1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC Y TẾ DỰ PHÒNG GIAI ĐOẠN 2011-2014. DỰ KIẾN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2016-2020

17 2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 112 KB

Nội dung

- Trong những năm qua và năm 2014, công tác Y tế dự phòng tỉnh Hà Nam luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Y tế, Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam và sự chỉ đạo, hư

Trang 1

SỞ Y TẾ HÀ NAM

TRUNG TÂM YTDP TỈNH

Số: /YTDP-BC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nam, ngày 07 tháng 10 năm 2014

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC Y TẾ DỰ PHÒNG GIAI ĐOẠN 2011-2014 DỰ KIẾN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

GIAI ĐOẠN 2016-2020.

A ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GIAI ĐOẠN 2011-2014.

1 Thuận lợi.

- Trong những năm qua và năm 2014, công tác Y tế dự phòng tỉnh Hà Nam luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Y tế, Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam và sự chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn của các Cục, Vụ, các viện chuyên ngành trung ương và sự quan tâm phối hợp của các sở, ban, ngành, các tổ chức xã hội và các địa phương trong tỉnh; nhất là sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ trực tiếp của Ban giám đốc Sở Y tế, các phòng chức năng của Sở Y tế và các đơn vị trong ngành Y tế;

- Các đơn vị y tế dự phòng trong tỉnh ngày càng được củng cố ổn định, năng lực và kinh nghiệm chuyên môn của đội ngũ cán bộ ngày càng được nâng cao;

- Nhận thức về chăm sóc sức khoẻ theo hướng dự phòng tích cực, chủ động của nhân dân nhìn chung ngày càng được tốt hơn;

2 Khó khăn.

- Nguy cơ dịch bệnh xảy ra: Do tình hình dịch bệnh trên địa bàn cả nước và các tỉnh trong khu vực vẫn có những diễn biến bất thường như: Bệnh tay chân miệng, Sốt xuất huyết, Cúm A(H5N1); vấn đề ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm nguồn nước ngầm và nguồn nước bề mặt vẫn tiếp tục xảy ra, chưa thể kiểm soát được

- Nguồn kinh phí cho các hoạt động y tế dự phòng nhìn chung còn hạn chế, nhiều hoạt động không có kinh phí như: Phòng chống tai nạn thương tích, giám sát chất lượng nguồn nước sinh hoạt; sửa chữa, hiệu chỉnh hiệu chuẩn các máy móc xét nghiệm; mua sắm bổ sung một số trang thiết bị máy móc phục vụ chuyên môn

- Về nhân lực:

Trang 2

+ Thiếu các Bác sỹ để triển khai các hoạt động chuyên môn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho cơ sở Đội ngũ cán bộ làm các công tác vệ sinh lao động, công tác y tế trường học từ tỉnh tới các huyện/thành phố, xã, phường, trường học hầu hết là cán bộ mới, năng lực và kinh nghiệm công tác còn nhiều hạn chế, nhiều cán bộ chưa được đào tạo cơ bản về những công tác này

+ Công tác Y tế trường học: Đa số các trường không có biên chế cán bộ y tế, cán bộ y tế trường học tại các nhà trường hiện nay chủ yếu là trung cấp tài chính, văn thư kiêm nhiệm, chưa được đào tạo cơ bản về công tác y tế trường học vì vậy có rất nhiều khó khăn khi triển khai công tác y tế trường học trong nhà trường, công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh của các trường nhiều hạn chế

- Về kinh phí:

+ Hoạt động công tác y tế dự phòng chủ yếu vẫn dựa vào nguồn thu từ kinh phí Nhà nước; việc giám sát chất lượng nguồn nước sinh hoạt do thiếu kinh phí nên mới chỉ tập trung giám sát đối với nguồn nước của Công ty cấp nước Hà Nam, các nguồn nước khác chưa giám sát được

+ Việc xử lý chất thải y tế còn nhiều khó khăn do các cơ sở y tế xây dựng trước đây chưa có thiết kế hệ thống xử lý chất thải đồng bộ

+ Kinh phí chương trình phòng chống bệnh nghề nghiệp còn rất hạn chế nên việc thực hiện các hoạt động phòng chống bệnh nghề nghiệp còn nhiều khó khăn Ngành Y tế không có chế tài với các Doanh nghiệp; chỉ có chức năng đi kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở Chưa có kinh phí để triển khai các hoạt động phòng chống tai nạn thương tích

+ Không có kinh phí cho các hoạt động giám sát, tuyên truyền của công tác y tế trường học + Kinh phí cho hoạt động Xét nghiệm còn hạn hẹp, các trang thiết bị phục vụ cho nhu cầu Xét nghiệm còn thiếu đặc biệt là các xét nghiệm chuyên sâu Mức thu phí các hoạt động xét nghiệm không còn phù hợp trong thời điểm hiện nay

- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị:

+ Trụ sở của các đơn vị Trung tâm Y tế tuyến huyện đang trong quá trình xây dựng

và sửa chữa; chưa có trụ sở của Chi cục ATVSTP nên đơn vị còn thiếu phòng làm việc + Trang thiết bị kỹ thuật còn thiếu do đó ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai công tác chung

Trang 3

+ Phần lớn các đơn vị trong ngành Y tế chưa xây dựng kế hoạch BHLĐ theo đúng quy định vì vậy chưa tổ chức khám sức khỏe định kỳ, giám sát môi trường lao động, khám phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp theo đúng quy định vì vậy rất khó khăn cho công tác phòng chống bệnh nghề nghiệp cho nhân viên y tế

+ Điều kiện để phát triển các dịch vụ y tế dự phòng còn chậm

3 KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ GIAI ĐOẠN 2011-2014

3.1 Công tác Phòng chống dịch

Trong năm 2011-2014, tình hình dịch bệnh của cả nước đã có những diễn biến phức tạp, nhất là dịch tay chân miệng, Sốt xuất huyết, Bệnh dại, dịch Cúm là yếu tố nguy cơ dịch có thể xâm nhập và bùng phát tại tỉnh Hà Nam Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã chủ động, tích cực tham mưu và phối hợp tổ chức triển khai đồng bộ các hoạt động phòng chống dịch bệnh:

- Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo công tác phòng chống dịch; đồng thời Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn cho các tuyến triển khai các biện pháp phòng chống dịch: Kế hoạch phòng chống cúm A/H7N9 và cúm A/H5N1 trên người; Kế hoạch phòng chống bệnh, dịch

do vi rút Ebola, Kế hoạch phòng, chống cúm A/H7N9, Công văn về việc chủ động, phòng chống dịch bệnh do vi rút Ebola; công văn về việc tăng cường phòng chống bệnh viêm não vi rút; Công văn về việc sẵn sàng phòng chống dịch cúm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm từ gia cầm lây sang người; công văn về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sởi;

+ Tham mưu ban hành các văn bản chỉ đạo về việc chủ động phòng, chống dịch tay chân miệng và sốt xuất huyết; tăng cường công tác vệ sinh phòng bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa;

+ Phối hợp với các Sở, ngành tham mưu văn bản liên Ngành: Kế hoạch tổ chức thực hiện tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng khẩn cấp để phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; chủ động triển khai các biện pháp phòng chống dịch tay chân miệng

- Hệ thống phòng, chống dịch trong toàn Ngành Y tế và ở tất cả các tuyến tỉnh, huyện, xã đã được kiện toàn và bổ sung

- Trực tiếp ban hành các kế hoạch phòng chống dịch của Ngành Y tế

Trang 4

- Các đơn vị trong ngành Y tế xây dựng kế hoạch chi tiết để chủ động phòng chống dịch bệnh

- Từng tuyến đã kiện toàn các đội cơ động chống dịch của đơn vị

- Phối hợp với các Sở, ban, ngành, các địa phương triển khai thực hiện tốt các hoạt động truyền thông, điều tra, giám sát và xử lý các ổ dịch tại cộng đồng không để dịch bùng phát Tiếp tục thực hiện sự chỉ đạo của liên Bộ Y tế - Bộ Giáo dục & Đào tạo, hai Ngành Y tế và Giáo dục đã chỉ đạo các đơn vị, xây dựng kế hoạch và phối hợp triển khai tốt các hoạt động phòng chống dịch bệnh tay chân miệng, cúm v.v

- Các đơn vị trong Ngành Y tế (Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Y tế tuyến huyện, các Bệnh viện) đã phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh, Phòng Giáo dục các huyện/thành phố duy trì các hoạt động giám sát bệnh truyền nhiễm tại các cơ sở y tế, tại các trường học và tại cộng đồng hàng tuần, hàng tháng, đảm bảo phát hiện sớm và không

bỏ sót ca bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

- Phối hợp với các cơ quan tuyên truyền xây dựng nhiều phóng sự về phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm như Sởi/rubella, Tay chân miệng, cúm A/H5N1, A/H7N9, SXHD, Liên cầu lợn, Tiêu chảy cấp, Ebola phát trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và biên soạn nhiều tin bài về phòng chống các bệnh truyền nhiễm đăng trên tạp chí của Ngành, Báo Hà Nam, website Hà Nam; xây dựng, phát hành các tài liệu tham khảo cho tuyến cơ sở: tờ rơi tuyên truyền phòng chống một số bệnh truyền nhiễm thường gặp như bệnh Sởi/rubella, cúm A/H5N1, bệnh tay chân miệng, bệnh sốt xuất huyết Dengue cho cộng đồng và các nơi công cộng

Do làm tốt công tác chủ động phòng, chống dịch nên trong giai đoạn 2011-2014

đã không để dịch lớn xảy ra, không để tử vong do dịch bệnh

3.2 Công tác Tiêm chủng mở rộng

Trong giai đoạn 2011-2014, công tác Tiêm chủng mở rộng đã luôn triển khai tốt công tác tiêm chủng mở rộng trên địa bàn toàn tỉnh an toàn và chất lượng, đạt được các kết quả: Tỷ lệ Tiêm chủng đầy đủ cho trẻ em <1 tuổi đạt 99%; kết quả tiêm UV2+ cho Phụ nữ có thai: đạt 98% Tỷ lệ trẻ được bảo vệ phòng UVSS: đạt >97%;

Đặc biệt năm 2013 trước những khó khăn trong công tác tiêm chủng mở rộng do một số sự vụ liên quan ở các tỉnh như: Việc tiêm vắc xin không đủ liều, sử dụng vắc xin

Trang 5

quá hạn, một số trường hợp tử vong sau tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh, và các phản ứng phụ nặng trong trong tiêm chủng có xu hướng tăng lên; làm cho tỷ lệ tiêm chủng của

cả nước bị giảm đi Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo về chuyên môn kỹ thuật của Trung tâm Y

tế dự phòng tỉnh, các đơn vị y tế dự phòng và các cán bộ tiêm chủng đã tích cực, nhiệt tình, khắc phục khó khăn trong công tác; tiếp tục triển khai tốt các hoạt dộng tiêm chủng Đặc biệt là chúng ta đã chủ động và sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch và triển khai nghiêm túc Quyết định 3029 của Bộ Y tế về tăng cường an toàn tiêm chủng, ngay trong tháng 10 đã củng cố 127/127 điểm tiêm chủng đảm bảo đủ điều kiện thực hiện tiêm chủng

và tiêm trở lai vắc xin Quinvaxem an toàn tuyệt đối, không có tai biến sảy ra

3.3.Công tác Y tế lao động

*Công tác tập huấn:

- Tập huấn kỹ năng cấp cứu tại chỗ cho người lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh (34 lớp với 1191 lượt người tham dự)

- Tổ chức tập huấn giám sát môi trường lao động và chẩn đoán bệnh nghề nghiệp cho cán bộ y tế tuyến tỉnh, huyện, xã (6 lớp với 386 lượt người tham dự)

- Tổ chức tập huấn kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích cho cán bộ y tế các tuyến và y tế doanh nghiệp (03 lớp với 554 lượt người tham dự)

- Tổ chức Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và xã hội tập huấn công tác vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động tại các doanh nghiệp

và làng nghề (64 lớp với 4620 lượt người tham dự)

* Công tác kiểm tra, giám sát:

- Tổ chức các đợt kiểm tra công tác vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh (139 lượt)

- Kiểm tra công tác vệ sinh lao động tại các đơn vị trong ngành y tế (31 lượt)

* Công tác đo, kiểm tra môi trường lao động:

- Đã đo, kiểm tra môi trường lao động cho các cơ sở lao động, từ đó đưa ra các kiến nghị cơ sở cải thiện điều kiện lao động nơi làm việc ( với 125 lượt đo, tổng số mẫu

đo là 19649, trong đó có 3159 mẫu không đạt tiêu chuẩn vệ sinh lao động.)

Trang 6

* Công tác khám sức khỏe định kỳ, bệnh nghề nghiệp cho người lao động:

- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh (với tổng số lượt công nhân được khám là 10.146 người, trong đó số công nhân đạt sức khoẻ loại I: 1719 người, loại II: 4075 người, loại III: 2824 người, loại IV: 860 người , loại V: 668 người

- Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động tại các doanh nghiệp có yếu

tố nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp (số lượt người được khám là 1200, đã phát hiện 20 người mắc bệnh nghề nghiệp)

3.4.Công tác Vệ sinh môi trường-Y tế trường học

3.4.1 Công tác Vệ sinh môi trường:

Trong những năm qua đã triển khai tốt hợp phần vệ sinh thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, chủ động, tích cực triển khai đồng bộ các hoạt động vệ sinh toàn xã giao cho ngành Y tế đảm nhiệm tại 7 xã thực hiện Chương trình đều đạt tiêu chuẩn Phong trào Vệ sinh yêu nước, rửa tay bằng xà phòng tiếp tục được duy trì và tăng cường; trong đó mô hình điểm phong trào Vệ sinh yêu nước tại xã An Đổ-Bình Lục, rửa tay xà phòng tại huyện Thanh Liêm tiếp tục được đầu tư củng cố Qua đó dã góp phần nâng cao tỷ lệ hộ gia đình sử dụng hố xí hợp vệ sinh năm 2012 đạt 57,67% năm 2013 đạt 60,95%; năm 2014 ước đạt 62,6% và ước năm 2015 đạt 65%

- Thực hiện giám sát định kỳ hàng tháng chất lượng nguồn nước sinh hoạt tại Công

ty cấp nước Hà Nam và giám sát 100% công trình cấp nước tập trung trong toàn tỉnh cũng như các trường học, trạm y tế của 7 xã vệ sinh toàn xã 2 lần/năm, đạt 100% chỉ tiêu

3.4.2 Công tác Y tế trường học

- Trong những năm qua, đã phối hợp kiểm tra, giám sát vệ sinh trường học được 80 trường trên địa bàn tỉnh, và tiếp tục triển khai các hoạt động xây dựng điểm về vệ sinh trường học tại 4 trường Phối hợp với Viện răng hàm mặt Trung ương tổ chức lớp tập huấn nha học đường cho trên 200 cán bộ y tế trường học

3.5.Công tác Phòng chống Suy dinh dưỡng

Giai đoạn 2011-2014, công tác phòng chống suy dinh dưỡng đã luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp Chính quyền, Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu Bảo vệ Chăm sóc sức khỏe nhân dân, sự phối hợp tham gia của các ban, ngành, đoàn thể Vì vậy,

Trang 7

các hoạt động của Kế hoạch chiến lược Quốc Gia dinh dưỡng đã đạt và vượt chỉ tiêu đề ra như tỷ lệ suy sinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm nhanh và liên tục từ 33,7% năm 2000 xuống còn 15,9% năm 2012, còn 14,6% năm 2013 và ước đạt 14,3% năm 2014 và ước còn 14% vào năm 2015

Tình trạng thiếu vi chất của cộng đồng được cải thiện, nhất là tỷ lệ trẻ em từ 6-36 tháng tuổi được uống vitamin A liều cao, an toàn, không sảy ra tai biến Kết quả luôn đạt

tỷ lệ từ 99-100%, mọi bà mẹ sau sinh trong vòng 01 tháng và trẻ em dưới 5 tuổi có nguy

cơ cũng được bổ sung Vitamin A liều cao an toàn đạt mục tiêu đề ra

Hoạt động truyền thông, giáo dục được đẩy mạnh cả về nội dung và hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng như tổ chức tuyên truyền trên Đài PT-TH tỉnh, Báo

Hà Nam, tuyên truyền cơ động, treo băng zôn, khẩu hiệu và tập huấn chuyên môn cho cán

bộ từ tuyến tỉnh tới cơ sở Tổ chức điều tra, giám sát tình trạng dinh dưỡng của 1.530 trẻ

em dưới 5 tuổi và bà mẹ tại 90 tổ/thôn/xóm của 30 xã/phường/thị trấn được chọn ngẫu nhiên đảm bảo tiến độ, kỹ thuật nhằm cung cấp số liệu cụ thể xây dựng kế hoạch trong thời gian tới Công tác kiểm tra, giám sát, báo cáo được củng cố, duy trì và tăng cường

3.6.Phòng chống bệnh Sốt rét, các rối loạn nội tiết.

3.6.1 Chương trình phòng chống bệnh SR-KST-CT:

Triển khai có hiệu quả chương trình phòng chống bệnh sốt rét, không để dịch sốt rét, sốt rét ác tính và tử vong do sốt rét xảy ra

* Giám sát dịch tễ sốt rét: Trong giai đoạn 2011-2014, Trung tâm Y tế dự phòng

tỉnh đã phối hợp với Trung tâm Y tế 6 huyện/thành phố tổ chức giám sát dịch tễ Sốt rét 50 đợt các xã/Thị trấn

* Quản lý và điều trị bệnh nhân Sốt rét: Các bệnh nhân Sốt rét được phát hiện và quản lý từ cơ sở (Y tế thôn, xóm) và được điều trị tại các Trạm Y tế xã/phường bằng các thuốc của chương trình phòng chống Sốt rét Quốc gia; Tổng số bệnh nhân Sốt rét được quản lý và điều trị hàng năm khoảng là: 378 người

* Tổ chức tốt chiến dịch uống thuốc tẩy giun cho 69000 học sinh tiểu học hàng năm trong toàn tỉnh bảo đảm an toàn tuyệt đối

Trang 8

3.6.2 Chương trình phòng chống bệnh các rối loạn do thiếu iốt:

Hàng năm, các hoạt động tiếp tục được sự quan tâm của Ủy ban nhân tỉnh, Sở Y tế

Hà Nam: Hoạt động tuyên truyền; Tư vấn, khám, điều trị bệnh nhân bướu cổ, giám sát chất lượng muối i ốt tiếp tục được duy trì đều đặn, tổ chức giám sát hàng năm 735 hộ gia đình

và 1400 cửa hàng bán lẻ, phấn đấu đạt mục tiêu chương trình đề ra tỷ lệ hộ gia đình sử dụng muối i ốt đạt 98%, mức i ốt niệu đạt > 10 Mcg/dl, tổ chức khám và điều trị cho nhân dân mắc bệnh bướu cổ trong tỉnh Các hoạt động trên đã duy trì tốt thành quả thanh toán các rối loạn do thiếu iốt

3.6.3 Dự án phòng chống bệnh Đái tháo đường:

Trong giai đoạn 2011-2014 đã triển khai thực hiện tốt công tác quản lý, tư vấn bệnh nhân tiền đái tháo đường đã được khám sàng lọc qua các năm Đẩy mạnh công tác truyền thông đặc biệt Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường qua đó đã nâng cao được nhận thức của người dân trong công tác phòng, chống bệnh đái tháo đường làm thay đổi hành vi, lối sống không có lợi

* Triển khai phòng khám điều trị ngoại trú bệnh đái tháo đường, Bướu cổ, Basedow và các rối loạn chuyển hoá

3.7 Công tác Xét nghiệm

- Công tác kiểm nghiệm - xét nghiệm đã thực hiện các nhiệm vụ theo quyết định 05 của Bộ Y tế gồm: Xét nghiệm phòng chống dịch, vệ sinh môi trường, y tế trường học, sức khỏe nghề nghiệp, sốt rét nội tiết, phòng chống các rối loạn do thiếu i ốt, dinh dưỡng cộng đồng, thực hiện các xét nghiệm dịch vụ theo lĩnh vực được phân công, hỗ trợ các kỹ thuật tuyến trước theo thông tư 13 của Bộ Y Tế, theo quyết định số 339 của Sở Y tế Hà Nam, làm công tác kiểm nghiệm Vệ sinh an toàn thực phẩm,

- Luôn chủ động chuẩn bị đầy đủ vật tư hóa chất môi trường phục vụ công tác xét nghiệm nên các kết quả xét nghiệm chính xác, kịp thời, chẩn đoán được căn nguyên giúp

bộ phận thực địa triển khai nhanh chóng công tác phòng chống dịch, bệnh Đã thực hiện được trên 30 xét nghiệm phục vụ công tác khám sức khỏe nghề nghiệp bao gồm: Xét nghiệm công thức máu, nước tiểu, xét nghiệm người lành mang trùng, xét nghiệm đường máu, xét nghiệm viên gan A, Viêm gan E, Viêm gan B, Viêm gan C, xét nghiệm bệnh nghề nghiệp: Chì niệu, coproporphyrin niệu trung bình gần 1000 mẫu/năm Hàng năm đã

Trang 9

thực hiện kiểm nghiệm trên 200 mẫu nước sinh hoạt, nước thải Hàng năm đã kiểm nghiệm 1.500 mẫu muối xác định hàm lượng i ốt, các kết quả mẫu kép tuyến trên kiểm tra ngoại kiểm đều chính xác

- Đã hoàn thiện công tác xây dựng labo xét nghiệm theo nguyên tắc 1 chiều đảm bảo

an toàn sinh học và xây dựng labo chuẩn ISO/IEC 17025:2005

- Đã hoàn thành và được Viện YHLĐ & VSMT công nhận 24 chỉ tiêu xét nghiệm nước

- Văn phòng công nhận chất lượng đánh giá công nhận 27 chỉ tiêu xét nghiệm nước

và thực phẩm

- Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương công nhận 5 chỉ tiêu vi sinh vật đạt chuẩn Quốc gia YTDP và Văn phòng công nhận chất lượng (Bộ khoa học và Công nghệ) đã đánh giá công nhận 27 chỉ tiêu xét nghiệm nước và thực phẩm đạt chuẩn ISO 17025

B XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NĂM 2015 VÀ GIAI ĐOẠN 2016-2020.

1 Công tác phòng chống dịch

1.1 Mục tiêu chung:

Là một tập thể khoa đoàn kết sáng tạo và năng động để triển khai tốt các hoạt

động: Chủ động tích cực trong công tác phòng chống dịch bệnh, tham mưu và triển khai tốt các hoạt động phòng, chống dịch góp phần đảm bảo không để dịch lớn xảy ra, hạ hoặc duy trì tỷ lệ mắc, chết do các bệnh truyền nhiễm

Chủ động và phối hợp tốt để triển khai công tác chỉ đạo tuyến, đào tạo liên tục, truyền thông nguy cơ, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh

1.2 Chỉ tiêu

- Chủ động tham mưu xây dựng kế hoạch phòng chống dịch của đơn vị, của ngành; tham mưu chỉ đạo các hoạt động phòng, chống dịch trên địa bàn;

- Giám sát, phát hiện, dự báo và phối hợp xử lý các ổ dịch đúng quy định; giám sát định kỳ hàng tháng véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết dengue tại các xã trọng điểm và các

xã đối chứng

- Phối hợp với các cơ quan tuyên truyền trên địa bàn tỉnh để tuyên truyền hướng dẫn nhân dân trong công tác chủ động phòng, chống dịch bệnh; truyền thông về các yếu tố nguy cơ

Trang 10

- Thực hiện tốt công tác chỉ đạo tuyến, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho tuyến huyện

và tuyến xã; đào tạo và hướng dẫn sinh viên về thực tập trên lĩnh vực phòng chống dịch bệnh; tham gia nghiên cứu khoa học, nghiên cứu áp dụng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật phục vụ công tác phòng, chống dịch

2 Chương trình Tiêm chủng mở rộng

2.1.Mục tiêu chung:

- Triển khai tốt dự án Tiêm chủng mở rộng, dự án Sốt xuất huyết dengue và phối hợp tham gia triển khai các hoạt động chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân được lãnh đạo đơn vị giao

- Chỉ đạo và phối hợp tốt quản lý các phòng tiêm chủng vắc xin và các đơn vị, cơ sở kinh doanh vắc xin dùng cho người trên địa bàn toàn tỉnh

2.2.Chỉ tiêu cụ thể.

Tiếp tục duy trì và triển khai tốt việc tăng cường công tác an toàn tiêm chủng

- Đảm bảo tiêm chủng an toàn và chất lượng

- Bảo vệ thành quả thanh toán bại liệt

- Duy trì thành quả loại trừ uốn ván sơ sinh

- Duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi > 99%

- Duy trì tỷ lệ tiêm vắc xin phòng uốn ván cho PNCT: > 98%

- Triển khai tiêm vắc xin VGB trong vòng 24 giờ đầu sau sinh đạt > 70%

- Tiêm vắc xin cho NTSĐ(15-35) tại vùng NCC : > 97%

- Tiêm nhắc vắc xin Sởi, DPT cho trẻ 18 tháng tuổi: >90%

- Tiêm vắc xin Viêm não Nhật Bản cho trẻ 1-5 tuổi : > 98%

- Tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh cho trẻ: > 70 %

- Tiêm vắc xin Sởi mũi 2, DPT4 cho trẻ 18 tháng tuổi đạt >90%

- Chỉ số giám sát LMC > 1/100.000 trẻ dưới 15 tuổi

- 100% các ca chết sơ sinh được điều tra giám sát

- Giám sát điều tra các ca nghi sởi/rubella >2/100.000 dân

- Điều tra giám sát 100 % ca bệnh bạch hầu, ho gà

- Tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền, tập huấn, giám sát công tác TCMR và chỉ đạo tuyến

Ngày đăng: 02/08/2015, 08:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w