SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC GIANG Đề chính thức Đề lẻ HƯỚNG DẪN CHẤM – THANG ĐIỂM THI GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2010 – 2011 Môn: Ngữ Văn 12 I. Hướng dẫn chung 1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. 2. Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. 3. Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong Hội đồng chấm thi. 4. Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,5 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,5; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,0 điểm). II. Đáp án và thang điểm Câu Ý Nội dung Điểm I 1 Có ba phương thức trần thuật trong văn tự sự (HS đã được học ở THCS về ngôi kể): - Lời trần thuật theo ngôi thứ ba của người kể chyện tự giấu mình. - Lời trần thuật theo ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện. - Lời trần thuật theo ngôi thứ ba của người kể chuyện tự giấu mình, nhưng điểm nhìn và lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật. 0,5 2 Đoạn trích được trần thuật theo phương thức thứ ba: Người trần thuật tự giấu mình nhưng cách nhìn và lời kể lại theo giọng điệu nhân vật, điểm nhìn của nhân vật. Ví dụ: Cách gọi tên chị Chiến, chú Năm hoặc những từ ngữ địa phương; hoặc một trong các câu “Việt tỉnh dậy lần thứ tư, trong đầu thoáng qua hình ảnh mẹ. Đêm nữa lại đến Người Việt như đang tan ra nhè nhẹ. Ước gì bây giờ lại được gặp má ”) 0,5 II Ý nghĩa của việc tự học đối với học sinh hiện nay 1 Giới thiệu chung về việc tự học - Tự học là quá trình mỗi người chúng ta tự tìm hiểu, lĩnh hội kiến thức dưới nhiều hình thức, qua nhiều phương tiện khác nhau, để không ngừng hoàn thiện bản thân, làm giàu có vốn hiểu biết và kho tàng tri thức của mình. - Tự học có biểu hiện rất phong phú: sự tự giác của mỗi học sinh đọc sách, báo; tự học theo hướng dẫn của giáo viên; tự học qua các phương tiện thông tin đại chúng: truyền hình, Internet; tự học từ bạn bè, người thân, qua những gì quan sát và trải nghiệm thực tế… 0,5 2 Ý nghĩa của việc tự học đối với học sinh hiện nay - Giúp học sinh chủ động nâng cao, củng cố vững chắc kiến thức, vốn hiểu biết trên mọi lĩnh vực: cả kiến thức sách vở lẫn những kiến thức của thực tế cuộc sống. - Khơi gợi khả năng tư duy độc lập, sáng tạo cho học sinh. Tự học tích cực, học sinh sẽ có nhiều ý tưởng mới mẻ, táo bạo, thiết thực. - Hình thành một phương pháp học tập tốt cho học sinh, chống tình trạng học chay, học vẹt, học mà không nắm vững bản chất của vấn đề. - Học sinh tự học sẽ tạo cho mình một kỹ năng sống, một phong thái tự tin, đĩnh đạc, có thể ứng xử linh hoạt trong những tình huống khác nhau của cuộc sống; có thể tự đưa ra những quyết định và tự giải quyết những vấn đề của bản thân trong học tập và cả trong cuộc sống. - Hiệu quả quan trọng nhất của tự học là giúp học sinh có một nền tảng tri thức văn hóa, đạo đức, kỹ năng sống để vượt qua được những kỳ thi quan trọng, những khó khăn, thử thách, vươn đến thành cồng. 1,5 3 Bài học trong nhận thức và hành động - Phê phán những học sinh lười biếng, học thụ động, có tư tưởng ỷ lại, học vẹt, học tủ, học 0,5 1 lệch. - Hình thành cho mình một thái độ học tập đúng đắn, tích cực: học mọi lúc mọi nơi, học từ tất cả mọi người, học suốt đời, đặc biệt là biết học từ những hạn chế, sai lầm của mình và của người khác, biết tự quan sát và đưa ra những kết luận cho riêng mình. - Cần hình thành cho mình một phương pháp tự học, tự ghi nhớ, vận dụng kiến thức. Ban đầu có thể theo sự hướng dẫn nhưng dần dần, bản thân tự rút ra phương pháp học, cách thức giải quyết các vấn đề theo đặc trưng của mỗi bộ môn. - Tạo cho mình có thói quen suy nghĩ độc lập, đưa ra chính kiến của bản thân, đưa ra các vấn đề mới và tự tìm cách giải quyết nó. III Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ 1 Giới thiệu chung - Tô Hoài là nhà văn nổi tiếng trên văn đàn Việt Nam từ trước 1945. Trong kháng chiến chống Pháp, ông vẫn có nhiều thành tựu quan trọng trong sáng tác, đặc biệt là các sáng tác về đề tài miền núi. - Vợ chồng A Phủ in trong tập Truyện Tây Bắc, là kết quả chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc (1952) của nhà văn Tô Hoài. Nổi bật trong tác phẩm là nhân vật Mị - một người con gái dân tộc phải sống cuộc đời tăm tối, tủi nhục nhưng lại mang trong mình sức sống tiềm tàng, mãnh liệt, khát vọng tha thiết về tự do, tình yêu và hạnh phúc. Đoạn văn miêu tả tâm trạng và hành động của cô trong đêm cởi trói cho A Phủ là điểm sáng, là linh hồn của tác phẩm. 0,5 2 Diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ a. Diễn biến tâm trạng của Mị : - Ban đầu, Mị có thái độ lạnh lùng, vô cảm. Bao đêm nhìn thấy A Phủ bị trói Mị vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay và chỉ biết có ngọn lửa. - Đêm ấy, Mị nhìn thấy dòng nước mắt bò xuống hai hõm má đã đen xám lại của A Phủ và nhận ra A Phủ là người cùng cảnh ngộ với mình. Tâm hồn vô cảm của Mị được hổi sinh. Cô nhớ lại quá khứ và thương xót, đồng cảm với số phận của A Phủ. - Mị ý thức được quyền sống của con người qua tình cảnh tuyệt vọng của A Phủ (Người kia việc gì mà phải chết thế – Mị phảng phất nghĩ) - Từ đó, Mị nhận thấy sự độc ác và bất công. Trong giây phút, số phận của người đàn bà bị trói đến chết ngày trước, số phận của mình, cảnh đau đớn của A Phủ trước mặt đồng hiện trong tâm hồn Mị. Lòng cô bật lên tiếng căm hờn chúng nó thật độc ác. Tâm trạng ấy khơi dậy tinh thần phản kháng trong Mị. b. Hành động của Mị: - Hành động cứu người: nhớ lại cuộc đời mình, lại tưởng tượng cảnh A Phủ trốn thoát nhưng Mị vẫn không thấy sợ. Tình yêu thương và lòng căm thù đã giúp Mị có sức mạnh, liều mình quyết định cắt dây trói cho A Phủ, cứu người. - Hành động tự giải thoát cuộc đời mình: đối mặt với hiểm nguy, Mị cũng hốt hoảng …; nhưng lòng ham sống mãnh liệt đã thôi thúc Mị chạy theo A Phủ trong đêm tối, trốn khỏi Hồng Ngài. - Hành động của Mị thật táo bạo, quyết liệt,bất ngờ nhưng thực chất lại là kết quả tất yếu của quá trình phát triển tâm lí, tính cách nhân vật. 2,0 1,5 3 Ý nghĩa của việc miêu tả tâm trạng và hành động của Mị - Tạo nên tình huống truyện hấp dẫn, mang tính bước ngoặt; thể hiện chiều sâu những diễn biến tâm lí của nhân vật một cách hợp lí, tự nhiên, tài tình; tạo sự thay đổi số phận nhân vật rất thuyết phục. - Thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc: phát hiện và miêu tả sức sống tiềm tàng, mãnh liệt, khát vọng tự do tha thiết và tinh thần phản kháng mạnh mẽ của người lao động bị áp bức trong xã hội cũ. 0,5 2 IV.a Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Thuốc 1 Nhan đề thiên truyện là Thuốc. Thuốc ở đây chính là chiếc bánh bao tẩm máu người mà lão Hoa đã mua về cho thằng Thuyên ăn để chữa bệnh lao.Nhan đề này có nhiều nghĩa. -Tầng nghĩa thứ nhất là nghĩa tường minh, chỉ phương thuốc chữa bệnh lao bằng chiếc bánh bao tẩm máu người. Đây là một phương thuốc mê tín lạc hậu. -Tầng nghĩa thứ hai là nghĩa hàm ẩn, đó là phương thuốc để chữa bệnh tinh thần: căn bệnh u mê lạc hậu của người dân Trung Quốc. Người dân Trung Quốc phải tỉnh giấc, không được “ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”, chữa căn bệnh u mê lạc hậu về mặt chính trị của người dân Trung Quốc và căn bệnh xa rời quần chúng của người cách mạng Trung Quốc thời bấy giờ. 0,5 1,0 2 Nhan đề truyện đã thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm: Lỗ Tấn đã đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại: nhân dân thì “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt” còn người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu” 0,5 IV.b Phân tích ấn tượng lạ lùng của nhân vật Phùng 1 Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nhân vật Phùng 0,25 2 Phân tích ấn tượng lạ lùng - Ấn tượng lạ lùng nhưng hợp lô gích (nhìn qua sự ám ảnh sâu sắc chứ không bằng con mắt khách quan, mỗi lần ngắm kỹ, anh đang sống lại kỷ niệm, màn sương màu hồng hồng anh đã bắt gặp trong niềm hân hoan phát hiện ra vẻ đẹp nên thơ nơi bờ biển). - “nếu nhìn lâu hơn ”: Đây là cái nhìn sâu sắc của nghệ thuật, là lời kêu gọi của tác giả: Hãy rút ngắn khoảng cách giữa nghệ thuật và hiện thực. Nếu nghệ sỹ có tình yêu sâu nặng với con người, anh ta cần phải trung thực, dũng cảm nhìn thẳng vào hiện thực, trước hết phải nhìn thẳng vào số phận con người. 0,5 1,0 3 Đánh giá cái nhìn của tác giả về hiện thực cuộc sống, cái nhìn thấu hiểu, trĩu nặng tình thương và nỗi lo đối với con người, quan điểm nghệ thuật tiến bộ của tác giả. 0,25 3 . TẠO BẮC GIANG Đề chính thức Đề lẻ HƯỚNG DẪN CHẤM – THANG ĐIỂM THI GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2010 – 2011 Môn: Ngữ Văn 12 I. Hướng dẫn chung 1. Giám khảo cần nắm vững yêu cầu chấm để đánh giá tổng quát. tránh cách chấm đếm ý cho điểm. 2. Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng. Tô Hoài là nhà văn nổi tiếng trên văn đàn Việt Nam từ trước 1945. Trong kháng chiến chống Pháp, ông vẫn có nhiều thành tựu quan trọng trong sáng tác, đặc biệt là các sáng tác về đề tài miền núi. -