Báo cáo việc dạy và học bộ môn Toán theo SGK Báo cáo việc dạy và học bộ môn Toán theo SGK mới…………………… mới…………………… I/ LỜI MỞ ĐẦU: Đã 77 năm, Đảng ta làm nên những điều kỳ diệu. Lật mở những trang lịch sử của dân tộc, ta có quyền tự hào về thành quả của cha ông trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam chúng ta - một nước chưa giàu về kinh tế nhưng nhân cách Việt Nam được cả thế giới tôn vinh. Bởi Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Bắt kịp những biến chuyển về tình hình kinh tế xã hội trên thế giới. Bộ giáo dục đã đưa vào sử dụng đại trà bộ sách giáo khoa mới từ năm 2002. Nhằm định hướng cho một nền giáo dục hiện đại, tạo ra những con người “vừa hồng, vừa chuyên” phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nam Trà My là một huyện miền núi thuộc vùng sâu, vùng xa của tỉnh Quảng Nam. Song, việc thay đổi SGK đã thực hiện một cách triệt để và tích cực. Để hoàn thành tốt hơn nữa việc thực hiện các mục tiêu giáo dục, cần có một cách nhìn xuyên suốt và toàn diện về việc áp dụng SGK mới. Từ đó cùng đề ra kế hoạch, phương pháp giảng dạy phù hợp với yêu cầu, với đòi hỏi của thời đại. Hôm nay, được sự cho phép của BGH Trường THCS - BTCX Trà Mai tổ tự nhiên xin được báo cáo việc dạy và học bộ môn Toán SGK mới trong thời gian vừa qua và cũng là để trả lời cho câu hỏi “Chúng ta nên hiểu về Toán như thế nào để có thể vận dụng vào dạy và học ?”. II/ THỰC TRẠNG: 1) Thuận lợi: Trong thời gian qua huyện nhà đã có sự quan tâm kịp thời, đúng mức và cụ thể là Phòng giáo dục đã cung cấp cho trường một số lượng SGK tương đối đầy đủ, thuận lợi cho việc dạy và học của thầy và trò trong nhà trường. SGK khá đẹp về hình thức, rõ ràng về cách trình bày. Dưới tiêu đề của bài học thường có những câu hỏi, những gợi ý được đặt ra tiện cho học sinh xác định nội dung của bài mới khi các em đọc trước ở nhà. Bên cạnh đó có một số hình ảnh ngộ nghĩnh được vẽ minh hoạ trông bắt mắt, mục “có thể em chưa biết” cũng là góc khám phá của các em. Nội dung kiến thức hình học được trình bày lôgíc và có hệ thống. Từ việc vẽ hình, đo đạc, cắt gấp, dự đoán kết quả, luyện tập sử dụng các dụng cụ đo vẽ quan sát hình, cắt ghép hình, mô tả để hiểu, tin và vận dụng ở lớp 6 đến những chứng minh đơn giản. Chẳng hạn tổng các góc trong một tam giác, rồi đến việc chứng minh chú trọng suy luận, quy nạp. Thực hành thí nghiệm khảo sát hình vẽ, cắt ghép hình, xếp hình ở lớp 8, kiến thức Toán học còn cung cấp cho các em một cái nhìn sơ lược ở góc độ nào đó về hình học không gian thông qua các hình hộp, lăng trụ, hình chóp, vẽ sao cho dễ nhìn, dễ cảm nhận các tính chất bởi nó là nền tản ban đầu cho hình ảnh 3 chiều vừa ảo, vừa thực. Nhìn chung, kiến thức toán học ở SGK mới đưa học sinh xích lại gần với dạy học các môn học khác. Ví như vẽ tia tới, tia phản xạ, đường đi của tia sáng nói Thực hiện: Tổ tự nhiên Trang 2 Báo cáo việc dạy và học bộ môn Toán theo SGK Báo cáo việc dạy và học bộ môn Toán theo SGK mới…………………… mới…………………… chung dựa trên các tính chất của hình học phẳng, hay vẽ hình ảnh của một vật qua gương rõ ràng (môn Vật lý). Ở đây phải dựa vào tính chất đường trung trực của đoạn thẳng các em học ở Toán 6. Ở môn Địa lí, khi đo độ cao thấp ở các điểm khác nhau trên trái đất, vẽ các loại biểu đồ hoặc xác định toạ độ một địa điểm trên Trái đất thì người ta dùng kiến thức các em đã học về số nguyên âm ở Toán 6, kiến thức về vẽ biểu đồ, về mặt phẳng toạ độ ở Toán 7. Xuyên suốt chương trình Toán THCS học sinh được học từ khái niệm cơ bản nhất “Điểm là gì?” đến việc tiếp cận hình học không gian và những chứng minh có tính chất suy luận ở hình học 9. Như vậy các em có thể trình bày những mẫu trang trí từ việc nối các điểm, đường thẳng, bằng trí tưởng tượng của mình chứ không phải chỉ nhìn ngắm, chiêm ngưỡng. Một vấn đề nữa chúng ta cùng nhau thừa nhận rằng việc đưa máy tính Casio vào trường học ở một số tiết ở các khối lớp, nó có một ý nghĩa trong thời đại khoa học công nghệ hiện nay. Đồng hành với bộ môn Hình học, Số học và Đại số trong chương trình SGK mới cũng có những kiến thức cơ bản mà không kém phần thiết thực trong đời sống hiện nay. Một điểm nổi trội ở Đại số 7 là đưa thống kê vào giảng dạy với thời lượng 10 tiết. Kiến thức được trình bày gọn, chặt chẽ và dễ hiểu. Nội dung rất gần với cuộc sống bởi học sinh có thể tự mình thống kê được hiện trạng cuộc sống như: dân số, sức khoẻ, trình độ dân trí, Học sinh sẽ có cái nhìn tổng thể về toán học thông qua các bài học cụ thể, ví dụ như các em có thể biết được công thức pha chế các loại nước trái cây (giải khát) đóng lon có thành phần đường, nước, các thành phần của trái cây khác nhau để xem loại nước nào có hàm lượng các chất trong trái cây nhiều hơn (Toán 7). Vì vậy, toán học không phải là những kĩ năng đơn thuần hay những quy tắc vô căn cứ. Bài tập có hình thức đa dạng: vẽ hình và chứng minh trên giấy kẻ ô vuông (bài trường hợp bằng nhau c – c – c , hình học 7), những bài tập đòi hỏi học sinh phải lựa chọn số liệu thích hợp. Ví dụ: Điền các số 25, 18, 22, 33 vào chổ trống và giải. Lúc…. giờ, người ta thắp một ngọn nến có chiều cao…. cm. Đến ….giờ cùng ngày, ngọn nến chỉ còn cao….cm. Hỏi trong một giờ ngọn nến giảm bao nhiêu cm? Ở ví dụ này, học sinh phải chọn thời điểm giờ là 18 và 22 (thời gian không thể là 25 và 33 giờ). Tương ứng với hai thời điểm đó là 33cm và 25cm (ngọn nến không thể cao lên). Hay hình thức đòi hỏi học sinh phải bổ sung vào giả thiết hay kết luận của một khẳng định, bài toán; Bài 114, 138 SGK Toán 6 tập 1, hay bài tập đòi hỏi loại trừ kết quả sai để xác định kết quả đúng. Ví dụ: Hãy chỉ ra kết quả đúng mà không cần tính các kết quả đó: VD: 11495 chia 95 bằng 97; 301 hay 121 ?. Ta loại trừ chỉ còn số 121 là thích hợp (Nếu là 97 hay 301 thì chữ số hàng vạn không thể là số 1). Đây chính là khả năng cần rèn luyện cho học sinh để đáp ứng thực tế cuộc sống của một con người năng động. Thực hiện: Tổ tự nhiên Trang 3 Báo cáo việc dạy và học bộ môn Toán theo SGK Báo cáo việc dạy và học bộ môn Toán theo SGK mới…………………… mới…………………… Bên cạnh đó còn có những bài tập rèn luyện khả năng phán đoán của học sinh để chọn kết quả sát nhất. Ví dụ: 4468 + 3974 gần bằng 7580; 8000 hay 9000 (kết quả là 8000), hay bài toán đòi hỏi học sinh phải lựa chọn câu trả lời thích hợp trong các câu hỏi sóng đôi. Ví dụ: Các câu sau đúng hay sai. Số tận cùng bằng 4 thì chia hết cho 2 (Đ), Số chia hết cho 2 thì tận cùng bằng 4 (S), Hay bài tập rèn luyện khả năng phán đoán của học sinh để phát hiện quy luật. Ví dụ: Điền vào chổ trống để phát hiện quy luật. Ví dụ: Điền vào chổ trống để phù hợp với quy luật viết của dãy số: 1, 4, 7, 10,…(Số sau bằng số trước cộng thêm 3). Ngoài ra, còn có bài tập do học sinh tự đặt đề theo hình vẽ. Nhìn chung, yêu cầu được nhấn mạnh trong toàn bộ chương trình là tăng thực hành, tăng luyện tập, vận dụng kiến thức toán học để giải các bài toán thực tế. Người dạy cần đạt được dộ tin cậy, tạo sức thu hút, thuyết phục kích thích động cơ bên trong của học sinh. 2/ Khó khăn: a)Khó khăn về giao tiếp: Do đặc điểm vùng miền và ngôn ngữ, đa số học sinh là người địa phương có tiếng nói riêng nên việc đọc viết bằng ngôn ngữ phổ thông của các em chưa chuẩn. Trong khi đó ngôn ngữ toán có nhiều thuật ngữ và hệ thống kí hiệu trừu tượng nên các em khó tiếp nhận. Chẳng hạn, giáo viên đọc “cho đường thẳng a …” thì học sinh không dùng chữ A (hoa) mà dùng chữ a (thường) điều này yêu cầu các em phải nhớ những kiến thức cơ bản nhất. Một vấn đề khó khăn nữa phải kể đến là tâm lý ngại giao tiếp của các em học sinh. Mặc dù thời gian thực hiện đổi mới chưa dài nhưng không phải là quá ngắn mà kết quả của dạy học phân nhóm vẫn chưa như ý. Phần lớn đại diện nhóm là những học sinh khá giỏi, còn những em yếu kém chưa có sự tự tin đưa ra những tranh luận, ý kiến của mình để từ đó có sự đúc rút những kiến thức cho chính mình. b/ Khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị. Sách giáo khoa cho học sinh như đã trình bày trên chỉ là “tương đối đủ”, nhiều lớp còn thiếu rất nhiều (có lớp chỉ có vài ba quyển) nên các em không thể xem được bài mới trước khi đến lớp, không thể làm được bài tập ở nhà. Vấn đề khó khăn tiếp theo, đó là sách tham khảo. Bởi hiện nay ngoài sách giáo khoa, thư viện chỉ có một số ít sách tham khảo, không có bất cứ các loại sách, báo, tạp chí hay sách tham khảo nào phục vụ cho bộ môn toán. Trong chương trình toán THCS, có rất nhiều bài đỏi hỏi sử dụng máy tính điện tử, nhiều tiết ôn tập cần sử dụng máy tính Casio nhưng hiện nay trường chưa có đủ máy cho học sinh, do đó việc dạy học còn gặp nhiều khó khăn. Một số tranh ảnh phục vụ cho các tiết dạy vẫn còn thiếu, các dụng cụ dạy học vẫn chưa đầy đủ hoặc hư hỏng. Ví dụ như thước thẳng 1m (có chia khoảng) hiện tại không còn chiếc nào, giấy trong phục vụ cho dạy học bằng đèn chiếu vẫn còn thiếu, … Thực hiện: Tổ tự nhiên Trang 4 Báo cáo việc dạy và học bộ môn Toán theo SGK Báo cáo việc dạy và học bộ môn Toán theo SGK mới…………………… mới…………………… Một vấn đề nữa cũng là khó khăn của giáo viên, song vấn đề cần giải quyết là ở học sinh. Đó là tình trạng các em sử dụng sách tham khảo không đúng mục đích. Có những em học thuộc bài giải trong khi không hiểu bản chất. Trên đây là những khó khăn riêng của bộ môn Toán người dạy gặp phải trong thời gian qua. Bản thân mạnh dạn đưa ra một số giải pháp, mong tìm được tiếng nói chung của các bạn đồng nghiệp để việc giảng dạy SGK mới hiệu quả cao hơn. III/ NHỮNG GIẢI PHÁP: 1. Bổ sung thêm các loại sách tham khảo: Trước hết đó là sách giáo viên. Ngoài ra một số sách như phương pháp giảng dạy bộ môn, tạp chí toán học, Báo khoa học đời sống hay những quyển sổ tay Toán học chẳng hạn. Hiện nay, nhu cầu đọc của học sinh càng cao, hơn nữa những sách ấy vừa củng cố kiến thức học sinh đã học trên lớp đồng thời cũng là cầu nối để học sinh thấy sự liên hệ với thực tiễn cuộc sống. 2. Giáo viên sử dụng triệt để các phương tiện bổ trợ như: đèn chiếu, bảng phụ, phiếu học tập, Đồng thời giáo viên phải sử dụng thiết bị dạy học như là nguồn thông tin dẫn học sinh đến những tri thức mới. Quan tâm vận dụng các phương tiện dạy học hiện đại để học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập theo tiến độ phù hợp với sức của mình. Mặt khác, trong quá trình dạy học đòi hỏi giáo viên phải là người linh hoạt trong dạy hoạ phân hoá. Một mặt luôn củng cố những kiến thức cơ bản cho học sinh yếu, mặt khác không ngừng động viên để nâng cao khả năng thình bày rõ ràng, mạch lạc, khả năng giải quyết vấn đề, khám phá kiến thức của những học sinh khá, giỏi. 3. Mở rộng thư viện, phòng thực hành thí nghiệm: Lâu nay việc thực hành, thí nghiệm được tiến hành chủ yếu trong phòng học, trong khi đó nhiều bài học cần không gian để tiến hành trong phòng bộ môn như: lắp ghép, xếp hình để tìm ra quy luật. Chẳng hạn cho 2 hình vuông có cạnh là a, b. Cắt từ 2 hình vuông trên để được một hình vuông có độ dài cạnh (a + b). Hoặc là trải nghiệm để tìm ra thể tích hình nón bằng 1/3 thể tích lăng trụ, bằng cách dùng dụng cụ hình nón múc đầy nước rồi đổ hết vào dụng cụ hình trụ, quan sát chiều cao của cột nước. Bên cạnh đó, việc cung cấp sách của thư viện cho học sinh mượn đọc để tích luỹ kiến thức cũng là một trong những vấn đề căn bản. 4. Một giải pháp nữa là phương pháp huy động sự tham gia của các thành viên trong lớp học. Với dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ cho phép các thành viên chia sẻ các suy nghĩ, băn khoăn, kinh nghiệm hiểu biết bản thân cùng nhau xây dựng nhận thức, thái độ mới. Để bài mới trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động của giáo viên. Để xây dựng tinh thần trên đòi Thực hiện: Tổ tự nhiên Trang 5 Báo cáo việc dạy và học bộ môn Toán theo SGK Báo cáo việc dạy và học bộ môn Toán theo SGK mới…………………… mới…………………… hỏi sự hợp tác từ phía tổ chức Đoàn, Đội. Các em tham gia sinh hoạt Đoàn, Đội sẽ bỏ đi tâm lý ngại giao tiếp, ngại trình bày quan điểm của mình. Đồng thời, nên chăng mở những buổi sinh hoạt ngoại khóa về sử dụng sách tham khảo. Một khi thị trường sách tham khảo tràn vào huyện vùng sâu vùng xa sẽ tránh được tình trạng sử dụng sách một cách lệch lạc, sai mục đích, hay lạm dụng sách một cách sai lầm. Hiện nay Đảng và Nhà nước chủ trương nói không với tiêu cực trong giáo dục. Hơn ai hết, chúng ta là những nhà giáo hãy cùng nhau nổ lực,phấn đấu xây dựng một nền giáo dục hiện đại. Trên đây là bản báo cáo tham luận của tổ tự nhiên nhằm đưa ra những giải pháp đẩy mạnh chất lượng giáo dục nói chung và nền giáo dục huyện Nam Trà My nói riêng. Rất mong được sự góp ý xây dựng của các đồng chí. Thực hiện: Tổ tự nhiên Trang 6 . tiếp theo, đó là sách tham kh o. Bởi hiện nay ngoài sách gi o khoa, thư viện chỉ có một số ít sách tham kh o, không có bất cứ các loại sách, b o, tạp chí hay sách tham kh o n o phục vụ cho bộ. nhiên Trang 4 B o c o việc dạy và học bộ môn Toán theo SGK B o c o việc dạy và học bộ môn Toán theo SGK mới…………………… mới…………………… Một vấn đề nữa cũng là khó khăn của gi o viên, song vấn đề cần. phải dựa v o tính chất đường trung trực của o n thẳng các em học ở Toán 6. Ở môn Địa lí, khi o độ cao thấp ở các điểm khác nhau trên trái đất, vẽ các loại biểu đồ hoặc xác định toạ độ một