Nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong giảng dạy Tổ Toán Tin C HUYÊN ĐỀ : A. PHẦN LÝ LUẬN CHUNG Trong thời đại khoa học công nghệ ngày nay, lượng tri thức mà học sinh phải tiếp nhận khi ngồi trên ghế nhà trường tăng lên rất nhiều. Từ đó đòi hỏi học sinh phải tiếp thu kiến thức một cách tích cực và sáng tạo, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của nền giáo dục trong thời đại mới. Cùng với việc cải cách chương trình và thay sách giáo khoa, phương pháp dạy học phải được chọn lọc sao cho phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Phương pháp “thảo luận nhóm” là một phương pháp thể hiện rõ nét nhất hướng đổi mới trong việc dạy học giúp học sinh hiểu rõ được bài ,những em học sinh giỏi ham thích học tập, những học sinh kém không cảm thấy thua sút bạn Thông qua phương pháp dạy học theo nhóm giáo viên sẽ giúp học sinh tiếp xúc và cùng nhau giải quyết những vấn đề khó khăn trong lí luận cũng như trong thực tiễn học tập. Điều đó khơi gợi cho học sinh sự hứng thú trong học tập, tạo được niềm tin vào khả năng sẽ giải quyết được vấn đề đặt ra. Quá trình hoạt động giúp cho học sinh cùng nhau khám phá lại những tri thức mà nhân loại đã tích lũy được, làm cho học sinh hiểu sâu hơn, hiểu rõ hơn và nhớ lâu hơn vì học sinh đã nắm được bản chất của vấn đề thông qua ý kiến của tập thể. Phương pháp dạy học này đáp ứng được yêu cầu Trang 1 Nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong giảng dạy Tổ Toán Tin đổi mới “Lấy học sinh làm trung tâm”. Bên cạnh đó, trong quá trình học tập đôi khi phải giải quyết nhiều bài tập có mức độ khó khác nhau mà từng cá nhân xuất sắc đôi khi không giải quyết được hết các bài tập đặt ra. Do đó, sự cộng tác của tập thể, sự chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm giữa các thành viên trong nhóm với nhau là rất cần thiết. Trong những năm qua, việc thực hiện đổi mới PPDH ở trường ta nói chung và tổ Toán tin đã đạt được nhiều kết quả tốt. Đa số các giờ dạy đều có sử dụng PP học nhóm. Tuy nhiên đôi lúc việc áp dụng tổ chức hoạt động nhóm còn chung chung, và quá lạm dụng nên chưa thật sự mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, trong tổ toán tin mạnh dạn nghiên cứu chuyên đề về tổ chức hoạt động nhóm, nhằm có một cái nhìn khái quát lại và nâng cao hiệu quả của việc hoạt động nhóm trong giảng dạy. Trong chuyên đề này, nêu lên các vấn đề sau 1. Sử dụng hoạt động nhóm hiệu quả nhất trong mục tiêu dạy học nào. 2. Cách thức tổ chức và đánh giá kết quả hoạt động nhóm. 3. Ưu khuyết điểm của phương pháp hoạt động nhóm và cách khắc phục. 4. Các kỹ năng cần thiết cho học sinh để hoạt động nhóm hiệu quả. B. NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHÓM I. HOẠT ĐỘNG NHÓM HIỆU QUẢ NHẤT TRONG MỤC TIÊU DẠY HỌC NÀO Trang 2 Nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong giảng dạy Tổ Toán Tin Mỗi mục tiêu dạy học sẽ cần một phương pháp thích hợp, chẳng hạn nếu đặt mục tiêu truyền thụ cho xong nội dung quy định pháp luật thì PPDH thuyết trình có vị trí quan trọng. Nhưng nếu đặt mục tiêu phát triển năng lực tìm tòi sáng tạo của học sinh thì vấn đề sẽ khác đi. Do đó, trước khi bắt đầu vào chuyên đề, chúng ta cần có một đánh giá tổng quát về các phương pháp dạy học để thấy được ứng với mục tiêu dạy học nào thì ta dùng phương pháp hoạt động nhóm sẽ có hiệu quả hơn các phương pháp khác. Sau đây là kết quả nghiên cứu về khả năng của các PPDH trong việc thực hiện các mục tiêu ( theo PGS.TS. NGUYỄN HỮU CHÍ Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục cùng các tác giả khác ) : Nhìn vào ma trận, ta có thể thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu của các nhóm PPDH với việc thực hiện mục tiêu, đặc biệt là sự chiếm ưu thế của phương pháp thảo luận nhóm đối với việc thực hiện các mục tiêu quan trọng của phát triển nhân cách. Tuy nhiên, bảng nghiên cứu cũng thừa nhận điểm yếu của phương pháp học nhóm trong việc tự thực hiện và thực hiện thành thục các động tác. Một kết quả nghiên cứu về khả năng nhớ thông tin của học sinh cũng cho thấy sự hiệu quả của Phương pháp hoạt động nhóm và đồng thời khuyến khích tổ chức các hoạt động học tập của học sinh phối hợp các phương pháp trực quan nhằm huy động đồng thời nhiều giác quan của học sinh tham gia vào quá trình tri giác các đối tượng lĩnh hội. Trang 3 Nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong giảng dạy Tổ Toán Tin Trong bảng nghiên cứu trên cho thấy nếu học sinh có hứng thú tự phát hiện vấn đề thì sẽ nhớ được tới 90 % trong 3 giờ. II. CÁCH THỨC TỔ CHỨC VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NHÓM : 1. Phương pháp học tập hợp tác theo nhóm : Học tập hợp tác theo nhóm nhỏ trong giảng dạy toán tin được thực hiện khi : - Tìm tòi phát hiện khái niệm, tính chất hoặc định lý mới - Tạo hứng thú cho học sinh, không khí lớp sinh động - Tìm hiểu sâu hơn về các kiến thức đã học. - Giải quyết các bài tập khó. - Củng cố và rèn luyện kỹ năng. 2 Những thao tác cơ bản khi thực hiện việc dạy học nhóm .: Bước 1. Định hình nhóm. Bước 2. Giao nhiệm vụ cho nhóm. Bao gồm câu hỏi và cách trình bày kết quả khi thảo luận xong. Trong phần này giáo viên cần chuẩn bị thật kỹ hướng dẫn ngắn gọn. Tránh trường hợp vừa cho học sinh làm vừa hướng dẫn. Bước 3. Cho các nhóm tiến hành thảo luận, ( bằng một hiệu lệnh đã quy ước trước) ghi chép kết quả vào bảng nhóm – Giáo viên bao quát mọi hoạt động nhóm Bước 4. Kết thúc thảo luận nhóm. Cho các nhóm báo cáo kết quả ( treo bảng nhóm hoặc lên trình bày) Bước 5. Giáo viên và học sinh nhận xét, đánh giá trên bảng nhóm. 3. Một số cách chia nhóm : Để khuyến khích học nhóm, giáo viên có thể chọn một trong số những phương pháp sau đây: * Chia nhóm nhỏ cùng thảo luận: Chia thành các nhóm nhỏ gồm 4 hoặc 5 học sinh để thảo luận về một khía cạnh xoay quanh một vấn đề nào đó. Trang 4 Nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong giảng dạy Tổ Toán Tin * Chia nhóm theo sở thích : Chia thành các nhóm 4 hoặc 5 học sinh cùng làm một nhiệm vụ được giao ở bên ngoài trong một thời gian nhất định. Trong lần thảo luận tiếp theo với giáo viên, các nhóm hoặc đại diện mỗi nhóm phải trình bày kết quả cho cả lớp. * Chia nhóm đánh giá : Một nhóm chịu trách nhiệm thảo luận một chủ đề nào đó và một nhóm khác có trách nhiệm phê bình đưa ra các quan sát, nhận xét và đánh giá bài trình bày của nhóm kia. * “Giảng – Viết – Thảo luận” : cuối mỗi bài học, học sinh phải trả lời những câu hỏi ngắn và chứng minh câu trả lời của mình. Sau khi xử lí xong các câu hỏi thì so sánh với thành viên trong nhóm. Sau đó, giáo viên tổ chức một buổi thảo luận để kiểm tra các câu trả lời hợp lí. III. ƯU KHUYẾT ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG NHÓM VÀ CÁCH KHẮC PHỤC. Ưu điểm : Làm thay đổi không khí lớp học , giờ học sẽ sinh động hơn Học sinh được trao đổi kiến thức lẫn nhau, học hỏi nhau trong nhóm Tất cả học sinh đều được làm việc, được phát biểu , được nhận xét, được nghe bạn đáng giá cách làm của mình Học sinh dễ hiểu bài , dễ nắm được kiến thức , dễ thể hiện ý kiến bản thân. Học sinh nói lên được ý kiến của mình thể hiện trong bảng nhóm, hoặc thể hiện từ việc nhận xét bài làm bạn. Từ đó học sinh nhận biết được trình độ bản thân, tự rút ra được những lổ hỏng kiến thức của mình ,và thấy rỏ hơn bản thân cần học hỏi thêm điều gì ? Những gì cần được củng cố , rèn luyện thêm . Học sinh có được thói quen trong giao tiếp, mạnh dạn bảo vệ ý kiến của mình, biết lắng nghe và phân tích chọn hướng giải quyết vấn đề . Trang 5 Nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong giảng dạy Tổ Toán Tin Về mặt phát triển nhân cách, các nghiên cứu về giáo dục cho thấy rằng các hoạt động học nhóm có tác dụng: Xây dựng tinh thần đồng đội và các mối quan hệ tương hỗ Cân bằng tâm lí, khả năng hòa nhập, kĩ năng giao tiếp và tính tự trọng tốt hơn Kết quả và thành tích học tập cao hơn. Mặc dù các phương pháp học nhóm rất có tác dụng nhưng cũng phải lưu ý rằng không phải chỉ xếp học sinh vào nhóm và bảo họ làm việc cùng nhau là cho kết quả tốt. Giáo viên cần phải điều khiển quá trình hoạt động và chọn được phương pháp thích hợp cho cả lớp đồng thời chú ý các khuyết điểm sau của phương pháp học nhóm Khuyết điểm : Đặc điểm các thành viên trong của một nhóm trong lớp học không đồng đều, có những học sinh quá giỏi, năng động bên cạnh một số học sinh yếu kém thụ động. Như vậy các học sinh yếu kém sẽ mặc cảm và không nêu lên được ý kiến của mình. Nguy hại hơn nữa các học sinh này lại sinh ra tính lười nhác, ỷ lại không làm mà cũng xong. Khả năng hoạt động mỗi nhóm đã đồng đều chưa? Có những học sinh nhanh nhẹn , sáng dạ , tích cực đã giành hết phần về mình để có thể hoàn thành nhanh công việc được giao, không chú ý đến bạn kém hơn , không cho bạn có thời gian nêu lên suy nghĩ của bản thân ! Trong mỗi nhóm vẫn còn có những học sinh quá thụ động chỉ biết nghe bạn nói , nhìn bạn làm mà không cần suy nghĩ những điều bạn nêu đã chính xác chưa ? Mức độ chính xác như thế nào ? Bên cạnh đó có những học sinh trong nhóm không những không đóng góp ý kiến mà còn gây ồn ào mất trật tự Một số nhóm có các thành viên lười thường khoán trắng công việc cho nhóm trưởng , thư ký - Một người nói , một người ghi, số còn lại thì chỉ biết “ ngồi chơi cho có mặt ”và chờ được hưởng ké phần của bạn ! Do tổ chức thành nhiều nhóm, nên khi tiến hành hoạt động nhóm giáo viên chỉ nhìn ở một góc độ nào mà không bao quát hết, hay không kiểm soát hết việc làm của các nhóm ( không thể treo hết bảng nhóm lên cùng một lúc !) Chưa có những biện pháp khích lệ , hướng học sinh thụ động trở thành tích cực trong hoạt động nhóm ! Để khắc phục những hạn chế trên, cần tiến hành một số biện pháp sau : • Sau khi định hình nhóm, giáo viên yêu cầu các thành viên bầu chọn nhóm trưởng. Nhóm trưởng có vai trò phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên, nộp báo cáo phần phát biểu và đóng góp của từng thành viên trong nhóm. Cần phân những nhóm có trình độ tương đương, và một thành viên khá giỏi kèm các bạn yếu, kém. • Gợi ý, tạo cơ hội cho các thành viên yếu kém trình bày kết quả hoặc yêu cầu làm bài kiểm tra để đánh giá hiệu quả . Trang 6 Nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong giảng dạy Tổ Toán Tin • Giáo viên sẽ hướng dẫn chi tiết cách điều khiển hoạt động nhóm cũng như thay đổi thường xuyên vai trò các thành viên trong nhóm- Ví dụ luân phiên thay đổi các thành viên ghi chép kết quả thảo luận. Đôn đốc nhắc nhở các thành viên trong các nhóm tham gia ý kiến, từng thành viên phải nêu lên được ý kiến của mình để từng nhóm hoạt động đều tay, từ đó giúp học sinh tiếp thu chậm vươn lên trong học tập,thể hiện sự tôn trọng , giúp đở nhau trong nhóm vì : “học Thầy không tầy học bạn !” • Để kiểm tra hoạt động nhóm giáo viên cần kết hợp hai hình thức kiểm tra kết quả thảo luận của nhóm: • Ghi kết quả thảo luận vào bảng nhóm • Một học sinh của nhóm báo cáo lại kết quả thảo luận của nhóm mình. • Một học sinh viết báo cáo các phát biểu hoặc đóng góp của từng thành viên trong nhóm. • Cần dự đoán nhu cầu, hứng thú của học sinh khi lựa chọn phương pháp học nhóm • Giáo viên phân phối thời gian hợp lý. • Chú ý tránh lạm dụng việc học nhóm, trong một tiết học cần thường xuyên thay đổi PPDH và hình thức tổ chức dạy học để gây hứng thú cho học sinh. IV. CÁC KỸ NĂNG CẤN THIẾT CHO HỌC SINH ĐỂ HOẠT ĐỘNG NHÓM HIỆU QUẢ. Thông qua hoạt động nhóm, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh đạt được các kỹ năng sau : 1. Lắng nghe: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Các thành viên trong nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của nhau. Kỹ năng này phản ánh sự tôn trọng ý kiến giữa các thành viên trong nhóm. Trang 7 Nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong giảng dạy Tổ Toán Tin Giáo viên cần giải thích với học sinh, của mình rằng lắng nghe đòi hỏi mức độ tư duy cao hơn nghe. Lắng nghe là một kỹ năng mà người nghe phải tiếp nhận thông tin từ người nói, phân tích, tư duy theo hướng tích cực và phản hồi bằng thái độ tôn trọng những ý kiến của người nói dù đó là ý kiến hoàn toàn trái ngược với quan điểm của bản thân. 2. Chất vấn: Qua cách thức mỗi người đặt câu hỏi, chúng ta có thể nhận biết mức độ tác động lẫn nhau, khả năng thảo luận, đưa ra vấn đề cho các thành viên khác của họ. Chất vấn là kỹ năng thể hiện tư duy phản biện tích cực (critical thinking). Thực tế đây là một kỹ năng khó mà ngay cả giáo viên của chúng ta cũng đang cần phải rèn luyện. Chất vấn bằng những câu hỏi thông minh dựa trên những lý lẽ tán đồng hay phản biện chặt chẽ đòi hỏi mức độ tư duy cao và tinh thần xây dựng ý kiến hết mình cho nhóm. Lời lẽ chất vấn cần mềm mỏng, lịch sự. Tuy nhiên, một điều không kém quan trọng là giáo viên cần xây dựng một môi trường học tập cởi mở trong đó khuyến khích người học sẵn sàng tiếp nhận những ý kiến trái chiều. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần dạy cho người học hiểu rằng: "Trong tranh luận, người có ý kiến phản biện với ý kiến của mình là họ đang không đồng quan điểm với ý kiến mà mình vừa nêu chứ không phải họ đang chê bai con người của mình". Trong tranh luận, nếu tự ái nghĩa là mình đã đánh mất đi sự sáng suốt của bản thân. 3. Thuyết phục: Các thành viên phải trao đổi, suy xét những ý tưởng đã đưa ra. Đồng thời họ cần biết tự bảo vệ và thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình. Khi nêu ý kiến đóng góp cho nhóm, các thành viên cần kèm theo lý lẽ thuyết phục để nhận được sự đồng tình của nhiều thành viên trong nhóm. 4. Tôn trọng: Mỗi thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của những người khác thể hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện thực. Giáo viên cần giảng giải cho người học hiểu rằng khi các thành viên trong nhóm thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau nghĩa là đang đóng góp sức mình vào sự thành công của nhóm. 5. Trợ giúp: Các thành viên phải biết giúp đỡ nhau vì trong một nhóm, có người sẽ mạnh lĩnh vực này, nhưng người khác lại mạnh lĩnh vực khác. Và nhiều khi, vấn đề mà nhóm đang phải giải quyết cần kiến thức ở nhiều lĩnh vực, mức độ và đòi hỏi các kỹ năng khác nhau. "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao". Đây là kỹ năng mà mỗi người cần rèn luyện để sẵn sàng đóng góp vào thành quả chung của nhóm. 6. Chia sẻ: Các thành viên đưa ra ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm của mình khi gặp các tình huống tương tự trước đó. Trong nhóm đang thảo luận, người nào càng chia sẻ được nhiều kinh nghiệm quý giá của mình, Trang 8 Nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong giảng dạy Tổ Toán Tin hoặc đưa ra các ý kiến sáng suốt cho nhóm, thì sẽ càng nhận được sự yêu mến và vị nể của các thành viên còn lại. Và một khi, mỗi thành viên trong nhóm đều nhận thức được tầm quan trọng của việc chia sẻ, không khí làm việc của nhóm sẽ cởi mở và tích cực hơn. Hãy hỏi học sinh, của bạn sẽ nhận được gì khi họ không chịu chia sẻ những gì mình có. 7. Chung sức: Mỗi thành viên phải đóng góp trí lực cùng nhau thực hiện kế hoạch đã đề ra. Có nghĩa là, cả nhóm cần phải hiểu rõ mục đích của nhóm cần đạt được là gì, và có cùng chung khao khát hoàn thành nó. "Hãy tưởng tượng, chúng ta đang cùng ở trên một con thuyền, tất cả đều phải cùng chèo để đưa con thuyền về đến đích!". C. HIỆU QUẢ CỦA CHUYÊN ĐỀ : Khi dạy bài “ Ước chung lớn nhất” trong chương trình Toán 6 học kỳ 1. Giáo viên đã cho học sinh thảo luận nhóm 3 lần trong tiết dạy với các mục đích sau : Hoạt động nhóm lần 1 : Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố. Mục đích rèn luyện kỹ năng phân tích ra thừa số nguyên tố, đây là một bước quan trọng xuyên suốt bài học trong việc tìm ước chung lớn nhất Hiệu quả : Học sinh tham gia tốt, hứng thú vì đây là rèn luyện kỹ năng. Tạo tiền đề hứng khởi cho cả tiết học. Giáo viên đã nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm bằng cách thu hút tất cả học sinh tham gia vào và đạt được kết quả mong muốn là học sinh tham gia một cách hứng thú. Hoạt động nhóm lần 2 : Thực hiện ?1 Tìm UCLN(12,30). Mục đích luyện tập tìm ước chung lớn nhất từ hướng của giáo viên. Hiệu quả : Đây là công việc tự thực hành tìm ước chung lớn nhất lần đầu tiên của học sinh do đó học sinh sẽ lúng túng. Nhờ có hoạt động nhóm học sinh sẽ dễ dàng vượt qua và có hứng khởi để tiếp thu bài. Giáo viên đã tăng được hiệu quả hoạt động nhóm vì đã hướng dẫn cụ thể từng bước làm bài. Hầu hềt học sinh đều có thể bắt tay ngay vào giải bài tập. Nhờ vậy giảm thiểu việc học sinh thấy khó khăn chán nản. Hoạt động nhóm lần 3 : Tham gia trò chơi nhóm lẻ trả lời câu 1 và 2, nhóm chẳn trả lời câu 3 và 4 ( xem giáo án kèm theo). Hiệu quả : Đây là phần cũng cố và câu hỏi đưa ra cũng tăng ( đến 4 câu hỏi ). Tuy nhiên giáo viên đã tăng hiệu quả việc học nhóm bằng cách đặt câu hỏi dưới dạng trò chơi tạo cho học sinh một ngạc nhiêu thú vị, từ đó hứng thú tham gia. Để trả lời nhanh học sinh cần phải biết phân chia công việc hợp lý cho các thành viên trong nhóm từ đây học sinh sẽ có thêm khả năng chia nhỏ công việc và cộng tác cùng nhau ở các công việc khác nhau. Như vậy, bằng cách phân chia công việc cũng như thời gian hợp lý giáo viên đã nâng cao được hiệu quả hoạt động nhóm giúp cho tiết học trở Trang 9 Nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm trong giảng dạy Tổ Toán Tin nên sinh động. Học sinh hứng thú với bài học và ghi nhớ lâu hơn. Từ đó học sinh chủ động và tích cực. Học sinh còn phát huy được những đức tính cần thiết cho một công dân tương lai của đất nước. Trang 10 . chức hoạt động nhóm, nhằm có một cái nhìn khái quát lại và nâng cao hiệu quả của việc hoạt động nhóm trong giảng dạy. Trong chuyên đề này, nêu lên các vấn đề sau 1. Sử dụng hoạt động nhóm hiệu. quả hoạt động nhóm. 3. Ưu khuyết điểm của phương pháp hoạt động nhóm và cách khắc phục. 4. Các kỹ năng cần thiết cho học sinh để hoạt động nhóm hiệu quả. B. NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG NHÓM I Cho các nhóm tiến hành thảo luận, ( bằng một hiệu lệnh đã quy ước trước) ghi chép kết quả vào bảng nhóm – Giáo viên bao quát mọi hoạt động nhóm Bước 4. Kết thúc thảo luận nhóm. Cho các nhóm báo