BÁO CÁO THỰC TẾ Khuôn khổ pháp luật về kế toán, kiểm toán, các điểm cần chú ý về Báo cáo tài chính và một số tình huống thực tế

8 382 5
BÁO CÁO THỰC TẾ Khuôn khổ pháp luật về kế toán, kiểm toán, các điểm cần chú ý về Báo cáo tài chính và một số tình huống thực tế

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÁO CÁO THỰC TẾ Ngày 07/01/2014 Sinh viên: Phạm Thị Ngọc Mã sinh viên: 1054020061 Lớp: 21.02 Chuyên ngành: Kế toán doanh nghiệp. Các vấn đề chủ yếu: • Khuôn khổ pháp luật về kế toán, kiểm toán, các điểm cần chú ý về Báo cáo tài chính và một số tình huống thực tế. • Nghe báo cáo về tổ chức công tác kế toán tại tập đoàn viễn thông quân đội Viettel. I. Khuôn khổ pháp luật về kế toán, kiểm toán, và các điểm cần chú ý về Báo cáo tài chính và một số tình huống thực tế. Diễn giả: thạc sĩ Hà Thị Ngọc Hà – Vụ phó Vụ chế độ kế toán kiểm toán trực thuộc Bộ tài chính. Thời gian: 8h – 11h30’ ngày 07/01/2014. 1. Khuôn khổ pháp luật về kế toán. - Tài liệu chung: chương 2 - luật kế toán ( 03/2003 – QH11) - Chuẩn mực kế toán: 26 chuẩn mực. - Chế độ kế toán. 1.1 Chứng từ kế toán. - Tài liệu: điều 17-25 chương 2 – Luật kế toán. - Thông tư 64/2013/TT-BTC:Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. - Một số câu hỏi thảo luận: 1. Khi nào phải ký trên các liên chứng từ? 2. Yêu cầu tối thiểu của chứng từ? 3. Phiếu thu, phiếu chi bắt buộc phải lập mấy liên? - Một số điểm cần lưu ý: 1.1.1 Nội dung chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây: - Tên và số hiệu chứng từ. - Ngày, tháng, năm lập chứng từ. - Tên, địa chỉ cúa đơn vị, cá nhân lập chứng từ. - Tên, địa chỉ của đơn vị, cá nhân nhận chứng từ. - Nội dung nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh. - Số lượng, đơn giá, số tiền của nghiệp vụ kinh tế tài chính ghe bằng số, tổng số tiền ghi trên chứng từ kế toán dùng để thu chi tiền ghi bằng số và bằng chữ. - Chữ ký, họ tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan tới chứng từ kế toán. Ngoài các nội dung trên, chứng từ kế toán có thể có thêm nội dung khác. I.1.2 Lập chứng từ kế toán. - Các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan tới hoạt động của đơn vị kế toán đều phải lập chứng từ kế toán. Chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho một nghiệp vụ kinh tế tài chính. - Chúng từ kế toán phải được lập rõ rang, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu. trong trường hợp chứng từ kế toán chưa có quy định mẫu thì đơn vị kế toán được tư lập chứng từ kế toán nhưng phải đảm bảo đủ các nội dung quy định về chứng từ. - Nội dung nghiệp vụ kinh tế tài chính ghi trên chứng từ không được viết tắt, không được tẩy xóa, sửa chữa; khi viết phải dùng bút mực, số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, chỗ trống phải gạch chéo; chứng từ bị tẩy xóa và sửa chữa đều không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai vào mẫu chứng từ kế toán thì phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo vào chứng từ viết sai. - Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên quy định, trường hợp phải lập nhiều liên chứng từ kế toán liên quan tới một nghiệp vụ kinh tế tài chính thì nội dung các liên phải giống nhau. - Người lập, người ký duyệt và những người khác ký tên trên chứng từ phải chịu trách nhiệm về nội dung của chứng từ. I.1.3 Ký chứng từ kế toán. - Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký, chữ ký trên chứng từ kế toán phải ký bằng bút mực, không được ký bằng bút mực đỏ hoặc dùng chữ ký khắc sẵn, chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất. - Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền ký. Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khi chưa đủ nội dung chứng từ. - Chứng từ kế toán chi tiền phải do người có thẩm quyền ký duyệt chi và kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền ký trước khi thực hiện. chữ ký trên chứng từ kế toán chi tiền phải ký trên từng liên. - Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo quy định pháp luật. I.1.4 Hóa đơn bán hàng. - Tổ chức cá nhân khi bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ phải lập hóa đơn bán hàng giao cho khách hàng. Trường hợp bán lẻ hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ dưới mức tiền quy định mà người mua hàng không yêu cầu lập thì không cần lập hóa đơn bán hàng. Chính phủ quy định cụ thể các trường hợp bán hàng và mức tiền không phải lập hóa đơn bán hàng. - Tổ chức, cá nhân khi mua hàng hoặc được cung cấp dịch vụ có quyền yêu cầu người bán hàng, cung cấp dịch vụ lập vào giao hóa đơn bán hàng cho mình. - Theo thông tư 64 các doạnh nghiệp tự tổ chức việc in hóa đơn. I.1.5 Quản lý và sử dụng chứng từ kế toán. - Thông tin và số liệu ghi trên chứng từ kế toán là căn cứ để ghi sổ kế toán. - Chứng từ kế toán phải được sắp xếp theo nội dung kinh tế và trình tự thời gian và bảo quản an toàn theo quy định của pháp luật. - Chỉ có cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có quyền tạm giữ tịch thu hoặc niêm phong chứng từ kế toán. Trường hợp tạm giữ, tịch thu thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải sao chụp chứng từ bị tmaj giữ, bị tịch thu và ký xác nhận trên chứng từ sao chụp; đồng thời lập biên bản ghi rõ lý do, số lượng từng loại chứng từ bị tạm giữ tịch thu và ký tên đóng dấu. - Cơ quan có thẩm quyền niêm phong chứng từ kế toán phải lập biên bản ghi rõ lý do, số lượng từng loại chứng từ bị niêm phong và ký tên, đóng dấu. I.2 Tài khoản kế toán. Hiện đang có các hệ thống tài khoản kế toán đang tồn tại, đó là: - Hệ thống Tài khoản kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: theo quyết định 48/2006/QĐ-BTC và bổ sung trong thông tư 244/2009/TT-BTC. - Hệ thống Tài khoản kế toán cho doanh nghiệp lớn: theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC và bổ sung trong thông tư 138/2011/TT- BTC. - Hệ thống Tài khoản kế toán dành cho các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh đặc thù như: dầu khí, chứng khoán, bảo hiểm… I.3 Sổ kế toán. • Theo hình thức sổ kế toán nào? ( thông tư 103) • Mở sổ thời điểm nào? Ghi sổ? phần mềm kế toán là gì? Doanh nghiệp chỉ được mở một bộ sổ kế toán duy nhất trong một niên độ kế toán ( kỳ kế toán) Các sổ kế toán lập ra phải phù hợp với hình thức kế toán mà doanh nghiệp áp dụng.( một trong các hình thức sau: ) - Nhật ký chung - Nhật ký chứng từ - Chứng từ ghi sổ - Nhật ký sổ cái Sổ kế toán gồm: - Sổ tổng hợp: gồm sổ nhật ký ghi chép theo trình tự thời gian và sổ cái ghi chép theo nội dung kinh tế. - Sổ chi tiết. I.4 Báo cáo tài chính. - Phản ánh tình hình tài chính, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, bắt buộc phải theo kế toán dồn tích. Kế toán dồn tích không phản ánh được dòng tiền vào và dòng tiền ra thực tế do đó phải có thêm báo cáo Lưu chuyển tiền tệ. thuyết minh báo cáo tài chính phải nêu rõ cả cam kết mua bán lớn. Báo cáo tài chính phải lập trên cơ sở Chuẩn mực kế toán và Luật kế toán chứ không phải Luật thuế. - Báo cáo quyết toán thuế: lập trên cơ sở Luật thuế Chú ý: từ ngày 01/01/2014 doanh nghiệp có doanh thu nhỏ hơn 1 tỷ có thể nộp thuế dưới dạng khoán. I.5 Kiểm kê. - Xem có hợp lý? - Xem thời điểm nào bắt đầu kiểm kê? 1.6 Kiểm tra kế toán Áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có cung cấp dịch vụ kế toán kiểm toán và cá nhân hành nghề kế toán. 1.7 Bảo quản, lưu trữ. - Tài liệu nào phải bảo quản lưu trữ? - Lưu bao lâu, như thế nào? 1.8các công việc kiểm tra khi bàn giao, chia tách, giải thể. 2. Khuôn khổ pháp luật về kiểm toán. Tài liệu liên quan: - Nghị định 105/2013/ND-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập. - Thông tư 214/2012/TT-BTC ban hành 37 chuẩn mực kiểm toán. 3. Báo cáo tài chính. Một số chú ý khi lập Báo cáo tài chính: - Ghi nhận giá trị tài sản theo giá gốc hay theo giá tri hợp lý tại thời điểm đó thì hợp lý hơn. - Hạch toán hàng tiêu dùng nội bộ, khuyến mại, trả lương… 4. Một số tình huống thực tế. 4.1 Một công ty sản xuất đường mua 1 TSCĐ để phục vụ cho sản xuất vào ngày 01/01/N nhưng phải đến hai năm sau công ty mới có mía nguyên liệu để sản xuất đường. Câu hỏi: - Nguyên giá ghi nhận ngày nào? - Chi phí phát sinh liên quan tới máy móc đó trong 2 năm ghi nhận như thế nào? - Trong 2 năm đó, máy móc chưa đưa vào sử dụng thì có trích khấu hao hay không? Trả lời: - Nguyên giá ghi nhận vào ngày 01/01/N. - Chi phí phát sinh liên quan tới máy móc trong 2 năm được ghi nhận là chi phí của doanh nghiệp. chi phí phát sinh kỳ nào thì tính vào kỳ đó. - Trong 2 năm đó có trích khấu hao và theo dõi trên tài khoản 811. 4.2 Một cơ quan Hải quan mua một con chó Thái Lan trị giá 200 triệu về để huấn luyện hít heroin. Hỏi con chó đó có được ghi nhận là tài sản không? Trả lời: Nếu con chó đó mua về, huấn luyện xong làm được việc thì được ghi nhận là tài sản của cơ quan còn nếu mua về huấn luyện xong mà không làm được việc hoặc chết trong quá trình huấn luyện thì không được ghi nhận là tài sản của cơ quan. 4.3 Một công ty có lợi nhuận kế toán là 100, phạt vi phạm hành chính là 20, hóa đơn mua công ty ma là 10. Hỏi thu nhập chịu thuế là bao nhiêu? Trả lời: 130. 4.4 Một công ty giấu lỗ năm năm là 10 tỷ đồng, đến năm thứ 6 lãi 10 tỷ và bị phát hiện ra là đã giấu lỗ trong năm năm trước. Hỏi trong BCKQKD năm thứ 6, cột năm nay ghi Lãi ( lỗ) là 10 tỷ hay 0 tỷ? các cổ đông có được chia cổ tức hay không? Trả lời: ghi lãi, cổ đông không được chia cổ tức vì trước kia bị lỗ nên năm thứ 6 không còn lãi nữa. II. Nghe báo cáo về tổ chức công tác kế toán tại tập đoàn viễn thông quân đội Viettel. 1. Quá trình hình thành và phát triển của tập đoàn Viettel. - Ngày 01/06/1989, tổng công ty thiết bị thông tin SIGELCO được thành lập ( tiền thân của Viettel) tại thời điểm đó có 16 người, tới nay tập đoàn có 86000 nhân viên và 25000 công tác viên. - Năm 2000, là doanh nghiệp đầu tiên cung cấp dịch vụ thoại sử dụng IP trên toàn quốc. - Năm 2005 chuyển từ Bộ tư lệnh thông tin sang Bộ Quốc Phòng. - Năm 2006 đầu tư ở Lào và Campuchia. - Năm 2010 đầu tư ở Haiti và Mozambique. - Năm 2013 có 86000 nhân viên trên toàn quốc, 8 thị trường nước ngoài và 25000 cộng tác viên. - Hiện tập đoàn đang sở hữu 108 đầu mối và 12 đơn vị hạch toán trực thuộc. - Tổng tài sản:cuối năm 2000 là 2,4 tỷ đồng, cuối năm 2012 là 94000 tỷ đồng, đự đoán cuối năm 2013 là 116000 tỷ đồng. - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 20%. - Vốn chủ sở hữu cuối năm 2010 là 43,6 nghìn tỷ đồng, cuối năm 2013 là 84 nghìn tỷ đồng, dự đoán tháng 3/2014 là 70 nghìn tỷ đồng. 2. Phân cấp mô hình tài chính của tập đoàn. - Quá trình phát triển của phòng tài chính: ngày 18/09/1995 có văn bản chính thức thành lập, năm 2000 có 20 tỉnh và tăng lên sau những năm sau đó. - Tháng 3/2006 tuyển dụng 250 nhân viên kế toán mới. - Khối phụ thuộc doanh thu chiếm 95% doanh thu của tập đoàn. - 4 cấp: chi nhánh, cửa hàng, công ty, tập đoàn. - Cơ chế quản lý dòng tiền: có hệ thống chuyên chi và chuyên thu, cấp theo danh mục được chi và quyết toán theo chứng từ. - Chính sách kế toán: năm 2005 Tập đoàn xây dựng chính sách kế toán riêng theo quy định của Bộ tài chính. Năm 2010 thay đổi theo quyết định 15 của BTC. - Kê khai và nộp thuế tại trụ sở chính. - Dòng tiền tốt được trả chậm 1- 2 năm. ( cuối năm 2013 tiền mặt 6000 tỷ đồng ) - Hệ thống kế toán vững mạnh, tự xây dựng phần mềm kế toán riêng, nhu cầu nhân sự cao. - Các vấn đề về tiền và nhân sự được điều chuyển tập trung. . toán, các điểm cần chú ý về Báo cáo tài chính và một số tình huống thực tế. • Nghe báo cáo về tổ chức công tác kế toán tại tập đoàn viễn thông quân đội Viettel. I. Khuôn khổ pháp luật về kế toán,. kế toán, kiểm toán, và các điểm cần chú ý về Báo cáo tài chính và một số tình huống thực tế. Diễn giả: thạc sĩ Hà Thị Ngọc Hà – Vụ phó Vụ chế độ kế toán kiểm toán trực thuộc Bộ tài chính. Thời. 105/2013/ND-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập. - Thông tư 214/2012/TT-BTC ban hành 37 chuẩn mực kiểm toán. 3. Báo cáo tài chính. Một số chú ý khi lập Báo cáo tài chính: -

Ngày đăng: 30/05/2015, 01:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan