Trường THPT Vĩnh Trạch Giáo án sinh học 10 GV: Nguyễn Văn Vi Tuần 4 Tiết 4 BÀI 4 + 5: CACBOHIDRAT, LIPIT VÀ PRÔTÊIN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: sau khi học xong bài này học sinh cần phải: - Nêu được cấu tạo của cacbohydrat, lipit và prôtêin. - Biết được vai trò sinh học của cacbohydrat, lipit và prôtêin trong tế bào. - Phân biệt được các loại cacbohydrat, lipit cơ bản và các cấp độ cấu trúc của prôtêin. 2. Kỹ năng: - Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ và lớp. - Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng. - Kĩ năng hợp tác nhóm, đảm nhận trách nhiệm, quản lý thời gian. - Kĩ năng tìm hiểu và xử lí thông tin về cấu trúc, chức năng của cacbohydrat, lipit và về các bậc cấu trúc và chức năng của prôtêin. 3. Thái độ: - Tích cực thảo luận nhóm, đóng góp ý kiến xây dựng bài, chủ động lĩnh hội kiến thức. - Có thái độ yêu thích môn học hơn, thích khám phá thế giới tự nhiên. II. CHUẨN BỊ: - Gv: Hình 4.1, 4.2, 5.1 – SGK, phiếu học tập. Tranh về cấu trúc hóa học của đường và lipit. - Hs: Đọc trước nội dung bài 4 + 5 và soạn bài dựa vào các câu hỏi mà GV đã dặn dò ở tiết trước. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (4’) Câu 1: Các nguyên tố đại lượng và vi lượng có vai trò như thế nào đối với sự sống? cho một vài ví dụ về vai trrò nguyên tố vi lượng ở người? Câu 2: Tại sao khi tìm hiểu sự sống trên hành tinh khác trong vũ trụ các nhà khoa học trước hết tìm xem ở đó có nước hay không? (nước chính là thành phần chủ yếu của tế bào, không có nước tế bào sẽ chết. Vì thế, không có nước là không có sự sống. 3. Dạy bài mới: (35’) Mở bài: Đặc vấn đề: Các cấp tổ chức sống được cấu tạo chủ yếu từ các hợp chất hữu cơ, vậy: thế nào là hợp chất hữu cơ? Chất hữu cơ khác với chất vô cơ như thế nào? Trong cơ thể sống thường tồn tại các loại hợp chất hữu cơ cơ bản nào? Để giải đáp được các câu hỏi này chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài hôm nay. Trang 1 Ngày soạn: 09/09/2011 Ngày dạy: 05/09/2011 Tại lớp: 10A1, 10A2, 10A3, 10A4 Trường THPT Vĩnh Trạch Giáo án sinh học 10 GV: Nguyễn Văn Vi Hoạt động 1. Tìm hiểu về các hợp chất cacbohydrat: (12’) Mục tiêu: - Nêu được cấu trúc hóa học và chức năng của các hợp chất cacbohydrat. - Phân biệt được các loại đường. Tổ chức của GV Hoạt động của học sinh Nội dung - Em hãy kể tên các loại đường mà em biết và nêu chức năng của chúng đối với tế bào? (trả lời câu hỏi lệnh trang 19) - Gv yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK trang 19 – trang 20. Hoạt động nhóm (2 em/ nhóm), trong thời gian là 3 phút. Để hoàn thành các câu hỏi sau: (giáo viên treo bảng phụ). + Cacbohydrat là gì? Chúng được chia làm mấy dạng? + Tương ứng mỗi dạng thì nó có cấu trúc như thế nào? + Cacbohydrat có vai trò sinh học như thế nào đối với tế bào và cơ thể? - Các loại đường mà em biết là: đường cát, đường mạch nha, đường thốt lốt, chúng có chức năng dự trữ năng lượng cho tế bào. Hs hoạt động nhóm theo yêu cầu của giáo viên. Nghiên cứu sách giáo khoa và trả lời câu hỏi: Cacbohydrat là hợp chất hữu cơ chỉ chứa 3 loại nguyên tố C, H, O và cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Công thức chung là (CH 2 O) n . Được chia làm 3 dạng: đường đơn, đường đôi, đường đa. - Đường đơn: (6C), gồm các loại đường: Glucozơ (TV, ĐV), Fructozơ (quả chín), Galactozơ (đường sữa). đường đôi: gồm 2 phân tử đường đơn liên kết lại: glucozơ + fructozơ = saccarozơ, glucozơ + galactozơ = lactozơ, glucozơ + glucozơ = mantozơ. Đường đa: gồm nhiều phân tử đường đơn kết hợp lại (tinh bột, xenlulozơ, kitin, …) Hs nêu các chức năng: - Là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể. - Là thành phần cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể. - Cacbohydrat liên kết với prôtêin tạo nên các phân tử glicôprôtêin là những bộ phận cấu tạo nên những thành phần khác nhau của tế bào. I. Cacbohydrat (đường): 1. Cấu trúc hóa học: - Cacbohydrat là hợp chất hữu cơ được cấu tạo chủ yếu từ 3 nguyên tố C, H, O. - Có 3 dạng cacbohydrat: đường đơn, đường đôi, đường đa. 2. Chức năng: - Là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể. - Là thành phần cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể. - Cacbohydrat liên kết với prôtêin tạo nên các phân tử glicôprôtêin là những bộ phận cấu tạo nên những thành phần khác nhau của tế bào. Trang 2 Trường THPT Vĩnh Trạch Giáo án sinh học 10 GV: Nguyễn Văn Vi Gv gọi học sinh đúng lên trả lời câu hỏi. Gv nhận xét, bổ sung và giải thích thêm để học sinh tự tổng hợp kiến thức. Mở rộng: Đặc thêm 1 số câu hỏi: - Tại sao khi ta ăn cơm trắng càng nhai kỷ thì có vị ngọt? - Cơ thể con người có tiêu hóa được xenlulo không? Mối có thể tiêu hóa được xenlulô là nhờ vào đâu? - Gv nhận xét, bổ sung và giải thích thêm để học sinh tự mở rộng kiến thức. Hs chú ý lắng nghe và tổng hợp kiến thức. - Cơm có chứa nhiều tinh bột cchín nên khi ta nhai enzym amylase cắt đứt các liên kết giải phóng glucozơ làm cho ta cảm thấy có vị ngọt. - Người không tiêu hóa được xenlulô, nhưng vấn khuyên cáo ăn xenlulo (rau, cải, …) rất tốt cho đường tiêu hóa. Mối tiêu hóa được là do trong ruột mối có 1 loại vi khuẩn có khả năng tiết emzym cắt đứt các liên kết glucozơ cung cấp cho mối và vi khuẩn (cộng sinh). Hs chú ý lắng nghe, trả lời và nêu thắc mắc. Hoạt động 2: tìm hiểu về lipit: (11’) Mục tiêu: Nêu được khái niệm lipit, phân biệt được các loại lipit và nêu được chức năng của lipit. Tổ chức của GV Hoạt động của học sinh Nội dung - Gv yêu cầu học sinh nghiên cứu tiếp mục II – SGK sau đó thảo luận nhóm trong 3 phút để tra3 lời các câu hỏi sau: - Hãy trình bày đặc điểm chung của lipit? Lipit được chia thành mấy loại? đó là những loại nào? - Hs thảo luận nhóm theo yêu cầu của giáo viên, sau đó báo cáo kết quả thảo luận của từng nhóm. - Lipit là HCHC cũng được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O. lipit là HCHC không tan trong nước, chỉ tan trong dung môi hữu cơ. Lipit bao gồm lipit đơn giản (mỡ, dầu, sáp,…) và lipit phức tạp (photpholipit, stêrôit). Một số loại vitamin và sắc tố cũng là lipit. II.Lipit: 1. Cấu trúc: - Lipit là HCHC cũng được cấu tạo từ 3 nguyên tố C, H, O. Lipit là HCHC không tan trong nước mà chỉ tan trong dung môi hữu cơ. - Lipit bao gồm lipit đơn giản (mở, dầu, sáp) và lipit phức tạp (photpholipit, stêrôit). Một số loại vitamin và sắc tố cũng là lipit. Trang 3 Trường THPT Vĩnh Trạch Giáo án sinh học 10 GV: Nguyễn Văn Vi - Lipit có chức năng như thế nào đối với tế bào và cơ thể? Gv nhận xét, bổ sung và giải thích thêm để học sinh tự tổng hợp kiến thức. Mở rộng, liên hệ thực tế: Tại sao người già không nên ăn nhiều mỡ động vật? Tại sao các ĐV ngủ đông như gấu thường có lớp mỡ dầy? - Gv nhận xét, bổ sung và giải thích thêm để học sinh tự mở rộng kiến thức. - Hs nêu chức năng giống như SGK. Hs chú ý lắng nghe và tổng hợp kiến thức. Chú ý lắng nghe và trả lời. - Hàm lượng cholesterol trong máu cao sẽ tích đọng trong mạch máu gây bệnh xơ cứng mạch đột quỵ tim, người già không nên ăn nhiều mỡ động vật và thay thế nên ăn dầu thực vật. - Để dự trữ năng lượng, giữ ấm cho cơ thể. Hs chú ý lắng nghe, trả lời và nêu thắc mắc. 2. Chức năng: - Là thành phần cấu trúc nên màng sinh chất (photpholipit, stêrôit). - Là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào (mở, dầu). - Tham gia vào điều hòa quá trình trao đổi chất khi có vai trò của các hoocmôn. Hoạt động 3: Tìm hiểu về Prôtêin: (13’) Mục tiêu: - Phân biệt được các bậc cấu trúc của prôtêin. - Hs hiểu được chức năng của prôtêin và cho được ví dụ từng chức năng. Tổ chức của GV Hoạt động của học sinh Nội dung - Yêu cầu học nghiên cứu SGK mục I, II trang 23,24,25. Và trả lời lần lượt các câu hỏi sau: + Prôtêin có các bậc cấu trúc nào? Hãy cho biết đặc điểm của mỗi bậc cấu trúc đó? + Prôtêin có chức năng gì đối với tế bào và cơ thể? - Hs nghiên cứu sách giáo khoa trả lời câu hỏi ttheo yêu cầu của giáo viên, độc lập suy nghi. + có 4 bậc cấu trúc: bậc 1, 2, 3, 4. Đặc điểm: + cấu trúc bậc 1: các Aa liên kết với nhau bằng liên kết peptit tạo thành chuỗi polypeptit. + cấu trúc bậc 2: chuỗi polypeptit bậc 1 co xoắn (dạng α) và gấp nếp (dạng β). + cấu trúc bậc 3: Do cấu trúc bậc 2 tiếp tục xoắn hay gấp nếp tạo thành III. Prôtêin: 1. Cấu trúc: - Prôtêin là đại phân tử hữu cơ có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân gồm các đơn phân là Aa. - Prôtêin có 4 bậc cấu trúc: + cấu trúc bậc 1: các Aa liên kết với nhau bằng liên kết peptit tạo thành chuỗi polypeptit. + cấu trúc bậc 2: chuỗi polypeptit bậc 1 co xoắn (dạng α) và gấp nếp (dạng β). + cấu trúc bậc 3: Do cấu trúc Trang 4 Trường THPT Vĩnh Trạch Giáo án sinh học 10 GV: Nguyễn Văn Vi + Nếu trong khẩu phần ăn hằng ngày của vật nuôi thiếu Prôteein thì sẽ dẫn đến hậu quả gì? Gv nhận xét, bổ sung và giải thích thêm để học sinh tự tổng hợp kiến thức. - Gv yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi lệnh trang 25 – SGK Gv nhận xét, bổ sung và giải thích thêm để học sinh tự mở rộng kiến thức. cấu trúc không gian 3 chiều. + cấu trúc bậc 4: do 2 hay nhiều polypeptit liên kết với nhau tạo thành. + Vật nuôi gầy yếu, chậm lớn, dễ mắc bệnh. Hs chú ý lắng nghe và tổng hợp kiến thức. - Trong 20 loại a.a có những loại thay thế (cơ thể tổng hợp được) và những a.a không thay thế (cơ thể không tự tổng hợp được). Vì thế khi ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, chúng ta có cơ hội nhận được nhiều loại a.a không thể thay thế khác nhau cần thiết cho cơ thể. Hs chú ý lắng nghe, trả lời và nêu thắc mắc. bậc 2 tiếp tục xoắn hay gấp nếp tạo thành cấu trúc không gian 3 chiều. + cấu trúc bậc 4: do 2 hay nhiều polypeptit liên kết với nhau tạo thành. 2. Chức năng của prôtêin. - Cấu tão nên tế bào và cơ thể. Ví dụ: như côlagen tham gia cấu tạo nên các mô liên kết,… - Dự trữ các Aa: ví dụ: prrôtêin trong sữa, dầu trong hạt của các cây họ đậu, … - Vận chuyển các chất: VD: hêmôglobin. - Bảo vệ cơ thể: VD: kháng thể. - Thu nhận thông tin: vd: các thụ thể - Xúc tác cho các phản ứng hóa sinh trong tế bào. Vd: enzim. - Điều hòa các quá trình trao đổi chất. vd: các loại hoocmon. 4. Củng cố: (4’) Hãy kể tên các loại cacbohydrat và lipit mà em biết? Lipit và protein có vai trò sinh học như thế nào đối với tế bào và cơ thể? 5. Dặn dò: (1’) Học thuộc bài và trả lời câu hỏi cuối bài 4 + 5, đọc mục “em có biết” trang 26 – SGK. Soạn bài 6 dựa vào các câu hỏi: Câu 1: nêu đăc điểm khác nhau về cấu trúc của AND và ARN? Câu 2: trình bày chức năng của AND và các loại ARN? * Rút kinh nghiệm: Trang 5 . Trường THPT Vĩnh Trạch Giáo án sinh học 10 GV: Nguyễn Văn Vi Tuần 4 Tiết 4 BÀI 4 + 5: CACBOHIDRAT, LIPIT VÀ PRÔTÊIN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: sau khi học xong bài này học. giới tự nhiên. II. CHUẨN BỊ: - Gv: Hình 4. 1, 4. 2, 5. 1 – SGK, phiếu học tập. Tranh về cấu trúc hóa học của đường và lipit. - Hs: Đọc trước nội dung bài 4 + 5 và soạn bài dựa vào các câu hỏi mà GV. viên, độc lập suy nghi. + có 4 bậc cấu trúc: bậc 1, 2, 3, 4. Đặc điểm: + cấu trúc bậc 1: các Aa liên kết với nhau bằng liên kết peptit tạo thành chuỗi polypeptit. + cấu trúc bậc 2: chuỗi polypeptit