Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
0,98 MB
Nội dung
1.Mở đầu: Đầu thế kỷ XIX đánh dấu sự đi lên của phong trào âm nhạc Lãng mạn, ảnh hưởng mạnh mẽ đến nghệ thuật và làm phong phú thêm cho nền văn hóa Châu Âu. Phong trào này nằm trong một cuộc nổi dậy chống lại tư tưởng cổ điển và thời đại Ánh Sáng. Thuyết cổ điển chủ yếu bao gồm một hệ thống về luật lệ trong nghệ thuật và tiêu chuẩn đi đôi với những điều luật về lẽ phải, thứ bậc, và sự kiềm chế. Những nhà cổ điển tin rằng các bậc thầy La Mã và Hy Lạp đã khám phá ra những quy tắc thẩm mỹ vững chắc, vì thế các kịch sĩ và họa sĩ nên theo đó mà làm. Vào thế kỷ thứ XVIII, thuyết cổ điển được duy trì dễ dàng vì tầng lớp này nắm vai trò lớn trong triều đình và trường học, nơi mà các nghệ sĩ sinh sống và làm việc. Nhưng một điều cũng cần lưu ý ở đây: phong trào âm nhạc Lãng mạn được là sự kế tục, sự tiếp nối truyền thống sáng tạo nghệ thuật âm nhạc của trường phái âm nhạc cổ điển Viên. Hay nói một cách khác, ngay trong sáng tác âm nhạc của các nhạc sĩ thuộc trường phái âm nhạc cổ điển Viên cũng đã chứa đựng mầm mống, những nhân tố tiền đề cho sự hình thành và phát triển của trường phái âm nhạc Lãng mạn. Vào năm 1790 tại Anh và Đức thì tư tưởng lãng mạn đã phát huy, bộc lộ tình cảm, tự do, và lòng hào hiệp, phát triển vững chắc nhất. Thêm vào đó là cuộc cách mạng Tư sản Pháp 1789 với những tư tưởng cao cả về Tự do – Bình đẳng – Bác ái làm nhen nhóm lên niềm tin lớn lao cho cả thế giới về một cuộc xây dựng cấp tiến trong văn hóa và cuộc sống nghệ thuật. Nhưng ngay sau đó, giai cấp tư sản phản động đã phản bội lại lợi ích của nhân dân, chống lại những thành quả mà nhân dân đã giành lại được. Những thay đổi đó đã làm cho cả châu Âu hoài nghi mất niềm tin vào tương lai tươi sáng của những ý tưởng cao cả. Một không khí lo âu hoảng hốt bao trùm trong các tầng lớp nhân dân, nhất là trong giới trí thức và nghệ sĩ. Khi mất niềm tin vào những tư tưởng lớn lao mang tầm thời đại của trí tuệ, con người của thế kỷ XIX dường như muốn tìm đến với những gì nhỏ nhắn, gần gũi, thân quen của thế giới tình cảm. Khi mất niềm tin vào lý trí dường như con người ta lại muốn đặt niềm tin vào tình cảm. Họ cho rằng: Trí tuệ có thể nhầm lẫn, còn con tim thì không bao giờ. Với chủ nghĩa âm nhạc Lãng mạn thì người nghệ sĩ bao giờ cũng cảm thấy mình cô đơn giữa thế giới đầy biến động phức tạp của thời đại. Đó cũng là mâu thuẫn đầy tính bi kịch giữa người anh hùng thời đại với thế giới xung quanh. Chính vì vậy, trong sáng tác nghệ thuật âm nhạc của trường phái Lãng 1 mạn chúng ta thường gặp đề tài về sự cô đơn, về tình yêu, sự thất vọng về những hoài bão không đạt được v.v… Chú trọng đến tính dân tộc trong sáng tạo nghệ thuật âm nhạc cũng là một đặc điểm nổi bật đối với các nhạc sĩ của trường phái âm nhạc Lãng mạn. Các nhạc sĩ thuộc trường phái âm nhạc Lãng mạn coi âm nhạc dân gian là nguồn chất liệu vô cùng phong phú cho sáng tạo nghệ thuật. Thậm chí họ còn cho rằng người nghệ sĩ sáng tác chỉ là người lắng nghe và ghi chép lại những sáng tạo nghệ thuật của các nghệ sĩ dân gian, chính nhân dân mới là người sáng tạo ra nghệ thuật âm nhạc. Di sản âm nhạc dân gian được các nhạc sĩ âm nhạc Lãng mạn khai thác trên nhiều phương diện. Nếu như cái nhà soạn nhạc ở thế kỷ thứ XVIII duy trì hệ thống trong âm nhạc qua các bài nhạc giao hướng cổ điển, thì các thiên tài thời kỳ này đã sử dụng một phạm vi hình thể rộng lớn để toại ra hàng ngàn phong cảnh âm nhạc và gợi lên nhiều sự xúc động lớn. Những nhà soạn nhạc theo trường phái lãng mạn làm tăng gấp ba lần số lượng nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng bằng cách sử dụng các đàn gió (wind), trống (percussion), và thêm kèn (brass) và đàn giây(string). Các nhạc sĩ thuộc trường phái lãng mạn còn có chung một đặc điểm là tính tiêu đề trong sáng tác khí nhạc. Rất nhiều tác phẩm khí nhạc được các nhạc sĩ sáng tác đặt cho những tên gọi riêng, kể cả các tác phẩm thuộc thể loại giao hưởng. Ngoài ra, một đặc điểm nổi bật khác của chủ nghĩa Lãng mạn trong âm nhạc là tính trữ tình trong sáng tạo nghệ thuật. Thế giới nội tâm đầy suy tư của con người được khai thác dưới nhiều góc cạnh. Và do vậy, các chủ đề âm nhạc của các nhạc sĩ thuộc trường phái Lãng mạn thường mang tính ca xướng, giai điệu dường như luôn có thể hát lên được. Đây cũng là giai đoạn thể loại ca khúc hay các tiểu phẩm cho piano giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong sáng tác của nhiều nhà soạn nhạc nổi tiếng như: F. Schubert, R. Schumann, F. Chopin v.v và nhạc sĩ lãng mạn người Đức Felix Meldensohn là một trong những nhạc sĩ tiêu biểu ở thời kỳ này. 2 2.Thân thế và sự nghiệp của Felix Meldensohn: Felix Meldensohn (tên đầy đủ là Jakob Ludwig Felix Mendelssohn Bartholdy) sinh ngày 3/2/1809 ở Hambuar trong một gia đình trí thức giàu có. Ông nội là một triết gia nổi tiếng, cha ông là một chủ ngân hàng giàu có của người Do Thái. Bố mẹ của F. Mendelssohn là những trí thức có học vấn cao và lòng yêu thích nghệ thuật. Chính vì vậy, từ nhỏ F. Mendelssohn đã được tiếp thu một nền học vấn đa dạng và có tính chất hệ thống. Ông được học toán học, văn học, hội hoạ, các ngôn ngữ cổ đại và đương thời. Ông cũng nhiều lần được tham gia các khoá học của Trường Đại học tổng hợp. Chính không gian trí thức cao mà F. Mendelssohn đã đắm mình từ thời thơ ấu giữ vai trò quyết định trong việc hình thành thế giới quan của ông. Ngoài ra, ông còn có mối quan hệ với nhiều đại diện nổi tiếng nhất của giới trí thức khoa học và nghệ thuật – những người thường xuyên viếng thăm phòng khách của gia đình ông ở Berlin như: Heghen, Iacov Grim, Hainơ, Veber, Spor, Paganini. Và đấy là một trong những thuận lợi cho các hoạt động nghệ thuật trong suốt cuộc đời ông sau đó. Mối giao thiệp trong nhiều năm với Goethe từ khi Mendelssohn mới 12 tuổi có ý nghĩa quan trọng trong sự trưởng thành của nhà soạn nhạc. Từ những năm còn rất trẻ Mendelssohn đã có mối liên hệ chặt chẽ và hữu cơ với văn hóa dân gian Đức. Ông hiểu rõ sinh hoạt của các nước châu Âu, nắm vững được nhiều ngoại ngữ khác nhau, có mối quan hệ cá nhân và nghề nghiệp ở Pháp, Italia và Anh, nhưng không khi nào, dù là những năm tháng tuổi trẻ hay đã trưởng thành ông xa rời truyền thống âm nhạc cổ điển Đức. Giữ vai trò quan trọng trong cuộc đời Mendelssohn là thầy giáo hòa âm Selter – người nâng đỡ niềm tin vào tư tưởng của nghệ thuật kinh điển. Ngoài ra, người chỉ đạo của Dàn hợp xướng không nhạc đệm Selter cũng chỉ cho người 3 nhạc sĩ trẻ tuổi sự phong phú và đa dạng của âm nhạc hợp xướng dân gian truyền thống Đức. Sau này Mendelssohn đã chỉ huy dàn dựng thành công nhiều tác phẩm của các nhà soạn nhạc thiên tài thế kỷ XVIII Mendelssohn sớm nắm được chắc tri thức nghệ thuật âm nhạc. Từ 10 tuổi ông đã bắt đầu sáng tác âm nhạc. Cho đến 17 tuổi, các sáng tác của cậu còn chịu ảnh hưởng nhiều từ các nhà soạn nhạc vĩ đại như Mozart, Beethoven, Veber và nhiều người khác. Bát tấu cho đàn dây (String Octet op.20, 1825) và Uverture Giấc mộng đêm hè (Midsummer Night's Dream) (1826) là bắt đầu của một giai đoạn chín muồi trong lao động sáng tạo nghệ thuật của Mendelssohn. Vào cuối những năm 20 - đầu những năm 30 của thế kỷ XIX, Mendelssohn đã sáng tác hàng loạt các tác phẩm xuất sắc của mình như: overture Nàng Melusine xinh đẹp (The Lovely Melusine), Tập I của tập Bài ca không lời (Lieder ohne Worte), Giao hưởng Italia (Italian Symphony), Concerto số 1 cho piano và dàn nhạc, phương án đầu tiên cho âm nhạc vở Đêm Vanpurghieva đầu tiên của Goethe. Trong 3 năm từ 1829 đến 1832, Mendelssohn đã có nhiều chuyến đi tới các thành phố của các quốc gia khác nhau ở châu Âu như: Anh, Scotlan, miền nam nước Đức, Áo, Italia, Thụy Sĩ và Pháp. Mendelssohn không hài lòng với tình trạng văn hóa âm nhạc đương đại ở các nước này. Không chỉ ở Italia hay là Pháp, mà ngay tại Vienna người ta cũng đã ít biểu diễn các tác phẩm của Beethoven và Mozart. Ngay khi trở về Đức và cho đến những ngày cuối cùng của cuộc đời, Mendelssohn đã cống hiến nhiều sức lực, trí tuệ và tài năng cho các hoạt động khai sáng. Ông đã nhận nhiều chức vụ, đã đi khắp đất nước để tuyên truyền cho nghệ thuật vĩ đại của các nhạc sĩ cổ điển. Trong các buổi hòa nhạc do ông đứng ra tổ chức thường vang lên âm nhạc viết cho hợp xướng của Palestrin, Laslo, Handen, Bach; Bản giao hưởng số 8, Bản giao hưởng số 9, Egmon, Uverture cho vở Leonora và nhiều tác phẩm khác của L.V. Beethoven; Đông Joăng, Phigaro của W.A. Mozart; và nhiều tác phẩm của các nhạc sĩ cổ điển khác. Là một nghệ sĩ biểu diễn xuất sắc trong thời đại của mình, trong các chương trình biểu diễn piano và organ, Mendelssohn thường tích cực tuyên truyền cho loại hình âm nhạc nghiêm túc. Chính từ những đêm diễn này, rất nhiều thính giả lần đầu tiên được làm quen với các sonata và concerto của Beethoven, các concerto của Bach. 4 Một trong những hoạt động khai sáng có thể được coi là nổi bật nhất của Mendelssohn là việc thành lập Nhạc viện đầu tiên của nước Đức tại Leipzig (the Leipzig Conservatory ) vào năm 1843. Nhạc viện chính là nơi đào tạo những người làm công tác âm nhạc ở trình độ cao của các chuyên ngành: sư phạm, các nhạc cụ trong dàn nhạc giao hưởng, hoà tấu thính phòng, chỉ huy hợp xướng, chỉ huy dàn nhạc. Không có các chuyên gia ở trình độ cao thì không thể có sự phát triển, không thể có những thành tựu lớn về phát triển nghệ thuật của đất nước. Trong số các nhà sư phạm của Nhạc viện Leipzig có nhiều nghệ sĩ biểu diễn và sáng tác xuất sắc của nước Đức thời bấy giờ như R. Schumann. Hệ thống giáo dục âm nhạc được tạo bởi Mendelssohn đã nhanh chóng được coi là cơ sở cho sự hình thành các trường âm nhạc ở bậc cao của nước Đức và các vùng lân cận. Các sáng tác của Mendelssohn giai đoạn từ giữa những năm 30 đến giữa những năm 40 xuất hiện nhân tố anh hùng ca và tính chất hoành tráng. Còn trong các tác phẩm viết cho dàn nhạc những năm 40 như Uverture Riu Blaz, Giao hưởng Xcotland, Concerto violon lại xuất hiện tính kịch vốn không phải là bản chất trong các sáng tác trước đây của Mendelssohn. Nhưng những khuynh hướng kịch tính mới này không kịp có sự phát triển xa hơn trong sáng tác của Mendelssohn. Từ năm 1846, Mendelssohn đã buộc phải hạn chế các hoạt động sư phạm và chỉ huy dàn nhạc của mình. Ông mất ngày 4 tháng 11 năm 1847 tại Leipzig (Đức) khi chưa đầy 39 tuổi. 2.1.Đặc điểm sáng tác và nội dung tác phẩm của Felix Mendelssohn: Có thể nói sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật âm nhạc của Felix Mendelssohn là một trong những hiện tượng có ý nghĩa lớn lao nhất trong nền văn hoá Đức thế kỷ XIX. Hàng loạt sáng tác của người nghệ sĩ này, cũng như của Hainơ, Schumann, Vagner đã phản ánh cao trào nghệ thuật và những bước tiến xã hội xảy ra giữa hai cuộc cách mạng 1830 và 1848. Sinh hoạt văn hoá của nước Đức những năm 30 - 40 là không gian gắn với các hoạt động nghệ thuật của F. Mendelssohn. Trong các hoạt động nghệ thuật của mình ông luôn hướng tới ý nghĩa lớn lao làm thức tỉnh những tư tưởng cao cả của các nhà soạn nhạc kinh điển. F. Mendelssohn hoạt động ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau: sáng tác âm nhạc, chỉ huy dàn nhạc, biểu diễn đàn piano, tổ chức biểu diễn, sư phạm âm nhạc. F. Mendelssohn nhìn thấy trong nghệ thuật 5 của Beethoven, Handel, Bach, Gluck sự thể hiện ở đỉnh cao của văn hoá tinh thần và nhiệt tình đấu tranh để khẳng định những nguyên tắc trong sinh hoạt âm nhạc đương thời nước Đức. Chính khát khao hướng tới sự tiến bộ đã xác định cá tính trong sáng tạo nghệ thuật của F. Mendelssohn. F. Mendelssohn cũng là người rất chú ý đến nền âm nhạc dân gian truyền thống của nước Đức. Trong nhiều tác phẩm, đặc biệt ở các romance, chúng ta có thể gặp rất nhiều đường nét giai điệu gần gũi với âm điệu dân gian. Đặc điểm chính trong sáng tác của Felix là ông thích viết theo hình thức cổ điển cân đối, rõ ràng nên người ta thường gọi ông là nhạc sỹ cổ điển lạc vào thế giới lãng mạn. Cảm xúc trữ tình của ông khác với những nhạc sĩ khác ở chổ nó êm dịu ôn hòa khác với Schuman trữ tình xáo động, Schubert trữ tình triết lý. Còn nội dung tác phẩm của ông thường miêu tả thiên nhiên chung chung mà không diễn tả con người. Ông có công lớn trong việc phát triển một số thể loại mới như khúc mở màn ( Uvertuyar) biến thành thể loại riêng biệt và độc lập. 2.2. Một số tác phẩm của Felix Mendelssohn: * Các tác phẩm giao hưởng (tất cả có 14): - Giao hưởng c-moll op.1 (1824). - Uverture Giấc mộng đêm hè op.21 (1826). - Giao hưởng Italia, A-dur, op.90 (1833). - Giao hưởng Scotland, a-moll, op.56 (1830-1842) * Tác phẩm cho piano và dàn nhạc: - Cappriccio brillant cho piano và dàn nhạc giọng h-moll, op.25 (1832). - Concerto số 1 cho piano và dàn nhạc, g-moll, op.25 (1831). - Concerto số 2 cho piano và dàn nhạc, d-moll, op.40 (1837). * Tác phẩm cho violon và dàn nhạc: - Concerto cho violon và dàn nhạc, e-moll, op.64 (1844) * Tác phẩm cho piano(gồm 30 tập): 6 - 8 tập Bài ca không lời, (1832-1845). - "Các biến tấu nghiêm khắc", d-moll, op.54 (1841). - Rondo capriccioso e-moll, op.14 (1824). - 6 Prelude và fuga op.35 (1832-1837). 7 3.Phân tích tiểu phẩm “Hunting Song” trong tuyển tập “Bài ca không lời” của Felix Mendelssohn: Tuyển tập Bài ca không lời viết cho piano giữ vai trò trung tâm trong toàn bộ di sản sáng tạo nghệ thuật của Mendelssohn. Ý nghĩa của nó trong sự nghiệp sáng tác của Mendelssohn có thể so sánh với ý nghĩa của các bài tình ca trong sáng tác âm nhạc của F. Schubert. Mendelssohn đã hướng tới thể loại âm nhạc này hầu như trong suốt cuộc đời lao động sáng tạo nghệ thuật của mình. Đặc điểm nổi bật nhất, thống nhất các bài khác nhau của Bài ca không lời là sự gần gũi của chúng với bài hát dân gian sinh hoạt thời đó. Mendelssohn cũng là người viết nhiều cho các giọng hát. Ông đã sáng tác hơn 80 ca khúc trên lời thơ của các nhà thơ Đức như: Hainơ, Imperman, Aixendor, Lenau. Mendelssohn đã mang vào âm nhạc cho piano những giai điệu trữ tình, đằm thắm của thể loại thanh nhạc. Trong phần lớn các bài tiểu phẩm Bài ca không lời mang đặc điểm tình ca thính phòng cùng phần đệm piano. Một đặc điểm nổi bật của phắc tuya âm nhạc trong tập Bài ca không lời là giai điệu mang tính ca xướng dàn trải có âm điệu gần gũi với những âm điệu trữ tình sinh hoạt và phần đệm ẩn chứa các tiến hành giai điệu trong việc sử dụng những thủ pháp màu sắc mới của cây đàn piano. Tiểu phẩm Hunting Song được viết ở hình thức ba đoạn phức, giọng A dur, với nhịp 6/8 có cấu trúc sơ đồ như sau: Mở đầu A B A’ 5 Nhịp a b a b a b C1 5 nhịp C2 6 nhịp C1 7 nhịp C2 7 nhịp C1 13 nhịp C2 13 nhịp C1 6 nhịp C2 6 nhịp C3 9 nhịp C1 4 nhịp C2 4 nhịp C1 7 nhịp C2 10 nhịp A dur A dur A dur ‘‘Hunting song’_ ‘‘Bài ca đi săn’’ như đưa chúng ta vào quang cảnh của cuộc đi săn đầy thú vị, sôi nổi, mà những người thợ săn như là một phần của thiên nhiên hoang dã. Họ đã sẵn sang để đi hết cuộc hành trình săn bắt những con thú trong rừng. Mà trong cuộc đi săn ấy, thì những kẻ nhanh nhẹn mới sống sót trước những thú dữ và thiên nhiên rộng lớn. Khi đã săn được con mồi, họ hân hoan và cười vang với chiến thắng mình vất vả đạt được mà đi săn ấy còn ý nghĩa nhiều hơn là chỉ giết vì thức ăn. Cuộc hành trình tiềm kiếm ấy vẫn tiếp diễn, họ tiếp tục ở trong rừng đến khi nào mang về thật là nhiều chiến lợi phẩm, họ nghĩ rằng chúng chẳng thể nào trốn thoát những con vật bốn chân vì chúng không phải là thông minh nhất. Chúng ta sống trong rừng và nơi đây chỉ có những kẻ nhanh mới sống sót và chỉ có kẻ mạnh nhất mới tồn tại. Kết thúc chuyến đi săn họ trở về nhà với niềm vui sướng, và những người thân yêu của 8 họ càng vui mừng hơn khi thấy những người thợ săn đầy hùng mãnh trở về bình an. Với sắc thái cảm xúc (molto allegro vivace) thì tiết tấu của bài rất nhanh, đầy sôi nổi sống động và vui tươi. Đoạn mở đầu: gồm 5 nhịp với tiết tấu nhanh, mạnh, lối tiến hành giai điệu đi lên quãng 3 như tạo nên cảm giác sinh động về không khí nhộn nhịp của những người thợ săn đang hao hức trong chuyến đi săn của mình. Phần A:phần trình bày trần thuật chủ đề, viết ở dạng 2 đoạn đơn phát triển(a-b). Đoạn a, gồm 2 câu nhạc: Câu 1: gồm 5 nhịp, kết bậc V giọng Adur, giai điệu của ô nhịp đầu giữ nguyên quãng 4, sau đi lên chồng âm của điệu thức Adur - thể hiện từng bước đi đầy mạnh mẽ khí thế tiến vào khu rừng của những người thợ săn, mà nơi họ sẽ chiến đấu không mệt mỏi với những thú dữ. 9 Câu 2: nhắc lại môtip chủ đề và phát triển thêm, gồm 6 nhịp, và ly điệu sang giọng Fa thăng thứ (fis moll) và chùm âm bậc VII ở bè tay trái – những người thợ săn đang tiến vào khu rừng bao la hung vĩ mà cảm giác như họ quá nhỏ bé. Đoạn b, gồm 2 câu: Câu 1: gồm 7 nhịp, với lối tiến hành giai điệu và tiết tấu tương tự như đoạn a, và ở đây cũng ly điệu sang giọng Đô thăng thứ (cis moll) – sắc thái mạnh ở 2 ô nhịp đầu, sau đó nhỏ lại như họ đã lấy lại tinh thần rằng họ sẽ không sợ trước thiên nhiên rộng lớn đó. 10 [...]... thành quả lao động đầy nguy hiểm của mình 13 Phần A’: là phần tái hiện lại của phần A, gồm 2 đoạn Đoạn a, gồm 2 câu: Câu 1: 4 nhịp, nhắc lại chủ đề của phần phát triển đoạn b, đặc biệt là giai điệu chính đã chuyển sang tay trái, còn bè tay phải là những âm rải đi xuống liền bậc 1 quãng 3 và kết bậc I/Adur Câu 2: 4 nhịp tương tự như câu1, nhưng kết bậc V giọng chính Đoạn b, gồm 2 câu: nhắc lại chủ đề ở tay... tấu nhanh hoạt bát, giai điệu cùng với những nốt chấm giật để tạo nên khí thế hào hùng như lúc ban đầu Phần B: phần phát triển tự do viết ở hình thức 2 đoạn đơn (a-b) Đoạn a, gồm 2 câu: phát triển mới về giai điệu, tạo tính căng thẳng và kịch tính Câu 1: gồm 13 ô nhịp, kết bậc I giọng Adur, ô nhịp đầu bắt đầu bằng âm VII, ở bè giai điệu tác giả đã sử dụng nhiều nốt đen chấm dôi tạo nên không khí căng... 2: cũng gồm 13 ô nhịp, kết âm chủ của giọng Adur, giai điệu đi lên đầy kịch tính, bè tay phải có trường độ nốt đơn là âm chủ cách nhau 1 quãng 8 tạo nên khí thế vững chắc Lối tiến hành hòa thanh đơn giản, cùng sắc thái mạnh, tiết tấu nhanh – như cuộc săn vẫn đang tiếp diễn trong tinh thần không mệt mỏi, không sợ sệt Đoạn b, gồm 3 câu: Câu 1: 6 nhịp, mô phỏng gần như giống hoàn toàn câu 1đoạn a của phần... Adur 12 Câu 2: gồm 6 nhịp, ở phần giai điệu cũng đã sử dụng những nốt chấm giật nối qua nốt móc đơn, cùng với bè trái là chùm âm 3, 4 và kết bậc I6/Adur Câu 3: dài hơn câu1 và câu2, gồm 9 nhịp, kết bậc I6/Adur Được phát triển thêm, cũng nhắc lại phần trình bày bằng những âm hình ampe của gam Adur Từ đầu ô nhịp với sắc thái nhỏ nhẹ, sau đó từ từ mạnh dần lên đến ô gần cuối là cực mạnh, đồng thời mang... tìm nguồn thức ăn để nuôi sống bản thân mà lấy đó là niềm vui, niềm thích thú, bởi họ nghĩ rằng chính mình là một phần của thiên nhiên hoang dã Và bài tiểu phẩm với lối cấu trúc 3 đoạn phức đã thể hiện xuyên suốt , tái hiện lại rất sống động, rộn ràng, đầy gay cấn căng thẳng, đã tạo cho người nghe mường tượng lại chuyến đi săn ấy 16 HUNTING SONG From “Song without Words” – Opus 19 No 3 17 18 19... nhiều nét tương đồng với Mozart trong đó nổi bật lên là sự dịu dàng và trong sáng Những miền đất ông đã đi qua, những phong cảnh thiên nhiên mà ông yêu thích đều làm cảm xúc trong Mendelssohn tuôn trào và hình thành nên những tác phẩm xuất sắc Không hề buông thả cho xúc cảm cá nhân như các nhạc sỹ lãng mạn đồng thời, âm nhạc của Mendelssohn không ngừng nuôi dưỡng sự cảm thông và trở thành một kiểu mẫu thẩm... nhịp thứ 2 âm rải đã được nâng lên quãng 8 – thể hiện niềm vui chiến thắng đầy vẻ vang, mà họ hiểu rằng chỉ có họ, một phần của thiên nhiên vĩ đại này mới có thể làm được điều đó 14 Câu 2: 10 nhịp, âm hình tiết tấu tương tự như câu1, kết thúc toàn bài là một chùm âm đơn và nốt đơn về âm chủ tạo nên sự ngắt hoàn hảo trong niềm hân hoan vui sướng của con người 15 4.Kết luận : Felix Mendelssohn là một . được viết ở hình thức ba đoạn phức, giọng A dur, với nhịp 6/8 có cấu trúc sơ đồ như sau: Mở đầu A B A’ 5 Nhịp a b a b a b C1 5 nhịp C2 6 nhịp C1 7 nhịp C2 7 nhịp C1 13 nhịp C2 13 nhịp C1 6. ca không lời, (1 832 -1845). - "Các biến tấu nghiêm khắc", d-moll, op.54 (1841). - Rondo capriccioso e-moll, op.14 (1824). - 6 Prelude và fuga op .35 (1 832 -1 837 ). 7 3. Phân tích tiểu. Phần B: phần phát triển tự do viết ở hình thức 2 đoạn đơn (a-b). Đoạn a, gồm 2 câu: phát triển mới về giai điệu, tạo tính căng thẳng và kịch tính. Câu 1: gồm 13 ô nhịp, kết bậc I giọng Adur, ô