1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn kế toán Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Chi nhánh số 3 Công ty cổ phần Sông Đà 1.01

115 194 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

Qua thời gian thực tập tại Chi nhánh số 3 Công ty cổ phần Sông Đà 1.01,được tiếp cận với thực tế công tác kế toán tại đơn vị, em nhận thấy được tầmquan trọng của công tác kế toán chi phí

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIÊP VÀ TÌNH HÌNH TẬP HƠP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CN SỐ 3 CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 1.01 3

1.1 Tổng quan và Khái quát chung về tình hình sản xuất kinh doanh tại CN Số 3 Công ty cổ phần Sông Đà 1.01 3

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của CN Số 3 Công ty cổ phần Sông Đà 1.01 3

1.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh tại CN Số 3 Công ty cổ phần Sông Đà 1.01: 5

1.1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty: 5

1.1.2.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh: 12

1.1.3 Đặc điểm tổ chức kế toán của Chi nhánh số 3 Công ty cổ phần Sông Đà 1.01: 13

1.1.3.1 Hình thức tổ chức công tác kế toán: 13

1.1.3.2 Hình thức kế toán: 14

1.1.3.3 Các chính sách kế toán của công ty: 14

1.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Chi nhánh số 3 Công ty cổ phần Sông Đà 1.01 16

1.2 Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp: 20

1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất xây lắp: 20

1.2.1.1 Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí 20

1.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí 21

1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp: 23

1.2.2.1 Phân loại giá thành theo cơ sở số liệu và thời điểm tính toán 23

1.2.2.2 Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh các chi phí 23 1.3 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá

Trang 2

thành sản phẩm trong doanh nghiệp xõy lắp: 24

1.4 Kế toỏn chi phớ sản xuất và giỏ thành sản phẩm trong doanh nghiệp xõy lắp 25

1.4.1 Kế toỏn tập hợp chi phớ sản xuất và tớnh giỏ thành sản phẩm: 25

1.4.1.1 Kế toỏn chi phớ nguyờn vật liệu trực tiếp: 25

1.4.1.2Kế toỏn chi phớ nhõn cụng trực tiếp: 27

1.4.1.3Kế toỏn chi phớ sử dụng mỏy thi cụng: 29

1.4.1.4 Kế toỏn chi phớ sản xuất chung: 30

1.4.2 Kế toỏn tổng hợp chi phớ sản xuất và giỏ thành sản phẩm trong doanh nghiệp xõy lắp; 32

1.4.2.1 Chứng từ sử dụng: 33

1.4.2.2 Tài khoản sử dụng: 33

1.4.2.3 Kế toỏn tổng hợp chi phớ sản xuất và tớnh giỏ thành sản phẩm 34

1.4.3 Kiểm kờ, đỏnh giỏ sản phẩm xõy lắp dở dang cuối kỳ: 35

1.4.4 Phương phỏp tớnh giỏ sản phẩm làm dở theo chi phớ sản xuất thực tế phỏt sinh 36

1.4.5 Phương phỏp tớnh giỏ sản phẩm làm dở theo giỏ trị dự toỏn và mức độ hoàn thành của sản phẩm xõy lắp 36

1.4.6 Kế toỏn tớnh giỏ thành cho sản phẩm xõy lắp hoàn thành trong doanh nghiệp xõy lắp 37

1.5 Cỏc hỡnh thức ghi sổ kế toỏn: 38

1.5.1 Hỡnh thức kế toỏn nhật ký chung: 40

1.5.2 Hỡnh thức kế toỏn nhật ký- sổ cỏi: 41

1.5.3 Hỡnh thức kế toỏn chứng từ ghi sổ: 42

1.5.4 Hỡnh thức kế toỏn nhật ký - chứng từ: 43

1.5.5 Hỡnh thức kế toỏn trờn mỏy vi tớnh: 44

Chơng II: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại CHI NHÁNH SỐ 3 công ty cổ phần sông đà 1.01 45

2.1 Thực trạng cụng tỏc kế toỏn chi phớ sản xuất và tớnh giỏ thành sản

Trang 3

2.1.1 Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá

thành sản phẩm xây lắp trong công ty: 45

2.1.1.1 Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 45

2.1.1.2 Nguyên tắc hạch toán chi phí sản xuất tại Chi nhánh số 3 Công ty cổ phần Sông Đà 1.01 46

2.2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong Công ty 50

2.2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 50

2.2.2.3 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công: 71

2.2.2.4 Kế toán chi phí sản xuất chung 81

2.2.3 Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm tại CN Số 3 Công ty cổ phần Sông Đà 1.01: 93

2.2.3.1 Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang: 93

2.2.3.2 Tính giá thành sản phẩm: 93

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CN SỐ 3 CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG ĐÀ 1.01 95

3.1 Nhận xét đánh giá khái quát về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở CN Số 3 Công ty Cổ phần Sông Đà 1.01 95

3.1.1 Những ưu điểm trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tinh giá thành sản phẩm xây lắp ở CN Số 3 Công ty cổ phần Sông Đà 1.01 96

3.1.2 Một số tồn tại cần hoàn thiện trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm xây lắp tại CN Số 3 Công ty cổ phần Sông Đà 1.01 99

3.2 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại CN Số 3 Công ty cổ phần Sông Đà 1.01 100

KẾT LUẬN 105

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Mụ hỡnh tổ chức quản lý CN Số 3 Cụng ty cổ phần Sụng Đà 1.01 6

Sơ đồ 1.2; sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp 13

Sơ đồ1.3: trình tự ghi ghi chép sổ sách kế toán trong Công ty 15

Sơ đồ 1.4: sơ đồ bộ mỏy kế toỏn của Chi nhỏnh số 3 Cụng ty cổ phần Sụng Đà 1.01 17

Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toỏn chi phớ nguyờn vật liệu trực tiếp 27

Sơ đồ 1.6: sơ đồ hạch toỏn chi phớ nhõn cụng trực tiếp 28

Sơ đồ 1.7: Sơ đồ hạch toỏn chi phớ sử dụng mỏy thi cụng 30

Sơ đồ 1.8: sơ đồ hạch toỏn chi phớ sản xuất chung 32

Sơ đồ 1.9: Sơ đồ hạch toỏn tổng hợp chi phớ sản xuất xõy lắp: 35

Sơ đồ 1.10: Trỡnh tự ghi sổ kế toỏn theo hỡnh thức kế toỏn nhật ký chung 40 Sơ đồ 1.11: Trỡnh tự ghi sổ kế toỏn theo hỡnh thức kế toỏn nhật ký - sổ cỏi 41

Sơ đồ 1.12: Trỡnh tự ghi sổ kế toỏn theo hỡnh thức kế toỏn chứng từ ghi sổ 42 Sơ đồ 1.13: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký- chứng từ 43 Sơ dồ 1.14: Trỡnh tự ghi sổ kế toỏn theo hỡnh thức kế toỏn trờn mỏy vi tớnh 44

BẢNG Bảng 2.1: Tỡnh hỡnh nhập xuất xi măng trắng 52

Bảng 2.2: Phiếu xuất kho 53

Bảng 2.3: Bảng kờ xuất vật tư 54

Trang 7

Bảng 2.5: Sổ chi tiết tài khoản 57

Bảng 2.6: Sổ cái tài khoản 58

Bảng 2.7: Hợp đồng giao khoán (Trích) 61

Bảng 2.8: Bảng chấm công (Trích) 62

Bảng 2.9: Biên bản XĐ khối lượng hoàn thành và tính tiền lương nhân công 63

Bảng 2.10: Bảng thanh toán tiền nhân công 64

Bảng 2.11: Bảng chấm công 66

Bảng 2.12: Bảng thanh toán lương 67

Bảng 2.13 : Bảng phân bổ 68

Bảng 2.14: Sổ chi tiết tài khoản 69

Bảng 2.15: Sổ cái tài khoản 70

Bảng 2.16: Sổ chi tiết tài khoản 73

Bảng 2.17: Sổ chi tiết tài khoản 75

Biểu 2.18 : Sổ chi tiết tài khoản 78

Bảng 2.19: Sổ chi tiết tài khoản 80

Bảng 2.20: Sổ cái tài khoản 80

Bảng 2.21: Sổ chi tiết tài khoản 84

Bảng 2.22: Sổ chi tiết tài khoản 85

Bảng 2.23: Sổ chi tiết tài khoản 86

Bảng 2.24: Bảng kê thanh toán hoá đơn GTGT 87

Bảng 2.25 : Sổ chi tiết tài khoản 88

Bảng 2.26 : Sổ chi tiết tài khoản 88

Bảng 2.27: Sổ cái tài khoản 89

Bảng 2.28: Sổ chi tiết tài khoản 90

Bảng 2.29: Sổ cái tài khoản 91

Bảng 2.30: Nhật ký chung 92

Trang 9

LỜI NÓI ĐẦU

Nền kinh tế Việt Nam đang thực hiện bước chuyển đổi cơ chế kinh tế.Việc phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa,hiện đại hóa gặp không ít khó khăn vì cơ sở hạ tầng kỹ thuật lạc hậu, khôngđáp ứng được yêu cầu mục tiêu đề ra Vì vậy, phải có một sự đổi mới toàndiện về giao thông kiến trúc đô thị…Ngành xây dựng cơ bản là một ngànhsản xuất vật chất hạ tầng kỹ thuật cho toàn bộ nền kinh tế, đóng vai trò hếtsức quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển

Cho đến nay ngành này đã khắc phục được tình trạng xuống cấp của hệthống giao thông trọng yếu, xây dựng các cầu cống, sân bay, các tuyến đườnggiao thông mới đáp ứng nhu cầu vận tải lưu thông giữa các vùng, các quốc gia

Chính vì tầm quan trọng của ngành xây dựng cơ bản trong phát triểnkinh tế, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chú trọng phát triển loại hình sảnxuất kinh doanh này Vấn đề đặt ra là phải làm sao quản lý một cách có hiệuquả, khắc phục tình trạng lãng phí trong kinh doanh xây lắp

Cũng như các doanh nghiệp khác chi phí sản xuất và giá thành sảnphẩm là thước đo trình độ công nghệ sản xuất và trình độ tổ chức quản lý củadoanh nghiệp kinh doanh xây lắp Thông qua những thông tin về chi phí sảnxuất với giá thành sản phẩm do kế toán cung cấp, nhà quản lý doanh nghiệp

sẽ nắm được chi phí của tổng hoạt động có thể, giá thành của tổng sản phẩm

để đánh giá tình hình thực hiện định mức kế hoạch của doanh nghiệp mình

Từ đó doanh nghiệp tìm cách cải tiến đổi mới công nghệ sản xuất, đổi mớiphương pháp quản lý nhằm tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm Tài liệu

về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cũng là căn cứ quan trọng để phântích, đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí,tình hình sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn, tình hình thực hiện kếhoạch giá thành sản phẩm của đơn vị

Trang 10

Qua thời gian thực tập tại Chi nhánh số 3 Công ty cổ phần Sông Đà 1.01,được tiếp cận với thực tế công tác kế toán tại đơn vị, em nhận thấy được tầmquan trọng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm,được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo: ……….và các cán bộ trong

phòng Kế toán của công ty, em đã quyết định lựa chọn đề tài: Hoàn thiện kế

toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Chi nhánh số 3 Công ty cổ phần Sông Đà 1.01 cho chuyên đề tốt nghiệp của

mình

Bài chuyên đề của em được chia thành ba chương:

Chương 1: Tổng quan về tình hình tập hơp chi phí sản xuất và tính

giá thành sản phẩm xây lắp tại Chi nhánh số 3 Công ty cổ phần Sông Đà 1.01

Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và

tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Chi nhánh số 3 Công ty cổ phần Sông

Đà 1.01.

Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện phương pháp kế

toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Chi nhánh số 3 Công ty cổ phần Sông Đà 1.01.

Mặc dù có rất nhiều cố gắng nhưng do thời gian cùng vốn kiến thức cònhạn chế nên việc hoàn thành khóa luận tốt nghiệp không thể tránh khái nhữngthiếu sót nhất định Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp của cácthầy cô giáo và các cán bộ phòng Kế toán công ty để em có điều kiện bổ sung,nâng cao vốn kiến thức của mình nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác thực tếsau này

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 11

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIÊP VÀ TÌNH HÌNH TẬP HƠP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CN SỐ 3

- Tên công ty: Công ty cổ phần Sông Đà 1.01 với tên giao dịch :

SongDa 1.01 Joint Stock Company

-Trụ sở công ty : 52 Kim Mã- Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội

-Số đăng ký kinh doanh: 0103003233 Số 1418/QĐ-BXD ngày 28 tháng

10 năm 2003

Tiền thân của Công ty là Đội xây dựng số 1 ( Thuộc Công ty Sông Đà 1)được thành lập năm 1990 Sau 10 năm tồn tại và phát triển, đến năm 2000 Độixây dựng số 1 đã trở thành Xí nghiệp Sông Đà 1.01 thuộc Công ty Sông Đà 1.Trong quá trình phát triển Xí nghiệp luôn là ngọn cờ đầu trong hoạt độngsản xuất kinh doanh của Công ty Sông Đà 1 Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản

Xí nghiệp luôn tuân thủ đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật của nhà nước,đảm bảo tiến độ thi công Công trình với chất lượng cao Do đó ngày càngnâng cao uy tín cho Xí nghiệp nói riêng và Công ty Sông Đà 1 nói chung.Thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp của nhà nước, Bộ xâydựng có quyết định số 1410/QĐ-BXD ngày 24 tháng 10 năm 2003 phê duyệtphương án cổ phần hóa Xí nghiệp Sông Đà 1.01

Ngày 28 tháng 10 năm 2003 Bộ xây dựng thông qua quyết định số 1418/QĐ-BXD về việc chuyển đổi Xí nghiệp Sông Đà 1.01 thành Công ty cổ phầnSông Đà 1.01

Trang 12

Số vốn điều lệ là 10.000.000.000 VNĐ, số cổ phiếu phát hành lần đầu là100.000 cổ phiếu, mệnh giá mỗi cổ phiếu là 10.000VNĐ trong đó cổ phầnnhà nước là 51.000 cổ phiếu chiếm 51% vốn điều lệ, cổ phần bán cho ngườilao động trong doanh nghiệp là 49.000 cổ phiếu chiếm 49% vốn điều lệ Ngày

29 tháng 08 năm 2008 Công ty cổ phần Sông Đà 1.01 tăng vốn điều lệ lên là21.100.000.000 VNĐ trong đó cổ phần nhà nước là 5.661.000.000 VNĐ, cổphần của các cổ đông khác là 15.439.000.000 VNĐ

Nghành nghề sản xuất kinh doanh: là xây dựng các công trình dân dụng

và công nghiệp; Xây dựng cầu, đường bộ; Xây dựng công trình thủy điện;Thủy lợi; Xây dựng cơ sở hạ tầng; Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng.Đầu tư phát triển nhà, dịch vụ cho thuê nhà; kinh doanh bất động sản; Xâydựng đường dây, trạm biến áp đến 35KV

Để đánh giá sự phát triển của công ty có thể thông qua một số chỉ tiêu:

Bảng 1.1: bảng tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

1.Doanh thu thuần

2.Tổng lợi nhuận thực tế

3.Thuế nộp NSNN

- Thuế thu nhập DN

-Thuế GTGT được khấu trừ

-Thuế môn bài

4 Lao động bình quân

5 Thu nhập bình quân

đồng đồng đồng đồng đồng đồng Người đồng/người

81.924.786.146 3.433.030.278

546.823.215 732.123.597

623 3.045.358

117.336.599.479 6.523.030.278

886.723.560 1.622.738.584

719 3.422.873

183.254.664.571 8.225.790.214

1.578.100.078 2.186.908.230

780 4.575.028

Qua bảng tổng hợp kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3năm 2010, 2011 và 2012 ta thấy có chiều hướng đi lên Doanh thu năm 2011tăng so với năm 2010, năm 2012 tăng so với năm 2012 chứng tỏ Công ty đãthi công được nhiều công trình mang lại doanh thu đáng kể

Trang 13

1.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh tại CN Số 3 Công ty cổ phần Sông Đà 1.01:

1.1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty:

CN Số 3 Công ty cổ phần Sông Đà 1.01 tổ chức quản lý theo kiểu mộtcấp Đại hội đồng cổ đông là bộ phận quản lý cao nhất, bộ phận này bầu raHội đồng quản trị và Ban kiểm soát, ban kiểm soát quản lý và kiểm soát cáchoạt động của Hội động quản trị và công ty

Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị, Ban giám đốc công ty.Giúp việc cho Ban giám đốc là các phòng ban chức năng sau:

Trang 14

Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức quản lý CN Số 3 Công ty cổ phần Sông Đà 1.01

* Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

- Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả cổ đông có quyền dự họp và biểu

quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty Đại hội đồng cổ đông cóquyền và nghĩa vụ sau:

Trang 15

+ Quyết định tổng số cổ phần được quyền chào bán, quyết định mức cổtức hàng năm.

+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT và thành viên Bankiểm soát

+ Quyết định tổ chức và giải thể Công ty

+ Quyết định sửa đổi bổ sung điều lệ Công ty, trừ trường hợp điều chỉnhvốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần đượcquyền chào bán theo quy định của Điều lệ Công ty

+ Quyết định tăng giảm vốn điều lệ

+ Thông qua báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động và kếtquả kinh doanh, báo cáo của các kiểm toán viên

+ Thông qua báo cáo tài chính hàng năm, phương án phân phối, sử dụnglợi nhuận, chia cổ tức và trích lập sử dụng các quỹ

+ Thông qua định hướng phát triển của Công ty, quyết định bán số tàisản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kếtoán của Công ty

+ Quyết định phương hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư củanăm tài chính mới

- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty, quyết định mọi vấn đề

liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩmquyền của Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụsau:

+ Quyết định chiến lược phát triển của Công ty

+ Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán

+ Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần đượcquyền chào bán, quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác

Trang 16

+ Quyết định phương án đầu tư đối với các dự án đầu tư đã được Đại hộiđồng cổ đông thông qua Hội đồng quản trị quyết định đầu tư các dự án phátsinh dưới 50% vốn điều lệ và được duyệt các dự toán, thiết kế và quyết toáncác công trình đầu tư đã thông qua tại Đại hội đồng cổ đông.

+ Quyết định giải thể, phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ, thôngqua hợp đồng mua bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặclớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của Công ty

+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức Giám đốc và cán bộ quản lý baogồm Phó giám đốc, Kế toán trưởng và các chức danh thuộc quyền quản lý củaHội đồng quản trị, quyết định mức lương, lợi ích khác của Giám đốc và cáccán bộ quản lý đó

+ Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế nội bộ Công ty, quyết định thànhlập Công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổphần của doanh nghiệp Quyết định về quy chế tuyển dụng, cho thôi việc củaCông ty phù hợp với quy định của pháp luật Quyết định khen thưởng, kỷ luậtnhân viên thuộc quyền quản lý của Hội đồng quản trị và quyết định mức bồithường vật chất khi nhân viên gây thiệt hại cho Công ty

+ Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông.+ Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định thời hạn và thủ tục trả cổtức hoặc xử lý các khoản lỗi phát sinh trong quá trình kinh doanh

+ Kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể Công ty

+ HĐQT có thể đình chỉ các quyết định của Giám đốc Công ty nếu thấytrái pháp luật, vi phạm điều lệ, nghị quyết Đại hội đồng cổ đông

+ Chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật, vi phạm điều lệ, nhữngsai phạm trong quản lý gây thiệt hại cho Công ty

- Ban kiểm soát: là người thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động

kinh doanh quản trị và điều hành của Công ty Trưởng Ban kiểm soát có trách

Trang 17

nhiệm phân công công việc cho các thành viên Ban kiểm soát Mỗi thành viênBan kiểm soát dưới sự chỉ đạo và phân công của Trưởng Ban kiểm soát, cótrách nhiệm và quyền hạn như sau:

+ Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt độngkinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính

+ Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của Công ty, kiểm tra từng vấn

đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của Công ty khi xét thấycần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, theo yêu cầu của cổđông, nhóm cổ đông đại diện sở hữu từ 10% vốn điều lệ trong thời hạn liêntục ít nhất 6 tháng

+ Thường xuyên thông báo với HĐQT về kết quả hoạt động, tham khảo

ý kiến của HĐQT trước khi trình các báo cáo kết luận và ý kiến lên Đại hộiđồng cổ đông

+ Báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp phápcủa việc ghi chép, lưu trữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính, cácbáo cáo khác của Công ty, tính trung thực hợp pháp trong quản lý, điều hànhhoạt động kinh doanh

- Giám đốc công ty: Chịu trách nhiệm điều hành toàn diện mọi mặt hoạt

động sản xuất kinh doanh của công ty, ngoài ra trực tiếp điều hành các lĩnhvực cụ thể như: công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch và định hướng pháttriển của công ty, công tác tổ chức nhân sự và đào tạo, xây dựng các quy chế,qui định nội bộ, công tác tài chính và hạch toán kinh tế, công tác tiền lương,công tác tiếp thị đấu thầu, công tác đầu tư phát triển, thu hồi vốn và công nợ,công tác kiểm toán

- Phó giám đốc: thay mặt giám đốc công ty điều hành toàn bộ công việc

khi giám đốc đi vắng, là người được phân công giúp đỡ giám đốc trong việcđiều hành sản xuất kinh doanh của công ty Căn cứ vào quy chế của công ty,

Trang 18

phó giám đốc thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các phòng ban thựchiện nghiêm túc và báo cáo cho giám đốc những phần việc được giao.

- Phòng tổ chức hành chính:Tham mưu cho lãnh đạo công ty và đề

xuất những phương án trong công tác xây dựng, qui hoạch, tuyển dụng vàquản lý cán bộ, công nhân viên của công ty phù hợp với mục đích và địnhhướng sản xuất kinh doanh của đơn vị

+ Quản lý bố trí và điều phối cán bộ nhân viên, lực lượng lao động nhằmđáp ứng yêu cầu sản xuất của các công trình trong công ty

+ Quản lý lưu trữ hồ sơ, hợp đồng lao động của người lao động thuộcphạm vi quyền hạn của công ty

+ Cùng với phòng tổ chức hành chính công ty giải quyết các quyền lợicho công nhân viên chức như: Thuyên chuyển, nghỉ chế độ, khen thưởng, kỷluật

Ngoài ra hàng năm phải tổ chức thi nâng bậc thợ cho công nhân kỹ thuật,đào tạo mới hoặc đào tạo lại để nâng cao năng lực tay nghề

+ Soạn thảo, lưu trữ và quản lý toàn bộ các văn bản tài liệu quyết địnhthuộc lĩnh vực tổ chức hành chính

+ Tổ chức tốt công tác quản trị, hành chính để đảm bảo cho bộ máy công

ty hoạt động có hiệu quả

+ Giải quyết công tác đối ngoại, thực hiện chức năng hành chính

+ Tổ chức bảo vệ an ninh trật tự trong khu vực làm việc của công ty vàchỉ đạo công tác trật tự an ninh cho các công trường

- Phòng kinh doanh tổng hợp: Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh

dài hạn 5 năm, hàng năm, quý, tháng của công ty

+ Tổng hợp và cân đối các kế hoạch sản xuất kinh doanh, lập kế hoạchđầu tư xây dựng, kế hoạch sửa chữa thiết bị xe máy, kế hoạch sử dụng vật tư,lao động, tiền lương

Trang 19

+ Tổ chức hướng dẫn công tác báo cáo thống kê cho các đội trực thuộc,các công trình thi công Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêukinh tế, kế hoạch và mục tiêu tiến độ công trình Lập báo cáo định kỳ theo quiđịnh của công ty Lập báo cáo sơ kết 6 tháng và tổng kết năm của công ty.+ Theo dõi, đôn đốc, quản lý dự toán, tổng dự toán của các công trình.+ Tính toán giá trị khối lượng hoàn thành theo giai đoạn thi công, điểmdừng khối lượng để làm cơ sở thanh toán và ứng vốn cho các đội thi công, cáccông trình.

+ Chủ trì giải quyết các vướng mắc về hợp đồng kinh tế

+ Tiếp nhận hồ sơ mời thầu, tổ chức lập hồ sơ dự thầu và tham gia đấuthầu

Định kỳ 6 tháng, 12 tháng tham gia cùng với các phòng chức năng đểkiểm kê toàn bộ tài sản cố định của công ty

- Phòng tài chính kế toán: Xây dựng kế hoạch tài chính, tín dụng và

tham gia xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm

+ Tổ chức, quản lí và sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả phục vụ chosản xuất kinh doanh và quản trị vốn luân chuyển của công ty

+ Lập và cân đối thu chi tài chính hàng tháng, quý, năm phù hợp vớinhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty

+ Lập kế hoạch thu hồi vốn hàng tháng, quí, tổng hợp báo cáo việc thựchiện nghiệm thu thanh toán và đề ra các biện pháp thực hiện Đôn đốc việclập phiếu giá các công trình

+ Ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu hiện có, tình hình luân chuyển và

sử sụng vật tư, tài sản, tiền vốn trong quá trình hoạt động và kết quả sản xuấtkinh doanh của công ty

+ Cung cấp số liệu, tài liệu có liên quan tới công tác sản xuất kinhdoanh, kiểm tra, phân tích hoạt động kinh tế, tài chính, phục vụ công tác lập

Trang 20

và theo dõi thực hiện kế hoạch, công tác thanh quyết toán công trình, thanhquyết toán hợp đồng, phục vụ cho công tác thống kê và thông tin kinh tế.+ Tổ chức việc thu tiền bán hàng, thu hồi công nợ và lập kế hoạch thanhtoán công nợ phải trả.

+ Tổ chức thực hiện nghiệp vụ theo hệ thống nghiệp vụ của công ty.+ Tổ chức công tác kiểm kê tài sản và tiền vốn theo định kì

+ Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế trong công ty nhằm đánh giá đúngtình hình kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty

1.1.2.2 Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh:

a Lĩnh vực hoạt động của công ty:

Chi nhánh số 3 Công ty cổ phần Sông Đà 1.01 hoạt động trong lĩnhvực: Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp; Xây dựng cầu,

đường bộ; Xây dựng các công trình thủy điện thuỷ lợi, xây dựng cơ sở hạ

tầng, các công trình văn hoá thể thao

b.Đặc điểm qui trinh công nghệ:

Chi nhánh số 3 Công ty cổ phần Sông Đà 1.01 chủ yếu kinh doanh tronglĩnh vực xây dựng với quy trỡnh sản xuất hỗn hợp vừa thi công bằng lao độngthủ công vừa thi công bằng máy móc Quy trình sản xuất của công ty bắt đầu

từ khi công ty tham gia đấu thầu hoặc được giao thầu xây dựng Khi tham giađấu thầu, công ty phải xây dựng các chiến lược đấu thầu để thắng thầu

Sau khi trúng thầu hoặc được giao thầu, theo quy chế chung của ngànhxây dựng và của công ty, công ty và bàn giao thầu sẽ thỏa thuận các điềukhoản trong hợp đồng xây dựng về giá trị công trình, thời gian thi công,phương thức thanh toán, số tiền tạm ứng, tỷ lệ bảo hành…Khi hợp đồng xâydựng có hiệu lực, công ty tổ chức sản xuất thi công theo phương thức thi côngtrực tiếp

Trang 21

Sau khi hoàn thành việc thi cụng cụng trỡnh, chủ đầu tư sẽ nghiệm thu,cụng ty tiến hành quyết toỏn và chủ đầu tư chấp nhận thanh toỏn Khi cụngtrỡnh được quyết toỏn, cụng ty sẽ thu một phần phớ theo tỷ lệ toàn bộ giỏ trịthực tế quyết toỏn Sơ đồ quy trỡnh cụng nghệ của Chi nhỏnh số 3 Cụng ty cổphần Sụng Đà 1.01 như sau:

Sơ đồ 1.2; sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp

1.1.3 Đặc điểm tổ chức kế toỏn của Chi nhỏnh số 3 Cụng ty cổ phần Sụng

Đà 1.01:

1.1.3.1 Hỡnh thức tổ chức cụng tỏc kế toỏn:

Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, Chi nhỏnh số 3 Cụng

ty cổ phần Sụng Đà 1.01 đó lựa chọn hỡnh thức tổ chức cụng tỏc kế toỏn tậptrung Toàn bộ cụng tỏc kế toỏn đều được thực hiện tập trung tại Cụng ty,dưới cỏc cụng trường chỉ cú 1 kế toỏn đội làm nhiệm vụ ghi chộp ban đầu, thuthập chứng từ, lập bảng kờ gửi về Cụng ty Hiện nay Cụng ty ỏp dụng hỡnhthức kế toỏn Nhật ký chung Cụng tỏc kế toỏn được thực hiện bằng mỏy vi

Tiếp thị đấu

thầu và nhận

thầu xây lắp

Lập kế hoạch xây lắp công trình

Tiến hành thi công xây lắp Mua sắm vật liệu,

thuê nhân công…

Giao nhận công trình, HMCT hoàn thành

Duyệt quyết toán công trình, HMCT

Thanh lý hợp dồng, bàn giao công trình

Trang 22

tớnh sử dụng phần mềm SAS (Song Da Accounting System )

1.1.3.2 Hỡnh thức kế toỏn:

Hiện nay Cụng ty ỏp dụng hỡnh thức kế toỏn Nhật ký chung Cụng tỏc kế

toỏn được thực hiện bằng mỏy vi tớnh sử dụng phần mềm SAS (Song DaAccounting System )

Cụng tỏc kế toỏn của đơn vị được thực hiện trờn mỏy vi tớnh Để nhập dữliệu vào phần mềm kế toỏn, cỏc kế toỏn viờn phải thực hiện phõn loại, tổnghợp và lập bỳt toỏn định khoản Căn cứ vào cỏc chứng từ đú tổng hợp, kế toỏnviờn nhập dữ liệu vào mỏy Thụng tin đầu ra (sổ sỏch, bỏo cỏo kế toỏn…) đều

do mỏy tớnh tự xử lý thụng tin, thống kờ tập hợp trờn cơ sở số liệu đầu vào

1.1.3.3 Cỏc chớnh sỏch kế toỏn của cụng ty:

Sau đõy là cỏc chớnh sỏch kế toỏn chủ yếu mà Chi nhỏnh số 3 Cụng ty cổphần Sụng Đà 1.01 đú ỏp dụng để lập bỏo cỏo tài chớnh

* Chế độ kế toỏn: Cụng ty ỏp dụng chế độ kế toỏn Việt Nam ban hànhtheo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chớnh vàcỏc Thụng tư sửa đổi bổ sung kốm theo

* Hỡnh thức ghi sổ kế toỏn: Chi nhỏnh số 3 Cụng ty cổ phần Sụng Đà1.01 ỏp dụng hỡnh thức ghi sổ kế toỏn theo hỡnh thức Nhật ký chung bao gồm:

- Sổ kế toỏn tổng hợp:

+ Sổ nhật ký chung

+ Sổ cỏi cỏc tài khoản

+ Cỏc tờ kờ thanh toỏn

- Sổ chi tiết : Tài sản cố định, vật liệu, chi phớ sản xuất cho từng cụng trỡnh,hạng mục cụng trỡnh

Sơ đồ1.3: trình tự ghi ghi chép sổ sách kế toán trong Công ty

Trang 23

*Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày

Trang 24

31/12 hàng năm

* Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Việt Nam đồng

* Phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: Tỷ giá thực tế

* Phương pháp hạch toán thuế giá trị gia tăng: công ty hạch toán thuếGTGT theo phương pháp khấu trừ

* Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: công ty hạch toán hàng tồn khotheo phương pháp kê khai thường xuyên

-Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Hàng tồn kho được tính theo giá gốc( giá gốc hàng tồn kho gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí cóliên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm vàtrạng thái hiện tại

- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ:

+

Giá trị hàngnhập kho trong

kỳ

-Giá trị hàngxuất kho trong

kỳ(Giá trị hàng xuất kho trong kỳ được xác định theo phương pháp bìnhquân sau mỗi lần nhập)

1.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Chi nhánh số 3 Công ty cổ phần Sông Đà 1.01

Bộ máy kế toán của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.4: sơ đồ bộ máy kế toán của Chi nhánh số 3 Công ty cổ phần

Trang 25

*Kế toán trưởng công ty: Phụ trách chung công tác tài chính kế toán toàn

Kế toán trưởng

Phó kế toán trưởng:

-Kế toán tổng hợp -Kế toán thuế

-KT TD-NH -KT quản trị các đội XD, công trình trực thuộc công ty

KT công trường

KT công trường A KT công trường B

Trang 26

-Tham mưu giúp giám đốc trong việc thực hiện và chấp hành đầy đủpháp luật, quy định của nhà nước trong việc quản lí sử dụng nguồn vốn, tàisản của doanh nghiệp.

* Phó kế toán trưởng công ty: Giúp việc cho kế toán trưởng công ty, thaymặt kế toán trưởng công ty điều hành toàn bộ công việc khi kế toán trưởngcông ty vắng mặt Phó kế toán trưởng công ty đảm nhiệm cả kế toán tổng hợp

và kế toán thuế

- Kế toán tổng hợp toàn công ty: Có nhiệm vụ lập các báo cáo tài chínhtheo quy định của chế độ kế toán và báo cáo công nợ toàn công ty; lập các kếhoạch tổng hợp về tình hình tài chình, công nợ toàn công ty; thực hiện việckiểm tra, kiểm soát việc thực hiện công tác kế toán của công ty

- Kế toán thuế có nhiệm vụ: Thực hiện nghiệp vụ kê khai và quyết toánthuế theo quy định của Luật thuế; cập nhật các chế độ, các chính sách củaNhà nước về thuế; tham mưu cho lãnh đạo về công tác thuế và quan hệ vớiNgân sách; quản lý và quyết toán hoá đơn theo quy định của Bộ Tài Chính

* Kế toán nhật ký chung khối văn phòng công ty, kế toán thanh toán, kếtoán tiền lương và các khoản BHXH, BHYT,BHTN, KPCĐ

- Kế toán nhật ký chung khối văn phũng công ty có nhiệm vụ: Tổ chức

dữ liệu và hạch toán kế toán toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thuộckhối văn phòng công ty; in ấn, đúng và lưu trữ chứng từ của công ty

- Kế toán thanh toán, kế toán tiền lương và các khoản BHXH, BHYT,

Trang 27

BHTN, KPCĐ cò nhiệm vụ là: Kế toán các khoản thu, chi tiền mặt; quyếttoán các khoản chi phí quản lý khối văn phòng công ty; tính lương và phân bổquỹ lương, BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ khối văn phòng công ty.

* Kế toán tín dụng - ngân hàng, kế toán quản trị các đội xây dựng

- Kế toán tín dụng - ngân hàng cú nhiệm vụ là: Quản lý và theo dõi số dưtiền gửi, tiền vay, các khế ước vay báo cáo kế toán trưởng và Giám đốc công

ty về số dư tiền gửi, tiền vay tại ngân hàng; thực hiện các nghiệp vụ vay, trảtiền ngân hàng; thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng;

- Kế toán quản trị các đội xây dựng có nhiệm vụ là: Quản lý dùng tiềncấp tạm ứng; theo dõi tình hình thực hiện thu hồi vốn của từng hợp đồng xâylắp; quản lý doanh thu và chi phí của từng công trình; quyết toán các chi phítiêu hao vật tư chủ yếu, chi phí nhân công, chi phí máy của từng công trình

* Kế toán TSCĐ, công cụ dụng cụ, kế toán đầu tư XDCB, các dự án vàthực hiện công tác văn phòng

- Kế toán TSCĐ, công cụ dụng cụ có nhiệm vụ là: Tổ chức thiết lập hệthống sổ sách theo dõi TSCĐ, công cụ dụng cụ toàn công ty theo nguồn hìnhthành tài sản Kết hợp với phòng Kinh doanh tổng hợp theo dõi sự biến độngcủa từng TSCĐ, công cụ dụng cụ; tính khấu hao và phân bổ các khoản phảithu về khấu hao đối với các đội xây dựng trực thuộc khi sử dụng TSCĐ

- Kế toán đầu tư XDCB và thực hiện các dự án có nhiệm vụ là: Chuẩn bịcác thủ tục về đầu tư với các dự án của công ty đó được phê duyệt; kế toáncác khoản chi phí đầu tư, quyết toán chi phí đầu tư; lập các báo cáo đầu tư củacác dự án theo từng giai đoạn đầu tư của công ty

Thực hiện công tác văn phòng: Đảm bảo công tác lưu trữ văn thư củaphòng; đảm bảo cân đối các nhu cầu về văn phòng phẩm trên cơ sở tiết kiệm;theo dõi danh sách cán bộ kế toán khối văn phòng và các đội xây dựng

* Thủ quỹ công ty có nhiệm vụ: Tuân thủ các quy định hiện hành về công

Trang 28

tác quản lý, cấp phát chi tiêu tiền mặt; bảo quản các giấy tờ có giá của công tynhư: Trái phiếu, séc, cổ phiếu…

* Kế toán tại các công trường được phân công các công việc: Tổ chức hệthống chứng từ ban đầu, tập hợp, phân loại chứng từ và quyết toán chứng từchi phí về công ty đúng thời hạn; thực hiện việc theo dõi, quản lý tài sản docông ty giao đội sử dụng, thống kê ca máy và phân bổ khấu hao tài sản chocác hợp đồng xây lắp; theo dõi tình hình thực hiện giá trị sản lượng của cáchợp đồng xây lắp hàng tháng

1.2 Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp:

1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất xây lắp:

1.2.1.1 Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí.

Theo chế độ kế toán hiện hành, các chi phí trong doanh nghiệp xây lắpđược chia thành các khoản mục sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Gồm toàn bộ chi phí về nguyên vật

liệu chính, nguyên vật liệu phụ, các cấu kiện, các bộ phận kết cấu công trình,vật liệu luân chuyển sử dụng trong quá trình sản xuất, xây lắp các công trình,hạng mục công trình Nó không bao gồm nguyên, nhiên vật liệu sử dụng chomáy thi công và sử dụng cho quản lý tổ đội công trình

- Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm toàn bộ chi phí về tiền lương, tiền

công phải trả cho số ngày công lao động của công nhân trực tiếp thực hiệnkhối lượng công tác xây lắp, công nhân phục vụ xây lắp, kể cả công nhân vậnchuyển bốc dỡ vật liệu trong phạm vi mặt bằng thi công và công nhân chuẩn

bị, thu dọn hiện trường thi công, không phân biệt công nhân trong danh sáchhay thuê ngoài

- Chi phí sử dụng máy thi công: Là toàn bộ các chi phí trực tiếp phát

Trang 29

sinh trong quá trình sử dụng máy thi công để thực hiện khối lượng công tácxây lắp bằng máy theo phương thức thi công hỗn hợp Chi phí này bao gồmcác khoản sau: Chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu, chi phí khấu haomáy thi công, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác dùng chomáy thi công Chi phí này không bao gồm các khoản trích về BHXH,BHYT,BHTN, KPCĐ của công nhân sử dụng máy.

- Chi phí sản xuất chung : Gồm toàn bộ các chi phí có liên quan đến

việc tổ chức, phục vụ và quản lý thi công của các đội xây lắp ở các côngtrường xây dựng Loại chi phí này bao gồm: Chi phí nhân viên quản lý tổ đội,Các khoản trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tính theo tỷ lệ quy định trêntiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp và nhân viên quản lý đội(trong danh sách), khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động đội và các chi phíkhác liên quan đến hoạt động đội

1.2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí.

Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp được chia thành các yếu tố sau:

- Chi phí nguyên vật liệu như xi măng, sắt thép, gạch, sái, đá

- Chi phí công cụ dụng cụ như giàn giáo, cuốc xẻng, dụng cụ nấu, tướinhựa đường

- Chi phí nhiên liệu động lực mua ngoài: xăng, dầu, mỡ, khí nén

- Chi phí tiền lương của công nhân trực tiếp, gián tiếp, lao động thuêngoài, trích BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định

- Chi phí khấu hao TSCĐ là các khoản hao mòn các loại tài sản trongdoanh nghiệp như các nhà xưởng làm việc, máy móc, dụng cụ vận chuyển,bốc dỡ (ô tô, cần cẩu ), máy móc thi công (máy lu, máy ủi ) và khấu haoTSCĐ dùng trong quản lý khác và phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 30

của doanh nghiệp.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền phải trả cho các dịch vụ muangoài phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như tiềnđiện, nước, điện thoại

- Chi phí bằng tiền khác: Là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trongquá trình sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố trên

Phân loại theo cách này cho biết kết cấu, tỷ trọng của từng loại chi phí

mà doanh nghiệp đã chi ra để lập bảng thuyết minh báo cáo tài chính (phầnchi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố) giúp cho việc xây dựng kế hoạch,định mức về vốn lưu động trong các thời kỳ và là tài liệu quan trọng làm căn

cứ xác định mức tiêu hao vật chất, thu nhập quốc dân

Ngoài hai cách phân loại trên còn có cách phân loại khác như:

- Phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và quy mô sản xuất,chi phí được chia thành chi phí bất biến (định phí) và chi phí khả biến (biếnphí)

- Phân loại theo khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán chiphí thì chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành hai loại là chi phí trực tiếp

và chi phí gián tiếp

- Phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí với quy trình công nghệ sảnxuất sản phẩm thì chi phí bao gồm: chi phí cơ bản và chi phí chung

Mỗi cách phân loại chi phí sản xuất có ý nghĩa riêng phục vụ cho từngđối tượng quản lý và từng đối tượng cung cấp thông tin cụ thể nhưng chúngluôn bổ sung cho nhau nhằm quản lý có hiệu quả nhất về toàn bộ chi phí quản

lý phát sinh trong phạm vi từng doanh nghiệp

Trang 31

1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp:

1.2.2.1 Phân loại giá thành theo cơ sở số liệu và thời điểm tính toán

- Giá thành dự toán: Là tổng chi phí dự toán để hoàn thành khối

lượng xây lắp công trình, hạng mục công trình Giá thành dự toán được xácđịnh trên cơ sở các định mức kinh tế, kỹ thuật và đơn giá của Nhà nước Giáthành dự toán là chênh lệch giữa giá trị dự toán và phần lãi định mức

Giá trị dự toán của công

- Lãi định mức

-Giá thành kế hoạch: Là giá thành được xác định xuất phát từ những

điều kiện cụ thể ở một doanh nghiệp xây lắp nhất định trên cơ sở biện phápthi công, các định mức và đơn giá áp dụng trong doanh nghiệp

- Mức hạ giáthành dự toán

- Giá thành thực tế: Phản ánh toàn bộ các chi phí thực tế để hoàn thành

bàn giao khối lượng xây lắp mà doanh nghiệp đó nhận thầu Giá thành thực tếbao gồm các chi phí theo định mức, vượt định mức và không định mức nhưcác khoản thiệt hại trong sản xuất, các khoản bội chi, lãng phí về vật tư, laođộng, tiền vốn trong quá trình sản xuất và quản lý của doanh nghiệp đượcphép tính vào giá thành

Giá thành thực tế được xác định theo số liệu của kế toán

1.2.2.2 Phân loại giá thành theo phạm vi phát sinh các chi phí.

Giá thành sản phẩm xây lắp được chia làm 2 loại:

- Giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp: Bao gồm các chi phí sản

xuất: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chiphí sử dụng máy và chi phí sản xuất chung tính cho công trình, hạng mụccông trình hoặc lao vụ đó hoàn thành Giá thành sản xuất của sản phẩm xây

Trang 32

lắp được sử dụng ghi sổ cho sản phẩm đó hoàn thành và cũng là căn cứ đểtính toán giá vốn hàng bán và lợi nhuận gộp ở các doanh nghiệp xây lắp.

- Giá thành toàn bộ của sản phẩm xây lắp: Bao gồm giá thành sản xuất

của sản phẩm xây lắp cộng thêm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanhnghiệp tính cho sản phẩm đó Giá thành toàn bộ của sản phẩm xây lắp chỉđược tính toán xác định khi sản phẩm xây lắp hoặc lao vụ được tiêu thụ Giáthành toàn bộ của sản phẩm xây lắp là căn cứ để tính toán, xác định lợi nhuậntrước thuế của doanh nghiệp

1.3 Vai trò và nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp:

Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quantrọng luôn được lãnh đạo các công ty quan tâm Thông qua các chỉ tiêu chiphí sản xuất và giá thành sản phẩm do bộ phận kế toán cung cấp, ban lãnh đạocông ty nắm được chi phí sản xuất thực tế cũng như kết quả toàn bộ hoạt độngsản xuất kinh doanh của đơn vị đồng thời là căn cứ để phân tích, đánh giá tìnhhình sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn, tình hình thực hiện kế hoạchgiá thành sản phẩm từ đó có các quyết định phù hợp trong quản lý

Nhằm tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm xây lắp đảm bảo các yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và tínhgiá thành sản phẩm của công ty, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ sau:

- Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuấtsản phẩm xây lắp, công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từngcông trình, hạng mục công trình và tập hợp theo phương pháp trực tiếp

- Định kỳ quý, 6 tháng, năm đơn vị tiến hành phân tích tình hình thựchiện vật tư chủ yếu so với định mức, đơn giá dự toán thi công, tình hình thựchiện kế hoạch giá thành và kế hoạch hạ giá thành sản phẩm, phát hiện kịp thời

Trang 33

khả năng tiềm tàng đề xuất biện pháp thích hợp để phấn đấu tiết kiệm chi phí

Nguyên vật liệu sử dụng cho xây dựng hạng mục công trình nào phải được tính trực tiếp cho hạng mục công trình đó trên cơ sở chứng từ gốc theo số lượng thực tế đã sử dụng

và theo giá xuất kho thực tế Trường hợp nguyên vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều công trình, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì kế toán áp dụng phương pháp phân

bổ chi phí cho các công trình theo tiêu thức thích hợp; theo định mức tiêu hao; theo khối lượng thực hiện dựa trên công thức:

Tổng tiêu thức phân bổ (của tất

-Phiếu mua hàng(Mẫu 08- VT)

-Hoá đơn thuế GTGT

-Phiếu xuất kho(Mẫu 02-VT)

-Phiếu điều chuyển nội bộ

-Phiếu nhập kho xuất thẳng

Trang 34

-Các chứng từ liên quan khác

b Tài khoản sử dụng:

Để tập hợp chi phí NVL trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621 - Chi phí NVL trực tiếp Tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng

mục công trình Kết cấu tài khoản này như sau:

Bên nợ: - Trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho bộ phận

thi công

- Phân bổ giá trị của vật liệu luân chuyển sử dụng trực tiếp cho thi công

Bên có: - Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng không hết nhập lại

kho

- Kết chuyển hoặc tính phân bổ trị giá nguyên vật liệu thực tế sử dụngcho hoạt động xây lắp trong kỳ vào bên nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinhdoanh dở dang và chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành công trình xâylắp

Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ

c Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu:

Các nghiệp vụ về nguyên vật liệu khi phát sinh được hạch toán theo sơđồ:

Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Trang 35

TK 111,112,141,331 TK 133

TK 154

TK 411, 311, 336

TK 632

1.4.1.2Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:

Chi phí nhân công trực tiếp của doanh nghiệp xây lắp chỉ bao gồm cáckhoản tiền lương, phụ cấp lương, tiền công mà doanh nghiệp phải trả chonhân viên trực tiếp thi công (bao gồm các khoản phải trả cho người lao độngthuộc quản lý của doanh nghiệp và lao động thuê ngoài theo loại công việc)

Kế toán chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm các khoản BHXH,BHYT, BHTN và KPCĐ, phần này được hạch toán vào chi phí sản xuấtchung

a Chứng từ sử dụng:

Các chứng từ sử dụng để hạch toán chi phí nhân công ở công ty gồm:

- Bảng chấm công, lập riêng cho từng tổ đội, công trình

- Hợp đồng giao khoán công việc

- Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành

- Bảng thanh toán lương

-Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương

Trang 36

b Tài khoản sử dụng:

Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng tài khoản 622

-Chi phí nhân công trực tiếp Tài khoản này dựng để phản ánh chi phí nhân

công trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trong ngành xâylắp

-Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào hoạt động xây lắp -Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154 -

Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ

c Phương pháp hạch toán các nghiệp vụ chủ yếu

Các nghiệp vụ về chi phí nhân công trực tiếp khi phát sinh được hạchtoán theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.6: sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

1.4.1.3Kế toán chi phí sử dụng máy thi công:

Chi phí máy móc thi công là toàn bộ các khoản chi phí liên quan đến

Trang 37

khối lượng xây lắp bằng máy như: các công trình nền móng, cơ sở hạ tầng.

a Chứng từ sử dụng:

Chứng từ sử dụng để hạch toán chi phí sử dụng máy thi công tại công tygồm:

+ Bảng chấm công

+ Bảng thanh toán lương cho công nhân sử dụng máy

+ Phiếu xuất kho

+ Hợp đồng thuê máy

+ Phiếu chi thanh toán tiền thuê máy

b.Tài khoản sử dụng:

Để tập hợp chi phí máy thi công và phân bổ khoản chi phí này cho các

hạng mục công trình, kế toán sử dụng tài khoản 623 - Chi phí sử dụng máy thi công Tài khoản này chỉ được sử dụng ở các đơn vị thi công theo kiểu hỗn

hợp vừa thủ công vừa máy Tài khoản 623 có kết cấu như sau:

-Bên Nợ: Tập hợp chi phí liên quan đến thi công bằng máy như chi phí

nhân công chạy máy, chi phí vật liệu cho máy hoạt động

-Bên Có: Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công cho các công trình, hạng

mục công trình.vào bên Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

-Tài khoản 623 không có số dư cuối kỳ và có 6 tài khoản cấp 2

TK 6231 - Chi phí nhân công

TK 6232 - Chi phí vật liệu

TK 6233 - Chi phí dụng cụ sản xuất

TK 6234 - Chi phí khấu hao máy thi công

Trang 38

TK 6237 - Chi phí dịch vụ mua ngoài

TK 6238 - Chi phí bằng tiền khác

c.Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu:

Sơ đồ 1.7: Sơ đồ hạch toán chi phí sử dụng máy thi công

1.4.1.4 Kế toán chi phí sản xuất chung:

Chi phí sản xuất chung phản ánh chi phí của đội, công trường xây dựngvới các khoản chi phí này kế toán cần phân bổ cho các đối tượng liên quantheo tiêu thức thích hợp

Khấu hao MTC

Kết chuyển chi phí sử dụng MTC

Trang 39

tiền lương phải trả nhân viên quản lý tổ đội thi công…để hạch toán chi phínhân viên quản lý.

Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung trong quá trình thi công.

- Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ TK 154 - Chi phí sảnxuất kinh doanh dở dang

Tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung không có số dư cuối kỳ và có 6tài khoản cấp 2:

TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng

TK 6272 - Chi phí vật liệu

TK 6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất

TK 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ

TK 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài

TK 6278 - Chi phí bằng tiền khác

b.Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu:

Các nghiệp vụ về chi phí sản xuất chung khi phát sinh được hạch toántheo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.8: sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung

Trang 40

1.4.2 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp;

Chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp xây lắp bao gồm các chiphí có liên quan đến việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó được tậphợp vào bên Nợ của các TK 621, 622, 623, 627 Để tính được giá thành sảnphẩm cho từng đối tượng, kế toán thực hiện việc kết chuyển chi phí đối vớicác chi phí đó tập hợp trực tiếp theo từng đối tượng, còn các chi phí không thểtập hợp trực tiếp theo từng đối tượng, kế toán phải tính phân bổ cho từng đốitượng theo tiêu thức thích hợp

Để có số liệu kết chuyển hoặc phân bổ chi phí cho từng đối tượng, kế

Ngày đăng: 25/05/2015, 17:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w