1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức công tác Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần dược phẩm Hướng Việt

54 385 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 575,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 3 1.3.4. PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ VỐN HÀNG XUẤT BÁN 9 1.5.2.2. Tài khoản kế toán sử dụng 2 2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HƯỚNG VIỆT 20 2.2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÔNG TÁC BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY 20 2.2.2.3. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 25 2.2.2.4. Kế toán tình hình thanh toán với khách hàng và thuế phải nộp 26 2.2.2.7. Kế toán xác định kết quả bán hàng 30 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HƯỚNG VIỆT 32 3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HƯỚNG VIỆT 32 3.1.1. NHỮNG ƯU ĐIỂM ĐẠT ĐƯỢC 32 3.1.2. NHỮNG TỒN TẠI 33 3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HƯỚNG VIỆT 34 3.2.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN 34 KẾT LUẬN 36 Luận văn tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay, khi nền kinh tế thế giới đang trên đà phát triển với trình độ ngày càng cao thì nền kinh tế Việt Nam cũng đang dần phát triển theo xu hướng hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng đa dạng, phong phú và sôi động đòi hỏi luật pháp và các biện pháp kinh tế của nhà nước phải đổi mới để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế phát triển. Trong xu hướng đó, kế toán cũng không ngừng phát triển và hoàn thiện nội dung, phương pháp cũng như hình thức tổ chức để đáp ứng nhu cầu quản lí ngày càng cao của nền sản xuất xã hội. Để có thể quản lí hoạt động kinh doanh thì hạch toán kế toán là một công cụ không thể thiếu. Đó là một lĩnh vực hoạt động gắn liền với kinh tế tài chính, đảm nhận hệ thống tổ chức thông tin, làm căn cứ để ra các quyết định kinh tế. Với tư cách là công cụ quản lí kinh tế tài chính, kế toán cung cấp các thông tin kinh tế tài chính hiện thực, có giá trị pháp lí và độ tin cậy cao, giúp doanh nghiệp và các đối tượng liên quan đánh giá đụng đắn tình hình hoạt động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó ban quản lí doanh nghiệp sẽ đưa ra các quyết định kinh tế phù hợp. Vì vậy, kế toán có vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống quản lí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể nói, hầu hết các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều nhằm vào một mục tiêu chủ yếu đó là tối đa hóa lợi nhuận. Để đạt được mực tiờu đú thỡ doanh nghiệp phải thực hiện được giá trị sản phẩm, hàng hóa thông qua hoạt động bán hàng. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, khi mà cả thế giới đang nỗ lực bước qua khủng hoảng kinh tế, thì việc đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa được coi là rất cần thiết. Đó là nền tảng để xác định kết quả hoạt động của các doanh nghiệp cần sản xuất kinh doanh và thương mại. Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của vấn đề trên, là một sinh viên chuyên ngành kế toán doanh nghiệp của Học Viện Tài Chính, vận dụng những kiến thức đã được học trong nhà trường, được sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn Trương Thị Thủy và các anh chị trong cỏc phũng ban của quý công ty cổ phần dược phẩm Hướng Việt nơi em thực tập, em đã quan tâm tìm hiểu về hoạt động của công ty đặc biệt là về công tác kế toán tại công ty và mạnh dạn chọn đề tài : “Tổ chức công tác Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần dược phẩm Hướng Việt”. Luận văn gồm 3 chương : SV: Hoàng Đình Thịnh Trang 1 Luận văn tốt nghiệp Chương 1: Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại. Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần dược phẩm Hướng Việt. Chương 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần dược phẩm Hướng Việt. SV: Hoàng Đình Thịnh Trang 2 Luận văn tốt nghiệp Chương 1: Lý luận chung về tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại 1.1. Vai trò của tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại 1.1.1. Khái niệm hoạt động kinh doanh thương mại : Hoạt đông kinh doanh thương mại là hoạt động lưu thông và phân phối hàng hóa trên thị trường buôn bán trong phạm vi của từng quốc gia riêng biệt hoặc giữa các quốc gia với nhau. Hoạt động kinh doanh thương mại trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia được gọi là nội thương, hoạt động kinh doanh thương mại giữa các quốc gia với nhau được gọi là ngoại thương. Để có cái nhìn tổng quát hơn về hoạt động kinh doanh thương mại có thể tìm hiểu về đặc điểm của hoạt động kinh doanh thương mại. 1.1.2. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh thương mại * Về hoạt động kinh doanh thương mại Các doanh nghiệp thương mại hoạt động trên lĩnh vực lưu thông, phân phối, thực hiện chức năng tổ chức hàng hóa thông qua các hoạt động mua bán và lưu trữ hàng hóa. Lưu chuyển hàng hóa gồm 2 hoạt động chính là : Mua hàng và bán hàng. * Về đối tương kinh doanh thương mại Trong các doanh nghiệp thương mại, hàng hóa là tài sản chủ yếu, vốn hàng hóa chiếm tỉ trọng lớn. Hàng hóa trong kinh doanh thương mại rất đa dạng và phong phú, nhưng được chia thành 3 ngành chính như sau : - Hàng vật tư, thiết bị - Hàng công nghệ phẩm tiêu dung - Hàng lương thực thực phẩm * Về phương thức lưu chuyển hàng hóa trong doanh nghiệp kinh doanh thương mại Quá trình lưu chuyển hàng hóa được thực hiện theo 2 phương thức : bán buôn và bán lẻ, dưới các hình thức đa dạng: giao bán thẳng, bán buôn qua kho và bán qua đại lý… * Về tổ chức kinh doanh thương mại Mọi thành phần kinh tế kinh doanh trong lĩnh vực thương mại có thể vận dụng một trong các hình thức tổ chức kinh doanh thương mại như : tổ chức bán buôn, tổ chức bán lẻ, kinh doanh tổng hợp…với quy mô từ nhỏ đến lớn như quầy hàng, chi nhánh, xí nghiệp, công ty, tổng công ty… SV: Hoàng Đình Thịnh Trang 3 Luận văn tốt nghiệp 1.1.3. Vai trò của tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp kinh doanh thương mại Có thể nói trong kế toán của doanh nghiệp thương mại,kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng là phần hành kế toán quan trọng nhất vì phần hành này cung cấp thông tin chủ yếu cho việc lập báo cáo tài chính, đặc biệt là báo cáo kết quả kinh doanh, từ đó giúp cho nhà quản trị có thể đánh giá được một cách tương đối đồng bộ và hiệu quả hoạt động tổ chức kinh doanh cũng như xu hướng phát triển của doanh nghiệp, làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách ngắn và dài phù hợp để đạt được mục tiêu cuối cùng. 1.2. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của tổ chức kế toán bán hàng trong doanh nghiệp kinh doanh thương mại 1.2.1. Yêu cầu quản lý quá trình bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại Quản lý công tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh thực chất là việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch trong từng thời kỳ đối với từng khách hàng, từng hợp đồng kinh tế. Ngoài ra, đó còn là hoạt động quản lý về số lượng,chất lượng hàng hóa, thời gian tiêu thụ, cơ cấu các mặt hàng tiêu thụ, trị giá vốn hàng xuất bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, tình hình thanh toán của khách hàng và thanh thoỏn cỏc khoản phải trích nộp cho Nhà nước. Yêu cầu quản lí bán hàng và xác định kết quả bán hàng bao gồm những nội dung chủ yếu sau: - Nắm bắt , theo dõi chặt chẽ từng phương thức bán hàng, từng phương thức thanh toán, từng loại sản phẩm tiêu thụ và từng loại khách hàng, đảm bảo thu hồi nhanh, đầy đủ tiền bán hàng. Đối với các khoản giảm trừ phải có cơ chế quản lý công khai, đối với các khoản chiết khấu, giảm giá cho số hàng tiêu thụ trong kỳ phải đảm bảo cho doanh nghiệp có lãi. - Lựa chọn phương pháp xác định giá vốn hàng xuất bán phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp, giám sát, kiểm tra chặt chẽ tính hợp lý, hợp pháp của cá khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh. - Tập hợp chính xác, đúng đắn kết quả bán hàng nói chung cũng như kết quả tiêu thụ từng mặt hàng nói riêng. 1.2.2. Nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh Kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng có vai trò rất quan trọng trong việc thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin về hoạt động bán hàng, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhằm kiểm tra giám sát toàn bộ hoạt SV: Hoàng Đình Thịnh Trang 4 Luận văn tốt nghiệp động đó. Để thực hiện được vai trò đó, kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng cần thực hiện các nhiệm vụ sau: - Theo dõi, phản ánh, giám đốc chặt chẽ quá trình bán hàng, ghi chép đầy đủ các khoản doanh thu bán hàng, chi phí bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng… - Theo dõi chặt chẽ tình hình thanh toán công nợ của khách hàng, đôn đốc, đảm bảo thu đủ tiền hàng. Xác định chính xác kết quả bán hàng, phản ỏnh,đụn đốc việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. - Cung cấp thông tin cần thiết cho các bộ phận lien quan, định kỳ tiến hành phân tích kinh tế đối với hoạt động bán hàng và kết quả bán hàng. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, tổ chức kế toán bán hàng và các định kết quả bán hàng phải thực hiện tốt các nội quy sau : - Tổ chức tốt việc luân chuyển chứng từ, hạch toán ban đầu, ghi sổ kế toán về doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. - Tổ chức thiết kế, sử dụng hệ thống tài khoản, hệ thống sổ kế toán tổng hợp và chi tiết theo yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp về nghiệp vụ bán hàng và xác định kết quả bán hàng. - Tổ chức lập báo cáo doanh thu, báo cáo bán hàng, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của doanh nghiệp và của các cơ quan quản lý cấp trên. 1.3. Lý luận về doanh thu bán hàng và kết quả bán hàng trong doanh nghiệp kinh doanh thương mại 1.3.1. Các phương thức bán hàng trong doanh nghiệp thương mại Quá trình lưu chuyển hàng hóa trong doanh nghiệp thương mại được thực hiện theo 2 phương thức là bán buôn và bán lẻ 1.3.1.1. Phương thức bán buôn Bán buôn là phương thức bán hàng theo lô hoặc bán với số lượng lớn, hàng hóa được bán cho các đối tượng như tổ chức bán lẻ, các tổ chức sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu và giá cả tùy thuộc vào số lượng hàng bán, phương thức thanh toán. * Bán buôn qua kho: Là hình thức bán hàng mà hàng bán được xuất từ kho của doanh nghiệp, đây là hình thức bán hàng truyền thống. Vì hàng hóa tiêu thụ được dự trữ trong kho nên khi doanh nghiệp áp dụng hình thức bán hàng này cần có kế hoạch dự trữ hàng hóa đầy đủ, bảo quản tốt hàng hóa đồng thời áp dụng kịp tiến độ giao hàng, giảm thiểu những chi phí không đáng có. SV: Hoàng Đình Thịnh Trang 5 Luận văn tốt nghiệp Bán buôn qua kho bao gồm 2 hình thức: bán buôn theo hình thức giao hàng trực tiếp và bán buôn theo hình thức gửi bán hàng hóa - Bán buôn theo hình thức giao hàng trực tiếp: là việc bên mua cử đại diện trực tiếp đến kho của doanh nghiệp mua hàng, doanh nghiệp xuất kho hàng hóa để giao cho bên mua. Đối với hình thức này, bộ phận kế toán không phải ghi chép khoản chi phí vận chuyển vì khoản này bên bán không phải chi. - Bán buôn theo hình thức gửi bán hàng hóa: Là việc doanh nghiệp xuất kho hàng hóa gửi cho các đại lý của mình. Hàng gửi đi bán này chỉ được xác định là đã tiêu thụ khi doanh nghiệp nhận được báo cáo bán hàng của đại lý. * Bán buôn vận chuyển thẳng: Là hình thức mà hàng giao được bán ngay từ khâu mua thông qua kho của doanh nghiệp. Bán buôn vận chuyển thẳng bao gồm : - Bán buôn vận chuyển thẳng trực tiếp: doanh nghiệp thương mại nhận hàng ở bên bán và giao trực tiếp cho khách hàng của mình. Khi bên mua nhận đủ hàng và kí nhận trên hóa đơn bán hàng thì hàng được coi là bán. - Bán buôn vận chuyển thẳng theo hình thức chuyển hàng: doanh nghiệp thương mại nhận hàng từ bên bán và chuyển số hàng đó cho khách hàng của mình. Khi hàng đến tay khách hàng, được họ kiểm nhận và trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền thì hàng được coi là đó bỏn. 1.3.1.2. Phương thức bán lẻ Là việc trực tiếp bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng hoặc cho cá tổ chức kinh tế mang tính chất tiêu dùng. Bán lẻ bao gồm các hình thức sau: * Bán hàng thu tiền tại chỗ: Nhõn viờn bán hàng trực tiếp thu tiền và giao hàng cho khách hàng. Hình thức này thường được áp dụng cho các cửa hàng có quy mô nhỏ, công tác kế toán bán hàng đơn giản. * Bán hàng thu tiền tập trung: tại điểm bán hàng, nhân viên bán hàng và nhân viên thu ngân thực hiện độc lập chức năng bán hàng và chức năng thu tiền. Nhân viên bán hàng có nhiệm vụ kiểm kê hàng hóa, đối chiếu với số quầy và lập báo cáo bán hàng. Nhân viên thu ngân có nhiệm vụ thu tiền, lập báo cáo nộp tiền. Hai nhân viên này phải đối chiếu với nhau, sau đó giao cho kế toán bán hàng ghi sổ các nghiệp vụ bán hàng trong ngày. Hình thức này áp dụng cho các cửa hàng qua mô lớn. * Bán hàng trả góp: Người mua được phép trả số tiền mua hàng thành nhiều lần theo hợp đồng mua bán đã ký. Theo hình thức này, ngoài doanh thu theo giá bán lẻ thông thường thì doanh nghiệp còn hưởng một khoản lãi do việc trả chậm mang lại. SV: Hoàng Đình Thịnh Trang 6 Luận văn tốt nghiệp * Bán hàng theo phương thức tự phục vụ: khách hàng tự chọn hàng , mang đến quầy thanh toán và thanh toán, nhân viên thu tiền kiểm hàng, tính tiền, lập hóa đơn bán hàng và thu tiền. * Bán hàng theo phương thức đổi hàng: doanh nghiệp mang hàng của mình đổi hàng cho khách hàng theo đúng thỏa thuận của hai bên. Giá của hàng hóa đem đổi là giá hàng húa đú trờn thị trường. * Bán hàng tự động: Các doanh nghiệp sử dụng các loại máy móc chuyên dùng cho một số loại hàng hóa nào đó đặt ở các nơi công cộng. Khách hàng sau khi bỏ tiền vào mỏy, mỏy sẽ tự động đẩy hàng ra cho khách hàng. 1.3.2. Các phương thức thanh toán Có 2 loại phương thức thanh toán mà các doanh nghiệp đang áp dụng, đó là thanh toán dùng tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt. 1.3.2.1. Thanh toán dùng tiền mặt Doanh nghiệp bán hàng cho khách hàng và được khách hàng thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt 1.3.2.2. Thanh toán không dùng tiền mặt Khách hàng sau khi mua hàng không thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt mà chấp nhận thanh toán bằng các hình thức thanh toán khác như: chuyển khoản tiền gửi, séc, ủy nhiệm chi 1.3.3. Doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng 1.3.3.1. Doanh thu bán hàng và các điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng Theo chuẩn mực số 14 – doanh thu và thu nhập khỏc thỡ doanh thu là tổng lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Doanh thu bán hàng theo thông tư 76 TC/TCDN của Bộ tài chính quy định là số thu về hàng hóa, lao vụ, dịch vụ mà doanh nghiệp đó bỏn, đó cung cấp cho khách hàng và được khách hàng trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán. Đối với các doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu không bao gồm thuế GTGT còn đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu là trị giá thanh toán của số hàng đó bỏn (đó bao gồm thuế GTGT) Doanh thu bán hàng là một chỉ tiêu quan trọng đối với doanh nghiệp, nó không chỉ là nguồn tài chính chủ yếu để doanh nghiệp trang trải các chi phí đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh mà nú cũn phản ánh quy mô kinh doanh, trình độ quản lý và xu hướng phát triển của doanh nghiệp. Do vậy, việc thực hiện đầy đủ, kịpthời chỉ tiêu doanh thu bán hàng có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì hoạt động ổn định trong doanh nghiệp. SV: Hoàng Đình Thịnh Trang 7 Luận văn tốt nghiệp Theo chuẩn mực số 14, doanh thu bán hàng được ghi nhận khi thừa món đồng thời các điều kiện sau: - Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro, lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm , hàng hóa cho người mua. - Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền sở hữu hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hay quyền kiểm soát hàng hóa. - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. - Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng. Việc xác định thời điểm hàng hóa được coi là tiêu thụ có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp, có xác định đúng thời điểm tiêu thụ thì mới xác định đúng thời điểm kết thúc công việc bán hàng và phản ánh chính xác kết quả bán hàng trong kỳ của doanh nghiệp. 1.3.3.2. Các khoản giảm trừ daonh thu Để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ hàng hóa, các doanh nghiệp có thể thực hiện một số chính sách nhằm khuyến khích khách hàng như: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, doanh thu hàng bán bị trả lại. Các khoản giảm trừ này chính là cơ sở để tính doanh thu thuần và xác định kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán. Các khoản giảm trừ doanh thu phải được phản ánh, theo dõi chi tiết, riêng biệt trên những tài khoản kế toán phù hợp nhằm chung cấp các thông tin kế toán để lập báo cáo tài chính. * Chiết khấu thương mại: là khoản tiền chênh lệch do giá bán nhỏ hơn giá niêm yết doanh nghiệp đã giảm trừ cho khách hàng khi khách hàng mua sản phẩm, hàng hóa với số lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế hoặc các cam kết mua, bán hàng. * Giảm giá hàng bán: là khoản tiền mà doanh nghiệp giảm trừ cho khách hàng trong trường hợp đặc biệt vỡ lớ do hàng bán bị kém phẩm chất, không đúng quy cách hoặc không đúng thời hạn đã ghi trong hợp đồng. * Doanh thu hàng bán bị trả lại: hàng bán bị trả lại là số sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp xác định là đã tiêu thụ, đã ghi nhận là doanh thu, nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng kinh tế hoặc theo chính sách bảo hành như: hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại. * Thuế phải nộp cho hàng tiêu thụ: là số tiền doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước để thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước về hoạt độngt iờu thụ hàng hóa, cung cấp lao vụ, dịch vụ. Thuế phải nộp cho SV: Hoàng Đình Thịnh Trang 8 Luận văn tốt nghiệp hàng tiêu thụ bao gồm: thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt. 1.3.4. Phương pháp tính giá vốn hàng xuất bán Theo chuẩn mực số 02, giá vốn hàng xuất kho được xác định theo một trong các phương pháp sau: * Phương phỏp tính theo giá đích danh: phương pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lí, theo dõi hàng hóa, thành phẩm theo từng lô, khi xuất bán hàng hóa thuộc lô nào thì sẽ căn cứ vào số lượng thực xuất và đơn giá nhập kho thực tế của lụ đú để tính trị giá thực tế hàng xuất kho. * Phương pháp bình quân gia quyền: Trị giá vốn thực tế của hàng xuất kho được tính theo số lượng thực tế xuất kho và đơn giá bình quân theo công thức sau: Giá thực tế hàng xuất bán = Số lượng hàng xuất bán * Đơn giá bình quân Trong đó, đơn giá bình quân có thể tính theo phương pháp sau: - Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ: Trị giá thực tế hàng Trị giá thực tế hàng Đơn giá bình tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ quân cả kỳ dự = trữ Số lượng hàng tồn đầu Số lượng hàng kỳ + nhập trong kỳ - Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập: Đơn giá bình Giá thực tế hàng tồn kho sau mỗi lần nhập quân sau mỗi = lần nhập Số lượng hàng tồn kho sau mỗi lần nhập * Phương pháp nhập trước – xuất trước: Phương pháp này dựa trên giả thiết là hàng hóa được nhập trước thì xuất trước và lấy giá thực tế của lần đó là giá của vật tư xuất kho. Do đó, vật tư tồn cuối kỳ được tính theo đơn giá của những lần nhập kho sau cùng. * Phương pháp nhập sau - xuất trước: Phương pháp này dựa trên giả thiết là hàng hóa nào nhập kho sau thì được xuất trước. Khi tính trị giá vốn hàng bỏn thỡ sẽ dựng giỏ nhập kho thực tế của những lần nhập sau cùng. SV: Hoàng Đình Thịnh Trang 9 [...]... công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần dược phẩm Hướng Việt 2.2.1 Đặc điểm chung về công tác bán hàng tại công ty Công ty cổ phần dược phẩm Hướng Việt là đơn vị kế toán hạch toán độc lập, tự chủ về hoạt động kinh doanh SV: Hoàng Đình Thịnh Luận văn tốt nghiệp Hàng hóa của công ty chủ yếu là thuốc, hóa chất, trang thiết bị y tế, mỹ phẩm Nguồn cung cấp hàng hóa... bậc quản trị Phân tích, dự báo chỉ số tài chính ở từng bộ phận hoạt động Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần dược phẩm Hướng Việt SV: Hoàng Đình Thịnh Luận văn tốt nghiệp 2.1 Đặc điểm tình hình tổ chức và hoạt động của công ty 2.1.1 Quá tình hình thành và phát triển của công ty cổ phần dược phẩm Hướng Việt 2.1.1.1 Cơ sở pháp lý và. .. doanh Trong doanh nghiệp thương mại, kết quả hoạt động kinh doanh bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh thông thường và kết quả hoạt động khác Kết quả hoạt động kinh doanh thông thường được xác định bởi hoạt động bán hàng và hoạt động tài chính, cỏch tớnh như sau: Kết quả hoạt động kinh doanh thông thường = Doanh thu thuần về bán hàng - Trị giá vốn + hàng xuất bán Doanh thu phí hoạt động tài chính -... thuần khác và chi phí khác: SV: Hoàng Đình Thịnh Luận văn tốt nghiệp Kết quả hoạt động khác = Thu nhập thuần khác - Chi phí khác 1.5 Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh 1.5.1 Các nguyên tắc cần quán triệt trong công tác bán hàng và xác định kết quả bán hàng Để bảo đảm tính chính xác, trung thực của các thông tin mà kế toán cung cấp thì cần thực hiện đầy đủ các nguyên tắc kế toán trong... chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng Cơ cấu tổ chức phòng kế toán: Kế toán tổng hợp Kế Kế toán toán công công SV: Hoàng Đình Thịnh nợ nợ phải phải thu trả Kế toán TM NH Kế toán TSCĐ CCDC VT Kế toán thuế thu nộp NS Kế toán kho Thủ quỹ Thủ kho Luận văn tốt nghiệp Kế toán trưởng: có nhiệm vụ tổ chức điều hành toàn bộ hệ thống kế toán, chỉ đạo trực tiếp toàn bộ nhân viên kế toán trong công ty, làm tham mưu... chi kế toán tiÕt chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Luận văn tốt nghiệp Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra 1.5.4.5 Tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng trong điều kiện kế toán máy Ngày nay, phần lớn các doanh nghiệp đều sử dụng hình thức kế toán máy Có rất nhiều phần mềm được sử dụng để giảm thiểu công việc ghi chép của kế toán, tạo nên tính chính xác, hiệu quả. .. xuất kho Báo cáo bán hàng, bảng kê bán lẻ hàng hóa Các chứng từ có liên quan khác 1.5.2.2 Tài khoản kế toán sử dụng Các tài khoản kế toán bán hàng sử dụng: TK 156, TK 151, TK 632, TK 611, TK 511, TK 512, TK 521, TK 531, TK 532, TK 641, TK 642, TK 911, TK 421 1.5.3 Trình tự kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng 1.5.3.1 Trình tự kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu * Tài... Việt 2.1.1.1 Cơ sở pháp lý và hình thành của công ty Công ty cổ phần dược phẩm Hướng Việt được Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 02/02/2009, đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 29/12/2011 với : + Mã số doanh nghiệp: 0103277846 + Tên công ty bằng tiếng việt: CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HƯỚNG VIỆT + Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: HUONG VIET PHARMACEUTICAL... tiết doanh thu, sổ chi tiết thanh toán với người bán, sổ tập hợp CPBH, sổ tập hợp CPQLDN, sổ cái và cá sổ chi tiết, sổ tổng hợp khác có liên quan SV: Hoàng Đình Thịnh Luận văn tốt nghiệp 1.6 Báo cáo kế toán 1.6.1 Báo cáo kết quả kinh doanh * Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh. .. động kinh doanh, tổ chức kiểm tra kế toán nội bộ trong công ty Khi quyết toán được lập xong, kế toán trưởng có nhiệm vụ thuyết minh và phân tích, giải thích kết quả sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm về mọi số liệu ghi trong bảng quyết toán, nộp đầu đủ, đúng hạn các báo cáo tài chính theo quy định Kế toán trưởng là bà Nguyễn Thu Trang Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ tổng hợp các số liệu kế toán và lập . TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HƯỚNG VIỆT 32 3.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG. về tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại. Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công. TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM HƯỚNG VIỆT 20 2.2.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÔNG TÁC BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY 20 2.2.2.3. Kế toán

Ngày đăng: 28/05/2015, 09:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w