1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP SINH 12

3 182 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 61 KB

Nội dung

ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP MÔN SINH HỌC – NĂM HỌC 2010 – 2011. MÃ ĐỀ 001 ( Thời gian làm bài 60 phút ) 1.Đặc điểm của mã di truyền nào sau đây là sai? A. Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba nucleotit. B. Mã di truyền có tính đặc thù riêng cho từng loài. C. Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là 1 bộ ba chỉ mã hoá cho 1 loại axit amin. D. Mã di truyền mang tính thoái hoá. 2.Trên phân tử mARN, mã di truyền được đọc theo chiều nào? A. C5  C3. B. C3  C5. C. 5'  3'. D. 3'  5'. 3.Quá trình tái bản của ADN gồm các bước sau 1: Tổng hợp các mạch ADN mới 2: Hai phân tử ADN con xoắn lại 3: Tháo xoắn phân tử ADN A. 1,2,3. B. 3,2,1. C. 1,3,2. D. 3,1,2. 4.Trong cấu trúc của một đơn phân nucleotit, axit phosphoric liên kết với đường ở vị trí cacbon số (m) và bazơ liên kết đường ở vị trí cacbon số (n). m và n lần lượt là A. 5' và 1'. B. 1' và 5'. C. 3' và 5'. D. 5' và 3'. 5.Một đoạn ADN dài 272 A 0 , chứa bao nhiêu chu kỳ xoắn? A. 5. B. 6. C. 7. D. 8. 6.ADN và ARN giống nhau ở điểm nào sau đây? I: Về liên kết hidro giữa các cặp bazơ nitric bổ sung II: Đều có 4 loại đơn phân, trong đó đều có A, G, X III: Mỗi đơn phân đều có 3 thành phần: axit phosphoric, đường pentose (C 5 ), bazơ nitric IV: Liên kết hoá trị giữa đường và nhóm photphat có vị trí giống nhau A. I, II, III, IV. B. II, III. C. II, IV. D. II, III, IV. 7.Những điểm khác nhau cơ bản giữa ADN và ARN là I. Số lượng mạch, số lượng đơn phân. II. Cấu trúc của 1 đơn phân khác nhau ở đường; trong ADN có T không có U còn trong ARN thì ngược lại. III. Về liên kết giữa H 3 PO 4 với đường C 5 . IV. Về liên kết hidro và nguyên tắc bổ sung giữa các cặp bazơ nitric. A. I, II, III, IV. B. I, II, IV. C. I, III, IV. D. II, III, IV. 8.Mạch mang mã gốc của gen cấu trúc có chiều (I) và phân tử ARN được gen tổng hợp theo chiều (II). I và II lần lượt là A. 5' – 3' và 3' – 5'. B. 3' – 5' và 3' – 5'. C. 5' – 3' và 5' – 3'. D. 3' – 5' và 5' – 3'. 9.Trình tự bắt đầu của các ribonucleotit trong mARN là: 5' AUG – UXA – GUU…3'. Gen tổng hợp mARN trên có trình tự các cặp nucleotit được bắt đầu như sau A. 5' TAX – AGT – XAA…3'. B. 3' UAX – AGU – XAA…5'. 3' ATG – TXA – GTT…5'. 5' AUG – UXA – GTT…3' C. 3' TAX – AGT – XAA…5'. D. 5' UAX – AGU – XAA…3'. 5' ATG – TXA – GTT…3'. 3' AUG – UXA – GTT…5'. 10.Một gen có chiều dài 408nm, thì số nucleotit của gen này là A. 1800. B. 2400. C. 3000. D. 3600. 11.Quá trình tổng hợp protein trải qua hai giai đoạn nào? A. Tái bản và dịch mã. B. Phiên mã và dịch mã. C. Tái bản và phiên mã. D. Tự sao và phiên mã. 12.Trong quá trình dịch mã, nhiều riboxom cùng lúc dịch mã cho 1 mARN được gọi là A. Chuỗi polipeptit. B. Chuỗi nucleoxom. C. Chuỗi citôcrom. D. Chuỗi polixôm. 13.Trong các trường hợp đột biến mất cặp nucleotit sau đây, trường hợp dẫn tới hậu quả nghiêm trọng hơn? A. Mất 3 cặp nucleotit liền nhau. B. Mất 2 cặp nucleotit. C. Mất 1 cặp nucleotit ở bộ ba cuối gen. D. Mất 1 cặp nucleotit ở bộ ba thứ 2. 14.Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm ở người xuất hiện do A. đột biến mất đoạn NST số 21 (phần vai dài). B. mất một cặp nucleotit trong gen tổng hợp Hb. C. thay thế một cặp nucleotit trong gen tổng hợp Hb. D. đột biến lệch bội tạo ra thể ba nhiễm ở cặp NST số 13. 15.Khi xảy ra đột biến mất một cặp nucleotit thì chiều dài của gen giảm đi bao nhiêu? A. 3 A 0 . B. 3,4 A 0 . C. 6A 0 . D. 6,8 A 0 . 16.Thể một là thể có bộ NST (2n) A. tăng thêm một chiếc NST. B. mỗi cặp chỉ có một chiếc NST. C. mất một chiếc NST. D. mất một cặp NST tương đồng. 17.Cho các kiểu tương tác giữa các gen sau đây: 1: Alen trội át hoàn toàn alen lặn 2: tương tác bổ sung 3: tương tác cộng gộp. 4: Alen trội át không hoàn toàn alen lặn 5: tương tác át chế. Các kiểu tương tác giữa các gen không alen là A. 2, 3, 4. B. 1, 2, 3. C. 2, 3, 5. D. 1, 2, 3, 4, 5. 18.Nếu kết quả phép lai thuận và lai nghịch là khác nhau, tính trạng phân bố không đều ở hai giới, tính trạng lặn phổ biến ở giới dị giao tử (XY) thì kết luận nào sau đây là đúng? A. Gen quy định tính trạng nằm trong ti thể của tế bào chất. B. Gen quy định tính trạng nằm trên NST thường. C. Gen quy định tính trạng nằm trên NST Y vùng không tương đồng. D. Gen quy định tính trạng nằm trên NST X vùng không tương đồng. 19.Ở một loài thực vật, giả sử mỗi gen quy định một tính trạng và có tương quan trội lặn hoàn toàn. Nếu P có 3 cặp gen dị hợp nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau, tự thụ phấn thì số loại kiểu hình ở F 1 là A. 10. B. 6. C. 8. D. 4. 20.Giả sử một gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn, phép lai nào sau đây không phải là lai phân tích? A. Aabb x aaBb. B. AaBB x aabb. C. Bb x bb. D. AaBb x aabb. 21.Trong trường hợp các gen lien kết hoàn toàn, mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn, phép lai AB/ab x AB/ab sẽ cho kết quả phân li kiểu hình là A. 1 : 1 : 1 : 1. B. 3 : 1. C. 9 : 3 : 3 : 1. D. 1: 1. 22.Ở một loài thực vật, cho lai giữa các cây thuộc hai dòng thuần chủng đều có hoa màu trắng với nhau được F 1 toàn cây hoa đỏ. Cho các cây F 1 lai phân tích đời F B có tỉ lệ kiểu hình là 3 hoa trắng : 1 hoa đỏ. Màu sắc hoa do quy luật di truyền nào chi phối? A. Quy luật liên kết gen. B. Quy luật tương tác bổ trợ gen trội. C. Quy luật phân li. D. Quy luật tương tác át chế gen trội. 23.Cho quần thể có một gen gồm hai alen A và a, nếu tần số alen a = 0,7 thì cấu trúc di truyền của quần thể khi ở trạng thái cân bằng di truyền là A. 0,49AA : 0,42Aa : 0,09aa. B. 0,9AA : 0,42Aa : 0,49aa. C. 0,42Aa : 0,09AA : 0,49aa. D. 0,3A : 0,7a. 24.Cho quần thể cân bằng về mặt di truyền, trong đó kiểu hình đồng lặn (aa) chiếm tỉ lệ 0,36. Tần số tương đối của các alen A và a lần lượt là A. 0,4 và 0,6. B. 0,6 và 0,4. C. 0,16 và 0,36. D. 0,36 và 0,16. 25.Mục đích của kỹ thuật di truyền là: A. Tạo biến dị tổ hợp. B. Chuyển gen từ tế bào cho sang tế bào nhận. C. Gây ra đột biến NST. D. Gây ra đột biến gen. 26.Để tạo ra các giống cây trồng mới có các kiểu gen khác nhau của cùng một giống ban đầu người ta dùng công nghệ tế bào nào? A. Chọn dòng tế bào xôma có biến dị. B. Dung hợp tế bào trần. C. Nuôi cấy hạt phấn. D. Nuôi cấy tế bào. 27.Trong kỹ thuật tạo dòng ADN tái tổ hợp, các thao tác được thực hiện theo trình tự A. Tách ADN → Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận → Cắt và nối tạo ADN tái tổ hợp → Phân lập dòng ADN tái tổ hợp. B. Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận → Tách ADN → Cắt và nối tạo ADN tái tổ hợp → Phân lập dòng ADN tái tổ hợp. C. Tách ADN → Cắt và nối tạo ADN tái tổ hợp → Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận → Phân lập dòng ADN tái tổ hợp. D. Cắt và nối tạo ADN tái tổ hợp → Tách ADN → Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận → Phân lập dòng ADN tái tổ hợp. 28.Ở người: gen M nhìn màu bình thường, m bị mù màu. Gen nằm trên NST X không có alen trên Y. Trong một gia đình có bố - mẹ bình thường; đứa con gái mang gen dị hợp. Kiểu gen của bố mẹ sẽ là A. X m X m x X M Y. B. X M X m x X m Y. C. X M X M x X M Y. D. X M X m x X M Y. 29.Quá trình tiến hóa của sự sống trên trái đất có thể được chia thành các giai đoạn theo trình tự A. tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học. B. tiến hóa hóa học, tiến hóa sinh học, tiến hóa tiền sinh học. C. tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học. D. tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học, tiến hóa hóa học. 30.Tiến hóa nhỏ là quá trình A. cải biến thành phần kiểu gen của loài ban đầu theo hướng thích nghi. B. cải biến thành phần kiểu gen của các cá thể theo hướng thích nghi. C. hình thành các nhóm phân loại trên loài như Chi, họ, bộ, lớp, nghành. D. biến đổi thành phần kiểu gen và tần số alen cuae quần thể ban đầu. 31.Lúa mì trồng hiện nay được hình thành nhờ cơ chế A. cách li địa lí giữa lúa mì châu Âu và lúa mì châu Mỹ.B. lai xa.C. lai xa kèm đa bội hóa.D. tự đa bội từ lúa mì 2n thành 4n. 32.Ví dụ nào dưới đây phản ánh cơ quan tương đồng? A. Đuôi cá mập và duôi cá voi. B. Vòi voi và vòi bạch tuộc. C. Mang cá và mang tôm. D. Cách của dơi và tay của người. 33.Nhân tố tiến hóa nào dưới đây không làm thay đổi tần số alen của quần thể? A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Các yếu tố ngẫu nhiên. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Di – nhập gen. 34.Khi nào ta có thể kết luận chính xác hai quần thể sinh vật nào đó thuộc hai loài khác nhau? A. Khi hai quần thể đó sống trong hai sinh cảnh khác nhau. B. Khi hai quần thể đó có đặc điểm hình thái giống nhau. C. Khi hai quần thể đó có đặc điểm sinh hoá giống nhau. D. Khi hai quần thể đó cách li sinh sản với nhau. 35.Từ quần thể cây 2n, người ta tạo ra được quần thể cây 4n. Quần thể cây 4n có thể xem là một loài mới vì A. quần thể cây 4n có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số lượng NSt. B. quần thể cây 4n không thể giao phấn được với các cây của quần thể 2n. C. quần thể cây 4n giao phối được với các cây của quần thể cây 2n cho ra cây lai 3n bị bất thụ. D. quần thể cây 4n có các đặc điểm hình thái như kích thước các cơ quan sinh dưỡng lớn hoqn hẳn cây của quần thể cây 2n. 36.Động lực của CLTN là A. các tác nhân của các điều kiện sống trong tự nhiên. B. sự đào thải các biến dị không có lợi và sự tích luỹ các biến dị có lợi. C. sự đấu tranh sinh tồn của các cá thể sống. D. nhu cầu, thị hiếu nhiều mặt của con người. 37.Nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là A. Chọn lọc tự nhiên. B. đấu tranh sinh tồn ở vật nuôi, cây trồng. C. Chọn lọc nhân tạo. D. biến dị cá thể ở vật nuôi, cây trồng. 38.Theo Kimura, sự tiến hoá diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên A. các đột biến trung tính. B. các đột biến có lợi. C. các đột biến và biến dị có lợi. D. các đặc điểm thích nghi. 39.Ở động vật biến nhiệt, nhiệt độ môi trường càng cao thì chu kỳ sống của chúng A. không đổi. B. càng dài. C. càng ngắn. D. luôn thay đổi. 40.Khoảng giá trị xác định của một nhân tôư sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định thao thời gian được gọi là A. môi trường. B. giới hạn sinh thái. C. ổ sinh thái. D. sinh cảnh. ĐẤP ÁN MÃ ĐỀ 001 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 B C D A D D B D C B B D D C B C C D C A 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31` 32 33 34 35 36 37 38 39 40 B B C A B A C D C D C D A D C C C A C B . ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP MÔN SINH HỌC – NĂM HỌC 2010 – 2011. MÃ ĐỀ 001 ( Thời gian làm bài 60 phút ) 1.Đặc điểm của mã di truyền. hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học. B. tiến hóa hóa học, tiến hóa sinh học, tiến hóa tiền sinh học. C. tiến hóa hóa học, tiến hóa tiền sinh học, tiến hóa sinh học. D. tiến hóa tiền sinh học,. nhân tôư sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định thao thời gian được gọi là A. môi trường. B. giới hạn sinh thái. C. ổ sinh thái. D. sinh cảnh. ĐẤP ÁN MÃ ĐỀ 001 1

Ngày đăng: 05/06/2015, 03:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w