Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
75,5 KB
Nội dung
KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THCS MỸ HÒA GIAI ĐOẠN 201-2015 Trường THCS Mỹ Hòa được thành lập năm 1990 trên cơ sở tách ra từ trường cấp 1,2 Mỹ Hòa huyện Bình Minh, trải qua 20 năm hình thành, ngày 28/06/2010 UBND huyện Bình Minh ra quyết định số 180/QD-UBND thành lập trường THCS Mỹ Hòa. Các thế hệ thầy trò trường THCS Mỹ Hòa nêu cao truyền thống yêu nước, tôn sư, trọng đạo, dạy tốt, học tốt; xây dựng nhà trường thành một cơ sở giáo dục có chất lượng tương đối khá tốt. Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2010 - 2015 nhằm xác định rõ phương hướng, mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình xây dựng và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng giáo dục và hoạt động của Ban giám hiệu cũng như toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường. Việc xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường THCS Mỹ Hòa là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết của Đảng và Nhà nước về đổi mới giáo dục phổ thông; cùng với các trường THCS xây dựng ngành giáo dục huyện nhà phát triển theo kịp theo yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, góp phần thực hiện qui hoạch phát triển giáo dục và đào tạo của huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2010 - 2015. Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2010-2015 được xây dựng trên cơ sở văn bản quy định của Luât Giáo dục 2005, Điều lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung học phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 và các hướng dẫn, chỉ thị của Bộ GD- ĐT. I. BỐI CẢNH VÀ THỰC TRẠNG CỦA TRƯỜNG 1. Bối cảnh: Tình hình kinh tế, xã hội ở địa phương đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa; chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp sang thương mại và dịch vụ. Trên địa bàn có khu công nghiệp đang được xây dựng. Theo đó, mức sống của người dân được nâng lên cả về vật chất lẫn tinh thần góp phần tạo thuận lợi cho nhà trường trong việc huy động nguồn lực xã hội để phát triển nhà trường. Tuy nhiên, mặt trái của kinh tế phát triển là thái độ thiếu quan tâm đến học tập, phấn đấu của một bộ phận không nhỏ các em học sinh. Nhiều học sinh tập nhiễm những thói hư tật xấu trong xã hội qua các kênh thông tin đại chúng, phim ảnh, internet, 2. Đánh giá thực trạng nhà trường 2.1. Tình hình nhà trường năm học 2010-2011 - Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường: 33 Trong đó: BGH: 2, nữ:1, Giáo viên: 27, nữ 16, Công nhân viên:4, nữ 2. - Tổng số học sinh: 370 – Tổng số lớp: 13 - Cơ sở vật chất: + Phòng học: 7 + Phòng làm việc: 01 + Phòng thí nghiệm thực hành: 01. + Phòng Thư viện – phòng đọc sách: 20 m 2 . + Phòng vi tính: 01 (64m 2 với 16 máy đã được kết nối Internet) 2.2. Điểm mạnh. - Trình độ chuyên môn của đội ngũ: 97% đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn 67%. - Công tác tổ chức quản lý của BGH: có tầm nhìn khoa học, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Được sự tin tưởng cao của cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường và cha mẹ học sinh. - Đội ngũ CB, GV, CNV nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường, mong muốn nhà trường phát triển, chất lượng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của đa số giáo viên đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Trong 5 năm (từ năm 2005 - 2010), số giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi các cấp: Cấp Tỉnh: 11 lượt giáo viên giỏi - Chi bộ, Công đoàn trường vững mạnh, Chi đoàn giáo viên năng động, sáng tạo. Tổng phụ trách đội TNTP Hồ Chí Minh đạt danh hiệu Tổng phụ trách giỏi cấp tỉnh và được nhận bằng khen của Tỉnh. - Đội ngũ nhân viên văn phòng, văn thư, thiết bị, kê toán và thư viện cần cù, chịu khó, có chuyên môn nghiệp vụ. - Cha mẹ học sinh hết lòng chăm lo việc học tập rèn luyện của con cái. Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường lớp hăng hái hoạt động đóng góp có hiệu qủa trong xã hội hóa giáo dục. - Chất lượng học sinh: + Xếp loại học lực 2009-2010: Giỏi : 13,4%; khá : 41,4%; trung bình: 37,9; yếu: 7,3%. + Xếp loại hạnh kiểm 2009-2010 : Tốt: 75,1%; khá 28,4%. + Học sinh giỏi tỉnh 2009 – 2010: 02 giải Khuyến khích. + Kết quả tốt nghiệp THCS 2009 -2010: 111/111 đạt tỷ lệ 100% - Cơ sở vật chất bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu dạy và học. - Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội được tổ chức thực hiện khá tốt. - Thành tích chính: + Năm 2005-2006: đạt tập thể lao động tiên tiến. + Năm 2006-2007: đạt tập thể lao động tiên tiến. + Năm 2007-2008: đạt tập thể lao động tiên tiến. + Năm 2008-2009: đạt tập thể lao động tiên tiến. + Năm 2009-2010: đạt tập thể lao động tiên tiến 2.3. Điểm hạn chế. - Tổ chức quản lý của Ban Giám hiệu: + Trường chưa chủ động tuyển chọn được giáo viên, cán bộ có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm cao. + Việc đánh giá chất lượng chuyên môn của giáo viên còn mang tính hình thức, động viên, chưa thực chất. - Đội ngũ giáo viên, công nhân viên: Một bộ phận nhỏ giáo viên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu giảng dạy hoặc quản lý, giáo dục học sinh. Nhiều cô giáo trẻ có con nhỏ, một số GV đang học đại học ảnh hưởng rất lớn đến việc phân công giảng dạy và duy trì sự ổn định của đội ngũ để đảm bảo chất lượng dạy và học. Việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên và việc sử dụng các phương tiện dạy học mới như máy vi tính, máy chiếu vẫn còn chưa đồng đều ở các tổ chuyên môn, một số ít giáo viên còn lúng túng trong thực hiện nguyên lí giáo dục học đi đôi với hành, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục xã hội và gia đình, thống nhất dạy chữ với dạy người. - Còn một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chưa thật sự quan tâm nên kết quả học tập, rèn luyện về đạo đức bị hạn chế.Chất lượng học sinh:7,3% học sinh có học lực yếu, kém; ý thức học tập, rèn luyện chưa tốt. - Cơ sở vật chất, khuôn viên của trường còn nhỏ so với số lượng học sinh (sân chơi hơn 1800 m 2 / 370 HS). Việc dạy 2 buổi/ ngày chưa đáp ứng được; giáo dục thể chất gặp khó khăn do chưa có nhà tập đa năng. 2.4. Thời cơ - Nhu cầu giáo dục chất lượng cao của phụ huynh và học sinh rất lớn và ngày càng gia tăng, nhà trường được sự tín nhiệm của phụ huynh và học sinh nên có nhiều cơ hội để nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học. - Có đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ, được đào tạo bài bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm khá tốt. - Chủ trương xã hội hoá giáo dục của Nhà nước đang mở ra nhiều cơ hội mới cho nhà trường khai thác và phát huy các nguồn lực vật chất, tài chính, văn hoá, chuyên môn, cùng chăm lo nâng cao chất lượng - hiệu quả giáo dục. 2.5. Thách thức - Chất lượng của quản lý, giáo viên, công nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới : việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy, cập nhật thông tin, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo, tự học, tự bồi dưỡng. - Để đáp ứng được nhu cầu phát triển, cán bộ, giáo viên, công nhân viên phải biết ứng dụng CNTT trong công việc, có trình độ ngoại ngữ và khả năng sáng tạo. - Các trường THCS trên địa bàn huyện tăng về số lượng và chất lượng giáo dục nên bắt đầu xuất hiện sự cạnh tranh chất lượng và sự tín nhiệm. - Tác động rất lớn của nền kinh tế thị trường và lối sống thực dụng vào nhà trường. 2.6. Đánh giá chung: Việc phân tích bối cảnh xã hội và thực trạng nhà trường giúp lãnh đạo nhà trường xác định rõ những định hướng chiến lược phát triển nhà trường trong giai đoạn trước mắt và tầm nhìn 2020. Rất nhiều khó khăn, thách thức cả bên trong lẫn bên ngoài buộc nhà trường phải có kế hoạch tiếp cận và tháo gỡ, tuy nhiên những thuận lợi cơ bản và thời cơ đang và sẽ có sẽ giúp lãnh đạo nhà trường cùng với đội ngũ của mình quyết tâm hoàn thành sứ mệnh và đạt các mục tiêu chiến lược của trường. 3. Xác định các vấn đề ưu tiên - Ưu tiên xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, CBQL có chất lượng cao, có bản lĩnh chính trị đạo đức vững vàng, đồng thời coi trọng xây dựng đội ngũ nhân viên về ý thức và năng lực chuyên môn phục vụ dạy học, giáo dục, quản lí nhà trường. - Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. - Xây dựng các mối quan hệ giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội trên cơ sở có lý - có tình và thống nhất mục tiêu cùng chăm lo giáo dục học sinh thành trò giỏi con ngoan, thanh thiếu niên tích cực, công dân có ích của xã hội. - Ứng dụng CNTT trong dạy - học giáo dục và quản lý. - Áp dụng các tiêu chuẩn của kiểm định chất lượng vào việc đánh giá hoạt động dạy học, giáo dục và quản lý nhà trường. - Cố gắng đạt trường Đạt chuẩn Quốc gia. - Áp dụng các chuẩn vào việc đánh giá hoạt động của nhà trường về công tác quản lý, giảng dạy. - Xây dựng văn hóa nhà trường. II. ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC: 1. Sứ mệnh. Tạo dựng được môi trường học tập nề nếp, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm có chất lượng giáo dục cao, để mỗi học sinh đều có cơ hội bình đẳng trong học tập phát triển tài năng và tư duy sáng tạo của từng cá nhân. 2. Tầm nhìn. Là trường THCS có chất lượng khá cao của huyện mà học sinh lựa chọn để học tập và rèn luyện, nơi giáo viên và học sinh luôn có khát vọng vươn tới thành tích cao trong sự phát triển và không ngừng hoàn thiện về trí tuệ và nhân phẩm. 3. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường - Tình đoàn kết - Lòng nhân ái, khoan dung - Tinh thần trách nhiệm - Sự hợp tác - Sự tôn trọng – Tính trung thực - Sự công bằng, minh bạch – Khát vọng vươn lên III. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG 1. Mục tiêu "Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục toàn diện của huyện nhà, là cơ sở giáo dục hiện đại phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước". 2. Chỉ tiêu 2.1 Đội ngũ cán bộ giáo viên - 100% cán bộ quản lý được đào tạo nghiệp vụ quản lý . - Cán bộ quản lý phải hội đủ các phẩm chất với “4 chữ T” (tâm, tầm, tài, tình): Tâm sáng vì sự nghiệp giáo dục; Tầm nhìn xa trông rộng để định hướng chiến lược phát triển nhà trường; Tài để chỉ đạo, tổ chức, quản lý và kiểm tra công việc; Tình để quản lý đội ngũ trên cơ sở dân chủ, tôn trọng, thấu hiểu và quan tâm đến quyền lợi mọi người. - Năng lực chuyên môn của giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá giỏi, giỏi trên 70%. Thật sự là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo. - Giáo viên nam dưới 50 tuổi, nữ dưới 45 tuổi sử dụng thành thạo máy tính. Phổ cập ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, giáo dục, quản lí, phục vụ. - Số tiết dạy có sử dụng công nghệ thông tin trên 30% . - Phấn đấu 80% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn. 100% tổ trưởng chuyên môn, trưởng các ban giáo dục được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục. 2.2. Học sinh - Quy mô + Số lớp học: 13 lớp + Học sinh: 370 học sinh. - Chất lượng học tập + Trên 50% HS có học lực khá, giỏi, 20% học sinh có học lực giỏi + Tỷ lệ HS có học lực yếu < 5% không có học sinh kém; + Thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 9: 2 giải trở lên. - Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống + Chất lượng đạo đức: 98% HS đạt hạnh kiểm khá, tốt, trong đó 70% học sinh đạt hạnh kiểm tốt. + Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực tự nguyện tự tin tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, tình nguyện. - Cơ sở vật chất + Phòng học, phòng làm việc, phòng chức năng được sửa chữa nâng cấp, trang bị các thiết bị phục vụ dạy, học và làm việc đạt chuẩn; + Các phòng tin học, thí nghiệm được trang bị nâng cấp theo hướng hiện đại + Xây dựng môi trường sư phạm "Xanh - sạch - đẹp" 3. Phương châm hành động: - Về hoạt động dạy – học: “ Thầy tận tâm, trò chuyên cần” - Về công tác quản lý: “ Mỗi cán bộ, giáo viên phải suy nghĩ và làm việc tốt hơn những gì hiệu trưởng nói” - Về chất lượng giáo dục: “Chất lượng giáo dục là danh dự của nhà trường” 4. Chương trình hành động 4.1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh. - Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hóa. Đổi mới phương pháp dạy học phương pháp giáo dục và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản, tích cực và tự tin. - Người phụ trách: Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng phụ trách tổ chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn. 4.2 Xây dựng và phát triển đội ngũ - Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị; có bản lĩnh nghề nghiệp; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ Tin học, ngoại ngữ cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực, đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Người phụ trách: Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn. 4.3 Cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục. - Xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị giáo dục theo hướng chuẩn hóa, cơ bản hiện đại hóa. Bảo quản và sử dụng hiệu quả, lâu dài. - Người phụ trách :Hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất và trang thiết bị giáo dục; kế toán, nhân viên thiết bị. 4.4 Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin - Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, giảng dạy, xây dựng kho học liệu điện tử, thư viện điện tử Góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học. Động viên cán bộ, giáo viên, công nhân viên tự học hoặc theo học các lớp bồi dưỡng để sử dụng được máy tính phục vụ cho công việc. - Người phụ trách: Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, Tổ Toán – Lý – Tin. 4.5 Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục - Xây dựng nhà trường văn hóa, thực hiện tốt quy chế dân chủ. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường. Phát huy mạnh mẽ vai trò, tác dụng của Đội, Đoàn trong giáo dục học sinh. Huy động được các nguồn lực của xã hội (cá nhân và tổ chức ) tham gia vào sự nghiệp phát triển nhà trường theo đường lối của Đảng, Chính sách, Pháp luật của nhà nước, tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh. Phối hợp chặt chẽ với Cha mẹ học sinh xây dựng giáo dục gia đình thống nhất và kết hợp chặt chẽ với giáo dục nhà trường. - Nguồn lực tài chính: Ngân sách Nhà nước; Ngoài ngân sách (từ xã hội, PHHS ); Các nguồn từ giảng dạy dịch vụ của nhà trường; - Nguồn lực vật chất: khuôn viên nhà trường, phòng học, phòng làm việc và các công trình phụ trợ. Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy - học. - Người phụ trách: BGH, ban chấp hành Công đoàn, Hội CMHS. 4.6. Xây dựng thương hiệu - Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với Nhà trường. - Xác lập uy tín của từng cán bộ, giáo viên, CNV với học sinh và PHHS IV. TỔ CHỨC THEO DÕI, KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC 1 Phổ biến kế hoạch chiến lược " Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, công nhân viên nhà trường, cơ quan chủ quản, PHHS, học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường", để kế hoạch chiến lược của nhà trường trở thành kế hoạch chiến lược của từng cá nhân, tổ chức đơn vị trong nhà trường với mục tiêu chiến lược và giải pháp chiến lược phù hợp cho từng giai đoạn. 2. Tổ chức - Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường. 3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược Giai đoạn 1: Từ năm 2010 - 2012. Giai đoạn 2: Từ năm 2012 - 2014. Giai đoạn 3: Từ năm 2014 - 2015. 4. Đối với Hiệu trưởng: Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện trong từng năm học. 5. Đối với Phó Hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện. 6. Đối với tổ trưởng chuyên môn: Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp thực hiện kế hoạch. [...]... viên: Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch V Kiến nghị: - Tăng cường cơ sở vật chất cho trường gồm: Nhà thi đấu đa năng; Hội trường; phòng nghe nhìn; phòng làm việc của BGH; phòng bộ môn VI KẾT LUẬN: 1 .Kế hoạch chiến... hợp lý trong từng kế hoạch hàng năm 2 Kế hoạch chiến lược còn thể hiện sự quyết tâm của toàn thể CB-GV-NV và học sinh nhà trường xây dựng cho mình một thương hiệu, địa chỉ giáo dục đáng tin cậy 3 Trong thời kỳ hội nhập, có nhiều sự thay đổi kinh tế xã hội, kế hoạch chiến lược của nhà trường tất nhiên sẽ có sự điều chỉnh và bổ sung Tuy nhiên bản KHCL này là cơ sở nền tảng để nhà trường hoạch định chiến... kinh tế xã hội, kế hoạch chiến lược của nhà trường tất nhiên sẽ có sự điều chỉnh và bổ sung Tuy nhiên bản KHCL này là cơ sở nền tảng để nhà trường hoạch định chiến lược phát triển giáo dục cho những giai đoạn tiếp theo một cách bền vững Nơi nhận: - PGD – ĐT - Lưu:VT HIỆU TRƯỞNG . thực hiện kế hoạch chiến lược Giai đoạn 1: Từ năm 2010 - 2012. Giai đoạn 2: Từ năm 2012 - 2014. Giai đoạn 3: Từ năm 2014 - 2015. 4. Đối với Hiệu trưởng: Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến. Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình. góp phần thực hiện qui hoạch phát triển giáo dục và đào tạo của huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2010 - 2015. Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2010-2015 được xây