1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ôn tốt nghiệp Sinh 12

44 296 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 898,5 KB

Nội dung

Phần V. DI TRUYỀN HỌC Chương. CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ Câu 1: Gen là gì? A. Gen là một đoạn của phân tử ARN mang thông tin mã hóa một chuỗi polipeptit hay một phân tử ADN B. Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN C. Gen là một đoạn của phân tử ARN mang thông tin mã hóa một chuỗi polipeptit D. Tất cả đều đúng Câu 2: Mỗi gen mã hóa protein gồm các vùng trình tự nucleotit là: A. Vùng mã hóa – vùng kết thúc – vùng điều hòa B. Vùng kết thúc – vùng mã hóa – vùng điều hòa C. Vùng mã hóa – vùng điều hòa – vùng kết thúc D. Vùng điều hòa – vùng mã hóa – vùng kết thúc Câu 3: Vùng điều hòa có vai trò: A. Mang tín hiệu kết thúc phiên mã B. Có trình tự nucleotit đặc biệt giúp ARN polimeraza nhận biết và liên kết để khởi động quá trình phiên mã, đồng thời cũng chứa trình tự nucleotit điều hòa quá trình phiên mã C. Mang thông tin mã hóa protein D. Cả B và C Câu 4: Vùng mã hóa có vai trò: A. mang thông tin mã hóa axit amin B. Có trình tự nucleotit đặc biệt giúp ARN polimeraza nhận biết và liên kết để khởi động quá trình phiên mã, đồng thời cũng chứa trình tự nucleotit điều hòa quá trình phiên mã C. Mang thông tin mã hóa protein D. Cả B và C Câu 5: Vùng kết thúc có vai trò: A. Mang tín hiệu kết thúc phiên mã B. Có trình tự nucleotit đặc biệt giúp ARN polimeraza nhận biết và liên kết để khởi động quá trình phiên mã, đồng thời cũng chứa trình tự nucleotit điều hòa quá trình phiên mã C. Mang thông tin mã hóa protein D. Cả B và C Câu 6: Các gen ở sinh vật nhân sơ có: A. Vùng mã hóa không liên tục B. Vùng mã hóa liên tục C. Cả A và B đúng D. Cả A và B sai Câu 7: Các gen ở sinh vật nhân thực đa số có: A. Vùng mã hóa không liên tục B. Vùng mã hóa liên tục C. Cả A và B đúng D. Cả A và B sai Câu 8: Intron là gì: A. Là những đoạn trên gen mã hóa axit amin B. Là những đoạn trên ARN mã hóa cho axit amin C. Là những đoạn trên gen không mã hóa axit amin D. Là những đoạn trên ARN không mã hóa axit amin Câu 9: Exon là gì: A. Là những đoạn trên gen mã hóa axit amin B. Là những đoạn trên ARN mã hóa cho axit amin C. Là những đoạn trên gen không mã hóa axit amin D. Là những đoạn trên ARN không mã hóa axit amin Câu 10: Thế nào là gen phân mảnh: A. Vùng gen mã hóa liên tục B. Vùng gen mã hóa không liên tục C. Vùng gen có đoạn exon xen kẽ intron D. Cả B và C đúng Câu 11: Đơn phân cấu tạo gen là: A. Gluxit B. Nucleotit C. Vitamin D. Axit amin Câu 12: Đơn phân cấu tạo protein là: A. Gluxit B. Nucleotit C. Vitamin D. Axit amin Câu 13: Mã di truyền là gì: A. là mã bộ ba và được đọc liên tục bắt đầu từ một điểm xác định theo từng cụm ba nucleotit B. là mã bộ ba và được đọc liên tục từ một điểm bất kì theo từng cụm ba nucleotit C. là mã bộ ba và được đọc liên tục bắt đầu từ một điểm bất kì theo từng cụm ba nucleotit D. Tất cả đều sai Câu 14: Ở sinh vật, tổng số bộ ba được tạo thành từ 4 loại nucleotit là: A. 81 bộ ba B. 64 bộ ba C. 16 bộ ba D. Tất cả đều sai Câu 15: Có bao nhiêu bộ ba không mã hóa cho các axit amin? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 16: Có bao nhiêu bộ ba đóng vai trò mã hóa cho các axit amin mở đầu? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 17: Các bộ ba không mã hóa axit amin được gọi là: A. Bộ ba vô nghĩa B. Bộ ba mở đầu C. Bộ ba kết thúc D. Bộ ba nhầm nghĩa Câu 18: Bộ ba nào sau đây là mã mở đầu? A. GUA B. GAU C. AUG D. UGA Câu 19: Bộ ba nào sau đây là bộ ba kết thúc: A. GUA B. GAU C. AUG D. UGA Câu 20: Tính phổ biến của mã di truyền là: A. Được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba không gối lên nhau B. Một bộ ba chỉ mã hóa một axit amin C. Nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin D. Các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền Câu 21: Tính đặc hiệu của mã di truyền là: A. Được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba không gối lên nhau B. Một bộ ba chỉ mã hóa một axit amin C. Nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin D. Các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền Câu 22: Tính thoái hóa của mã di truyền là: A. Được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba không gối lên nhau B. Một bộ ba chỉ mã hóa một axit amin C. Nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin D. Các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền Câu 23: Quá trình nhân đôi ADN diễn ra khi: A. Tế bào đã phân chia B. Tế bào bước vào giai đoạn phân chia C. Trước khi tế bào bắt đầu phân chia D. Sau khi tế bào phân chia Câu 24: Nguyên tắc bán bảo tồn là: A. Trong mỗi phân tử ADN con thì một mạch là mới được tổng hợp, còn mạch kia là của ADN mẹ B. Trong mỗi phân tử ADN con thì hai mạch là mới được tổng hợp C. Trong mỗi phân tử ADN con thì hai mạch là của ADN mẹ D. Tất cả đều sai Câu 25: Mạch mới được tổng hợp luôn theo chiều: A. 3’ → 5’ B. 5’ → 3’ C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai Câu 26: Mạch mới được tổng hợp chủ yếu nhờ enzim: A. ADN-polymeraza I B. ADN-polymeraza II C. ADN-polymeraza III D. ADN-polymeraza IV Câu 27: Câu nào sau đây là đúng với nguyên tắc bổ sung: A. A liên kết với T bằng 3 liên kết hidro B. G liên kết với T bằng 3 liên kết hidro C. G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro D. A liên kết với X bằng 3 liên kết hidro Câu 28: Mạch khuôn 3’ → 5’ tổng hợp mạch nào sau đây? A. Mạch tới B. Mạch gốc C. Mạch chậm D. Mạch bổ sung Câu 29: mạch khuôn 5’ → 3’ tổng hợp mạch nào sau đây? A. Mạch tới B. Mạch gốc C. Mạch chậm D. Mạch bổ sung Câu 30: Mạch mới được tổng hợp từ mạch khuôn 5’→3’ có đặc điểm: A. Được tổng hợp liên tục, cùng hướng với hướng tháo xoắn B. Được tổng hợp liên tục, ngược hướng với hướng tháo xoắn C. Được tổng hợp gián đoạn, cùng hướng với hướng tháo xoắn D. Được tổng hợp gián đoạn, ngược hướng với hướng tháo xoắn Câu 31: Mỗi đoạn Okazaki chứa khoảng: A. 1000 – 2000 cặp bazơ B. 2000 – 3000 cặp bazơ C. 3000 – 4000 cặp bazơ D. 4000 – 5000 cặp bazơ 1/ Vùng điều hoà của gen cấu trúc nằm ở vị trí nào của gen? A. Đầu 5 , mạch mã gốc B. Đầu 3 , mạch mã gốc C. Nằm ở giữa gen D. Nằm ở cuối gen 2/ Gen cấu trúc của vi khuẩn có đặc điểm gì? A. Phân mảnh B. Vùng mã hoá không liên tục C. Không phân mảnh D. Không mã hoá axit amin mở đầu 3/ Intrôn là gì? A. Đoạn gen có khả năng phiên mã nhưng không có khả năng dịch mã B. Đoạn gen không có khả năng phiên mã và dịch mã C. Đoạn gen mã hoá các axit amin D. Đoạn gen chứa trình tự nu- đặc biệt giúp mARN nhận biết được mạch mã gốc của gen 4/ Nhóm côđon nào sau đây mà mỗi loại côđon chỉ mã hoá duy nhất một loại axit amin? A. AUA,UGG B. AUG,UGG C. UUG,AUG D. UAA,UAG 5/ Nhóm cô đon nào không mã hoá các axit amin mà làm nhiệm vụ kết thúc tổng hợp Prôtêin? A. UAG,UGA,AUA B. UAA,UAG,AUG C. UAG,UGA,UAA D.UAG,GAU,UUA 6/ Có tất cả bao nhiêu loại bộ mã được sử dụng để mã hoá các axit amin? A. 60 B. 61 C. 63 D. 64 7/ Từ 3 loại nu- khác nhau sẽ tạo được nhiều nhất bao nhiêu loại bộ mã khác nhau? A. 27 B.48 C. 16 D. 9 8/ ADN-Polimeraza có vai trò gì ? A. Sử dụng đồng thời cả 2 mạch khuôn để tổng hợp ADN mới B. Chỉ sử dụng 1 mạch khuôn để tổng hợp mạch mới theo chiều 5 ,  3 , C. Chỉ sử dụng 1 mạch khuôn để tổng hợp mạch mới theo chiều 3 ,  5 , D. Chỉ xúc tác tháo xoắn ADN mà không tổng hợp mạch mới 9/ Thời điểm và vị trí diễn ra quá trình tái bản là: A. Kì trung gian giữa 2 lần phân bào – Ngoài tế bào chất B. Kì đầu của phân bào – Ngoài tế bào chất C. Kì trung gian giữa 2 lần phân bào – Trong nhân tế bào D. Kì đầu của phân bào – Trong nhân tế bào 10/ Một ADN tái bản liên tiếp 4 lần sẽ tạo được tất cả bao nhiêu phân tử ADN mới? A. 4 B. 8 C. 10 D. 16 11/ Một ADN có 3.000 nu- tự nhân đôi 3 lần liên tiếp thì phải sử dụng tất cả bao nhiêu nu- tự do ở môi trường nội bào? A. 24.000nu- B. 21.000 nu- C. 12.000 nu- D. 9.000 nu- 12/ Vì sao trên mỗi chạc chữ Y chỉ có 1 mạch của phân tử ADN được tổng hợp liên tục còn mạch kia tổng hợp gián đoạn? A. Do 2 mạch khuôn có cấu trúc ngược chiều nhưng ADN-pôlimeraza chỉ xúc tác tổng hợp 1 chiều nhất định B. Sự liên kết các nu- trên 2mạch diễn ra không đồng thời C. Do giữa 2 mạch có nhiều liên kết bổ sung khác nhau D. Do trên 2 mạch khuôn có 2 loại en zim khác nhau xúc tác 13/ Quá trình nhân đôi của ADN diển ra ở: A. Tế bào chất B. Ri bô xôm C. Ty thể D. Nhân tế bào 14/ Đặc điểm thoái hoá của mã bộ ba có nghĩa là: A. Một bộ ba mã hoá cho nhiều loại axitamin B. các bộ ba nằm nối tiếp nhưng không gối lên nhau C. Nhiều loại bộ ba cùng mã hoá cho một loại axitamin D. Một số bộ ba cùng mang tín hiệu kết thúc dịch mã 15/ Phân tử ADN dài 1,02mm.Khi phân tử ADN này nhân đôi một lần,số nu- tự do mà môi trường nội bào cần cung cấp là: A. 6 x10 6 B. 3 x 10 6 C. 6 x 10 5 D. 1,02 x 10 5 Bài 2: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ Câu 1: Quá trình phiên mã là gì? A. Là quá trình tổng hợp ARN trên mạch khuôn ADN. Trong mỗi gen chỉ có một mạch được dùng làm khuôn (mạch bổ sung) để tổng hợp phân tử ARN B. Là quá trình tổng hợp ARN trên mạch khuôn ADN. Trong mỗi gen có 2 mạch được dùng làm khuôn (mạch bổ sung) để tổng hợp phân tử ARN C. Là quá trình tổng hợp ARN trên mạch khuôn ADN. Trong mỗi gen chỉ có một mạch được dùng làm khuôn (mạch mã gốc) để tổng hợp phân tử ARN D. Là quá trình tổng hợp ARN trên mạch khuôn ADN. Trong mỗi gen có 2 mạch được dùng làm khuôn (mạch mã gốc và mạch bổ sung) để tổng hợp phân tử ARN Câu 2: Mạch làm khuôn để tổng hợp ARN được gọi là gì: A. Mạch bổ sung B. Mạch gốc C. Tất cả đều đúng D. A và B sai Câu 3: Có mấy loại ARN? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 4: ARN thông tin được kí hiệu là: A. tARN B. mARN C. rARN D. vARN Câu 5: ARN vận chuyển được kí hiệu là: A. tARN B. mARN C. rARN D. vARN Câu 6: ARN riboxom được kí hiệu là: A. tARN B. mARN C. rARN D. vARN `Câu 7: mARN có cấu trúc là: A. Gồm 2 tiểu đơn vị tồn tại riêng rẽ trong tế bào chất. Khi tổng hợp protein chúng mới liên kết với nhau. B. Là một mạch đơn uốn lại thành kiểu 3 thùy, trong đó: một thùy mang anticodon, một thùy tác dụng với riboxom và thùy còn lại nhận diện enzim gắn axit amin tương ứng C. Một chuỗi polinucleotit D. Tất cả đều đúng Câu 8: tARN có cấu trúc là: A. Gồm 2 tiểu đơn vị tồn tại riêng rẽ trong tế bào chất. Khi tổng hợp protein chúng mới liên kết với nhau. B. Là một mạch đơn uốn lại thành kiểu 3 thùy, trong đó: một thùy mang anticodon, một thùy tác dụng với riboxom và thùy còn lại nhận diện enzim gắn axit amin tương ứng C. Một chuỗi polinucleotit D. Tất cả đều đúng Câu 9: rARN có cấu trúc là: A. Gồm 2 tiểu đơn vị tồn tại riêng rẽ trong tế bào chất. Khi tổng hợp protein chúng mới liên kết với nhau. B. Là một mạch đơn uốn lại thành kiểu 3 thùy, trong đó: một thùy mang anticodon, một thùy tác dụng với riboxom và thùy còn lại nhận diện enzim gắn axit amin tương ứng C. Một chuỗi polinucleotit D. Tất cả đều đúng Câu 10: mARN có chức năng là: A. mang axit amin tới riboxom và đóng vai trò “ một người phiên dịch” tham gia dịch mã B. Dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã ở riboxom C. Là nơi tổng hợp protein D. Cả A, B, C sai Câu 11: tARN có chức năng là: A. mang axit amin tới riboxom và đóng vai trò “ một người phiên dịch” tham gia dịch mã B. Dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã ở riboxom C. Là nơi tổng hợp protein D. Cả A, B, C sai Câu 12: rARN có chức năng là: A. mang axit amin tới riboxom và đóng vai trò “ một người phiên dịch” tham gia dịch mã B. Dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã ở riboxom C. Là nơi tổng hợp protein D. Cả A, B, C sai Câu 13: Trong quá trình phiên mã, gen được tháo xoắn nhờ enzim: A. ADN-polimeraza B. ARN-polimeraza C. Helicaza D. Restristaza Câu 14: Mạch mã gốc có chiều: A. 3’ → 5’ B. 5’→3’ C. A hay B tùy loài D. A hay B tùy thuộc tuổi tác Câu 15: Phân tử mARN được tổng hợp theo chiều: A. 3’→5’ B. 5’→3’ C. A hay B tùy loài D. A hay B tùy thuộc tuổi tác Câu 16: Câu nào sau đây là đúng: A. Ở tế bào nhân sơ, mARN sau phiên mã phải được sửa đổi, cắt bỏ các intron, nối các exon lại với nhau, di chuyển ra tế bào chất làm khuôn tổng hợp protein. B. Khi enzim ARN polimeraza gặp bộ ba UGA thì dừng phiên mã. C. Chiều tổng hợp ARN là 3’ → 5’. D. Gen phiên mã xong 1 phân tử mARN thì mới đóng xoắn. Câu 17: Dịch mã là: A. Là quá trình tổng hợp dịch hợp ARN. B. Là quá trình tổng hợp C. Là quá trình tổng hợp protein D. Là quá trình tổng hợp gluxit Câu 18: Dịch mã gồm: A. Quá trình hoạt hóa mARN và tổng hợp protein B. Quá trình hoạt hóa rARN và tổng hợp protein C. Quá trình hoạt hóa mARN và tổng hợp chuỗi polipeptit D. Quá trình hoạt hóa axit amin và tổng hợp chuỗi polipeptit Câu 19: Cớ chế phiên mã diễn ra ở đâu: A. Nhân B. Tế bào chất C. Màng nhân D. Màng sinh chất Câu 20: Cơ chế dịch mã diễn ra ở đâu? A. Nhân B. Tế bào chất C. Màng nhân D. Màng sinh chất Câu 21: Khi bắt đầu quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit phức hợp Met-tARN gắn vào vị trí nào của riboxom A. Điểm A B. Điểm B C. Điểm P D. Điểm Q Câu 22: Các tARN sau Met-tARN gắn vào vị trí nào của riboxom khi đến tham gia dịch mã? A. Điểm A B. Điểm B C. Điểm P D. Điểm Q Câu 23: Mỗi bước dịch chuyển của riboxom tương ứng với: A. 2 axit amin B. 1 codon C. 2 anticodon D. Cả A,B,C sai Câu 24: Phát biểu nào sau đây là sai: A. Chuỗi polipeptit được tổng hợp xong, ngay lập tức xoắn lại hình thành các bậc cấu trúc cao hơn. B. Trong quá trình dịch mã, mARN không gắn với từng riboxom riêng lẻ C. Vật liệu di truyền (ADN) được truyền lại cho đời sau thông qua cơ chế nhân đôi ADN. D. Khi riboxom tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN thì quá trình dịch mã hoàn tất Câu 25: Cơ chế nhân đôi ADN diễn ra ở đâu? A. Nhân B. Tế bào chất C. Màng nhân D. Màng sinh chất 1/ Anticôđon của phức hợp Met-tARN là gì? A. AUX B. TAX C. AUG D. UAX 2/ Loại ARN nào có cấu tạo mạch thẳng? A. tARN B. rARN C. mARN D. mARN,tARN 3/ Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình phiên mã? A. Phiên mã diễn ra trong nhân tế bào B. Quá trình phiên mã bắt đầu từ chiều 3 , của mạch gốc ADN C. Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì 2 mạch đơn đóng xoắn lại ngay D. Các nu- liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung: A-T ;G-X 4/ Bào quan nào trực tiếp tham gia tổng hợp Prôtêin? A. Perôxixôm B. Lizôxôm C. Pôlixôm D. Ribôxôm 5/ Liên kết giữa các axit amin là loại liên kết gì? A. Hiđrô B. Hoá trị C. Phôtphođieste D. Peptit 6/ Số axitamin trong chuổi pôlipeptit được tổng hợp từ phân tử mARN có 1.500 nu- là: A. 1.500 B. 498 C. 499 D. 500 7/ Phân tử mARN được sao mã từ 1 gen có 3.000 nu- đứng ra dịch mã.Quá trình tổng hợp Prôtêin có 5 Ribôxômcùng trượt qua 1 lần.Số axit amin môi trường cung cấp là bao nhiêu? A. 2.495 B. 2.490 C. 4.995 D. 4.990 8/ Quan hệ nào sau đây là đúng: A. ADN tARN mARN Prôtêin B. ADN mARN Prôtêin Tính trạng C. mARN ADN Prôtêin Tính trạng D. ADN mARN Tính trạng 9/ Phát biểu nào sau đây là đúng nhất? A. ADN được chuyển đổi thành các axitamin của prôtêin B. ADN chứa thông tin mã hoá cho việc gắn nối các axitamin để tạo nên prôtêin C. ADN biến đổi thành prôtêin D. ADN xác định axitamin của prôtêin 10/ Dạng thông tin di truyền được trực tiếp sử dụng trong tổng hợp prôtêin là: A. ADN B. tARN C. rARN D. mARN 11/ Loại ARN nào sau đây mang bộ ba đối mã? A. mARN B. tARN C. rARN D. Cả 3 loại ARN 12/ Phiên mã là quá trình: A. Tổng hợp chuổi pôlipeptit B. Nhân đôi ADN C. Duy trì thông tin di truyền qua các thế hệ D. Truyền thông tin di truyền từ trong nhân ra ngoài tế bào Bài 3: ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN Câu 1: Điều hòa hoạt động của gen là: A. Là điều hòa lượng nguyên liệu của gen cần B. Là điều hòa lượng nguyên liệu của gen tạo ra C. Là điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra D. Cả A, B và C đều sai Câu 2: Ở sinh vật nhân sơ, vùng điều hòa đầu gen gồm: A. Gen R – Promoter – Operater B. Gen R – Promoter C. Gen R – Operater D. Promoter – Operater Câu 3: Ở sinh vật nhân sơ, promoter có vai trò: A. Giúp ARN nhận biết mạch mã gốc và xác định điểm bắt đầu quá trình phiên mã B. Giúp ARN nhận biết mạch bổ sung và xác định điểm bắt đầu quá trình phiên mã C. Giúp protein điều hòa có thể bám vào để khởi động quá trình phiên mã D. Giúp protein điều hòa có thể bám vào để ngăn cản quá trình phiên mã Câu 4: Ở sinh vật nhân sơ, Operater có vai trò: A. Giúp ARN nhận biết mạch mã gốc và xác định điểm bắt đầu quá trình phiên mã B. Giúp ARN nhận biết mạch bổ sung và xác định điểm bắt đầu quá trình phiên mã C. Giúp protein điều hòa có thể bám vào để khởi động quá trình phiên mã D. Giúp protein điều hóa có thể bám vào để ngăn cản quá trình phiên mã Câu 5: Operon là: A. Các gen vận hành có liên quan về chức năng được phân bố liền nhau thành từng cụm có chung một cơ chế điều hòa có trên ADN của vi khuẩn B. Các gen cấu trúc có liên quan về chức năng được phân bố liền nhau thành từng cụm có chung một cơ chế điều hòa có trên ADN của vi khuẩn C. Các gen khởi động có liên quan về chức năng được phân bố liền nhau thành từng cụm có chung một cơ chế điều hòa có trên ADN của vi khuẩn D. Cả A, B, C đều sai. Câu 6: Cấu trúc Operon Lac gồm: A. Gen R + Promoter + Operater + gen cấu trúc B. Gen R + Promoter + Operater C. Gen R + Promoter + Gen cấu trúc D. Promoter + Operater + gen cấu trúc Câu 7: Ở Operon Lac, gen cấu trúc có vai trò: A. Kiểm soát tổng hợp các enzim tham gia phản ứng phân giải đường Lactozo B. Kiểm soát tổng hợp các enzim tham gia phản ứng phân giải đường galactozo C. Là nơi ARN polimeraza bám vào và khởi động quá trình phiên mã. D. Là trình tự nucleotit đặc biệt tại đó protein ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã Câu 8: Ở Operon Lac, vùng vận hành là gì? A. Khi hoạt động sẽ tổng hợp protein ức chế có khả năng liên kết với vùng vận hành dẫn đến ngăn cản quả quá trình phiên mã. B. Kiểm soát tộng hợp các enzim tham gia phản ứng phân giải đường galactozo C. Là nơi ARN polimeraza bám vào và khởi đầu quá trình phiên mã D. Là trình tự nucleotit đặc biệt tại đó protein ức chế có thể liên kết àm ngăn cản sự phiên mã. Câu 9: Ở Operon Lac, vùng khởi động là: A. Khi hoạt động sẽ tổng hợp protein ức chế có khả năng liên kết với vùng vận hành dẫn đến ngăn cản quá trình phiên mã B. Kiểm soát tổng hợp các enzim tham gia phản ứng phân giải đường galactozo C. Là nơi ARN polimeraza bám vào và khởi đầu quá trình phiêm mã D. Là trình tự nucleotit đặc biệt tại đó protein ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã. Câu 10: Ở Operon Lac, gen điều hòa R là: A. Khi hoạt động sẽ tổng hợp protein ức chế có khả năng liên kết với vùng vận hành dẫn đến ngăn cản quá trình phiên mã B. Kiểm soát tổng hợp các enzim tham gia phản ứng phân giải đường galactozo C. Là nơi ARN polimeraza bám vào và khởi đầu quá trình phiêm mã D. Là trình tự nucleotit đặc biệt tại đó protein ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã. Câu 11: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Khi môi trường không có lactose, gen điều hòa quy định tổng hợp protein ức chế. Protein này liên kết vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã làm gen cấu trúc không hoạt động. B. Khi môi trường không có latose, một số phân tử lactosr liên kết với protein ức chế làm protein ức chế không liên kết với vùng vận hành. C. Khi lactose được phân giải hết thì protein ức chế lại liên kết với vùng chỉ huy và quá trình phiên mã bị dừng lại D. ARN polimerase có thể liên kết với vùng khởi động để tiến hành phiên mã. Sau đó, các mARN của gen cấu trúc Z, Y, A được dịch mã tạo ra các enzim phân giải đường lactose 1/ Điều hoà hoạt động của gen là gì? A. Điều hoà lượng sản phẩm của gen tạo ra B. Điều hoà phiên mã C. Điều hoà dịch mã D. Điều hoà sau dịch mã 2/ Điều hoà hoạt động gen ở tế bào nhân sơ chủ yếu xảy ra ở mức độ nào? A. Sau dịch mã B. Dịch mã C. Phiên mã D. Phiên mã và dịch mã 3/ Trình tự trong vùng điều hoà của Opêron: A. Vùng vận hành  Vùng điều hoà B. Vùng khởi động  Vùng vận hành C. Vùng vận hành  Vùng khởi động D. Vùng điều hoà  Vùng vận hành 4/ Prôtêin điều hoà liên kết với vùng nào trong Opêron để ngăn cản quá trình phiên mã? A. Vùng điều hoà B. Vùng khởi động C. Vùng vận hành D. Vùng mã hoá 5/ Trong mô hình cấu trúc Opêron Lac,trình tự các cấu trúc nào sau đây là đúng? A. Gen điều hoà-Vùng vận hành-Vùng khởi động-Cụm gen cấu trúc B. Gen điều hoà-Vùng khởi động-Vùng vận hành-Cụm gen cấu trúc C. Vùng khởi động-Vùng vận hành-Gen điều hoà-Cụm gen cấu trúc D. Vùng khởi động-Gen điều hoà-Vùng vận hành-Cụm gen cấu trúc 6/ Trong điều hoà hoạt động Opêron Lac khi môi trường không có Lactôzơ,phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Vùng mã hoá tổng hợp Prôtêin ức chế B. Prôtêin ức chế bám vào vùng vận hành C. Quá trình phiên mã bị ngăn cản D. Quá trình dịch mã không thể tiến hành được 7/Trong điều hoà hoạt động Opêron Lac khi môi trường có Lactôzơ,phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Gen điều hoà tổng hợp prôtêin ức chế B. Prôtêin ức chế bám vào vùng vận hành nên vùng khởi động bắt đầu hoạt động C. Vùng mã hoá tiến hành phiên mã D. Quá trình dịch mã được thực hiện và tổng hợp nên các Enzim tương ứng để phân giải Lactôzơ Bài 4: ĐỘT BIẾN GEN Câu 1: Biến dị được phân loại gồm: A. Biến dị di truyền, biến dị không di truyền, biến dị tổ hợp B. Biến dị di truyền, biến dị không di truyền C. Biến dị di truyền, biến dị không di truyền, biến dị đột biến D. Biến dị di truyền, biến dị không di truyền, thường biến Câu 2: Biến dị nào sau đây không thuộc biến dị di truyền? A. Biến dị tổ hợp B. Đột biến gen C. Đột biến nhiễm sắc thể D. Thường biến Câu 3: Biến dị tổ hợp là: A. Là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể B. Là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan tới một hoặc một số cặp nucleotit, xảy ra tại một điểm nào đó của phân tử ADN C. Là những biến đổi trong vật liệu di truyền, xảy ra ở cấp độ phân tử (ADN) hoặc cấp độ tế bào (NST). D. Là sự tổ hợp lại vật chất di truyền vốn có ở bố mẹ trong quá trình thụ tinh. Câu 4: Đột biến là: A. Là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể. B. Là những biến đổi trong cấu trúc của gen. C. Là những biến đổi trong vật liệu di truyền, xảy ra ở cấp độ phân tử (ADN) hoặc cấp độ tế bào (NST) D. Là sự tổ hợp lại vật chất di truyền vốn có ở bố mẹ trong quá trình thụ tinh. Câu 5: Thể đột biến là: A. Là những cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể. B. Là những biến đổi trong cấu trúc của gen. C. Là những biến đổi trong vật liệu di truyền, xảy ra ở cấp độ phân tử (ADN) hoặc cấp độ tế bào (NST) D. Là những cá thể không mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể. Câu 6: Đột biến gen là: A. Là những biến đổi trong cấu trúc ARN B. Là những biến đổi trong cấu trúc của gen C. Là những biến đổi trong vật liệu di truyền D. Là những biến đổi trong cơ thể sinh vật Câu 7: Đột biến gen liên quan tới một cặp nulceotit còn được gọi là: A. Đột biến nucleotit B. Đột biến gián đoạn C. Đột biến điểm D. Câu A và B đúng Câu 8: Trong tự nhiên, tần số đột biến đối với mỗi gen là: A. 10 4 → 10 6 B. 10 -4 → 10 -6 C. 10 -6 → 10 -4 D. 10 -6 → 10 -2 Câu 9: Tác nhân nào sau đâykhông phải là tác nhân đột biến: A. Chất hóa học B. Tác nhân vật lí C. Tác nhân sinh học D. Tác nhân toán học Câu 10: Cơ chế phát sinh đột biến gen là: A. Sự kết cặp không đúng trong tái bản B. Tác động của các tác nhân gây đột biến C. Cả A và B đúng D. Cả A và B sai Câu 11: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về hậu quả của đột biến gen? A. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến. B. Xét ở mức độ phân tử, phần lớn đột biến điểm tường có hại nhưng những đột biến làm thay đổi chức năng protein thì thường vô hại, một số thay đổi theo hướng có lợi cho thể đột biến C. Mức độ gây hại của alen phụ thuộc vào điều kiện môi trường hoặc tổ hợp gen D. Trong môi trường này hay tổ hợp gen này thì alen đột biến là có hại nhưng trong môi trường khác hoặc trong tổ hợp alen khác thì nó lại có lợi hoặc trung tính Câu 12: Những biến đổi trên gen do 5-bromuraxin gây ra là: A. Làm thay thế G-X bằng A-T B. Làm thay thế A-T bằng G-X C. Làm mất cặp A-T D. Làm mất cặp G-X Câu 13: Đột biến làm thya thế một cặp nucleotit không thuộc bộ ba mở đầu và kết thúc thì dẫn tới phân tử protein được tổng hợp từ gen đột biến sẽ thay đổi như thế nào? A. Ảnh hưởng tới một axit amin B. Ảnh hưởng tất cả các axit amin C. ảnh hưởng tới tất cả các axit amin từ vị trí đột biến trở về sau D. tất cả đều sai Câu 14: Đột biến mất một cặp nucleotit thuộc bộ ba mở đầu và kết thúc thì dẫn tới phân tử protein được tổng hợp từ gen đột biến sẽ thay đổi như thế nào? Ảnh hưởng tới một axit amin Ảnh hưởng tất cả các axit amin ảnh hưởng tới tất cả các axit amin từ vị trí đột biến trở về sau tất cả đều sai Câu 15: Đột biến thêm một cặp nucleotit không thuộc bộ ba mở đầu và bộ kết thúc thì dẫn tới phân ử protein được tổng hợp từ gen đột biến sẽ thay đổi như thế nào? Ảnh hưởng tới một axit amin Ảnh hưởng tất cả các axit amin ảnh hưởng tới tất cả các axit amin từ vị trí đột biến trở về sau tất cả đều sai Câu 16: Đột biến có thể không làm thay đổi số liên kết hidro là: A. Mất một cặp nucleotit B. Thêm một cặp nucleotit C. Thay thế một cặp nucleotit D. Tất cả đều đúng Câu 17: Đột biến có thể làm thay đổi chiều dài gen là: A. Mất, thêm, thay thế một cặp nucleotit B. Mất, thay thế một cặp nucleotit C. Mất, thêm một cặp nucleotit D. Thay thế, thêm một cặp nucleotit Câu 18: đột biến luôn luôn làm thay đổi số liên kết hidro là: A. Mất, thêm, thay thế một cặp nucleotit B. Mất, thay thế một cặp nucleotit C. Mất, thêm một cặp nucleotit D. Thay thế, thêm một cặp nucleotit Câu 19: Đột biến mất một cặp nucleotit sẽ làm thay đổi: A. Chiều dài gen đột biến tăng so với gen ban đầu B. Chiều dài gen đột biến giảm so với gen ban đầu C. Chiều dài gen đột biến không thay đổi so với gen ban đầu D. Câu A và B đúng Câu 20: Đột biến thêm một cặp nucleotit sẽ làm thay đổi: A. Chiều dài gen đột biến tăng so với gen ban đầu B. Chiều dài gen đột biến giảm so với gen ban đầu C. Chiều dài gen đột biến không thay đổi so với gen ban đầu D. Câu A và B đúng Câu 21: Đột biến thay thế một cặp nucleotit sẽ làm thay đổi: A. Chiều dài gen đột biến tăng so với gen ban đầu B. Chiều dài gen đột biến giảm so với gen ban đầu C. Chiều dài gen đột biến không thay đổi so với gen ban đầu D. Câu A và B đúng Câu 22: Đột biến thêm một cặp nucleotit thì số liên kết hidro của gen đột biến: A. Tăng 1 B. Tăng 2 C. Giảm 1 D. Giảm 2 Câu 23: Đột biến thay thế một cặp nucleotit này bằng một cặp nucleotit khác thì số liên kết hidro của gen đột biến: A. Tăng 1 B. Tăng 2 C. Giảm 1 D. Giảm 2 Câu 24: Gen bình thường – ATA TXG AAA - TAT AGX TTT và gen đột biến – ATA GXG AAA - TAT XGX TTT Đột biến trên thuộc dạng: A. Mất một cặp nucleotit B. Thêm một cặp nucleotit C. Thay một cặp nucleotit D. Tất cả đều sai Câu 25: Một mạch gốc của gen có trình tự các bộ ba như sau: - ATX XGT AAG – sau đột biến trình tự các bộ ba trên mạch gốc là: - ATG XGT AAG – Đột biến trên thuco65 dạng: A. Mất một cặp nucleotit B. Thay thế 1 cặp nu cùng loại C. Thay một cặp nu khác loại D. Thêm một cặp nu Câu 26: Bênh thiếu máu hồng cầu hình liềm ở người là do: A. Mất đoạn nhiễm sắc thể 21 B. Đột biến gen trên nhiễm sắc thể thường C. Đột biến gen trên nhiễm sắc thể Y D. Đột biến gen trên nhiễm sắc thể X Câu 27: Bệnh hồng cầu hình liềm ở người là do dạng đột biến: A. Mất 2 cặp nu B. Thêm 1 cặp nu C. Thay thế 1 cặp nu D. Mất một cặp nu Câu 28: Ở người, bệnh thiếu máu hồng cầu liềm do đột biến gen, dẫn đến aa thứ 6 trong chuỗi polipeptit là axit glutamic bị thay thế bằng: A. Glyxin B. Valin C. Serin D. Alanin Câu 29: Một gen đột biến làm phân tử protein giảm 1 axit amin và các axit amin còn lại không thay đổi so với protein bình thường. Gen đã xảy ra đột biến A. Mất 3 cặp nu ở trong gen B. Mất 3 cặp nu trong một bộ 3 C. Mất 3 cặp nu của 3 bộ ba liên tiếp D. Mất 3 cặp nu ở bộ ba kết thúc Câu 30: Đột biến mất một cặp nucleotit thì số liên kết hidro của gen đột biến: A. Tăng 1 B. Tăng 2 C. Giảm 1 D. Giảm 2 Câu 31: Gen A dài 4080Å bị đột biến thành gen a. Khi gen a tự nhân đôi một lần, môi trường nội bào đã cung cấp 2398 nuclêôtit. Đột biến trên thuộc dạng A. mất 1 cặp nuclêôtít. C. thêm 2 cặp nuclêôtít. B. thêm 1 cặp nuclêôtít. D. mất 2 cặp nuclêôtít. Câu 32: Một gen có 4800 liên kết hiđrô và có tỉ lệ A/G = 1/2, bị đột biến thành alen mới có 4801 liên kết hiđrô và có khối lượng 108.10 4 đvC. Số nuclêôtit mỗi loại của gen sau đột biến là: A. T = A = 601, G = X = 1199. C. T = A = 599, G = X = 1201. B. T = A = 598, G = X = 1202. D. A = T = 600, G = X = 1200. Câu 33: Một prôtêin bình thường có 400 axit amin. Prôtêin đó bị biến đổi do có axit amin thứ 350 bị thay thế bằng một axit amin mới. Dạng đột biến gen có thể sinh ra prôtêin biến đổi trên là: A. Mất nuclêôtit ở bộ ba mã hóa axit amin thứ 350. B. Đảo vị trí hoặc thêm nuclêôtit ở bộ ba mã hóa axit amin thứ 350. C. Thêm nuclêôtit ở bộ ba mã hóa axit amin thứ 350. D. Thay thế hoặc đảo vị trí một cặp nuở bộ ba mã hoá axit amin thứ 350. Câu 34: Dạng đột biến gen có thể làm thay đổi ít nhất cấu trúc phân tử prôtêin do gen đó chỉ huy tổng hợp là A. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit ở 2 bộ ba mã hoá cuối. B. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá cuối. C. mất một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ 10. D. thêm một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ 10. Câu 35: Những dạng đột biến gen nào sau đây không làm thay đổi tổng số nuclêotít và số liên kết hyđrô so với gen ban đầu? A. Mất một cặp nu và thay thế 1 cặp nucó cùng số liên kết hiđrô. [...]... tng li ging D C A v B sai Cõu 17: Rut tha ngi thuc bng chng: A Phụi sinh hc C a lớ sinh hc B Gii phu so sỏnh D T bo hc v sinh hc phõn t Cõu 18: Cỏc t bo ca tt c cỏc loi sinh vt hin nay u s dng chung mt loi mó di truyn, cựng cú 20 loi axit amin cu to nờn protein,l bng chng: A Phụi sinh hc C a lớ sinh vt hc B Gii phu so sỏnh D T bo hc v sinh hc phõn t Cõu 19: Loi cú quan h h hng gn vi ngi nht l: A Vn B... thnh trong quỏ trỡnh: A Sinh sn hu tớnh C Nhõn ging vụ tớnh B Sinh sn sinh dng D Sinh sn vụ tớnh Cõu 3 Cỏc ging thun chng cú t hp gen mong mun c to ra bng cỏch: A T th phn C Giao phi cn huyt B Giao phi gn D C A, B v C Cõu 4 u th lai: A Hin tng con lai cú nng sut, sc chng chu, kh nng sinh trng v phỏt trin bng so vi cỏc dng b m B Hin tng con lai cú nng sut, sc chng chu, kh nng sinh trng v phỏt trin cao... tay dai, c quan sinh dc khụng phỏt trin, si n, vụ sinh Cõu 14 Biu hin ca ngi b hi chng Tcn nh th no? A C ngn, gỏy rng v dt, khe mt xch, lụng mi ngn v tha, li di v dy, ngún tay ngn, d tt tim v ng tiờu húa, si n, thng vụ sinh B N bung trng v d con khụng phỏt trin, khú cú con C N, lựn c ngn, c quan sinh dc khụng phỏt trin, trớ tu chm phỏt trin, thng vụ sinh D Nam, mự mu chõn tay dai, c quan sinh dc khụng... chỏu B L hin tng con sinh ra khỏc vi b m v khỏc nhau v nhiu chi tit C L hin tng con sinh ra ging mt bờn b hoc m D L hin tng con sinh ra cú c im khỏc b m nhng ging vi ụng b Cõu 2 Bin d l: A L hin tng truyn t cỏc tớnh trng ca b m, t tiờn cho cỏc th h con chỏu B L hin tng con sinh ra khỏc vi b m v khỏc nhau v nhiu chi tit C L hin tng con sinh ra ging mt bờn b hoc m D L hin tng con sinh ra cú c im khỏc... hỡnh thnh c im thớch nghi trờn c th sinh vt B Chng minh ton b sinh gii ngy nay u cú chung mt ngun gc C Hiu rừ nguyờn nhõn phỏt sinh bin d v c ch di truyn bin d D Cõu A v B ỳng Cõu 28: Hn ch ca thuyt tin húa acuyn l: A Gii thớch nguyờn nhõn hỡnh thnh c im thớch nghi trờn c th sinh vt B Chng minh ton b sinh gii ngy nay u cú chung mt ngun gc C Cha hiu rừ nguyờn nhõn phỏt sinh bin d v c ch di truyn bin d... mt s im Cõu 12: c im no sau õy khụng thuc bin d ng lot: A L nhng sai khỏc ca nhng cỏ th cựng loi phỏt sinh trong quỏ trỡnh sinh sn B Do tỏc ng trc tip ca ngoi cnh hay tp quỏn hot ng ca ng vt C Trờn ng lot nhiu c th, theo mt hng xỏc nh D t cú ý ngha trong tin húa v chn ging Cõu 13: c im no sau õy khụng thuc bin d cỏ th: A L nhng sai khỏc ca nhng cỏ th cựng loi phỏt sinh trong quỏ trỡnh sinh sn B Trờn... lờn nh sinh trng ca thõn, chi Cõu 11 t bin khụng c s dng trong: A Loi ngi B Vi sinh vt C Thc vt D ng vt Cõu 12 Phng phỏp gõy t bin trogn chn ging vi sinh vt l: A X lớ c c th bng phúng x hoc húa cht C X lớ mụ bng phúng x hoc húa cht B X lớ t bo bng phúng x hoc húa cht D X lớ iu kin sng bng phúng x hoc húa cht Cõu 13 Phng phỏp gõy t bin khú cú th ỏp dng trờn ng vt bc cao l khụng do: A C quan sinh sn... sau õy khụng phi l thnh tu bin i gen ng vt? A Chuyn gen sinh trng bũ v heo B Chuyn gen protein huyt thanh ngi vo cu C Chuyn gen to mỏu ngi vo kh D Chuyn gen hoocmon sinh trng chut cng vo chut bch Cõu 11 Thnh tu no sau õy khụng phi l thnh tu bin i gen vi sinh vt? A Chuyn gen sn xut insullin ca ngi vo vi khun E.coli B Chuyn gen sn xut khỏng sinh vo vi khun C Chuyn gen sn xut t bo bch cu ca ngi vo... Cõu 12 ngi, cú cp NST gii tớnh l XXX s b: A Hi chng 3X C Hi chng tcn B Cht thai D Hi chng Claiphent Cõu 13.Biu hin ca ngi b hi chng ao nh th no? A C ngn, gỏy rng v dt, khe mt xch, lụng mi ngn v tha, li di v dy, ngún tay ngn, d tt tim v ng tiờu húa, si n, thng vụ sinh B N bung trng v d con khụng phỏt trin, khú cú con C N, lựn c ngn, c quan sinh dc khụng phỏt trin, trớ tu chm phỏt trin, thng vụ sinh. .. truyn t bin di truyn C Thng bin xy ra khụng ng lot t bin xy ra ng lot D Thng bin cú hi cho sinh vt t bin cú li cho sinh vt Cõu 6 Mc phn ng ca c th do yu t no sau õy quy nh? A iu kin mụi trng C Thi kỡ phỏt trin B Kiu gen ca c th D Thi kỡ sinh sn Cõu 7 Mc phn ng hp l: A Nhng bin i kiu hỡnh ca cựng 1 kiu gen, phat sinh trong quỏ trỡnh phỏt trin cỏ th di nh hng ca mụi trng B Gii hn thng bin cu 1 kiu gen . Vùng mã hoá không liên tục C. Không phân mảnh D. Không mã hoá axit amin mở đầu 3/ Intrôn là gì? A. Đoạn gen có khả năng phiên mã nhưng không có khả năng dịch mã B. Đoạn gen không có khả năng. bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục B. Trong nguyên phân và giảm phân ở tế bào sinh dưỡng C. Trong giảm phân ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục D. Trong nguyên phân và giảm phân ở tế bào sinh. khuôn ADN. Trong mỗi gen chỉ có một mạch được dùng làm khuôn (mạch bổ sung) để tổng hợp phân tử ARN B. Là quá trình tổng hợp ARN trên mạch khuôn ADN. Trong mỗi gen có 2 mạch được dùng làm khuôn (mạch

Ngày đăng: 25/05/2015, 10:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w