1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận quản lý chất thải rắn Tái sinh nhựa

32 2,4K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 2,97 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN  QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Chuyên đề : GVHD: Ths. Lê Tấn Thanh Lâm SVTH: Nhóm 4 Trần Văn Thuận Lê Văn Hoài Nguyễn Trung Hiệp Lê Phước Minh Thạch Ngọc Sang Hồ Giang Hải Trần Vũ Lâm Phạm Quang Thắng Hứa Sơn Hiển Nguyễn Phan Thiện Toàn Lê Thị Tường Vy Trần Bích Phượng TP. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2012 MỤC LỤC MỤC LỤC 2 CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 3 1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ 3 1.2.MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 3 1.3.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 1.4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 1.5.Ý NGHĨA THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI 4 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN 4 2.1. TỔNG QUAN VỀ TÁI CHẾ NHỰA 4 2.2. NGUỒN GỐC PHÁT SINH, PHÂN LOẠI, TÍNH CHẤT CÁC LOẠI NHỰA 11 2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP LÀM SẠCH, SƠ CHẾ TRƯỚC KHI TÁI CHẾ NHỰA 18 CHƯƠNG III: MỘT SỐ CÔNG NGHỆ TÁI CHẾ NHỰA 24 3.1. CÔNG NGHỆ TÁI CHẾ NHỰA PHẾ LIỆU 24 3.2. CÔNG NGHỆ TÁI CHẾ NYLON PHẾ LIỆU 27 3.3. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NHỰA DÂY 31 CHƯƠNG IV: THIẾT KẾ 32 4.1. QUY TRÌNH THIẾT KẾ 32 4.2. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ 32 4.3. BẢN VẺ CÔNG NGHỆ 32 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN 32 5.1. KẾT LUẬN 32 5.2. KIẾN NGHỊ 32 2 CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong cuộc sống hiện đại, việc sử dụng các vật dụng như chai nhựa, màng nylon bọc thực phẩm, ống nhựa dẫn nước… đã trở nên quen thuộc với đời sống con người. Vì thế,tái chế rác thải nhựa đang là yêu cầu cấp thiết đối với một thành phố lớn như TP.HCM. Hoạt động này không chỉ làm giảm lượng rác chôn lấp, bớt ô nhiễm môi trường mà còn đem lại giá trị kinh tế. Thiết nghĩ, việc xây dựng một nhà máy xử lý phế liệu nhựa đạt chuẩn, có công nghệ tiên tiến góp phần thúc đẩy việc cải tiến hệ thống thu gom phế liệu nhựa hiện hữu, là cơ sở ban đầu trong quá trình hình thành ngành công nghiệp xử lý phế liệu nhựa tại Việt Nam. Ngoài ra, còn góp phần tự chủ nguyên liệu cho ngành nhựa Việt Nam mà hiện nay phải nhập khẩu trên 90%. Hơn nữa, việc sử dụng nguyên liệu nhựa tái chế cũng là giải pháp để hạ giá thành sản phẩm giúp tang tính cạnh tranh của sản phẩm nhựa Viêt Nam. Chính vì điều này nên nhóm chúng tôi đã chọn chuyên đề “ TÁI SINH NHỰA” để làm báo cáo chuyên đề cho môn học. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Nghiên cứu các công nghệ tái chế nhựa trong nước và trên thế giới. Xác định, lựa chọn công nghệ phù hợp, thiết kế mặt bằng bố trí thiết bị cho các đơn vị ứng dụng công nghệ đó phù hợp với điều kiện Việt Nam. Nhằm góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và sử dụng hiệu quả tài nguyên. 1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, nội dung nghiên cứu cần được thực hiện bao gồm các nội dung sau: - Tìm hiểu hiện trạng hoạt động và kết quả của các cơ sở tái chế nhựa ở TP.HCM. - Tổng quan các công nghệ tái chế nhựa. Phân tích, đánh giá nhằm tìm ra công nghệ phù hợp. - Tổng hợp dữ liệu, phân tích, viết báo cáo. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.4.1. Phương pháp điều tra và tổng hợp Tổng hợp các kết quả điều tra và phân tích thực tế về kết quả của các công nghệ đã được ứng dụng, từ đó lựa chọn công nghệ phù hợp nhất. Phương pháp điều tra, thu thập, tổng hợp tài liệu và khảo sát thực tế việc ứng dụng các công nghệ đó trên địa bàn. 3 1.4.2. Phương pháp xử lý số liệu Tổng hợp, tính toán các số liệu nghiên cứu. Sử dụng các phần mềm Word để viết văn bản, Excel để tính toán, xử lý số liệu và thể hiện bản vẽ thiết kế mặt bằng bố trí máy móc bằng phần mềm Autocad. 1.5. Ý NGHĨA THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI 1.5.1. Ý nghĩa môi trường Góp phần giảm thiểu ô nhiểm môi trường nhờ quá trình tái chế chất thải, giảm thiểu lượng khí thải sinh ra trong trường hợp xử lý bằng phương pháp nhiệt hoặc tiết kiệm diện tích đất sử dụng vào mục đích chôn lấp. 1.5.2. Ý nghĩa kinh tế Tăng hiệu quả kinh tế nhờ việc sử dụng triệt để tài nguyên, hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí nhập khẩu, khai thác và chế biến tài nguyên. 1.5.3. Ý nghĩa xã hội Giải quyết được vấn đề xã hội nhức nhối hiện nay đó là vấn đề ô nhiểm môi trường, góp phần gìn giữ tài nguyên cho các thế hệ tương lai. CHƯƠNG II: TỔNG QUAN 2.1. TỔNG QUAN VỀ TÁI CHẾ NHỰA 2.1.1. Tái chế là gì? Khái niệm tái chế: Tái chế là hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng để chế biến thành sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất. Hay có thể gọi tái chế tức là quá trình chuyển đổi hoặc tạo nên chức năng cho chất thải rắn. Sau khi được phân loại và thu hồi thích hợp thì giá trị của chúng được tái lập. Khi chấm dứt quá trình chuyển đổi bị gọi là chất thải rắn, khi đó vai trò của chúng tương tự như một nguồn tài nguyên vật liệu thứ cấp cho quá trình sản xuất. Khái niệm tái chế nhựa: Là quá trình thu hồi lại nhựa phế liệu, các chất thải có nguồn gốc bằng nhựa sau đó phân loại từng loại nhựa để chế biến thành sản phẩm mới để phục vụ nhu cầu con người như nhựa PVC, PETE, sàn, khung cửa sổ. 2.1.2. Những số liệu về tái chế nhựa tại TP.HCM TP.HCM với tổng diện tích tự nhiên 2093,7 km 2 , dân số 6,12 triệu người, là trung tâm kinh tế, thương mại lớn nhất miền nam và lớn nhất Việt Nam. Quá trình sản xuất và sinh hoạt sản sinh ra lượng chất thải đô thị gần 6000 tấn/ngày. Lượng chất thải này một phần được tái chế một phần được chôn lấp ở các bãi chôn lấp tập trung hợp vệ sinh quanh thành phố (bãi rác Gò Cát, bãi rác Phước Hiệp). 4 Tái chế rác thải nhựa đang là yêu cầu cấp thiết đối với một thành phố lớn như TP.HCM. Hoạt động này không chỉ làm giảm lượng rác chôn lấp, bớt ô nhiễm môi trường mà còn đem lại giá trị kinh tế. Trên địa bàn TP.HCM, nhựa chiếm tỉ trọng cao trong chất thải rắn đô thị. Nó chỉ đứng sau rác thực phẩm. Ước tính mỗi năm có khoảng 250 ngàn tấn chất thải nhựa phát sinh. Lượng rác thải nhựa chiếm tỷ trọng lớn trong thành phần rác thải. Theo khảo sát của Quỹ Tái chế chất thải (Sở TN&MT TP.HCM), rác thải nhựa chiếm 20% trong chất thải rắn siêu thị, trung tâm thương mại, 14,3% trong khu vực văn phòng; 20% lượng rác thải nhựa được chôn lấp lẫn trong các loại rác thải khác, phần còn lại được thu mua, tái chế thô sơ hoặc phát tán ra môi trường. Dự báo đến năm 2020, mỗi năm TP.HCM sẽ phát sinh khoảng 400.000 tấn/năm. Lượng chất thải nhựa này một mặt là gánh nặng đối với công tác quản lý môi trường của thành phố. Chi phí chôn lấp một tấn rác hiện nay là 300.000 đồng/tấn. Như vậy, nếu 50.000 tấn chất thải nhựa được tái chế, thành phố có thể tiết kiệm khoảng 15 tỉ đồng mỗi năm. Kéo theo đó là chúng ta có thể tiết kiệm phần đất chôn lấp cho các mục đích công cộng khác. Đồng thời, tái chế còn tiết kiệm năng lượng cho sản xuất và sinh hoạt của con người. Cùng với đó là giúp giảm thiểu hàng loạt vấn đề môi trường khác như làm sạch mỹ quan đô thị, thông thoáng cống rãnh, hạn chế suy thoái đất… Trong khi đó, nhu cầu nguyên liệu nhựa của Việt Nam mỗi năm vào khoảng 1,6 – 1,7 triệu tấn các loại, nhưng thị trường trong nước chỉ cung cấp được khoảng 300 ngàn tấn. Để giải quyết các vấn đề trên, bên cạnh các cách truyền thống, thành phố đã triển khai nhiều biện pháp quản lý chất thải theo hướng 3T. Đó là tiết giảm, tái sử dụng và tái chế chất thải. Trong đó, tái chế chất thải không chỉ giúp giảm lượng chất thải rắn phải xử lý mà còn có ý nghĩa to lớn trong tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 cũng đã xác định rõ mục tiêu chúng ta cần thực hiện đến năm 2015. Đó là 60% chất thải sinh hoạt đô thị được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ. Tại TP.HCM thị trường tái chế phế liệu đã được hình thành và phát triển từ hơn 30 năm qua. Thống kê năm 2006 có khoảng hơn 400 cơ sở tái chế vừa và nhỏ trong các lĩnh vực tái chế rất đa dạng: Tái chế nhựa, giấy, thủy tinh, kim loại, cao su, vải,…Tập trung nhiều ở các khu vực như: Bình Tân, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Quận 11, Quận 9,… Với chất lượng tái chế hàng ngày ước tính khoảng 600 – 800 triệu đồng lợi nhuận một ngày, tạo việc làm cho 10.000 – 15.000 lao động, nhưng công nghệ tái chế quá lạc hậu, chất lượng sản phẩm tái chế thấp. Còn đối với các doanh nghiệp tái chế quy mô lớn, khoảng 15% các doanh nghiệp nhựa lớn tại TP.HCM có hoạt động tái chế nhựa, trong đó khoảng 57% sử dụng nguồn phế liệu nhựa là sản phẩm lỗi trong sản xuất của công ty, phần còn lại thu mua phế liệu nhựa từ bên ngoài để tái chế. Đối với những doanh nghiệp này, do sử dụng công nghệ tiên tiến, hoạt động tái chế nhựa tại các đơn vị này đem lại hiệu quả kinh tế, môi trường và xã hội cao. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp nhựa lớn hiện nay chỉ mới dừng lại ở việc tái chế các phế phẩm nhựa trong sản xuất, chưa mạnh dạn thu gom, tái chế phế liệu nhựa từ rác thải sinh hoạt… Hệ thống thu mua hiện nay không đủ đáp ứng nhu cầu cả về chất và lượng. Do hệ thống quản lý chưa chặt chẽ, đội ngũ cán bộ trang thiết bị yếu và thiếu, hệ thống văn bản pháp lý chưa đầy đủ và một số đã không 5 cồn phù hợp với thực tế. Điều này gây khó khăn cho công việc lưu trữ, tái chế nhựa, làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm. Song song đó là nguồn cung cấp phế liệu không đảm bảo, gây khó khăn cho các dự án tái chế quy mô lớn. Đặc biệt, nguồn nguyên liệu nhựa phế liệu được thu gom từ nhiều nguồn, thành phần và chất lượng không ổn định, đặc biệt lẫn nhiều tạp chất gây khó khăn cho công việc lưu trữ và tái chế nhựa và chất lượng sản phẩm nhựa tái chế. Nguồn cung cấp phế liệu không đảm bảo về số lượng và chất lượng gây khó khăn cho các dự án tái chế quy mô lớn. Trong đó, Tổng Công ty CP Nhựa Việt Nam (VINAPLAST) đã có kế hoạch hợp tác với một doanh nghiệp của Canada để xây dựng 2 nhà máy xử lý phế liệu nhựa ở phía Bắc và phía Nam. Mặc dù đang được triển khai xây dựng nhưng thách thức đặt ra lúc này chính là vấn đề thiếu hụt trầm trọng nguyên liệu đầu vào đạt chuẩn bởi thống thu gom phế liệu trong nước còn manh mún tự phát, không đạt yêu cầu về số lượng và chất lượng. Quy hoạch tổng thể ngành nhựa giai đoạn 2000 – 2020, Bộ Công Thương đã đưa việc phát triển công nghiệp sản xuất nguyên liệu cho ngành nhựa là một trong 3 chương trình. Theo đó, việc hình thành các nhà máy tái chế phế liệu nhựa sẽ là bước khởi đầu trong nỗ lực giảm bớt gánh nặng về nguyên liệu cho doanh nghiệp nhựa. Hình 1: Sơ đồ hệ thống thu gom và tái chế phổ biến tại Việt Nam 6 Từ quy trình thu gom trên ta thấy: Những người nhặt rác và người mua ve chai từ các hộ gia đình là cấp thấp nhất trong hệ thống này. Từ những gánh ve chai, phế liệu được tập trung về vựa ve chai quy mô nhỏ nằm xen kẽ trong khu dân cư. Các vựa này thu mua tất cả các loại phế liệu, tại đây phế liệu sẽ được phân loại thành các thành phần riêng và bán lại cho các vựa thu mua phế liệu quy mô trung bình và lớn hoặc bán trực tiếp cho các cơ sở tái chế. Các vựa quy mô trung bình và lớn chỉ tập trung thu mua một hay hai loại phế liệu nhất định từ các vựa nhỏ. Các phế liệu này đã qua xử lý sơ bộ như: làm sạch, ép nhỏ nên hoạt động của các vựa này tương đối đơn giản hơn. Sau đó phế liệu từ các vựa lớn được chuyển đến các cơ sở tái chế trong thành phố. Tại các cơ sở tái chế, phế liệu được phân loại lần cuối, làm sạch và được tái chế thành nguồn nguyên liệu mới hoặc các sản phẩm. Tuỳ thuộc vào loại hình tái chế mà hình thành các khu vực tái chế riêng biệt như: tái chế nhựa (tập trung nhiều ở quận Bình Chánh, Bình Tân, quận 11, quận 6); tái chế thuỷ tinh (tập trung nhiều ở quận 12, Hóc Môn, Củ Chi); . . . nhìn chung lĩnh vực tái chế chủ yếu do dân nhập cư, người lao động trình độ thấp thực hiện nên qui mô sản xuất nhỏ và mức độ đầu tư công nghệ không cao. Đa số công nghệ đều lạc hậu, máy móc thiết bị cũ kỹ do đa số được chế tạo trong nước (bằng phương pháp thủ công) nên hoạt động không hiệu quả, thường xuyên hư hỏng. Do đó, mức độ tiêu hao phế liệu rất lớn (từ 10 - 20%) và tiêu thụ điện năng nhiều. Theo ông Nguyễn Khắc Long - Chủ tịch HĐQT Cty CP nhựa VN (Vinaplast) cho biết ngành nhựa VN đã phát triển rất nhanh, hiện cả nước có khoảng 2.200 doanh nghiệp nhựa và trong khoảng 10 năm trở lại đây tốc độ tăng trưởng đạt 15 - 20%/năm. Tuy nhiên điểm yếu lớn nhất của ngành nhựa VN là hiện 80 - 90% nguyên liệu phải nhập. Ông Long cho rằng, ngành nhựa VN muốn phát triển ổn định thì phải chủ động về nguyên liệu. Nguồn nguyên liệu trước mắt là tận dụng rác nhựa, về lâu dài là các sản phẩm của ngành dầu khí VN. Ngành nhựa tái chế phát triển, không chỉ giảm ô nhiễm môi trường mà còn giúp VN ổn định được nguyên liệu. Tuy nhiên, hiện VN chưa có hệ thống thu gom rác nhựa, nên không đủ nguyên liệu cho các nhà máy tái chế đạt chuẩn hoạt động. Do vậy, ông Long đề xuất là trước mắt cho nhà máy được nhập khẩu nguyên liệu phế liệu nhựa, nhằm duy trì hoạt động của nhà máy, khi nào trong nước thu gom đủ nguyên liệu phế liệu nhựa thì nhà máy sẽ dùng nguyên liệu trong nước. Bà Minh Thục - Phó phòng Kế hoạch đầu tư Vinaplast phân tích, theo quy hoạch của Bộ Công Thương, VN sẽ xây dựng hai nhà máy tái chế nhựa công suất 50.000 tấn/nhà máy. Hiện Vinaplast đã liên doanh và đủ vốn xây dựng, NK công nghệ thiết bị cho nhà máy hoạt động. Một nhà máy nêu trên khi hoạt động, mỗi ngày cần 1.000 tấn nguyên liệu phế liệu nhựa, nhưng thực tế tại VN hiện không thể thu gom đủ. Thực tế, là hiện đang có khoảng 45% các cơ sở tái chế nhựa đang dùng nguyên liệu là hạt nhựa tái chế NK, nhưng nếu dùng hạt nhựa tái chế NK thì nhà máy sẽ không có ý nghĩa gì trong việc giúp VN giảm lượng rác nhựa, tận dụng tài nguyên. Ông Nguyễn Như Khuê - GĐ điều hành Cty RKW Lotus đề nghị, nhựa tái chế VN cần nhập khẩu công nghệ và thiết bị tiên tiến của thế giới về sử dụng để sản phẩm an toàn, có thể tiêu thụ được. Ông Khuê cũng chứng minh rằng không có nhựa thì sẽ không có nhiều ngành thiết yếu của cuộc sống. Thực tế, một nghiên cứu của Đức cho thấy nếu thay bao bì nhựa bằng vật liệu khác thì trọng lượng bao bì sẽ tăng 7 391%, lượng rác thải tăng 258% Công nghiệp tái chế nhựa hiện đã phát triển rất cao, cùng các biện pháp xã hội đồng bộ như giáo dục, phân loại rác tại nguồn sẽ giải quyết được vấn đề rác nhựa, tiết kiệm về kinh tế. Tại nhiều nước Châu Âu, mọi loại rác nhựa đều được tái chế. Trung Quốc mỗi năm sản xuất ra khoảng 6 triệu tấn hạt nhựa tái chế, trong khi mỗi năm VN chỉ sử dụng khoảng 2 triệu tấn nguyên liệu hạt nhựa. Tuy nhiên, giải pháp do ông Khuê đưa ra vấp phải vấn đề cũng vô cùng nan giải là công nghệ, thiết bị của ngành tái chế có giá rất cao, trong khi tuyệt đại đa số doanh nghiệp tái chế nhựa thiếu vốn nhập khẩu thiết bị công nghệ nước ngoài. Ông Lê Văn Khoa - GĐ Quỹ tái chế chất thải TP. HCM khẳng định vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải rắn, chất thải nhựa đang rất được ngành chức năng quan tâm, nhưng chưa có giải pháp nào hữu hiệu. Biện pháp cơ bản là tiết giảm - tái sử dụng- tái chế, trong đó tái chế nhựa là khả thi nhất. Tại TP. HCM đang có khoảng 400 cơ sở thu mua phế liệu nhựa, và 80 cơ sở tái chế nhựa, với công nghệ đơn giản chỉ sử dụng được các loại nhựa sạch như chai lọ nhựa, bao nilon sạch nên số lượng rác nhựa thu gom được không đáng là bao, mỗi ngày chỉ thu gom được khoảng 6.000 - 7.000 tấn chất thải nhựa dùng cho tái chế. Hơn 10 năm qua, tốc độ tăng trưởng của ngành nhựa Việt Nam luôn ở mức 15 – 20%. Tuy nhiên, giá trị thặng dư của ngành này không cao vì hầu hết nguyên liệu đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp nhựa lao đao với bài toán đầu vào nguyên liệu. Theo số liệu thống kê của Bộ Công thương, cả nước có khoảng 2.200 doanh nghiệp hoạt động trong ngành nhựa, trong đó hơn 80% tập trung ở TP HCM. Hầu hết những doanh nghiệp này đều sản xuất với quy mô gia đình nên năng lực cạnh tranh rất thấp. Chính vì vậy, hơn 90% doanh nghiệp nhựa của Việt Nam phải đi “làm thuê”, gia công cho nước ngoài, chưa chủ động được nguồn nguyên liệu. Theo ông Vũ Xuân Mừng, Phó trưởng Cơ quan đại diện Bộ Công thương tại TP HCM, ngành nhựa đang đối mặt với những khó khăn liên quan đến tỷ giá hối đoán giữa đồng VN với USD, do chi phí nguyên liệu chiếm 70-80% giá thành sản phẩm nhập từ nước ngoài, tương đương 2,1 tỷ USD/ năm. Điều này khiến giá trị thặng dư hầu hết đều vào túi doanh nghiệp nước ngoài. Theo thống kê, từ năm 2008 đến nay, ngành nhựa phải gồng mình hứng chịu nhiều đợt tăng giá nguyên liệu, tác động không nhỏ đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Năm 2009, ngành nhựa nhập hơn 2 triệu tấn nguyên liệu, với tổng giá trị gần 2,5 tỷ USD, trong khi giá trị xuất khẩu chỉ đạt hơn 1/3 số tiền nhập khẩu nguyên liệu. Do quá phụ thuộc vào nguyên liệu nên giá bán của doanh nghiệp Việt Nam luôn cao hơn Trung Quốc, Ấn Độ khoảng 10 – 15%. Hiện nay, cả nước mới chỉ có 3 nhà máy sản xuất nguyên liệu cho ngành nhựa với tổng công suất mỗi năm khoảng 250.000 tấn PVC và 150.000 tấn nguyên liệu DOP, đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu. Để giải quyết bài toán này, Bộ Công thương đã xác định việc phát triển công nghiệp sản xuất nguyên liệu cho ngành nhựa là một trong ba chương trình trọng điểm. Theo đó, việc hình thành các nhà máy tái chế phế liệu nhựa sẽ là bước khởi đầu trong nỗ lực giảm bớt gánh nặng khó khăn về nguyên liệu cho doanh nghiệp. “Nguồn phế liệu nhựa trong nước rất dồi dào nhưng chúng ta vẫn chưa tận dụng được. Nguyên nhân là do hệ thống thu gom nhỏ lẽ, không tập trung; phế liệu hầu như 8 không được xử lý và phân loại theo đúng quy cách; công nghệ lạc hậu… “, ông Nguyễn Khắc Long, Tổng giám đốc Công ty CP nhựa Việt Nam than thở. Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế, hiện giá nhập hạt nhựa PET khoảng 1.300 USD/ tấn, do đó, nếu tái sinh được từ chính nguồn phế liệu, giá thành giảm gần 30%. Theo ông Long, ở Việt Nam chỉ tính mức tận dụng từ 35-50% nguyên liệu nhựa tái sinh sẽ góp phần tiết kiệm hơn 600 triệu USD mỗi năm cho doanh nghiệp, đồng thời cũng tăng được 25% kim ngạch xuất khẩu của ngành. Việc sử dụng nguyên liệu từ việc tái chế phế liệu nhựa sẽ góp phần bảo vệ môi trường – một trong những điều kiện của các nhà nhập khẩu từ Mỹ, Nhật. “Nhiều khách hàng khó tính như Mỹ, Nhật… họ yêu cầu sản phẩm nhựa xuất khẩu phải sử dụng tối thiểu 10% nhựa tái sinh để hạ giá bán. Theo họ, đáp ứng điều này, sản phẩm mới có tính thân thiện với môi trường”, ông Nguyễn Văn Phước, Phó giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường TP.HCM nhấn mạnh. 2.1.3. Những nguy cơ tiềm ẩn từ nhựa tái chế Theo một nghiên cứu của Trung tâm hỗ trợ ứng phó biến đổi khí hậu (SCC), trung bình mỗi hộ gia đình ở Việt Nam dùng tới 11,3 túi nhựa mỗi ngày. Điều nguy hại nhất là tình trạng dùng túi nhựa, kể cả loại túi làm từ nguyên liệu nhựa tái chế để đựng thực phẩm tươi sống và cả thực phẩm chín, nóng, nhiều dầu mỡ. Các nhà chuyên môn về nhựa cho biết các loại túi làm từ nhựa PE hoặc PP không độc, tuy nhiên những loại túi nhựa kém chất lượng, sản xuất từ nguyên liệu nhựa tái chế, quá trình sản xuất dùng nhiều phụ gia làm mềm, dẻo, màu công nghiệp sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe người sử dụng. Chỉ cần sử dụng các loại túi này chứa thực phẩm nóng từ 70 0 C trở lên thì các chất phụ gia độc hại cũng như các loại kim loại nặng sẽ nhiễm vào thực phẩm. TS. Lê Quốc Tuấn - Trưởng khoa Môi trường và Tài nguyên Trường đại học Nông lâm TP.HCM - khẳng định nguyên liệu nhựa dù chỉ tái chế một lần thôi cũng đã sinh ra nhiều hợp chất độc hại, tái chế nhiều lần sẽ sinh ra các hợp chất rất độc, trong đó có chất dioxin. Tuy nhiên, vì hàm lượng độc chất sinh ra thấp nên người dùng chưa thấy ngay tác động, nhưng sử dụng trong thời gian dài, từ 10-20 năm thì độc chất tích lũy dần dần trong cơ thể sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Các độc chất, như dioxin rất khó chuyển hóa trong môi trường, đây là vấn đề nghiêm trọng, gây bệnh ung thư, bệnh di truyền, bệnh về đường hô hấp, gây suy nhược nòi giống. “Cần cảnh báo mạnh mẽ nguy cơ này, cơ quan chức năng cũng phải kiểm soát chặt chẽ, cấm các cơ sở sản xuất túi nhựa từ nguyên liệu tái chế”, TS Lê Quốc Tuấn nói. Trong quá trình gia công nhựa, người ta có thể đưa vào một số chất hóa dẻo, chất phụ gia. Đặc biệt, các sản phẩm có chứa chất hóa dẻo khi ở nhiệt độ cao sẽ thải ra chất độc hại gây ảnh hưởng sức khỏe con người như tim mạch, tuần hoàn máu hay thậm chí có thể gây ra bệnh tâm thần, ung thư… Nhựa tái chế là loại nhựa đã qua sử dụng, nhất là những loại nhựa đựng hóa chất nói chung, rất độc hại. Loại nhựa này đã tiếp xúc với những chất khác, khi đem vào sản xuất lại thường không làm sạch nên trong quá trình đưa vào nhựa hóa, các hóa chất đọng lại trong đó sẽ khuếch tán ra ngoài. 9 Mặc dù đã len lỏi sâu vào đời sống, bữa ăn của người dân và chứa nhiều nguy cơ độc hại, nhưng đến nay, sản phẩm bằng nhựa tái chế trên thị trường Việt Nam vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ. Ít ai biết được sản phẩm nhựa mình đang dùng là loại nhựa nào, có xuất xứ từ đâu và liệu có là nhựa tái chế đến từ bãi rác hay không. Sự an toàn đối với người dùng hoàn toàn dựa vào hiểu biết của người sản xuất, người chế biến sản phẩm, tuy nhiên những yếu tố này đôi khi bị lợi nhuận che mờ. Kết quả phân tích khoa học cho thấy các mẫu thìa đó đều được sản xuất từ nguyên liệu nhựa tái chế, có nhiều chất rất độc hại, gây nguy hiểm đến sức khỏe con người. Cụ thể: hàm lượng kim loại nặng rất cao, hàm lượng chì lên đến 26mg/kg thìa, hàm lượng cadimi lên trên 1mg/kg thìa. Như chúng ta đã biết, độc tố chì có nguy cơ gây ung thư cao đối với con người. Trong khi đó cadimi là nguyên tố độc hơn cả chì, gây ung thư và tác động lên hệ thần kinh mạnh hơn cả chì, nói chung là tác động tương đối tổng thể. Đây là một trong các kim loại nặng độc mà người ta phải xác định và cấm sử dụng trong mặt hàng nhựa thực phẩm. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới mà chúng tôi có được, 85% rác thải y tế và rác thải bệnh viện là không lây nhiễm, không độc hại; 10% lây nhiễm và 5% không lây nhiễm nhưng độc hại. Do đó có thể sử dụng nhựa từ rác thải y tế để tái chế các sản phẩm nhựa khác, nhưng phải có điều kiện ngặt nghèo và phải có qui trình được nghiên cứu, xây dựng, cụ thể hóa bằng văn bản pháp luật để kiểm soát bởi các cơ quan chức năng. Về nguyên tắc, các vi khuẩn ở nhiệt độ cao sẽ bị tiêu diệt nhưng các chất độc hại thì ở nhiệt độ cao và súc rửa cũng không thể khử được. Thật ra, rác thải y tế không phải tất cả đều độc hại, ví dụ chai nhựa, dây truyền đều được làm từ nhựa nguyên chất và rất tốt. Do đó để sử dụng lại phải có khâu phân loại rất chính xác, triệt để. Cái nào có khả năng lây nhiễm phải để riêng, cái không có khả năng lây nhiễm để riêng, cái độc hại để riêng. Sau đó, những rác thải không có khả năng lây nhiễm phải xử lý vì nó đã để cạnh các loại rác có khả năng lây nhiễm nên phải khử trùng trước khi đưa đi tái chế. Việc súc rửa bằng hóa chất và khử trùng bằng nhiệt độ và hóa chất phải theo một qui trình rất nghiêm ngặt, phải được chấp nhận và kiểm soát. Tức là phải có qui trình chuẩn và phải thông qua một tổ chức, hội đồng khoa học kiểm định và cơ quan chức năng quản lý. Trong cuộc sống hiện đại, việc sử dụng các vật dụng như chai nhựa, màng nylon bọc thực phẩm, ống nhựa dẫn nước… đã trở nên quen thuộc với đời sống con người. Chúng được dùng phổ biến đến mức hầu như chẳng ai để ý rằng đó là vật liệu nhân tạo tổng hợp, có thể gây hại sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường. Trong số các chất liệu nhựa, chai PET để đựng nước uống không chỉ phổ biến ở Việt Nam mà ngay ở các nước phát triển. Tuy nhiên, ít ai để ý rằng chúng được sản xuất để sử dụng chỉ một lần. Khi tái sử dụng những chai này, các hợp chất gây hại cho sức khỏe có thể rò rỉ, đi vào trong nước uống chỉ sau vài ngày đến vài tuần. Nhất là trong môi trường quá lạnh hoặc quá nóng. Theo quy định quốc tế, bao bì được sản xuất từ loại nhựa tinh khiết luôn được ghi tên loại nhựa ở dưới đáy. Một số 10 [...]... sinh Nguồn gốc phát sinh chất thải nhựa củng tương tự nguồn gốc phát sinh chất thải rắn, bao gồm các khu vực sau:  Khu dân cư: 11 Theo kết quả khảo sát của Quỹ Tái chế chất thải TP.HCM, thành phần nhựa trong chất thải rắn sinh hoạt của thành phố chiếm tỷ lệ rất cao (chỉ sau rác thực phẩm) Trong đó, hộ gia đình chiếm 8,9% Ước tính mỗi năm có khoảng 250.000 tấn chất thải nhựa phát sinh trên địa bàn TP.HCM... phẩm plastic từ nhựa tinh khiết 18 Chất thải công nghiệp Chất thải thương mại Chất thải nông nghiệp Chất thải đô thị Quá trình sản xuất các sản phẩm plastic không thể không có chất thải, do đó người ta thường tiến hành các hoạt Thu gom chế sơ cấp ngay từ những ngày đầu động tái thành lập các nhà máy sản xuất Các chất thải plastic từ các nguồn công nghiệp và thương mại thường dùng để tái chế dễ dàng... hạt nhựa tái sinh từ bao nylon trong rác thải sinh hoạt có thể dùng sản xuất bao nhựa tái sinh, ống nước đen, phối trộn thêm vào trong sản xuất các loại ống nhựa khác và các sản phẩm nhựa có chất lượng thấp khác Hình 21: Sản phẩm 30 3.3 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT NHỰA DÂY  Qui trình sản xuất • Sơ chế: gồm 4 công đoạn nhỏ là: - Loại bỏ sắt, thép: trong bao bì phế liệu có lẫn những tạp chất không phải là nhựa. .. chất tẩy rửa sẽ được thêm vào nhằm làm tăng khả năng loại bỏ các chất bẩn bám trên nylon Công đoạn này sẽ sinh ra một lượng lớn nước rác sinh hoạt ủ tự nhiên (phân hủy các chất hữu cơ và dầu) Phân loại nylon từ rác sinh hoạt thải chủ yếu chứa một hàm lượng cao các chất hữu cơ và chất tẩy rửa Tuy nhiên, có thể hạn chế lượng nước thải phát sinh bằng cách xử lý sơ bộ và sau đó tiến hành tuần hoàn để tái. .. và xử lý nếu chúng bị lẫn với chất thải nguy hại, trừ khi chúng được thu gom trực tiếp tại nhà Các rác thải này được các người mua bán ve chai thu mua từng nhà sau đó tập trung tại những đại lý thu mua phế liệu Các công ty tái chế nhựa đến các đại lý thu mua phế liệu mua lại các nguyên liệu này về để tái chế 2.3.2 Phân loại sơ bộ: Trước hết các chất thải nhựa cần được thu thập bởi các công ty tái chế,... trên địa bàn TP.HCM Trong đó, khoảng 50.000 tấn chất thải nhựa bị chôn lấp cùng các loại chất thải khác Không chỉ dân số mà cả tốc độ tiêu thụ nhựa của thành phố đang tăng nhanh với tốc độ phát triển kinh tế Điều này đồng nghĩa với sản lượng nhựa tiêu thụ và chất thải nhựa phát sinh sẽ không ngừng tăng nhanh trong tương lai.Trong lúc đó nhu cầu sử dụng nhựa vẫn tăng cao Thói quen của người dân, thói... khu vực trồng trọt, nuôi trồng thủy sản cung cấp một lượng lớn rác thải nhựa từ các tấm phủ, thùng nhựa, ống dẫn nước và các ống phun nước… Rác thải thương mại: Các phân xưởng, cửa hàng, siêu thị, nhà hàng, khách sạn là những nơi cung cấp số lượng rác thải nhựa khá ổn định và tương đối sạch ít lẫn tạp chất Rác thải đô thị: Chất thải nhựa được thu gom ở khu vực dân cư, hộ gia đình, đường phố, công viên,... lại thể hiện nhiều đặc tính vật lý và hóa học khác nhau tùy thuộc vào chất phụ gia được thêm vào, do đó lý do tại sao các công ty tái chế nhựa cần phải phân loại thành nhiều thành phần khác nhau Có nghĩa là các loại nhựa khác không được xử lý mà sẽ được bán cho các nhà máy khác hoặc được chôn lấp, tùy theo chính sách của công ty 2.3.3 Làm sạch sơ bộ: Sau khi các chất thải nhựa đã được xác định và tách... loại bao nylon từ rác sinh hoạt: Đây là công đoạn làm thủ công là chủ yếu Các công nhân sẽ trực tiếp phân loại bằng tay các chất thải vô cơ và hữu cơ Trong chất thải vô cơ tiến hành phân loại ra những chất thải có thể tái sinh trong đó có bao nylon Hình 18: Phân loại núi nylon thủ công • Công đoạn ủ tự nhiên: Đây là công đoạn làm giảm hàm lượng dầu dính bám vào bao nylon và các chất hữu cơ còn sót lại... được tái chế mà khâu thu gom xử lý lại chậm, nên hàng ngày vẫn có một lượng lớn rác ứ đọng, chất đống và bốc mùi, tiềm ẩn những nguy hại tới môi trường và sức khỏe Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều đồ dùng được làm bằng nhựa tái chế mà bằng mắt thường người dân khó phân biệt được Nếu sản phẩm làm bằng nhựa tái chế từ rác thải thì mức độ độc hại còn cao hơn nhiều lần, bởi ngoài chất độc hại từ nhựa . nhiều biện pháp quản lý chất thải theo hướng 3T. Đó là tiết giảm, tái sử dụng và tái chế chất thải. Trong đó, tái chế chất thải không chỉ giúp giảm lượng chất thải rắn phải xử lý mà còn có ý nghĩa. tự nguồn gốc phát sinh chất thải rắn, bao gồm các khu vực sau:  Khu dân cư: 11 Theo kết quả khảo sát của Quỹ Tái chế chất thải TP.HCM, thành phần nhựa trong chất thải rắn sinh hoạt của thành. địa bàn TP.HCM, nhựa chiếm tỉ trọng cao trong chất thải rắn đô thị. Nó chỉ đứng sau rác thực phẩm. Ước tính mỗi năm có khoảng 250 ngàn tấn chất thải nhựa phát sinh. Lượng rác thải nhựa chiếm tỷ

Ngày đăng: 26/05/2015, 09:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w