – VOTE – KNEW – OF – WIVES – ITS –
JOY
– THE – RADIO – TS – ABC – YOU – MAXIM
*Giải mã: Điệu valse có nhịp là “Bùm – chát chát” Ta chỉ ghi 3 chữ Bùm chát chát ứng với
3 mẫu tự Ghi từ đầu cho đến hết bản bản tin mật thư Ghi xong, ta chỉ lấy những chữ có chữ
“Bùm”thì các bạn sẽ có nội dung thật của bản tin (Chát chát: là tín hiệu giã được chèn vào)
* Nội dung: TRỞ VỀ VỊ TRÍ CŨ
: Bé trước, lớn sau
22: Bồ câu pháp – Kiến ôn – Vi khuẩn hãy – Bướm phương – Ruồi tập
*Giải mã: Nội dung thật được chèn vào các tín hiệu giã là các con vật Ta chỉ cần xếp các con vật theo thứ tự từ nhỏ đến lớn và gạch bỏ tên các con vật đi thì ta sẽ có nội dung thật
* Nội dung: HÃY ÔN TẬP PHƯƠNG PHÁP
: Theo dấu chân anh
*Giải mã:Đọc bản tin theo chữ N thì sẽ đọc được nội dung
* Nội dung: Khi nào hết cỏ tháp mười nhân dân ta mới hết người đánh tây nam
: BD = C , NQ = OP
24: BD, FJ, XD, NP, AK, FV, AM, UC, VP,DK, MR, DP, AY, CA, OE, GK, KA
*Giải mã:Như chìa khóa đã gợi ý Ta chỉ cần lấy mẫu tự ở giữa 2 mẫu tự giã trong mật thư.
Trang 17* Nội dung: CHÀO NGÀY HỌP MỚI
: Không được dùng thuốc Aspirine.
25: TAHU – DSONJ – LEPEUF – TIRAIJ – CHUARANR – BIJI – TRONWR –
VEEFE
*Giải mã: Trong mật thư này thì ký hiệu giã là những mẫu tự A, S,P, I, R, N, E Ở mỗi cụm mẫu tự ta chỉ bỏ một mẫu tự giã, ta sẽ được nội dung thật
* Nội dung: THU DỌN LỀU TRẠI CHUẨN BỊ TRỞ VỀ
: Đem tử hình các tù nhân mang số
26: V1EE2F3 – L4EE5U6F7 – C8H9I10R11 – H12U13Y14
*Giải mã: Trong mật thư này ký hiệu giã là những con số Ta bỏ các con số đi thì sẽ có nội dung thật
* Nội dung: VỀ LỀU CHỈ HUY
: Hoa mai 5 cánh báo xuân về
27:
Denta CHIR – Tổ ong GIOIR – Cửu Long BA – Thống nhất HOOIJ – Tứ giác HUY –
Vô cực THUWS – Con ngỗng THI – Hoa mai DDOOI – Cầu vòng LAANF
*Giải mã: Đây là mật thư kết hợp An dấu và dời chỗ: Ký hiệu giã là những con số tượng hình, Những con số tượng hình gợi ý để ta sắp xếp mật thư lại theo thứ tự từ nhỏ đến lớn
* Nội dung: HỘI THI CHỈ HUY ĐỘI GIỎI LẦN BA
: Thân em như chiếc thuyền trôi dạt
Sóng xô ra, rồi sóng lại đưa vào
28: Chân yêu cuối sống ở sống vẫn yêu là
Đời lý là cùng và đời là chỉ yêu
*Giải mã: Nội dung thật được xếp theo hình gợn sóng, bắt đầu từ chữ một hàng 1 rồi đến chữ 2 hàng 2, chữ 3 hàng 1 và chữ 4 hàng 2 và cứ thế tiếp tục cho đến hết mật thư.
* Nội dung: Chân lý cuối cùng ở đời vẫn chỉ là yêu yêu là
sống và sống là yêu
: Anh cả – em út bị bắt cầm tù
29:
Đến không ai mở cổng
Trường hợp này về ngay
Sau này sẽ có khi
Họp sức làm cho xong
*Giải mã: Lấy chữ đầu và chữ cuối của mỗi hàng ta sẽ được nội dung thật
* Nội dung: Đến cổng trường ngay sau khi họp xong
: Nguy = Hiểm , Hiểm = Nguy
Trang 1830: _TÒI,BÍ _,TIỂU _, NỐI, ĐUỔI, VẮT, VỰC, TƯỢC, GŨI,THỐNG_
*Giải mã: chìa khóa nói rất rõ, ta chỉ điền chữ thích hợp vào chỗ trống, ta sẽ có nội dung thật
* Nội dung: TÌM MẬT THƯ TIẾP THEO TRONG KHU VƯỜN GẦN NHẤT
Giới thiệu một số thuật ngữ gợi ý thường dùng trong chìa khóa mật thư thay thế
K: Già, ca, kha, ngã ba số 2
L: En, eo, cái cuốc, lờ
U: Mẹ, you, V: Vê, vờ, Hai, W:Oai, kép, anh em song sinh, X: Kéo, ích, Ngã tư
Y: Ngã ba số 3 Z: Kẽ ngoại tộc, anh nằm, co
4 Bảng xoay giải mã mật thư thay thế thông thường (chữ thay chữ – số thay chữ):
1
2 3 4 5
6
9 10 1
25 2 6 1
Trang 19PHẦN II: KỸ NĂNG TRÒ CHƠI NHỎ
Trò chơi nhỏ là một hoạt động giải trí có tính chất cộng đồng, trong đó những ngườitham gia đều tìm cách để đi đến một giải pháp chung được mọi người thừa nhận Trong quátrình diễn biến trò chơi nhỏ tính tình người chơi được bộc lộ ra hết như : bạo dạn, nhút nhát,
tự cao, gian lận, nóng nảy, điềm đạm, vị tha … Vì thế, người ta sử dụng trò chơi nhỏ xemđây là một phương tiện giáo dụng để phát huy những tính tốt và đồng thời sửa lại những tínhxấu
GIÁ TRỊ CỦA TRÒ CHƠI NHỎ
1 Giá trị hàng đầu của trò chơi nhỏ là giải trí, vì trò chơi nhỏ thường đem đến cho tậpthể bầu không khí vui tươi, thoải mái, thân mật sau những giờ học tập, lao động, hội họpcăng thẳng hay trong những buổi sinh nhật, cắm trại, tham quan, du lịch … Ngoài ra thôngqua trò chơi nhỏ cũng là dịp để mọi người hiểu biết về nhau, từ đó đưa đế sự cảm thông đoànkết trong tập thể
2 Giá trị về mặt giáo dục : Trò chơi nhỏ được xem là một phương tiện giáo dục sinhđộng, vì mục đích của trò chơi nhỏ là giáo dục những cá nhân cụ thể Do vậy, người làmcông tác giáo dục ( quản trò ) cần phải xác định được mục đích, ý nghĩa của trò chơi nhỏ, cụthể khi chơi đem lại hiệu quả giáo dục đối với tập thể tham gia chơi
1 Phân loại theo sự vận động ( tức trò chơi nhỏ vận động ) :
Trò chơi vận động : là trò chơi vận dụng nhiều đến cơ bắp, bắt người chơi phải di
chuyển nhiều
Trò chơi tĩnh: là trò chơi vận dụng nhiều đến trí óc, ít di chuyển.
2 Phân loại theo địa điểm :
Trò chơi nhỏ ngoài trời : có thể sử dụng hầu hết các trò chơi Tuy nhiên phải chú ý
sân chơi
Trò chơi nhỏ trong phòng: thường sử dụng những trò chơi tĩnh, những trò chơi mà
người chơi không phải chạy nhảy, đổi chổ …
3 Phân loại trò chơi nhỏ theo nội dung giáo dục và rèn luyện năng khiếu : trò chơi trítuệ, trò chơi khéo léo, trò chơi rèn luyện tính cách : tự chủ, quyết đoán, trung thực …
Mục đích của việc phân loại trò chơi là giúp cho người quản trò lựa chọn trò chơi nhỏcho phù hợp đố tượng địa điểm, thể trạng …
QUY TRÌNH THỰC HIỆN TRÒ CHƠI NHỎ:
Giai đoạn chuẩn bị :
1 Chuẩn bị đầy đủ trên giấy
Như người thầy giáo soạn giáo án trước khi dạy: đưa những trò chơi gì vào chươngtrình sinh hoạt tại đoán quán, tại các buổi cắm trại, thứ tự tiến hành các loại trò chơi (lúc mởđầu, giữa và cuối buổi sinh hoạt, mỗi thời điểm cần có một số trò chơi thích hợp)
Việc chọn lựa các trò chơi trong một buổi sinh hoạt nhất định phải căn cứ vào nhiềuyếu tố :
Trang 20- Người tham dự cuộc chơi: độ tuổi (rất quan trọng), tình hình sức khỏe, trình độ văn
hóa, kỹ năng chuyên môn (trò chơi không vượt quá khả năng thể lực, trí tuệ, của người chơi),giới tính
- Địa điểm: trong nhà, ngoài trời, nơi trống trải, nơi có cỏ, cây xanh, sân bãi rộng hẹp,
có hoặc không có giới hạn rõ ràng, ảnh hưởng qua lại của môi trường và việc tổ chức thựchiện trò chơi
- Khí hậu, thời tiết: mùa, tháng trong năm, ban ngày, ban đêm (để quyết định thời
gian, cường độ thích hợp của các trò chơi)
- Thời gian chơi: thời gian chung dành cho toàn bộ các trò chơi trong buổi sinh hoạt
hoặc ngày cắm trại và thời gian riêng của từng trò chơi trong chương trình chung
- Tác dụng, hiệu quả chính phụ của mỗi trò chơi : trò chơi rèn luyện, phát triển đức
tính hoặc khám phá những đức tính gì ở người chơi (thể lực, sự mềm dẻo, khéo léo, sự nhanhtrí, óc quan sát ? …) người điều khiển phải xác định rõ mục tiêu giáo dục trong buổi sinhhoạt … để chọn những trò chơi đáp ứng yêu cầu của mình
- Tính chất của mỗi trò chơi : trò chơi rất đông (đòi hỏi một sự nổ lực hỗn hợp, kéo
dài suốt cuộc chơi với cường độ cao hoặc vừa phải), trò chơi động (đòi hỏi một sự nổ lựcliên tục nhưng có xen kẻ những lúc nghỉ ngơi ngắn), trò chơi tĩnh (sự nỗ lực về mặt thể lựcyếu nhưng sự nỗ lực về tinh thần, trí tuệ lại cao, trò chơi mang tính chất giải trí nhưng thưgiãn trong niềm vui)
Trong một buổi sinh hoạt, cắm trại nên xen kẽ các trò chơi rất hoạt động với các tròchơi động và tĩnh để tránh sự mệt mỏi quá sức về thể chất của người chơi hoặc sự mệt mỏi
do ít hoạt động thể lực và nhàm chán (chơi một trò chơi quá lâu, lập lại một trò chơi mới hơn
…)
2 Những trò chơi cần đến dụng cụ
Thì phải lập danh sách đầy đủ và nhớ đem theo đến nơi chơi Dụng cụ phải thích hợpvới độ tuổi, sức khỏe người chơi (ví dụ : bóng to hoặc nặng dành cho thanh thiếu niên lớnkhỏe, bóng vừa và nhỏ, mềm, nhẹ cho thiếu nhi nhỏ tuổi và nhi đồng) Dự kiến cả một số bàihát kèm theo một số trò chơi nào đó để có kế hoạch ôn luyện trước
Một số trò chơi cần thêm người giám sát, trong các cuộc tranh tài giữa các đội cũngphải chọn người, sắp xếp trước Ngoài số trò chơi chính đã lựa chọn cho chương trình sinhhoạt cần chuẩn bị thêm một số trò chơi dự trữ, đề phòng một số trò chơi chính vì những lý
do, điều kiện ngoài trời dự kiến không thể tổ chức được ở nơi vui chơi, cắm trại (ví dụ: trờimưa, số người đi cắm trại ít hơn các lần trước …)
3 Trò chơi trong 1 buổi sinh hoạt
Phải đạt được tác dụng, hiệu quả giáo dục (mục đích, yêu cầu chính) đồng thời phảigây được hứng thú, phấn khởi với người chơi, đảm bảo an toàn đoàn kết, không để xảy ratranh cải khi phân thắng, thua, xếp vị thứ, không để xảy ra tai biến gì dù rất nhỏ (cũng cầnmang dự phòng một túi cấp cứu gồm ít bông băng, thuốc sát trùng …)
Vì vậy, việc chuẩn bị tốt các trò chơi trước khi tổ chức thực hiện là hết sức quantrọng, đảm bảo tới ba phần tư sự thành công của buổi chơi –chơi để mà học, rèn luyện Mộtthiếu sót nhỏ trong việc chuẩn bị dễ làm hỏng cả một trò chơi thú vị, hấp dẫn, có tác dụnggiáo dục tốt
Giai đoan thực hiện :
Trang 21Trình bày trò chơi
- Chọn lối giải thích rõ ràng Ngắn gọn, dễ hiểu, dí dỏm Giải thích sao cho ngườichậm hiểu nhất cũng hiểu được Nếu cần thì không cần giải thích mà dẫn dắt ngưòi chơi từngbước để tạo sự hấp dẫn
- Nói và cử động làm mẫu thì dễ hiểu hơn, nều cần thỉ sẽ xuống đất hay lên bảng, cóthể chơi thử để giảng lại luật lệ trò chơi
- Đừng mất kiên nhẫn vì những phá rối nô đùa của những người đã biết trò chơi
Điều kiện trò chơi
- Chuẩn bị trước sự phân chia trong vòng tròn sao cho mạnh yếu đồng yếu, nếu nam nữxen kẽ được thì tốt
- Phải luôn luôn di động để nhìn được mọi người Điều khiển từ chậm đến nhanh đểtạo sự căng thẳng
- Khai thác sự dí dỏm của người chơi, hay chế biến trò chơi sao cho vui vẻ, thoải mái
- Đề cao tinh thần tự giác, thẳng thắn trung thực, dành cho người phát huy sáng kiếntrong phạm vi luật lệ trò chơi
- Phải đổi trò chơi sao cho ai cũng có dịp thắng cuộc, người thắng về nhanh nhẹn,người thắng về sức khỏe, người thắng về tính tự chủ
- Khi bắt lỗi phải khách quan, chính xác, dứt khoát, công bằng
- Phải biết dừng trò chơi đúng lúc, khi mọi người có dấu hiệu mệt mỏi, chán nản haykhi trò chơi đã có kết quả thắng thua rõ ràng
Giai đoạn kết thúc :
- Phạt những người thua bằng những hình phạt nhẹ nhàng, thoải mái, dễ thực hiện,tranh những hình phạt thô bạo hay kéo dài thời gian phạt
- Đánh giá ưu khuyết điểm của trò chơi có cần thêm bớt gì không ? Về luật lệ, các chơi
và tính hấp dẫn, sự giáo dục của trò chơi đến đâu
QUY TRINH MỘT TRÒ CHƠI SINH HOẠT TẬP THỂ
2 Giới thiệu trò chơi
Có thể lồng trò chơi vào các câu chuyện cổ tích, chuyện vui để tạo sự háo hức, hứng thú Tuy nhiên cần ngắn gọn và hấp dẫn
3 Hướng dẫn cách chơi – luật chơi
Tuỳ theo mỗi trò chơi mà quản trò linh động hướng dẫn Có những trò chơi phức tạp cần hướng dẫn đầy đủ trước rồi mới chơi, nhưng cũng có những trò chơi đơn giản thì có thể chơi ngay, vừa chơi thử vừa giải thích, làm sao cho dễ hiểu, dễ nắm mới thu hút người chơi
4 Chơi thử
Trang 22Rất quan trọng nhưng cần lưu ý :
- Nếu thử nhiều : khi chơi thật sẽ nhàm chán
- Nếu không chơi thử hoặc chơi thử quá ít thì người chơi chưa nắm được cách chơi
sẽ gây khó khăn cho người quản trò khi hướng dẫn chơi
5 Chơi
- Khi chơi người quản trò nên cùng chơi với vòng tròn để tránh khoảng cách và độngviên khích lệ người chơi cần trọng tài
- Khi chơi người quản trò phải quan sát ngưòi chơi (vòng tròn) nhất là khi chơi với trẻ
em để biết được thái độ, cử chỉ, phong cách … từ đó giáo dục điều chỉnh phong cách củamình (quản trò)
- Trong quá trình chơi, quản trò có thể chuyển hướng khác với dự kiến ban đầu một ítthì người quản trò nên linh động khéo léo dẫn dắt Đừng quá nguyên tắc, cứng ngắt làm mấtvui, mất không khí sinh hoạt
- Người quản trò phải công bằng xử lý tình huống một cách khách quan, không thiên
vị, không quá dễ dãi
- Tác phong ngưòi quản trò phải chuẩn mực, ngôn ngữ phải sư phạm không thô thiển,phong cách vui tươi, dí dỏm, duyên dáng
- Trò chơi hình phạt : Hãy quan niệm hình phạt là một trò chơi nhỏ, đừng nên bắt épquá đáng mà nên khuyến khích động viên người bị phạt tham gia
6 Ngừng đúng lúc
Cần phải biết lúc nào ngừng trò chơi (do kinh nghiệm quan sát, kinh nghiệm chơi).Đảm bảo sức khỏe cho người chơi, tạo sự luyến tiếc cho lần chơi sau Đừng để ngườichơi nhàm chán, than mệt và ngán chơi
Lưu y : Trước khi tổ chức thực hiện các trò chơi, cần nắm lại đầy đủ tình hình các
đối tượng dự chơi (những ai đau yếu, mệt mỏi, thiếu vắng …) nơi chơi (có gì thay đổi đột xuất), dụng cụ mang theo (đủ, thiếu, tốt, hư hỏng …)
MỘT SỐ TRÒ CHƠI NHỎ:
1.Trò chơi “ Đấu trí”:
- Địa điểm: Ở nơi yên tĩnh, không quá ồn.
- Số lượng: Không giới hạn
- Cách chơi: Một người ra 1 câu hỏi có chủ đề là kinh tế, tự nhiện, văn hóa, xã hội…
gì cũng được miễn là thuộc dạng câu hỏi có nhiều đáp án ( ví dụ: những môn thi đấu trongThế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008; Tên các quốc gia có chữ cái bắt đầu là A; Tên cácgương anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ) Sau đó người đặt câu hỏinêu ra một đáp án, người tiếp theo sẽ nhắc lại đáp án của người trước + đưa ra đáp án củamình Cứ như vậy cho đến khi có người không thể nhớ đúng, đủ các đáp án trước đó hoặckhông đưa được đáp án đúng cho câu hỏi
2 Truyền điện :
- Địa điểm: Tất cả các nơi miễn tạo thành vòng tròn là được
- Số lượng: 10 > 20 thành viên
- Thời gian: 20 > 30 phút
Trang 23- Cách chơi: Nó tương tự trò chơi tìm nhạc trưởng hoặc cảnh sát bắt cướp nhưng chỉ
khác 1 chỗ là tẩt cả thành viên cầm tay với nhau Cũng phải cần có 1 người bị, người đó sẽngồi giữa vòng tròn, còn vòng tròn ngoài đếm người mà phân từng bạn làm từng cái chuông,mỗi cái chuông sẽ có từng tiếng reo khác nhau tuỳ theo sự chỉ định của quản trò Khi cáichuông thứ nhất bắt đầu reng thì sẽ dùng tay của mình truyền điện qua tay người bên cạnhnhưng chỉ được truyền qua 1 bên thôi nhé, và cứ như thế người vừa được truyền điện sẽtruyền tiếp cho người bên cạnh, nên nhớ chỉ có người làm chuông mới có thể truyền ngượclại dòng điện, đó là về người chơi.Còn người ngồi trong vòng tròn các bạn sẽ chú ý đến dòngđiện chạy chắc chắn lúc truyền điện từ tay người này sang tay người khác sẽ có sơ hở để cácbạn biết được dòng điện nó đang ở hướng nào, các bạn sẽ phải bắt tận tay người vừa truyềnđiện qua Ví dụ khi bạn biết hướng dòng điện, bạn có thể bỏ người thứ nhất và người thứ 2các bạn hãy bắt thì chắc chắn 1 điều người thứ 2 sẽ không bao giờ chối cãi Và cứ như vậytrò chơi sẽ liên tục người này bị đến người khác bị Khi nào người làm chuông mà bị bắt, thìngười được thế ra sẽ được nhận chức vụ làm chuông (truyền điện bằng cách bấm (hoặc bópchặt) và thả ra liền để cho người bên cạnh mình biết Tránh: bóp quá mạnh làm đau tay bạn,bấm một cách lộ liễu dễ bị phát hiện)
3 Trò chơi “Nếu… thì”
- Mục đích: tạo không khí vui tươi, thân mật
- Tổ chức: 1 quản trò điều khiển
- Địa điểm: chơi trong phòng, hội trường
- Số lượng: không hạn chế, chia 2 đội
- Cách chơi: Nam, nữ ngồi riêng biệt, mỗi người chu ẩn bị 1 miếng giấy nhỏ Quy định cho một bên ghi vào giấy bắt đầu bằng chữ “Nếu….” – còn bên kia bằt đầu bằng chữ
“Thì…” Sau 3 phút, QT thu các mẩu giấy lại( bỏ vào 2 túi riêng ) v à lần lượt bốc 1cặp giấy bất kì và đọc to cho m ọi người cùng nghe Nh ững câu nào h ợp nghĩa, hay, c ó nhiều ng ư
ời vỗ tay tán thưởng sẽ được tặng quà lưu niệm
4 Trò chơi “đôi bàn tay”:
- Tạo không khí vui vẻ trong sinh họat, phát triển phản xạ, rèn luyện trí nhớ
Nội dung: - Quản trò cho tập thể chơi học các cách sau:
+ Đứng: Bàn tay nắm, giơ thẳng lên đầu
+ Ngồi: Hai cánh tay vuông góc ở khuỷu tay, tay ngang vai 2 bàn tay giơ ngang mặt,hướng vào trong mặt mình
+ Nằm: 2 bàn tay đặt thoải mái lên đùi
+ Vẫy tay chào: 2 tay giơ thẳng lên đầu, bàn tay vẫy vẫy
Cách chơi:
- Quản trò hát bài “ anh ngồi xuống xong lại nằm, rồi đứng lên, thấy đau chân anh lạingồi, thấy đau lưng anh lại nằm rồi anh đứng lên, vẫy tay chào, vẫy tay chào.”( theo nhạc bàicủa Trịnh Công Sơn
- Người chơi phải làm đúng các động tác có trong bài mà QT hát theo quy định của
QT
Phạm luật: những trường hợp sau phải chịu phạt
+ Làm động tác sai với lời hát của quản trò
+ Không nhìn vào quản trò
+ Làm chậm, làm không rõ động tác
Chú ý:
- Tốc độ nhanh chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi
Trang 24- Quản trò dùng những từ khác để “lừa” người chơi như tiến, lùi, ngủ khò… tạokhông khí
Mục đích: trò này chơi vui, và cũng có thể dùng khi Quản trò muốn chia Vòng tròn thành từng nhóm nhỏ theo ý định để tổ chức những trò chơi tiếp theo)
Người chơi đứng thành vòng tròn Quản trò đứng giữa để điều khiển trò chơi
Nội dung: Quản trò cho người chơi học thuộc các câu sau:
Quản trò hô Người chơi đáp
Cách chơi: Khi người chơi nói "Kết mấy", quản trò hô "Kết 2,3,4… "
Người chơi nhanh chóng tìm người để kết bạn theo lời của quản trò
Luật chơi: Ai chậm chạp, không kết đủ s ố bạn thì thua
Chú ý: Để tạo không khí vui vẻ, quản trò có thể hô "Kết 3 người 2 chân", "Kết 3mông chụm một", "Kết 2+4-3", “ Kết 5 người, 3cái mông, 2 cái chân”…
6 Trò chơi “Cõng Bạn - Ăn Chuối”:
Cách chơi : Người chơi được chia thành các đội có số lượng nam, nữ đều nhau Bạn nam cõng bạ n nữ bịt mắt và còng tay
Bắt đầu trò chơi bạn nam cõng bạn nữ chạy đến đích Tại đây quản trò sẽ đưa quả chuối cho bạn nữ lột vỏ cho bạn nam ăn Cặp nào ăn chuối xong thì chạy trở về vạch để cặp thứ hai tiếp tục thực hiện tương tự cho đến hết Đội nào ăn chuối và về trước thì thắng
Luật chơi :
- Khi lột chuối, bạn nữ không được dùng tay mà phải dùng miệng
- Có bao nhiêu đội thì cần có bấy nhiêu người quản trò để đưa chuối và theo dõi các cặp ăn hết chuối
MỘT SỐ TRÒ CHƠI THI ĐẤU TRONG TRẠI:
1 Trò chơi cưỡi xe đạp ném bóng
Cách chơi: Mỗi chi hội một đội gồm 4 người Các đội sẽ bốc thăm thi đấu, mỗi vòng
04 đội Khi có lệnh của người quản trò thì người thứ nhất của đội 1 cưỡi xe đạp và trên taycầm một quả bóng nhỏ, khi chạy được một đoạn thì bên đường chạy có để một vòng trònbuộc người chơi phải ném vào vòng tròn đó (bóng được ném vào sẽ tính 1 điểm) và chạy vềđích Khi đó người thứ hai của đội 1 có thể xuất phát và lần lượt cho đến hết đội 1, các đội
có thể tiến hành cùng một lúc
Luật chơi: Phải dùng xe đạp và dùng tay ném bóng vào vòng tròn, đội nào ném nhiềunhất sau một khoảng thời gian quy định sẽ thắng và được vào vòng trong
2.Trò chơi “đoàn tàu tìm báu vật”:
- Cách chơi: Mỗi đội 10 người Các đội sẽ bốc thăm thi đấu, mỗi vòng 04 đội Mỗi độiđứng xếp thành một hàng dọc để làm thành những đoàn tàu, tất cả các người chơi đều bị bịtmắt trừ người cuối cùng làm thuyền trưởng tàu Mỗi đội được qui định sẽ đi lấy 1 báu vậtnhư cuốn sách, cái nón … để cách xa các đội 30-50m Trước khi chơi, người chơi trong đội
sẽ thống nhất với nhau những ám hiệu để người trưởng tàu điều khiển
Ví dụ:
+ Nếu trưởng tàu đập lên vai trái người đứng trước thì tàu rẽ trái,
+ Nếu trưởng tàu đập lên vai phải người đứng trước thì tàu rẽ phải,
Trang 25+ Nếu trưởng tàu đập lên cả hai vai thì tàu đứng yên.
Người nào nhận được ám hiệu xong thì chuyển tín hiệu cho người đứng trước mìnhtheo cách tương tự tàu sẽ di chuyển Tàu nào tìm được báu vật trước thì tàu đó sẽ thắng
- Luật chơi: không dùng lời nói để điều khiển ai vi phạm sẽ bị loại khỏi vòng thi đấu
3.Trò chơi đua thuyền trên cạn
- Cách chơi: Mỗi đội 10 người Các đội sẽ bốc thăm thi đấu, mỗi vòng 04 đội Tùyvào đặc điể m sân chơi mà có 2 biến thể:
- Đua đứng: mỗi đội xếp theo hàng dọc, đứng sau vạch xuất phát, người sau đặt taytrái lên vai người trước, tay phải cầm lấy chân phải của người trước, đồng thời chân phải củamình co lên và đưa về phía sau để người phía sau giữ lấy chân của mình Người đứng cuốihàng cũng tự động co chân phải lên Cứ như thế đoàn thuyền nhảy lò cò về tới đích Ai vềtrước thì là người thắng (có thể quy định đoàn thuyền nào chạm đích trước thì thắng hoặctính điểm thắng chỉ khi nào cả đoàn thuyền vượt qua đích)
- Đua ngồi: mỗi đội xếp theo hàng dọc, tất cả ngồi xuống sau vạch xuất phát Ngườisau dùng chân của mình kẹp ngang bụng của người thành một hàng dài Khi nghe tiếng còixuất phát, cả đoàn thuyền dùng tay đẩy người về phía trước Đoàn thuyền nào đến đích trước
sẽ thắng
- Luật chơi: các đội phải giữ nguyên hàng như đã sắp trong suốt quá trình đua, đội nào
bị đứt khúc sẽ bị loại
MỘT SỐ TRÒ CHƠI THÔNG DỤNG
1 HỘI THI HOA KIỂNG :
- Mục đích : kiến thức am hiểu về hoa
- Số lượng người tham gia : 30 người trở lên, chia thành 2 đội
- Tổ chức : 1 người vừa là trọng tài, vừa là người tổ chức trò chơi
- Địa điểm : trong phòng
Cách chơi : trọng tài chia số người là 2 nhóm (A, B), mỗi nhóm cử ra 1 đội trưởng Khi
có chỉ định của trọng tài, mỗi đội phải thống nhất tên 1 loài hoa và đồng loạt hô tênhoa đó
TD: - 1 từ gồm : Hồng - Lan – Đào – Cúc …
- 2 từ gồm : Màu gà – Thiên lý – Lay ơn – Cẩm chướng …
- 3 từ gồm : Lêkima – Mãn đình hồng …
Nếu đội nào không tìm ra tên hoa (trọng tài đếm từ 1 – 10) là thua, tương tự có cách chơi
khác như : hoa bắt đầu bằng chữ H, B, T …
2 LIÊN KHÚC ĐẦU VÀ ĐUÔI :
- Điều kiện chơi : như trò chơi “ Hội thi hoa kiểng”, thay vì gọi tên hoa thì 2 đội cùng thi
hát
Cách chơi : đội A ca lên 1 câu trong bài hát bất kỳ, khi kết thúc từ nào ở cuối câu từ đó
phải là từ đầu câu của đội B
TD: Đội A hát : Thanh niên ta sẵn sàng vì ngày mai xây dựng tổ quốc yên vui …
Đội B phải hát : Vui đã nhiều rồi bay giờ mình chia tay …
Quy định : đội nào tới lượt mình mà không tìm được câu hát (trọng tài đếm từ một đến
mười) là thua Tương tự có cách chơi hát bài hát có chữ: Hoa, Xuân, Mưa…
Trang 263 NHÀ BÁO TÌM DŨNG SĨ :
- Mục đích : tạo mối thân thiết giữa những thành viên mới
- Số lượng người tham gia :từ 10 đến 30 người, không chia đội
- Tổ chức :1 người vừa là trọng tài
- Địa điểm : trong phòng
Cách chơi :trọng tài chỉ định một thành viên làm nhà báo sau đó mời nhà báo ra khỏi
phòng (nhà báo không được nhìn vào phòng) -tiếp tục trọng tài chỉ định một ngườilàm dũng sĩ (mời dũng sĩ đứng lên cho mọi người ngắm dung nhan), sau đó mời dũng
sĩ ngồi xuống và mời nhà báo vào phòng Nhà báo có nhiệm vụ tìm ra dũng sĩ bằng 3đến 5 câu hỏi tuỳ quy định
TD:-Dũng sĩ là nam phải không?
-Dũng sĩ có mang kiếng phải không?
(Nếu là đúng thì tất cả vỗ tay- nếu không đúng thì cười hoặc lắc đầu)
Lưu ý: trọng tài phải biết hạn chế câu hỏi của nhà báo, biết đồng ý hay không đồng ý với
câu hỏi của nhà báo
- Sau 5 câu hỏi nhà báo phải chỉ ra dũng sĩ nếu không tất cả sẽ đếm từ 1 đến 10 và nhà báo
thua (phải chịu hình phạt của tập thể đề ra: múa,hát…)
-Nếu nhà báo chỉ ra dũng sĩ thì dũng sĩ phải vào vị trí nhà báo và cuộc chơi lại tiến hành lại
từ đầu
Tương tự có thể tìm bạn thân, người yêu, kẻ gian…
4 TÌM NGHỀ NGHIỆP :
- Mục đích : tạo sự hài hước, suy đoán nhanh
- Số lượng người tham gia :10 người đến 30 người,chia thành 2-3 đội
- Tổ chức :1 quản tro (trọng tài)
- Địa điểm : trong phòng
- Vật dụng: viết + nhiều miếng giấy trắng nhỏ
Cách chơi : chia người chơi thành 2-3 đội nhóm, trọng tài ghi một nghề vào miếng giấy
(nhiều nghề nhiều miếng giấy) Mỗi đội cử 2 người (thứ tự) lên bốc thăm – trúng nghềnào thì phải diễn tả nghề đó cho đồng đội nêu đáp án (vận động viên lên sân khấu chỉđược diễn tả bằng hình thể, không được nói) Sau 30 giây đội đó không trả lời đúngthì các đội khác có quyền trả lời – nếu đúng là đội đó thắng, còn đội kia sẽ thua.Trò chơi diễn ra cho từng đội một, mỗi đội chỉ được trả lời 5 lần, người lên bốc thăm, xem
xong phải trả giấy thăm lại cho trọng tài Khi trả lời áp dụng luật đếm nốc ao(1-10)(có thể dùng khăn bịt miệng người trả lời cho khách quan)
5 HƯỚNG VỀ MIỀN TÂY :
Cách chơi :để tạo sự bất ngờ, hấp dẫn cho người chơi nên: mời đại diện mỗi đội lên sân
khấu sau đó mời công bố trò chơi (không phân biệt nam nữ) Tất cả đứng dàn hàngngang trên sân khấu thi hò dài hơi nhất hoặc xuống một câu vọng cổ, thứ tự từngngười một Người nào hò hay, dài hơi nhất sẽ thắng Nếu có số thời gian bằng nhau