TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 1 ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2009-2010 Môn văn khối : C ( Thời gian làm bài : 180 phút ) Câu 1 (2 điểm) Nêu cảm hứng sử thi trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung thành. Câu 2 (3 điểm) Nhà bác học Đác-uyn khi trả lời một người bạn đã khẳng định “Tôi nghĩ rằng tất cả những gì có giá trị một chút, tôi đều thu nhận được bằng cách tự học”. Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên. Câu 3 ( 5 điểm ) Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật người đàn bà làng chài (“Chiếc thuyền ngoài xa”- Nguyễn Minh Châu) và nhân vật Mị (“Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài). Họ và tên: Số báo danh: 1 1 TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 1 THI THỬ ĐẠI HỌC 2009-1010 Môn văn khối : C ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM Nội dung Điểm CÂU 1: Nêu cảm hứng sử thi trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung thành. * BÀI LÀM CẦN ĐẢM BẢO CÁC Ý SAU: Truyện ngắn “Rừng xà nu” là tác phẩm tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi của Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975, đặc biệt trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Cơ sở hình thành chất sử thi trong văn học chống Mĩ nói chung và trong “Rừng xà nu” nói riêng: Chất sử thi là đặc điểm thi pháp đồng thời là mĩ cảm của văn học kháng chiến; Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh Đất nước có chiến tranh . - Trong “Rừng xà nu”, khuynh hướng sử thi được thể hiện : + Đề tài của truyện “Rừng xà nu” nói đến vấn đề sinh tử hết sức hệ trọng không chỉ của cả cộng đồng dân làng Xô Man mà của cả dân tộc Việt Nam. + Chủ đề của tác phẩm mang đậm tính sử thi : sự tàn ác của kẻ thù và khí phách của nhân dân Miền Nam trong kháng chiến. + Nhân vật trong tác phẩm như: Tnú, cụ Mết, thực chất là những kết tinh cao độ những phẩm chất tiêu biểu của cả cộng đồng (gắn bó với dân làng, trung thành với cách mạng, căm thù giặc sâu sắc, kiên cường bất khuất, dũng cảm chiến đấu hi sinh ) . Nhân vật đều thống nhất với nhau, thống nhất với số phận của cả cộng đồng. Điều đó cũng thể hiện rõ nét tính sử thi của tác phẩm . + Chất sử thi bộc lộ qua cách trần thuật. Câu chuyện về cuộc đời của nhân vật Tnú và cuộc nỏi dậy của dân làng Xô Man thực ra là một câu chuyện hiện đại. Tuy vậy, chúng được kể như một câu chuyện của lịch sử với không khí và thái độ trang nghiêm, đầy ngưỡng vọng giống như lối kể về các tù trưởng hùng mạnh tiêu biểu cho ý chí, khát vọng và sức mạnh của cộng đồng trong các sử thiĐam San, Xinh Nhã của các bộ tộc Tây Nguyên . + Xây dựng được nhiều hình ảnh chói lọi, kì vĩ như hình cây xà nu, rừng xà nu, hình ảnh hai bàn tay bị đốt của Tnú . + Giọng văn: trang trọng, trang nghiêm, hùng tráng Như vậy, chất sử thi thể hiện qua nhiều yếu tố của tác phẩm, đặc biệt trong việc khắc hoạ tư tưởng, chủ đề của “Rừng xà nu” . 2,0 0,25 0,5 1.0 0,25 CÂU 2 : Nhà bác học Đác-uyn khi trả lời một người bạn đã khẳng 3,0 2 2 định “Tôi nghĩ rằng tất cả những gì có giá trị một chút, tôi đều thu nhận được bằng cách tự học”. Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên. 1. Giới thiệu chung: - Dẫn dắt vào vấn đề. - Nêu vấn đề: Vấn đề đặt ra là giá trị và ý nghĩa của việc tự học đối với mỗi con người trong cuộc đời. 2. Giải thích, chứng minh và bình luận: * Thế nào là tự học ? Tự học không có nghĩa là tự mình làm nên tất cả không cần nhờ ai, không cần liên hệ với ai. Tự học chính là tự mình tìm tòi, suy nghĩ, sáng tạo dựa trên sự định hướng, dẫn dắt của thầy, của bạn, của sách vở tri thức nhân loại * Tự học biểu hiện như thế nào ? Đó là sự độc lập tư duy, sáng tạo trong mọi lúc, mọi nơi, mọi lĩnh vực * Làm thế nào để có thể tự học tốt nhất ? + Trước hết, cần phải có ý thức và khát khao tìm hiểu, khát khao khẳng định mình. + Tiếp đến là cần phải có một phương pháp tự học khoa học và phù hợp + Việc tự nghiên cứu, đào sâu tìm tòi sáng tạo từ những cái đã biết là vô cùng quan trọng bởi khám phá hiện thực không phải chỉ đơn giản là nhìn thấy, nghe thấy mà còn phải sàng lọc qua cả trí tuệ, lý trí, tâm hồn. Có người Đi một ngày đàng mà không học được một sàng khôn bởi người đó không đưa những điều nhìn thấy nghe thấy qua một năng lực tư duy của chính bản thân mình, không biến nó thành cái của riêng mình thì việc học ấy đơn giản cũng chỉ là sự sao chép lại hiện thực cuộc sống một cách trực quan trần trụi mà thôi. * Giá trị của việc tự học đối với mỗi con người và đối với xã hội: Những người biết tự học sẽ phát hiện ra được nhiều điều mới mẻ, có ý nghĩa sâu sắc. Đó là giá trị đích thực của kiến thức, của cuộc sống qua năng lực tư duy của chính bản thân mỗi người khi đó sẽ giúp con người đi đến thành công, đi đến vinh quang đích thực bởi những cống hiến cho cuộc đời. 3. Đánh giá, kết luận: 0,25 0,5 0,5 1,0 0,5 0,25 CÂU 3 : Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật người đàn bà làng chài (“Chiếc thuyền ngoài xa”- Nguyễn Minh Châu) và nhân vật Mị (“Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài). 1. Giới thiệu chung: - Nguyễn Minh Châu là cây bút tiên phong của văn học thời đổi mới.Chiếc 5,0 3 3 thuyền ngoài xa là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu, thể hiện những khám phá, phát hiện của nhà văn về những vấn đề mới mẻ của đời sống. Nhân vật người đàn bà làng chài là một khám phá mới của tác giả, người phụ nữ vô danh, bất hạnh nhưng vị tha, cao thượng. - Tô Hoài là cây bút hiện thực xuất sắc. Vợ chồng A Phủ viết về cuộc sống khốn cùng của người dân miền núi, nhất là số phận của người phụ nữ. Nhân vật góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm. 2. Điểm chung giữa hai nhân vật. - Cả hai nhân vật đều có số phận bất hạnh, đau khổ. - Họ đều cam chịu nhẫn nhục khi bị hành hạ, đày đoạ. 3. Điểm khác giữa hai nhân vật. - Ngoại hình của Mị và người đàn bà khác nhau: Mị xinh đẹp, thổi sáo hay còn người đàn làng chài thì thô kệch, rỗ mặt, mệt mỏi,… - Cảnh ngộ khác nhau: + Mị là con dâu gạt nợ, chịu hai thứ gông xiềng (Những hủ tục lạc hậu, và sức mạnh của cường quyền), bị tước đoạt, vùi dập. Từ một cô gái hừng hực sức xuân, Mị trở thành một kẻ vô cảm, mất hết khả năng phản kháng với cuộc sống. + Người đàn bà làng chài bị chồng đánh đập, hành hạ nhưng không bị chai sạn,vô cảm. - Vẻ đẹp riêng của từng nhân vật: + Mị với sức sống mãnh liệt luôn tìm mọi cách thoát khỏi sự khống chế của tội ác, của cuộc sống hôn nhân mình để được sống, được lựa chon cuộc sống của mình. Đó là biểu hiện cao độ của lòng ham sống, yêu đời của Mị. + Người đàn làng chài tự nguyện, chủ động chấp nhận cuộc sống dù bất hạnh, khổ đau để gia đình có một người đàn ông chèo chống khi phong ba, vì các con và bà hạnh phúc khi “vợ chồng con cái vui vẻ hạnh phúc”. Đó là phẩm hạnh cao quý của một người vợ yêu chồng, người mẹ thương con, thấu hiểu lẽ đời và luôn ý thức trách nhiệm, vai trò của mình trong gìn giữ hạnh phúc gia đình. 3. Đánh giá, kết luận chung: Qua nhân vật Mị và người đàn bà làng chài, người đọc thấy được dù cuộc đời khổ đau, bất hạnh nhưng ở họ vẫn ánh lên những vẻ đẹp cao cả, đáng ngưỡng mộ, kính phục,…Thấp thoáng trong những người đàn bà ấy là bóng dáng của biết bao phụ nữ Việt Nam khác. Nguyễn Minh Châu và Tô Hoài góp phần làm phong phú thêm đề tài người phụ nữ trong văn học. 0,5 1,0 0,5 0,5 1,0 1,0 0,5 Điểm toàn bài 10 Lưu ý cho câu 2 và 3: Học sinh có thể trình bày bài theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo được kiến thức, thể hiện được năng lực viết văn nghị luận xã hội và năng lực cảm thụ tác phẩm văn chương. 4 4 . thi là đặc điểm thi pháp đồng thời là mĩ cảm của văn học kháng chiến; Tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh Đất nước có chiến tranh . - Trong “Rừng xà nu”, khuynh hướng sử thi được thể hiện : + Đề. biểu cho khuynh hướng sử thi của Văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975, đặc biệt trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Cơ sở hình thành chất sử thi trong văn học chống Mĩ nói chung. Số báo danh: 1 1 TRƯỜNG THPT THẠCH THÀNH 1 THI THỬ ĐẠI HỌC 2009-1010 Môn văn khối : C ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM Nội dung Điểm CÂU 1: Nêu cảm hứng sử thi trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn