Dạy cảm thụ văn học lớp 5 qua môn tập đọc Khi đọc một văn bản văn học thì điều hết sức cần thiết là phải có sự cảm thụ văn học. Bởi vì, cảm thụ văn học là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, sâu sắc, tế nhị, đẹp đẽ của văn học thể hiện trong văn bản. Thế nhưng, việc dạy cảm thụ văn học trong phân môn tập đọc ở lớp 5 chưa được chú trọng vì nhiều lí do: thời lượng một tiết tập đọc ngắn, giáo viên chỉ tập trung rèn các em đọc trôi chảy và tìm hiểu nội dung bài đọc. Mặt khác, giáo viên lớp 5 dạy quá nhiều môn nên thiếu đầu tư cho việc cảm thụ bài tập đọc mà bản thân sắp dạy. Học sinh hiện nay thích xem truyện tranh hơn đọc các sách văn học thiếu nhi nên các em thiếu cái nền cơ bản khi cảm nhận cái hay, cái đẹp của bài tập đọc Chính vì thế, tiết tập đọc trở nên khô khan, nhàm chán và học sinh không phát huy được khả năng cảm thụ văn học của bản thân cũng như sẽ gặp khó khăn khi học tìm hiểu văn bản ở bậc THCS. Do đó, việc dạy cảm thụ văn học trong phân môn tập đọc ở tiểu học là điều cần phải thực hiện. 1. Việc dạy cảm thụ văn học trong tập đọc nhằm giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái đẹp, sự sâu sắc… ở ngôn từ, nghệ thuật viết, ở ý nghĩa… của bài thơ, bài văn, khổ thơ, đoạn văn trong bài tập đọc mà các em được học ở bài tập đọc. Giúp các em phát huy trí tưởng tượng, phân tích văn học… từ đó yêu thích môn tập đọc, yêu tiếng Việt hơn. Qua cảm thụ, học sinh tăng cường vốn từ ngữ; biết sử dụng các phương pháp so sánh, nhân hóa, liên tưởng, hoán dụ, ẩn dụ… trong bài tập làm văn của mình. Ngoài ra phát huy năng khiếu văn học cho các học sinh có sự cảm thụ tốt và làm nền tảng cho học sinh học tốt môn ngữ văn ở bậc THCS và THPT. Qua sự cảm thụ sẽ bồi dưỡng học sinh tình yêu quê hương, yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu hòa bình, yêu cái đẹp… Từ đó góp phần giáo dục nhân cách học sinh. 2. Để có thể dạy cho học sinh lớp 5 cảm thụ văn học tốt qua môn tập đọc, chúng ta có thể sử dụng các biện pháp sau: - Hệ thống câu hỏi phải gợi được cảm xúc, gợi liên tưởng, phát huy trí tưởng tượng của học sinh. Giáo viên cần thoát khỏi các câu hỏi tìm hiểu bài trong sách giáo khoa, phải chủ động sáng tạo, tìm tòi để đặt những câu hỏi khơi gợi học sinh tìm hiểu về vần điệu, từ ngữ, hình ảnh, nhân vật, hành động… trong bài tập đọc. - Gợi ý cho học sinh so sánh, chọn lựa, đánh giá, phân tích, có cách hiểu khác, góc nhìn khác về bài tập đọc đang học nhằm phát huy năng khiếu văn học của các em. - Giáo viên đưa ra lời bình đủ và đúng thời điểm. Sau khi hướng dẫn học sinh cảm thụ bài tập đọc, giáo viên có thể cho học sinh nêu lên cảm nhận của mình rồi sau đó đưa ra lời bình của mình về bài tập đọc để học sinh thấy lời bình của thầy cô khác ý mình, hay hơn mình, đồng thời có sự giao lưu tình cảm giữa giáo viên và học sinh. (Cảm nhận của mọi người được bộc lộ ra một cách gần gũi thân thiện). Tuy nhiên giáo viên không nên lạm dụng lời bình của mình đưa ra, khéo léo tránh tình trạng học sinh cảm thấy cảm nhận của mình dở, không hay như giáo viên từ đó các em ngại bộc lộ suy nghĩ của mình. - Đối chiếu bài tập đọc với các loại hình nghệ thuật khác như ca nhạc, kịch, điện ảnh, hội họa… Học sinh hết sức thích thú khi nghe bài hát được phổ từ bài thơ mình vừa học như bài Hạt gạo làng ta… hay bài tập đọc của mình là một tác phẩm văn học được dựng thành phim (bài Đất rừng Cà Mau…). - Diễn đạt thành văn xuôi từ bài thơ: Các bài tập đọc là văn vần, có thể cho học sinh diễn đạt lại bằng văn xuôi vì có cảm nhận hết cái hay của bài thơ các em mới có thể diễn đạt lại bằng văn xuôi một cách mạch lạc, trôi chảy như bài Sắc màu em yêu, Hạt gạo làng ta, Cổng trời… - Đọc diễn cảm: Là thể hiện sáng tạo bài tập đọc bằng giọng đọc, nhằm tác động đến người nghe. Vì qua thưởng thức giọng đọc, người nghe sẽ sản sinh ra những ấn tượng, xúc động tự nhiên về bài tập đọc. Chính vì thế, bằng giọng đọc diễn cảm của giáo viên sẽ tạo cho học sinh những bất ngờ hứng thú dù các em đã đọc nhiều lần nhưng vẫn thấy mới lạ khi nghe. Và khi cho học sinh đọc diễn cảm, đó chính là dịp các em bộc lộ cảm xúc của bản thân qua cảm thụ của chính mình. Cần lưu ý đọc diễn cảm không phải là khoe chất giọng mà là thể hiện xúc động từ trái tim, từ cảm nhận chính mình. Bởi thế, không nên gò ép học sinh đọc diễn cảm y hệt giáo viên. 3. Qua thời gian dạy học sinh cảm thụ văn học ở môn tập đọc, tôi cảm thấy học sinh tỏ ra rất yêu thích giờ tập đọc, tự tin phát biểu cảm nhận của mình, tăng vốn hiểu biết về các biện pháp nghệ thuật được dùng trong văn chương. Theo đó, học sinh làm tập làm văn tốt hơn và quan trọng nhất là các em nhận ra được cái nổi bật, sâu sắc, đẹp đẽ của bài tập đọc mình đã học cũng như thể hiện rõ tính cách của bản thân khi bộc lộ yêu ghét, đánh giá hình ảnh, hành động, nhân vật,… có trong bài tập đọc. . Dạy cảm thụ văn học lớp 5 qua môn tập đọc Khi đọc một văn bản văn học thì điều hết sức cần thiết là phải có sự cảm thụ văn học. Bởi vì, cảm thụ văn học là sự cảm nhận những giá. ở bậc THCS. Do đó, việc dạy cảm thụ văn học trong phân môn tập đọc ở tiểu học là điều cần phải thực hiện. 1. Việc dạy cảm thụ văn học trong tập đọc nhằm giúp học sinh cảm nhận được cái hay, cái. và tìm hiểu nội dung bài đọc. Mặt khác, giáo viên lớp 5 dạy quá nhiều môn nên thiếu đầu tư cho việc cảm thụ bài tập đọc mà bản thân sắp dạy. Học sinh hiện nay thích xem truyện tranh hơn đọc