1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

đề thi thử ôn tập thi Tốt Nghiệp sinh 12

5 216 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 86 KB

Nội dung

ĐỀ 1 ĐỀ THI MÔN : SINH HỌC - KHỐI 12 - Giáo dục trung học phổ thông. Thời gian làm bài 60 phút, không kể thời gian giao đề. I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH( 32 câu, từ câu 1 đến câu 32) Câu 1. Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ, điều này biểu hiện đặc điểm gì của mã di truyền? A. Mã di truyền có tính đặc hiệu. B. Mã di truyền có tính thoái hóa. C. Mã di truyền có tính phổ biến. D. Mã di truyền luôn là mã bộ ba. Câu 2: Mạch mã gốc của gen có đoạn 3 ’ ….TATGGGXATGTA….5 ’ thì khi phiên mã tạo mARN là: a. 3 ’ …AUAXXXGUAXAU…5 ’ . b. 5 ’ …AUAXXXGUAXAU…3 ’ . c. 3 ’… ATAXXXGTAXAT…5 ’ . d. 5 ’…… ATAXXXGTAXAT…3 ’ . Câu 3:Trong một opêron, nơi đầu tiên ARN-pôlimeraza bám vào là: a. Vùng vận hành. b. Vùng điều hòa. c. Vùng khởi động. d. Đầu ôpêron. Câu 4: Guanin dạng hiếm có thể làm biến đổi: a. 2 phân tử timin trên cùng đoạn mạch ADN gắn nối với nhau. b. Cặp A-T thành cặp G-X. c. Cặp G-X thành cặp A-T. d. sự sai hỏng ngẫu nhiên. Câu 5:Cấu trúc của NST sinh vật nhân thực có các mức xoắn theo trật tự: a. ( ADN +protein ) → Nuclêôxôm → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → crômatit b. ( ADN +protein ) → sợi cơ bản → Nuclêôxôm → sợi nhiễm sắc → crômatit c. ( ADN +protein ) → Nuclêôxôm→ sợi nhiễm sắc → sợi cơ bản → crômatit d. ( ADN +protein ) → sợi cơ bản → sợi nhiễm sắc → Nuclêôxôm → crômatit Câu 6: Cho nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự các gen ABCDE*FGH ( dấu* biểu hiện cho tâm động), đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể tạo ra nhiễm sắc thể có cấu trúc ADE*FBCGH thuộc dạng đột biến a. đảo đoạn ngoài tâm động. b. đảo đoạn có tâm động. c. chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. d. chuyển đoạn tương hỗ. Câu 7: Thể đa bội được hình thành do trong quá trình phân bào a. một số cặp nhiễm sắc thể không phân ly. b. tất cả các cặp nhiễm sắc thể không phân ly. c. một cặp nhiễm sắc thể không phân ly. d. một nửa số cặp nhiễm sắc thể không phân ly. Câu 8: Ở cà chua quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng do một cặp gen quy định, khi lai cây cà chua quả đỏ dị hợp với cây cà chua quả vàng, tỉ lệ phân tính đời lai là a. 1quả đỏ: 1 quả vàng. b. đều quả đỏ. c. 3quả đỏ: 1 quả vàng. d. 9 quả đỏ: 7 quả vàng. Câu 9: Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là a.số lượng và sức sống của đời lai phải lớn. b.mỗi cặp gen qui định một cặp tính trạng phải tồn tại trên một cặp nhiễm sắc thể. c.các gen tác động riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng. d.các gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn. Câu 10: Trong trường hợp 1 gen quy định 1 tính trạng , gen trội là trội hòan tòan, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do.Phép lai AaBb x aabb cho đời con có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ: a. 3:1. b.1:1:1:1. b.9:3:3:1. b.1:1. Câu 11: Người bị bệnh thiếu máu hình liềm làm xuất hiện hàng lọat rối lọan bệnh lí. Đây là hiện tượng di truyền theo quy luật: a.tác động đa hiệu của gen. b.tương tác át chế. d.tương tác cộng gộp. c.tương tác bổ sung Câu 12: Cơ sở tế bào học của sự liên kết hoàn toàn là: a.Sự phân li của NST tương đồng trong giảm phân. b.Các gen trong nhóm liên kết di truyền không đồng thời với nhau. c.Sự thụ tinh đã đưa đến sự tổ hợp của các NST tương đồng. d.Các gen trong nhóm liên kết cùng phân li với NST trong quá trình phân bào. Câu 13: Gen A và B cách nhau 12 cM. Một cá thể dị hợp có kiểu gen ab AB sẽ tạo ra các giao tử có tần số: a.6% AB, 44%Ab, 44%aB, 6% ab. b. 44% AB, 6% Ab, 6% aB, 44% ab. c.38% AB, 12% Ab, 12% aB, 38% ab. d.12% AB, 38% Ab, 38% aB, 12% ab. Câu 14: Ở người, bệnh máu khó đông do một gen lặn (m) nằm trên NST X không có alen tương ứng trên NST Y quy định. Cặp bố mẹ nào sau đây có thể sinh con trai bị bệnh máu khó đông với xác suất 25%? a. X m X m x X m Y. b. X M X m x X m Y. c. X m X m x X M Y. d. X M X M x X M Y. Câu 15: Hiện tượng di truyền theo dòng mẹ liên quan với trường hợp nào sau đây? a.gen trên NST X. b. gen trên NST Y. c. gen trên NST thường. d. gen trong tế bào chất. Câu 16: Số thể dị hợp ngày càng giảm, thể đồng hợp ngày càng tăng được thấy ở: a. quần thể giao phối. b. quần thể tự phối. c. loài sinh sản sinh dưỡng. d. loài sinh sản hữu tính. Câu 17: Một quần thể ngẫu phối có cấu trúc di truyền ở thế hệ P là 0,50 AA + 0,40 Aa + 0,10aa. Tính theo lí thuyết, cấu trúc di truyền của quần thể nầy ở thế hệ F 1 là: a.0,60AA + 0,20Aa + 0,20aa =1. b.0,49 AA + 0,42 Aa + 0,09aa = 1. c.0,50AA + 0,40 Aa + 0,10aa =1. d.0,42 AA + 0,49 Aa + 0,09 aa=1. Câu 18:Dùng hóa chất consixin tác động vào loại cây trồng nào dưới đây đã tạo ra giống tam bội đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất: a. Dâu tằm b. Lúa c.Đậu tương d. Ngô Câu 19: Từ một hoặc một nhóm tế bào sinh dưỡng ở thực vật, người ta có thể sử dụng các lọai hoocmon thích hợp và nuôi cấy trong những môi trường đặc biệt để tạo ra những cây trồng hòan chỉnh. Đây là phương pháp: a. tạo giống mới bằng gây biến dị. b. tạo giống mới bằng công nghệ gen. c. tạo giống mới bằng công nghệ tế bào. d. cấy truyền phôi. Câu 20: Để cắt và nối tạo ADN tái tổ hợp, người ta dùng: a. Peptidaza và lipaza. b. ADN-polymeraza và ribôza. c. Amilaza và polymeraza. d. Restrictaza và ligaza. Câu 21: Đột biến gây bất họat ở alen mã hóa enzim chuyển hóa pheninalanin thành tirôxin, làm ứ động chất nào đầu độc não và gây bệnh gì? a. Chất phêninalanin và bệnh phêninkêtô niệu. b. Chất mêlanin và bệnh bạch tạng. c. Chất phêninalanin và bệnh tiểu đường. d. Chất insulin và bệnh tiểu đường. Câu 22: Cơ quan tương tự phản ánh: a. tiến hoá phân li. b. tiến hoá thích ứng. c. tiến hoá đồng quy. d. nguồn gốc chung của chúng. Câu 23:Theo quan niệm của Đacuyn, chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính di truyền và biến dị là nhân tố chính trong quá trình hình thành a.các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật và sự hình thành loài mới. b.các giống vật nuôi và cây trồng năng suất cao. c.nhiều giống, thứ mới trong phạm vi một loài. d. những biến dị cá thể. Câu 24: Nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá là: a. đột biến. b. nguồn gen du nhập. c. biến dị tổ hợp. d. quá trình giao phối. Câu 25: Một loài côn trùng luôn sinh sống trên cây A , sau đó do quần thể phát triển mạnh , một số côn trùng nầy phát tán sang sinh sống ở cây B. Lâu dần thì loài mới được hình thành. Ví dụ trên thể hiện hình thành loài bằng: a.cách li sinh thái. b.cách li tập tính. c.cách li sinh sản. d.cách li địa lí. Câu 26: Hình thành loài bằng phương thức nào xảy ra nhanh nhất? a. cách li địa lí b. cách li sinh thái c. cách li tập tính d. lai xa và đa bội hoá Câu 27: Trong nhóm vượn người ngày nay, loài có quan hệ gần gũi nhất với người là: a.gôrila. b. vượn. c.đười ươi. d. tinh tinh. Câu 28: Khoảng giá trị xác định của nhân tố sinh thái mà trong khỏang đó sinh vật có thể sống tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là: a. môi trường. b. giới hạn sinh thái. c. ổ sinh thái . d. sinh cảnh. Câu 29: Trong tự nhiên, phần lớn quần thể sinh vật thường phân bố theo kiểu: a. rải rác. b. ngẫu nhiên. c. theo nhóm. d. đồng đều. Câu 30: Ý nghĩa của hiện tượng khống chế sinh học là: a.làm cho một loài bị tiêu diệt. b.làm cho quần xã chậm phát triển. c.đảm bảo cân bằng sinh thái trong quần xã. d.mất cân bằng trong quần xã. Câu 31: Quan hệ giữa 2 loài sống chung với nhau và cả 2 loài cùng có lợi, khi sống tách riêng chúng vẫn tồn tại được là mối quan hệ nào? a. hợp tác. b. hội sinh. c. cộng sinh. d. kí sinh. Câu 32: Lọai tháp sinh thái nào dưới đây luôn có đáy lớn đỉnh nhỏ? a. tháp số lượng. b. tháp sinh khối. c. tháp năng lượng. d. tháp số lượng và tháp sinh khối. II.PHẦN RIÊNG - PHẦN TỰ CHỌN: (8 CÂU) Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (Phần A hoặc phần B) A. Theo chương trình Chuẩn (8 câu, từ câu 33 đến câu 40 ). Câu 33:Cơ chế phát sinh của thể lệch bội là do: a. một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể tương đồng không phân li. b. các cặp nhiễm sắc thể tương đồng không phân li. c. sự kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN. d. do tác động của 5-BU. Câu 34: Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội bình thường của một loài có 22 nhiễm sắc thể, trong tế bào cá thể A có cặp NST thứ 2 có 3 chiếc, cá thể đó là: a. thể tam bội. b. thể ba c. thể đa bội lẻ. d. thể đơn bội lệch. Câu 35: Giả thuyết siêu trội trong ưu thế lai là gì? a. Con lai ở trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau , có kiểu hình vượt trội so với dạng bố mẹ thuần chủng. b. Các alen trội thường có tác động có lợi nhiều hơn các alen lặn, tác động cộng gộp giữa các gen trội có lợi dẫn đến ưu thế lai. c. Trong cơ thể dị hợp, alen trội có lợi át chế sự biểu hiện của các alen lặn. d. Cơ thể lai nhận được các đặc tính tốt ở cả bố và mẹ nên tốt hơn bố mẹ. Câu 36: Nội dung nào dưới đây thuộc về tiến hóa nhỏ? a.Là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể dẫn đến sự hình thành loài mới. b.Là quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài. c.Là sự tiến hóa diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính, không liên quan đến tác dụng của chọn lọc tự nhiên. d.Là quá trình bao gồm hai mặt song song; vừa đào thải các biến dị bất lợi, vừa tích lũy các biến dị có lợi cho sinh vật. Câu 37: Câu nào dưới đây nói về vai trò của sự cách li địa lí trong quá trình hình thành loài là đúng nhất? a. không có sự cách li địa lí thì không có sự hình thành loài mới. b. cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đọan trung gian chuyển tiếp. c. cách li địa lí luôn dẫn đến cách li sinh sản. d. môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính tạo nên cách li địa lí. Câu 38: Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều lọai cá: mè trắng, mè hoa , trắm cỏ, trắm đen, trôi, chép…vì a.mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau. b.tận dụng được các nguồn thức ăn là động vật nổi và tảo. c. tận dụng được các nguồn thức ăn là các loài động vật đáy. d. tạo sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao. Câu 39: Để diệt sâu đục thân lúa, người ta thả ong mắt đỏ vì ong cái có tập tính đẻ vào ấu trùng sâu qua máng đẻ. Đó là phương pháp đấu tranh sinh học dựa vào: a. cạnh tranh cùng loài. b. khống chế sinh học. c. cân bằng sinh học. d. cân bằng quần thể. Câu 40: Trong một hệ sinh thái, chuỗi thức ăn và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ nào sau đây giữa các loài sinh vật: a.quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật. b.quan hệ giữa thực vật và động vật ăn thực vật. c.quan hệ giữa động vật ăn thịt và con mồi d. quan hệ cạnh tranh và đối địch giữa các sinh vật. B. Theo chương trình Nâng cao (8 câu , từ câu 41 đến câu 48). Câu 41. Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng lặn quả vàng. Cho cây có kiểu gen Aaaa giao phấn với cây có kiểu gen AAaa, thì tỉ lệ kiểu hình quả vàng ở đời lai là a.1/1 b.1/4. c.1/8. d.1/16. Câu 42: Số lượng NST lưỡng bội của một loài 2n=18. Đột biến có thể tạo ra tối đa bao nhiêu lọai thể ba ở loài nầy a. 32. b. 9. c.19. d.17 Câu 43:Phương pháp nào sau đây không được sử dụng để tạo ra sinh vật biến đổi gen? a.Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen. b.Làm biến đổi một gen có sẵn trong hệ gen. c.Lọai bỏ hoặc làm bất họat một gen trong hệ gen. d.Nuôi cấy hạt phấn. Câu 44: Nếu alen lặn có hại, thì chọn lọc tự nhiên có thể lọai bỏ khỏi quần thể khi: a. nó ở trạng thái dị hợp. b. nó ở bất kì trạng thái nào. c. nó biểu hiện ra kiểu hình. d. nó đột biến thành trội. Câu 45: Hiện tượng tăng tỉ lệ màu đen của loài bướm sâu đo bạch dương ở vùng công nghiệp không phụ thuộc vào: a.Tác động của đột biến. b.Tác động của giao phối. c.Ảnh hưởng của mội trường có bụi than. d.Tác động của chọn lọc tự nhiên Câu 46: Hiện tượng thông liền rễ sinh trưởng tốt hơn, đàn bồ nông bơi thành hàng kiếm nhiều cá hơn được gọi là: a. hiệu quả nhóm. b. tự tỉa thưa. c. sự quần tụ. d. hiệu suất tương tác. Câu 47: Sự phân tầng theo phương thẳng đứng trong quần xã sinh vật có ý nghĩa: a. tăng cường sự cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống. b. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, giảm khả năng tận dụng nguồn sống. c. giảm mức độ cạnh tranh giữa các loài, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống. d. tăng hiệu quả sử dụng nguồn sống, tăng sự cạnh tranh giữa các quần thể. Câu 48. Khi nói về hiệu suất sinh thái ở một khu rừng, thì câu sai là: a. phần lớn năng lượng nhận được bị thất thóat. b. năng lượng thất thóat qua hô hấp, bài tiết, thải bã. c. một phần năng lượng mất đi qua rụng lá, lột xác d. phần lớn năng lượng được tích lũy vào sinh khối. . ĐỀ 1 ĐỀ THI MÔN : SINH HỌC - KHỐI 12 - Giáo dục trung học phổ thông. Thời gian làm bài 60 phút, không kể thời gian giao đề. I.PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH( 32 câu, từ câu. hội sinh. c. cộng sinh. d. kí sinh. Câu 32: Lọai tháp sinh thái nào dưới đây luôn có đáy lớn đỉnh nhỏ? a. tháp số lượng. b. tháp sinh khối. c. tháp năng lượng. d. tháp số lượng và tháp sinh. d. quá trình giao phối. Câu 25: Một loài côn trùng luôn sinh sống trên cây A , sau đó do quần thể phát triển mạnh , một số côn trùng nầy phát tán sang sinh sống ở cây B. Lâu dần thì loài mới được

Ngày đăng: 31/01/2015, 03:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w