bài 4 $5. lipit và protein

7 1.2K 2
bài 4 $5. lipit và protein

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giáo án sinh học 10 GV: Hoàng Thị Bích Liên Tuần: 4 Ngày soạn: 6/ 9/ 2010 Tiết: 4 Ngày dạy: / / 2010 BÀI 4 & 5: LIPIT VÀ PRÔTÊIN I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS phải: 1. Kiến thức: - Kể tên các loại lipit và chức năng của từng loại. - Phân biệt được cacbohiđrat và lipit về cấu tạo, tính chất và chức năng. - Phân biệt được cấu trúc bậc 1, 2, 3, 4 của phân tử protein. - Nêu được chức năng của một số loại protein và đưa ra các ví dụ minh hoạ. - Nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng của protein và giải thích được ảnh hưởng của các yếu tố này đến chức năng của prôtêin. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng quan sát tranh, hình vẽ để phát hiện kiến thức: phân tích, so sánh, khái quát. - Hoạt động theo nhóm. 3. Thái độ: Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng trong thực tế. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Tranh vẽ H 4.2 SGK - Mô hình cấu trúc của protein. - Sơ đồ acid amin và sự hình thành liên kết peptit. - Phiếu học tập. 2. Học sinh: Nghiên cứu trước nội dung trong sgk. III. Trọng tâm: - Cấu trúc và chức năng của lipit. - Cấu trúc của phân tử protein. IV. Tiến trình lên lớp: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Vì sao nước có thể vận chuyển liên tục từ rễ lên lá? 3. Bài mới * ĐVĐ: Ở bài học trước các em đã tìm hiểu về cấu trúc và chức năng của cacbohiđrat. Vậy lipit có gì khác với cacbohiđrat, protein. Chúng giữ vai trò gì trong cơ thể sống? Đây là nội dung các em sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay * Vào bài: * Hoạt động I: Tìm hiểu tính chất, cấu tạo và chức năng của lipit Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng GV cho HS nhắc lại tính chất của cacbohiđrat và hỏi: (?) Về mặt tính chất, lipit có gì khác cacbohiđrat? (?) Cho ví dụ minh họa về tính HS đọc SGK, độc lập trả lời. Nhỏ 1 giọt dầu phụng I. Lipit: 1. Tính chất: - Có tính kị nước, chỉ tan trong dung môi hữu cơ. Trang 1 Giáo án sinh học 10 GV: Hoàng Thị Bích Liên chất của lipit? vào li nước lọc thì thấy dầu nổi trên mặt nước -> dầu không tan trong nước. GV cho HS nhắc lại cấu tạo của cacbohidrat và hỏi: (?) Về mặt cấu tạo, lipit có gì giống và khác cacbohidrat? HS đọc SGK, độc lập trả lời. 2. Cấu tạo: - Không có cấu tạo đa phân - Hợp chất hữu cơ chứa các nguyên tố: C, H, O, P. GV gọi 1 HS trong lớp lên bảng báo cáo kết quả phiếu học tập đã làm. GV cho 1 số HS khác nhận xét, bổ sung. Sau đó, GV nhận xét, đánh giá, hoàn thiện nội dung PHT GV liên hệ thực tế: (?) Tại sao người già không nên ăn quá nhiều lipit chứa axit béo no? (?) Tại sao gấu Bắc cực thường có lớp mỡ dày? HS lên bảng báo cáo. Các bạn khác nhận xét, bổ sung. - Đó là thức ăn giàu cholesterol gây ra xơ vữa mạch máu. - Vào mùa đông nguồn thức ăn khan hiếm, điều kiện khí hậu khắc nghiệt gấu thường có phản ứng ngủ đông. Lúc này lượng mỡ dự trữ trong cơ thể được sử dụng. Như vậy lỡp mỡ dày này là nguồn năng lượng dự trữ của gấu ngủ đông. 3. Phân loại: a. Mỡ: b. Photpholipit c. Steroit d. Sắc tố và vitamin ( Nội dung như đáp án PHT) Chuyển ý: Protein là thành phần cơ bản cấu tạo nên tế bào - là loại hợp chất hữu cơ cần thiết cho mọi cơ thể sống. Vậy cấu trúc và tầm quan trọng của nó đối với tế bào và với cơ thể sống ntn? * Hoạt động II: Tìm hiểu cấu trúc và chức năng của protein Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng (?) Về mặt cấu tạo, protein có gì giống và khác cacbohiđrat? Mô hình cấu tạo 1 acid amin Giống: Có cấu tạo đa phân. Khác: - Cacbohidrat: đơn phân là đường đơn. - Protêin: đơn phân là aa. II. Prôtêin: 1. Cấu trúc hoá học: - có cấu tạo đa phân, đơn phân là các acid amin. - CTTQ của 1 axitamin: NH 2 ─ CH ─ COOH ‌‌│ R Trang 2 Giáo án sinh học 10 GV: Hoàng Thị Bích Liên (?) 1 aa được cấu tạo bởi các thành phần nào‌? Có các nguyên tố nào tham gia cấu tạo nên prôtêin? GV giới thiệu CTHH của 1 số loại aa và hỏi: (?) Các aa này giống và khác nhau ở điểm nào? Quan sát mô hình trả lời. Thảo luận nhanh trả lời. Trong đó: + nhóm amin: ─ NH 2 + nhóm cacboxyl: ─ COOH + gốc R - Trong thiên nhiên có hơn 20 loại aa khác nhau ở cấu trúc( mạch thẳng, mạch vòng), các nhóm chức, có chứa S hay không. Tranh H 5.1 SGK (?) Phân tử protein có tối đa mấy bậc cấu trúc? Đó là các bậc cấu trúc nào? (?) Nhận xét gì về cấu trúc bậc 1 của protein? Các aa liên kết với nhau bằng loại liên kết gì? (?) Vậy thế nào là cấu trúc bậc 1 của protein? GV lấy ví dụ minh họa về mối liên kết peptit. -> Vậy liên kết peptit là gì? GV nêu: Trong tự nhiên có 20 loại aa khác nhau. Nếu thay đổi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các aa thì các protein có sự biến đổi ntn? GV tổng kết: Như vậy khi thay đổi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp của các aa sẽ tạo ra nhiều phân tử protein khác nhau. Đây chính là nguyên nhân tạo ra sự đa dạng của các phân tử protein. Vậy sự đa dạng của các protein có ý nghĩa gì đối với sinh giới? Trả lời nhanh. - Gồm nhiều aa đứng cạnh nhau và liên kết với nhau. - Liên kết peptit. Trả lời nhanh. Thảo luận trả lời. Tạo ra nhiều phân tử protein khác nhau → khác về đặc tính. Tạo sự đa dạng và phong phú cho sinh giới. 2. Cấu trúc không gian: a. Cấu trúc bậc 1: trình tự sắp xếp các aa/chuỗi polipeptit. - Chuỗi polipeptit: nhiều aa liên kết peptit với nhau (mạch thẳng.) - Liên kết peptit: nhóm -NH 2 /aa này liên kết với nhóm -COOH/aa kế cận, giải phóng 1 phân tử nước. - Yếu tố qui định tính đa dạng và đặc thù của protein: số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp của các aa trong chuỗi pp -> quy định tính đa dạng và đặc thù cho sinh giới. Trang 3 Giáo án sinh học 10 GV: Hoàng Thị Bích Liên (?) Trình bày cấu trúc bậc 2, bậc 3, bậc 4 của protein? Dựa vào cơ sở nào để phân biệt các bậc cấu trúc của protein? GV nêu: Liên kết H là một liên kết yếu, không bền vững do đó nó dễ bị bẻ gẫy dưới tác động của nhân tố môi trường. Vậy khi các liên kết H trong phân tử protein bị phá hủy thì bậc cấu trúc nào của prôtein ít bị ảnh hưởng nhất? Vì sao? - Trả lời nhanh. - Căn cứ vào các loại liên kết có trong thành phần cấu trúc của phân tử protêin. Thảo luận nhanh trả lời. b. Cấu trúc bậc 2: Chuỗi polipeptit co xoắn α hoặc gấp nếp β nhờ liên kết hiđro. c. Cấu trúc bậc 3: chuỗi polipeptit bậc 2 tiếp tục co xoắn -> cấu trúc không gian 3 chiều đặc trưng. d. Cấu trúc bậc 4: 2 hay nhiều chuỗi polipeptit bậc 3 liên kết với nhau. (?) Nêu vai trò của 1 số loại protein sau: Colagen, Keratin protein sữa, hemoglobin, trombin, các kháng thể, enzim amilaza, Insulin? (?) Từ vai trò của 1 số loại prôtein trong tế bào vừa nêu hãy cho biết prôtêin giữ các chức năng gì trong cơ thể? GV nhận xét và tổng kết. - Côlagen cấu tạo nên mô liên kết. - Keratin cấu tạo nên lông, tóc, móng. - Protein sữa: dự trữ các aa. - Hemoglobin: vận chuyển O 2 và CO 2 trong máu. - Trombin: tham gia quá trình đông máu bảo vệ cơ thể không bị mất máu. - Kháng thể: chống lại sự xâm nhập của VK và VR. - Enzim amilaza: thủy phân tinh bột thành đường. - Insulin: điều chỉnh lượng đường trong máu. Qua ví dụ rút ra vai trò của protein. 3. Chức năng của Prôtêin: - Cấu tạo. - Dự trữ. - Vận chuyển. - Bảo vệ. - Xúc tác. - Điều hòa. - Thu nhận thông tin. (?) Prôtêin có mặt nhiều trong các loại thực phẩm nào? (?) Hiện tượng gì xảy ra khi đem nhúng các loại thực đậu nành, thịt heo, thịt bò, cá, trứng,…. Phá vỡ cấu trúc không gian 3 chiều của protein -> pro 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chức năng của prôtêin: nhiệt độ cao, độ pH, Trang 4 Giáo án sinh học 10 GV: Hoàng Thị Bích Liên phẩm này vào môi trường quá axit hoặc đem nấu chín? (?) Việc protein bị biến chất có ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của protein không? Vì sao? (?) Nêu những yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến chức năng của phân tử prôtêin? bị biến chất -> mất chức năng sinh học. Trả lời nhanh. Thảo luận nhanh. 4. Củng cố : Câu 1 : Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà, thịt lợn đều được cấu tạo từ Prôtêin nhưng rất khác nhau về đặc tính. Hãy giải thích ? Câu 2: Tại sao khi luộc lòng trắng trứng bị đông lại? (Protein lòng trắng trứng là albumin bị biến tính). 5. Dặn dò: - Về nhà học bài cũ và ôn tập lại nội dung kiến thức về “Axit nucleic” trong chương trình sinh học lớp 9. - Đọc bài 6 để hoàn thành BTVN dưới dạng phiếu học tâp V. Rút kinh nghiệm: ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP Các loại lipit Cấu tạo Vai trò Mỡ động vật 1 glixerol liên kết 3 acid béo no. Dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể. thực vật 1 glixerol liên kết 3 acid béo không no. Photpholipit 1 glixerol liên kết 2 acid béo và 1 nhóm photphat. tạo nên các loại màng của tế bào. Steroit chứa các nguyên tử kết vòng. cấu tạo màng sinh chất (cholesterol) và một số hoocmôn. Sắc tố và vitamin chứa sắc tố carotenoit và vitamin: A, B, C, D… tham gia vào mọi hoạt động sống của cơ thể. Trang 5 Giáo án sinh học 10 GV: Hoàng Thị Bích Liên Phiếu học tập: Phân biệt các loại lipit Các loại lipit Cấu tạo Vai trò Mỡ động vật thực vật Photpholipit Steroit Sắc tố và vitamin BÀI TẬP VỀ NHÀ: Phiếu học tập: Phân biệt cấu trúc và chức năng của ADN và ARN. Vấn đề so sánh ADN ARN Trang 6 Giáo án sinh học 10 GV: Hoàng Thị Bích Liên Số lượng mạch đơn - Đơn phân -Thành phần của 1 đơn phân Mối liên kết hoá học giữa các mạch đơn ( nếu có) Chiều dài của phân tử Nơi và thời gian tồn tại Chức năng Trang 7 . Liên Tuần: 4 Ngày soạn: 6/ 9/ 2010 Tiết: 4 Ngày dạy: / / 2010 BÀI 4 & 5: LIPIT VÀ PRÔTÊIN I. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS phải: 1. Kiến thức: - Kể tên các loại lipit và chức năng. biệt được cacbohiđrat và lipit về cấu tạo, tính chất và chức năng. - Phân biệt được cấu trúc bậc 1, 2, 3, 4 của phân tử protein. - Nêu được chức năng của một số loại protein và đưa ra các ví dụ. hôm nay * Vào bài: * Hoạt động I: Tìm hiểu tính chất, cấu tạo và chức năng của lipit Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng GV cho HS nhắc lại tính chất của cacbohiđrat và hỏi: (?)

Ngày đăng: 28/05/2015, 20:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan