MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - LỚP 9 (NHÓM 4 – CỐ ĐÔ) Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Câu-Điểm Tỉ lệ Thấp Cao I. Đọc – Hiểu 1. Truyện trung đại 2. Thơ hiện đại 3. Truyện hiện đại 3.1. Nêu tình huống đặc sắc trong đoạn trích được học (truyện ngắn hiện đại). . Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 câu 1 đ Số câu: 1 Số điểm:1 Tỉ lệ: 10 % II. Tiếng Việt 1. Cách dẫn trực tiếp 2. Nghĩa của từ: nghĩa gốc, nghĩa chuyển. 1.1 Ghi lại khái niệm 2.1 Ghi lại khái niệm 2.2 Xác định nghĩa gốc, nghĩa chuyển (thơ hiện đại) 1.2 Chuyển lời thoại (truyện Trung đại) theo cách dẫn gián tiếp Số câu Số điểm Tỉ lệ 2 câu 2 đ 1 câu 1 đ 1 câu 1 đ Số câu: 4 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40 % III. Tập làm văn. Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm của nhân vật tự sự. 3.2 Xác định các hình thức (truyện hiện đại). 3.3 Trình bày cảm nhận về nhân vật ông Hai qua các lời độc thoại nội tâm. Số câu Số điểm Tỉ lệ 1 câu 1 đ 1 câu 4 đ Số câu: 2 Số điểm:5 Tỉ lệ: 50 % Tổng câu Điểm - Tỉ lệ 2 câu 2 đ – 20% 3 câu 3 đ – 30% 1 câu 1 đ – 10 % 1 câu 4 đ – 40% Số câu: 7 Số điểm:10 Tỉ lệ: 100% ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - LỚP 9 Câu 1. (2,0 đ) 1.1. Thế nào là cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp ? 1.2. Trình bày lại toàn đoạn trích, trong đó, chuyển lời thoại của nhân vật (phần in nghiêng) thành lời dẫn gián tiếp: “ Vua Quang Trung bèn sai mở tiệc khao quân, chia quân sĩ ra làm năm đạo, hôm đó là ngày 30 tháng chạp. Rồi nhà vua bảo kín với các tướng rằng: - Ta với các ngươi hãy tạm sửa lễ cúng Tết trước đã. Đến tối 30 Tết lập tức lên đường, hẹn đến ngày mồng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Các ngươi nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác! ” (Hoàng Lê nhất thống chí, Ngô gia văn phái, Ngữ Văn 9, tập 1) Câu 2. (2,0 đ) 2.1. Thế nào là từ nhiều nghĩa? 2.2. Chỉ ra đâu là nghĩa gốc, đâu là nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của từ “nhóm” trong khổ thơ sau : “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ” (Bếp lửa, Bằng Việt, Ngữ Văn 9, tập 1) Câu 3. (6,0 đ ) 3.1. Nêu tình huống đặc sắc trong đoạn trích được học của truyện ngắn “Làng” – Kim Lân bằng một văn bản ngắn (không quá 10 dòng). 3.2. Xác định các hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong đoạn trích sau : “ Có người hỏi: - Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà? - Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy! Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to: - Hà, nắng gớm, về nào Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng.Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú: - Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát! Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi.( ) Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu ( ) ” (Làng , Kim Lân, Ngữ Văn 9, tập 1) 3.3. Bằng bài văn hoàn chỉnh, hãy trình bày cảm nhận của em về nhân vật ông Hai qua các lời độc thoại nội tâm. HẾT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - LỚP 9 HƯỚNG DẪN CHẤM A. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn, giáo viên cần linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm ; chú ý khuyến khích các bài làm có cảm xúc và sáng tạo. - Tổ trưởng chịu trách nhiệm tổ chức cho giáo viên dạy lớp 9 thảo luận và thống nhất Hướng dẫn chấm (có biên bản). B. Đáp án và thang điểm Đáp án Điểm Câu 1. (2,0 điểm) 1.1. Thế nào là cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp ? - Cách dẫn trực tiếp: là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép. - Cách dẫn gián tiếp: là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép. 0,5 0,5 1.2. Trình bày lại toàn đoạn trích, trong đó, chuyển lời thoại của nhân vật (phần in nghiêng) thành lời dẫn gián tiếp: Vua Quang Trung Rồi nhà vua bảo kín với các tướng là nhà vua và các tướng hãy tạm sửa lễ , đến tối 30 Tết lập tức lên đường ăn mừng. Nhà vua còn bảo các tướng hãy nhớ lời hẹn, đừng cho là vua nói khoác. * Cho điểm: Mỗi chỗ chuyển đúng (4 chỗ gạch chân) đạt 0,25 điểm. 1,0 Câu 2. (2,0 điểm) 2.1 Thế nào là từ nhiều nghĩa ? Từ nhiều nghĩa là một từ có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa gốc và các nghĩa chuyển được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc. 0,5 2.2 Giải thích để chỉ rõ đâu là nghĩa gốc, đâu là nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của các từ “nhóm” trong khổ thơ. - Từ “nhóm” trong các dòng thơ (1),(3) : chỉ hành động cho lửa bén vào làm chất đốt (củi, rơm…) cháy lên để nấu nướng hoặc sưởi ấm. 0,5 - Từ “nhóm” trong các dòng thơ (2),(4) : chỉ sự khơi gợi, vun đắp những tâm tư, tình cảm. 0,5 - Từ “nhóm” ở (1),(3) : Nghĩa gốc - Từ “nhóm” ở (2),(4) : Nghĩa chuyển (Lưu ý: Điền đủ và đúng cả 2 thông tin mới tính điểm) 0,25 - Phương thức chuyển nghĩa : Ẩn dụ 0,25 Câu 3. (6,0 đ) 3.1. Nêu tình huống đặc sắc trong đoạn trích được học của truyện ngắn “Làng” – Kim Lân bằng một văn bản ngắn (không quá 10 dòng). 1,0 3.2. Xác định các hình thức đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong đoạn trích. - Đối thoại: + “Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà? ” + “Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!” - Độc thoại: + “Hà, nắng gớm, về nào ” +“Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát!” - Độc thoại nội tâm: + “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư ?” + “Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư ? “ + “Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu ” * Ghi chú: Nếu chỉ xác định được 1 trong 2-3 cứ liệu thì không tính điểm. 0,25 0,25 0,5 3.2. Trình bày cảm nhận của em về nhân vật ông Hai qua các lời độc thoại. a. Yêu cầu về kĩ năng + Bài có đầy đủ ba phần : Mở - Thân - Kết + Học sinh hiểu vấn đề, có định hướng giải quyết đúng đắn ; bố cục chặt chẽ, lý lẽ và phân tích dẫn chứng sát hợp, tình cảm chân thành. + Văn trôi chảy, hạn chế các lỗi diễn đạt, chữ rõ, bài sạch. b. Yêu cầu về kiến thức Sau đây là các ý cơ bản : - Các lời độc thoại nội tâm thể hiện sự đau xót, chua chát; cảm xúc vừa giận, vừa thương, vừa tủi thân của ông Hai khi nghĩ về việc làng Chợ Dầu theo giặc; khi nghĩ về thân phận mình và con cái, gia đình trước tình cảnh ấy. 2,0đ 2,0đ - Các lời độc thoại nội tâm thể hiện tính cách bộc trực, ngay thẳng, không chấp nhận sự gian trá, phản bội ; và lòng yêu quý gia đình, quê hương, qua đó, gián tiếp bộc lộ lòng yêu cách mạng, yêu kháng chiến của ông Hai. Lưu ý: + Học sinh có thể diễn tả và sắp xếp ý theo nhiều cách nhưng phải nêu đủ và mạch lạc các ý cơ bản trên thì mới đạt điểm tối đa. + Học sinh có những ý kiến riêng hợp lí thì vẫn được chấp nhận. + Giáo viên cho điểm trên cơ sở kết hợp các yêu cầu kĩ năng và kiến thức. HẾT . “nhóm” ở (1 ) ,(3 ) : Nghĩa gốc - Từ “nhóm” ở (2 ) ,(4 ) : Nghĩa chuyển (Lưu ý: Điền đủ và đúng cả 2 thông tin mới tính điểm) 0,25 - Phương thức chuyển nghĩa : Ẩn dụ 0,25 Câu 3. (6 ,0 ) 3 .1. Nêu tình. và sáng tạo. - Tổ trưởng chịu trách nhiệm tổ chức cho giáo viên dạy lớp 9 thảo luận và thống nhất Hướng dẫn chấm (có biên bản). B. Đáp án và thang điểm Đáp án Điểm Câu 1. (2 ,0 điểm) 1. 1. Thế. nhỏ” (Bếp lửa, Bằng Việt, Ngữ Văn 9, tập 1) Câu 3. (6 ,0 đ ) 3 .1. Nêu tình huống đặc sắc trong đoạn trích được học của truyện ngắn “Làng” – Kim Lân bằng một văn bản ngắn (không quá 10 dòng). 3.2.