Trong cơ chế thị trường cạnh tranh mạnh mẽ và quyết liệt thì vai trò tiêu thụ sản phẩm tại doanh nghiệp phải được coi là yếu tố quan trọng hơn bao giờ hết mà muốn tiêu thụ được nhiều sản
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Kể từ khi nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, có sự điều tiết
vĩ mô của Nhà nước thì mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xuất phát từ nhu cầu của thị trường Bước đầu làm quen với cơ chế thị trường các doanh nghiệp đã gặp không ít khó khăn, nhưng cũng nhiều doanh nghiệp cũng đã tìm được chỗ đứng vững chắc cho mình và phát triển mạnh mẽ Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp cũng đã phải ngừng hoạt động vì làm ăn thua lỗ và hoạt động kinh doanh kém hiệu qña
Doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại được nếu doanh nghiệp đó tìm được hướng đi đúng cho mình, biết nắm bắt nhu cầu thị trường và đáp ứng các nhu cầu đó một cách đầy đủ Để đạt được như vậy, trước hết các doanh nghiệp phải biết chọn đúng ngành nghề kinh doanh, địa bàn hoạt động Trong cơ chế thị trường cạnh tranh mạnh mẽ và quyết liệt thì vai trò tiêu thụ sản phẩm tại doanh nghiệp phải được coi là yếu tố quan trọng hơn bao giờ hết mà muốn tiêu thụ được nhiều sản phẩm thì một trong những yếu tố quyết định nhất đó
là hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải được ưu tiên đặt lên hàng đầu Mặt khác, các doanh nghiệp phải thành lập được một đội ngũ lãnh đạo có đầu óc tổ chức, có trình độ, nhạy bén, sáng tạo và nhiệt tình với công việc để dễ dàng nắm bắt được tình hình tài chính của doanh nghiệp Từ
đó tổ chức thực hiện công tác tài chính, kế toán, lên kế hoạch kinh doanh cho mỗi kỳ một cách chính xác để đạt kết quả cao nhất
Trong công tác quản lý hoạt động sản xuất và tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp, hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đóng vai trò là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản
lý Nó góp phần phục vụ đắc lực và có hiệu quả trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ hàng hoá của mỗi doanh nghiệp
Trang 2Xuất phát từ nhận thức trên ta thấy hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ngày càng đòi hỏi phải được củng cố và hoàn thiện cho phù hợp với tốc độ phát triển của nền kinh tế thị trường.
Qua quá trình thực tập tại Công ty TNHH Hoàng Trà, được sự hướng dẫn của cô giáo Đồn Thị Quỳnh Anh và sự giúp đỡ của tập thể cán bộ và nhân viên phòng kế toán Công ty TNHH Hoàng Trà, em đã chọn chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài:
“ Hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty TNNH Hoàng Trà”.
Toàn bộ bài Chuyên đề được chia thành 3 chương :
Chương I : Tổng quan về Công ty TNHH Hồng Trà
Chương II: Thực trạng công tác kế toán tại Công ty TNHH Hồng Trà
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại
Công ty TNHH Hoàng Trà
Trang 3CHƯƠNG I: Khỏi quỏt chung về hoạt động sản xuất kinh doanh của cụng ty
tnhh hoàng trà I/ Quỏ trỡnh hỡnh thành và phỏt triển
Cụng ty TNHH Hoàng Trà, trụ sở tại Cổ nhiếu Hà nội, là một Cụng ty trỏch nhiệm hữu hạn được thành lập theo quyết định số 01020002815 ngày 19/06/2001 do Sở kế hoạch và đầu tư TP Hà nội cấp, với số vốn điều lệ ban đầu là 1.250.000.000 đ và số lao động là dưới 40 người Qua hơn 9 năm thành lập, đến nay vốn điều lệ của Cụng ty đó lờn đến 8.000.000.000 đ với số lao động gần 200 người
Sau những năm thỏng cố gắng của Ban lónh đạo Cụng ty cũng như cỏn
bộ cụng nhõn viờn, đến nay Cụng ty đó cú những bước tiến đỏng kể, khụng những đứmg vững trờn thương trường mà cũn tạo được một cơ sở vật chất và
uy tớn tốt trờn thị trường trong nước cũng như đối với cỏc bạn hàng nước ngoài
Tớnh riờng trong năm 2009, Cụng ty đó đạt được một số thành tựu thể hiện qua một số chỉ tiờu sau:
1 Tổng doanh thu : 130.125.844.660 đ
2 Nộp ngõn sỏch : 200.130.657 đ
3 Lương nhõn viờn bỡnh quõn : 2.500.000 đ/tháng
II/ Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Cụng ty:
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Cụng ty là sản xuất và lắp rỏp cỏc loại xe ôtô khỏch từ 29-55 chỗ nhón hiệu FAW và Hyundai, xe ôtô tải nhẹ từ 0,86 tấn đến 1.8 tấn và 3 tấn, xe ôtô hạng trung từ 5 - 12 tấn, xe ôtô tải hạng nặng từ 16 tấn trở lờn, xe tải nhón hiệu Hino, Cẩu Tadano, xe UAZ hai cầu và cỏc loại xe chuyờn dựng như xe ộp rỏc, xe phun nước… Và một số mặt hàng khỏc phục vụ ngành cụng nghiệp ôtô
Trang 4Ngoài ra, Công ty còn kinh doanh một số mặt hàng khác để đáp ứng nhu cầu của khách hàng như cáp viễn thông, khách sạn, du học…
Cho đến nay, ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH Hoàng Trà bao gồm:
- Phương tiện vận tải:
+ Xe «t« khách từ 29-55 chỗ
+ Xe «t« tải từ 0.86 đến 16 tÊn
+ Xe chuyên dùng: Xe thang, xe cẩu, xe ép rác, phun nước và các loại xe bưu chính
- Các loại các thông tin: Các loại các thông tin và các viễn thông
- Các loại thiết bị rời khác: Chassis «t« khách từ 29-55 chỗ, thiết bị nâng
hạ, cẩu Tadano
Từ năm 2000, do chính sách Nhà nước thay đổi, các Công ty TNHH được phép nhập khẩu trực tiếp, điều này đã tạo điều kiện cho công ty có cơ hội giao dịch mua bán trực tiếp với các bạn hàng nước ngoài, tự làm mọi thủ tục nhập khẩu, không qua một đơn vị trung gian nên giảm được chi phí và tăng hiệu quả kinh doanh
Công ty có nhà máy sản xuất lắp ráp ở Xí nghiệp X143 – Bộ t lệnh công binh – tại Trung Giã - Sóc Sơn – Hà nội, ngoài ra công ty còn liên doanh một
số nhà máy lắp ráp để nâng cao chất lượng sản phẩm như Công ty liên doanh MeKong Auto
Hiện nay công ty đã có 27 đại lý cấp 1 và cấp 2 trên toàn quốc, ngoài ra công ty còn liên doanh với một số Công ty khác để mở rộng mạng lưới bán hàng trên toàn quốc, để phục vụ tốt dịch vụ hậu mãi cho khách hàng Công ty
có các trạm bảo hành bảo dưỡng trên toàn quốc nhưng chủ yếu là ở Thành phố Hà nội, TP Hồ Chí Minh, TP Đà N½ng…
Trang 5Các sản phẩm của Công ty có giá trị lớn, sản phẩm sản xuất theo quy trình công nghiệp sản xuất khép kín từ khâu mua vật liệu đưa vào sản xuất đến khi sản phẩm hoàn thành Đối với sản phẩm là phụ tùng thì Công ty tiến hành sản xuất hàng loạt nhưng những sản phẩm này bán ra ngoài ít mà chủ yếu phục vụ cho quá trình lắp ráp « tô
Nguyên vật liệu của Công ty có thể được lấy từ 2 nguồn khác nhau: vật
tư nhập khẩu ( khung gầm chassi…) và vật tư mua ngoài, trong nước ( thép, quạt gió, ghế đệm, nội thất)
Ta có thể khái quát sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất ra sản phẩm như
xe khách, xe tải các loại ( sản phẩm chủ yếu hiện nay) như sau:
Sơ đồ : quy trình sản xuất- lắp ráp « tô khách và « tô tải các loại như sau:
1 Đặc điểm về sản phẩm:
Vật tư nhập khẩu
Gia công chi tiết
Trang 6Các loại hàng hoá, vật tư, sản phẩm hiện nay Công ty đang kinh doanh tương đối đa dạng, ngoài các mặt hàng chính, công ty còn kinh doanh các loại mặt hàng khác khi khách hàng có nhu cầu, thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1 Các loại vật tư hàng hoá kinh doanh
Stt Tên hàng hoá, vật tư Số lượng bán
10 Chassis Hino – FC3JEUA 3
11 Chassis Hino – FC3JLUA 17
12 Chassis Hino – FG1JJUB 8
13 Chassis Hino – FG1JPUB 9
Các loại xe lắp ráp trong nước được lắp ráp từ các bộ phận rời nhập khẩu
từ nước ngoài, ví dụ như: Xe khách 29 chỗ, xe khách 45 chỗ, xe tang lÔ được
Trang 7lắp từ chassis nhập khẩu từ Hàn Quốc, Trung Quốc và thân vá xe khách được nhập khẩu từ Trung Quốc, các linh kiện nội thất chủ yếu cũng được nhập khẩu từ Trung Quốc và một số linh kiện khác được gia công trong nước Đối với các loại xe lắp ráp trong nước khác, các bộ phận cÂu thành xe cũng hoàn toàn được nhập khẩu từ Nhật Bản hoặc được mua từ các liên doanh sản xuất
«t« trong nước và được gia công lắp ráp tại các cơ sở sản xuất trong nước có
uy tín của ngành Giao thông vận tải
2 Đặc điểm về thị trường đầu ra
Do đặc điểm về hàng hoá, nên thị trường của công ty trải rộng từ Bắc vào Nam và tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp Nhà nước thuộc các ngành: Bưu điện, điện lực, giao thông, các công ty tư nhân, cá nhân, các tổng công ty và các bộ……
Gần đây Công ty đang mở rộng sang thị phần các ngành: Môi trường công cộng, công nghiệp, công trường, nhà máy, các trường đại học, các đoàn nghệ thuật…
Đây là các đơn vị có nhu cầu sử dụng các phương tiện vận tải nhiều, đặc biệt là các phương tiện vận tải mà công ty đang kinh doanh như: Xe tải cẩu,
xe thang, xe môi trường, xe du lịch, xe chở tiền, xe bưu chính, xe khách vv… Nhìn chung, thị trường của ngành «t« là rất lớn mà công ty đang tìm các khai thác nhằm đạt hiệu quả kinh doanh ngày một tốt hơn
Trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt, dù vậy, với sự tín nhiệm của khách hàng, Công ty Hoàng Trà đã có uy tín và đứng vững trên thị trường tiêu thụ ở các tỉnh, thành phố lớn và đã lập được mối quan hệ thường xuyên với nhiều khách hàng Điều đó một lần nữa khẳng định từng bước lớn mạnh và phát triển của Công ty trong một thời gian ngắn là rất đáng kể
Trang 83.Đặc điểm về nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu nước ngoài:
Công ty đã có quan hệ tốt với khá nhiều nhà cung cấp nước ngoài đã có nguồn hàng nhập khẩu tương đối ổn định, chủ yếu là các linh kiện và sản phẩm chưa hoàn chỉnh:
+ Nhật Bản có các hãng: SUMITOMO, TADANO, TOYOTA, cung cấp cẩu Tadano các loại, cung cấp xe Toyota Coaster từ 29-55 chỗ…
+ Hàn quốc có các hãng: HYUNDAI, DEAWOO cung cấp các loại xe khách của hàng từ 29-55 chỗ, các loại xe ben từ 12-15 tÊn…
+ Trung Quốc: Tập đoàn «t« số 1 Trung Quốc, Công ty «t« Quảng Châu, Công ty « tô Vân Nam , Công ty xuất nhập khẩu Hồ Nam Trung Quốc cung cấp các loại chassis xe khách , bộ CKD xe tải, thân vá xe khách các loại…
Nguyên vật liệu trong nước:
- Các liên doanh lắp ráp «t« cũng là những nhà cung cấp mà công ty có quan hệ mật thiết như: LD «t« HINO, TOYOTA, SUZUKI, ISUZU … Đây là các nhà cung cấp xe tải, xe du lịch cho Công ty
- Do mở rộng sang lĩnh vực lắp ráp, với mô hình Công ty thiết kế, giao vật tư cho bên thi công và nhận về sản phẩm hoàn chỉnh, Công ty đã có quan
hệ với một số doanh nghiệp nhà nước như: Công ty xe buýt Hà Nội, Xí nghiệp X143, Công ty cơ khí «t« 3-2, Công ty cơ khí «t« Sài Gòn, Trung tâm KHCN MT giao thông, Công ty sản xuất ghế Liên Hà Những nhà cung cấp này thường cung cấp ghế các loại, kính xe hành khách và các loại phụ tùng linh kiện khác để phục vụ sản xuất lắp ráp xe
Nói chung, Công ty đã khai thác và mở rộng được nhiều nguồn hàng trong nước cũng như nước ngoài, là khách hàng có uy tín của nhiều nhà cung
Trang 9cấp, tạo điều kiện cho việc mở rộng kinh doanh, đáp ứng nhu cầu thị trường ngày một tốt hơn.
4.Các phương thức mua bán hàng của công ty:
Phương thức mua hàng:
- Nhập khẩu trực tiếp: Từ năm 2000, Công ty được phép nhập khẩu trực tiếp, hàng hoá nhập khẩu chủ yếu là các xe khách nguyên chiếc, xe tải lớn, xe chuyên dùng, linh kiện lắp ráp «t« … theo phương thức mở L/C , chuyển tiền TTR qua ngân hàng
- Nhập khẩu uỷ thác: Nhập khẩu qua các doanh nghiệp nhà nước có chức năng xuất nhập khẩu với các lô hàng lớn để thuận lợi về mặt tài chính
- Mua hàng trong nước: Mua hàng của các liên doanh sản xuất «t« trong nước
III/ Tổ chức bộ máy quản lý Công ty TNHH Hoàng Trà:
Công ty TNHH Hoàng Trà là một công ty TNHH có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản tiền gửi tại Ngân Hàng TMCP Hà Nội, Ngân hàng TMCP Cong Thương Việt Nam, Ngân hàng ngoài quốc doanh Việt Nam
Công ty có đủ tư cách pháp nhân đứng ra ký kết các hợp đồng mua bán
Trang 10vật tư, cung cấp sản phẩm lao vụ,
Là một Công ty TNHH nên việc tổ chức bộ máy của công ty phải hết sức gọn nhẹ, hiệu quả dựa trên cơ sở ngành nghề kinh doanh của công ty Qua nhiều thay đổi kể từ khi thành lập, đến nay, cơ cấu quản lý của Công ty được
tổ chức như sau:
1.Ban giám đốc gồm có:
Giám đốc: Là người điều hành chung mọi hoạt động của toàn bộ Công
ty Để giúp việc cho Giám đốc bên cạnh đó còn có:
- Phó giám đốc Kinh doanh
- Phó giám đốc Sản xuất
- Trưởng phòng tài chính kế toánTất cả các Phó giám đốc đều có nhiệm vụ nghiên cứu, điều hành trợ giúp cho Giám đốc, là cánh tay đắc lực của Giám đốc cũng như của toàn bộ Công ty
2.Các phòng ban của công ty Hoàng Trà bao gồm:
* Phòng tổ chức hành chính (Văn phòng tổng hợp):
Phòng Tổ chức hành chính phụ trách các mảng công việc chủ yếu sau:
- Tổ chức lao động tiền lương
- Hành chính quản trị
- Quản lý nhân sự
- Quản lý tài sản, cơ sở vật chất
Phòng hành chính có nhiệm vụ chăm lo đời sống của cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty Biên chế của phòng gồm 1 trưởng phòng và 2 nhân viên
* Phòng tài vụ:
- Nhiệm vụ chính của phòng là thực hiện toàn bộ công tác kế toán của Công
Trang 11- Ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác, trung thực kịp thời đầy đủ
về tình hình tài sản, vật tư, tiền vốn và phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty
- Tính toán, trích nộp đủ, đúng thời hạn các khoản nộp ngân sách Nhà nước, nộp cấp trên và các quỹ của Công ty, đồng thời thanh toán kịp thời các khoản vay Ngân hàng, các khoản phải thu, phải trả khách hàng và cán bộ công nhân viên
- Thực hiện công tác bảo hành, bảo dưỡng, giao nhận …
Các phòng ban của Công ty giám sát và quản lý mọi hoạt động của các đơn
vị, bộ phận trực thuộc, đồng thời làm nhiệm vụ thêm khi Giám đốc giao
Trang 12Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty Hoàng Trà
IV/ KÕt qu¶ kinh doanh cña C«ng ty trong thêi gian qua:
Kế to¸n Tr-ëng
Pg®
Kü thuật
TR.P Nguồn hàng
Bộ phận nhập mua
Bộ phận bảo hành
Bộ phận vận chuyển
PKD 2
Trang 13Những năm mới thành lập, kết quả kinh doanh của Công ty cũng rất khả quan do Công ty nắm bắt được thị trường và phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng trước và sau khi mua sản phẩm của Công ty, càng ngày hoạt động kinh doanh của Công ty càng đi vào ổn định, trình độ quản lý được nâng cao, chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty được thể hiện qua các chỉ tiêu trong 3 năm gần đây như sau:
Trang 14V/ Thực tế tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH Hoàng Trà
1 Tổ chức bộ máy kế toán:
Để thực hiện chức năng phản ánh và giám đốc thường xuyên liên tục toàn bộ tài sản của Công ty thì bộ máy kế toán phải có đủ số lượng người gánh vác những phần việc quan trọng và phải có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý kinh tế tài chính của Công ty
Xuất phát từ những vấn đề trên mà cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty TNHH Hoàng Trà gồm 7 người Tất cả các nhân viên đều có trình
độ đại học hoặc trung cấp
2 Nhiệm vụ của từng người trong bộ máy kế toán và mối quan hệ chuyên môn:
Để công tác kế toán của Công ty được tiến hành một cách trôi chảy, đáp ứng được yêu cầu quản lý kinh tế tài chính của Công ty thì nhiệm vụ của từng người trong bộ máy kế toán được quy định cơ thể như sau:
- Kế toán trưởng (kiêm trưởng phòng): Phụ trách chung và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và cấp trên về mọi hoạt động kinh tế tài chính của Công ty
- Kế toán tổng hợp: Phụ trách tổng hợp các phần hành kế toán, định
kỳ xác định kết quả và lập các báo cáo kế toán
- Kế toán vật tư: Theo dõi tình hình xuất – nhập – tồn vật tư, hàng hóa, thành phẩm và bán thành phẩm
- Kế toán chi phí và giá thành: Định kỳ nhận chứng từ từ các công trình, theo dõi, tập hợp chi phí công trình, phân bổ các chi phí cố định cho công trình, hạng mục công trình, tính giá thành sản phẩm
Trang 15- Kế toán ngân hàng: Theo dõi tài khoản ngân hàng, quan hệ giao dịch, vay, trả, mở L/C, và các thủ tục với ngân hàng, ngoài ra còn hỗ trợ phòng kinh doanh tìm kiếm nguồn cung cấp vốn cho khách hàng khi mua sản phẩm của công ty thông qua các kênh tín dụng của các ngân hàng trên toàn quốc
- Kế toán thanh toán: Thực hiện kế toán vốn bằng tiền mặt, tất cả các khoản thanh toán trong nội bộ Công ty, nhà cung cấp, khách hàng và ngân sách Nhà nước
- Kế toán quỹ (kiêm kế toán lương) : Đảm bảo lượng tiền mặt tại quỹ
đủ để đáp ứng cho sản xuất và sinh hoạt thường ngày, đồng thời theo dõi lương và các khoản trích theo lương của cán bộ công nhân viên trên số lương của từng người
Sơ đồ cơ cấu bộ máy kế toán của công ty hoàng trà
Trang 163 Thực tế vận dụng hệ thống chế độ kế toán tại công ty:
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, tốc độ quản lý và trình độ chuyên môn của các nhân viên kế toán trong Công ty nên Công ty đã lựa chọn hình thức kế toán chứng từ ghi sổ để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Hình thức này đang được các đơn vị sử dụng khá rộng rãi, ghi chép đơn giản, kết cấu sổ dễ ghi, số liệu kế toán dễ đối chiếu, dễ kiểm tra Với điều kiện của Công ty hiện nay việc sử dụng hình thức sổ này là hoàn toàn phù hợp
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho mà Công ty đang sử dụng là phương pháp kê khai thường xuyên Về mật độ nhập - xuất vật tư nhiều, vật
tư có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nên
sử dụng phương pháp này là phù hợp Nó cho phép theo dõi tình hình nhập - xuất theo cả chỉ tiêu giá trị và hiện vật Từ đó bộ phận vật tư có kế hoạch cung ứng kịp thời đảm bảo tiến độ sản xuất
Phương pháp tính giá vật tư ở Công ty là giá thực tế đích danh (tính trực tiếp), vì có điều kiện bảo quản riêng từng lô vật tư, nguyên vật liệu nhập kho Vì vậy khi xuất kho lô nào thì tính giá thực tế nhập kho đích danh của lô
đó Phương pháp này có ưu điểm là công tác tính giá được thực hiện kịp thời
và thông qua việc tính giá vật tư xuất kho, kế toán có thể theo dõi được thời hạn bảo quản từng lô vật tư
V I/ Tổ chức hệ thống chứng từ và luân chuyển chứng từ
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, tốc độ quản lý và trình độ chuyên môn của các nhân viên kế toán trong Công ty nên Công ty đã lựa chọn hình thức kế toán chứng từ ghi sổ để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Hình thức này đang được các đơn vị sử dụng khá rộng rãi, ghi chép đơn giản, kết cấu sổ dễ ghi, số liệu kế toán dễ đối chiếu, dễ kiểm tra
Trang 17Với điều kiện của Công ty hiện nay việc sử dụng hình thức sổ này là hoàn toàn phù hợp.
Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ áp dụng tại Công ty gồm:
- Sổ chứng từ ghi sổ
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ cái
- Các sổ chi tiết
Căn cứ vào các chứng từ kế toán lập chứng từ ghi sổ, đến cuối quý căn
cứ vào chứng từ chi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
- Sổ cái: Là sổ kế toán tổng hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ phát sinh
theo từng tài khoản kế toán Căn cứ vào chứng từ ghi sổ cuối tháng, kế toán lấy số liệu để ghi vào sổ cái của từng tài khoản
- Sổ thẻ chi tiết: Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý cơ thể đối với từng loại
nghiệp vụ cơ thể như: Tài sản, vật liệu, hàng hoá, thành phẩm, Các đơn vị phải mở sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết Đây là loại sổ kế toán dùng để ghi chi tiết các sự việc đã ghi trên sổ kế toán tổng hợp nhằm phục vụ yêu cầu của công tác quản lý, kiểm tra và phân tích
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho mà Công ty đang sử dụng là phương pháp kê khai thường xuyên Về mật độ nhập - xuất vật tư nhiều, vật
tư có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty nên sử dụng phương pháp này là phù hợp Nó cho phép theo dõi tình hình nhập - xuất theo cả chỉ tiêu giá trị và hiện vật Từ đó bộ phận vật tư có kế hoạch cung ứng kịp thời đảm bảo tiến độ sản xuất
Phương pháp tính giá vật tư ở Công ty là giá thực tế đích danh (tính trực tiếp), vì có điều kiện bảo quản riêng từng lô vật tư, nguyên vật liệu nhập kho Vì vậy khi xuất kho lô nào thì tính giá thực tế nhập kho đích danh của lô đó Phương pháp này có ưu điểm là công tác tính giá được thực hiện
Trang 18kịp thời và thông qua việc tính giá vật tư xuất kho, kế toán có thể theo dõi được thời hạn bảo quản từng lô vật tư.
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán ở công ty
Ghi chỉ :
Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra
(1): Hàng ngày hoặc định kỳ ngắn hạn căn cứ vào các chứng từ gốc hợp lệ nhận được để phân loại chứng từ và lập phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập,
Trang 19phiếu xuất để ghi vào sổ quỹ, sổ tiền gửi, ghi vào bảng kê đồng thời vào các sổ chi tiết.
(2): Căn cứ vào các báo cáo thu, chi tiền mặt lập chứng từ ghi sổ định kỳ
10 - 15 ngµy vµ chuyÓn cho kÕ to¸n tæng hîp
(3): Kế toán tổng hợp nhận được chứng từ ghi sổ hàng tháng tiến hành vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và kế toán ghi vào sổ cái
(4): Cuối tháng căn cứ vào các sổ chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết Căn cứ
sổ cái các tài khoản lập bảng cân đối số phát sinh
(5): Cuối tháng kế toán cộng phát sinh trong tháng của các sổ chi tiết làm căn
cứ ghi vào sổ tổng hợp chi tiết các tài khoản
(6): Đối chiếu số liệu giữa bảng cân đối số phát sinh với sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, đối chiếu giữa sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết
(7): Sau khi đối chiếu, kiểm tra, căn cứ vào bảng cân đối số phát sinh và bảng tổng hợp chi tiết để lập báo cáo tài chính
* ứng dụng tin học vào công tác kế toán:
Phòng kế toán có được trang bị đầy đủ máy vi tính nhưng thực trạng máy tính áp dụng vào công việc hạch toán còn rất nhiều hạn chế Do vậy trong thời gian tới kế toán nên áp dụng tin học vào công tác kế toán để giảm bớt khối lượng công việc và để công việc có hiệu quả cao hơn nữa
Trang 20CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI CÔNG TY TNHH HỒNG TRÀ
TNHH HỒNG TRÀ
1 Kế toán mua hàng và thanh toán tiền hàng
a Mua hàng nội địa:
Công ty thường ký hợp đồng mua hàng với các liên doanh sản xuất «t«, các đơn vị kinh doanh «t« trong nước theo phương thức: Đặt cọc từ 15-30% trị giá hợp đồng ngay sau khi ký kết hợp đồng, số tiền còn lại thanh toán sau khi đã nhận được xe và đầy đủ giấy tờ liên quan Các hàng hoá mua trong nước chủ yếu là xe «t« nguyên chiếc hoặc chassis «t« tải
- Khi đặt cọc mua hàng (nếu có) cho nhà cung cấp, căn cứ vào hợp đồng kinh tế, kế toán ghi:
Nợ TK 331-01 – Nhà cung cấp nội địa
Có TK 111, 112
- Khi nhận hàng, căn cứ vào Hoá đơn, Phiếu nhập kho, Biên bản bàn giao và hồ sơ hàng hoá, kế toán ghi:
Nợ TK 152,156 (Chi tiết từng loại vật tư, hàng hoá): Giá thực tế
Nợ TK 133 (1331): Thuế VAT được khấu trừ
Có TK 331-01, 111, 112
- Khi thanh toán tiền hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 331-01 (Chi tiết nhà cung cấp)
Trang 21Có TK 111, 112
b Mua hàng nhập khẩu:
Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Công ty là xe «t« chuyên dùng, xe khách nguyên chiếc, chassis xe khách và các vật tư linh kiện để lắp ráp xe khách Công ty ký hợp đồng nhập khẩu trực tiếp với nhà cung cấp nước ngoài (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc), thanh toán bằng L/C, TTR qua Ngân hàng TMCP Nhà Hà Nội, Ngân hàng kỹ thương Việt Nam, Ngân hàng các doanh nghiệp nghiệp ngoài quốc doanh Việt nam Hàng hóa thường được thông quan ở cửa khẩu nhập là cảng Hải Phòng, Cửa khẩu Hữu Nghị – Lạng Sơn, Cửa khẩu Hà Khẩu, Lào Cai
Theo hợp đồng nhập khẩu, Bên Bán phải chuyển cho bên mua bộ chứng từ nhập khẩu bao gồm: Hoá đơn (Invoice), Hợp đồng (Contract), Vận đơn (Bill of Lading), Bảng kê chi tiết (Packing List), Giấy chứng nhận xuất
xứ, Giấy chứng nhận chất lượng, số lượng, giấy chứng nhận bảo hiểm
- Khi mở L/C, Công ty phải ký quỹ một số tiền nhất định tại ngân hàng,
từ 15-20% trị giá hợp đồng, kế toán ghi:
Nợ TK 331-02 – Nhà cung cấp nước ngoài
Có TK 112
- Khi ngân hàng thông báo bộ chứng từ hợp lệ đã về tới Ngân hàng, đồng thời hãng tàu thông báo hàng về, Công ty phải thanh toán nốt số tiền còn lại của L/C, khi thanh toán kế toán ghi:
Nợ TK 331-02 (chi tiết nhà cung cấp)
Có TK 112
- Sau khi thanh toán số tiền còn lại của L/C, Ngân hàng sẽ ký hậu vận đơn để Công ty nhận hàng tại Cảng, khi nhận hàng xong và có Bộ chứng từ
Trang 22đã hoàn thành thủ tục Hải Quan, kế toán ghi:
Trang 23BT1 – Phản ánh giá mua thực tế của hàng nhập khẩu
Nợ TK 1561,152: Trị giá hàng mua đã thanh toán
Có TK 331-02 (chi tiết nhà cung cấp)
BT2 – Phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp
2 Kế toán vật tư, hàng hoá, thành phẩm:
Thành phẩm ở Công ty TNHH Hoàng Trà là xe «t« chở khách, vì vậy các vật tư để sản xuất sản phẩm bao gồm:
- Vật liệu chính: Chassis «t«, thân vỏ, linh kiện nội ngoại thất (được nhập khẩu từ nước ngoài), Ghế, điều hoà, sơn, gỗ sàn, thảm, và các thiết bị nội thất khác
- Vật liệu khác: Keo, ốc, vít, bản lề
Để phản ánh tình hình hiện có và sự biến động tăng giảm hàng tồn kho,
kế toán sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên, liên tục trên các tài khoản phản ánh hàng tồn kho
Để tính giá vật liệu xuất dùng, kế toán dùng phương pháp trực tiếp Theo phương pháp này, vật liệu được xác định giá trị theo đơn chiếc hay từng
lô và giữ nguyên từ lúc nhập vào cho đến lúc xuất dùng Khi xuất vật liệu nào
sẽ tính theo giá thực tế của vật liệu đó Căn cứ để sử dụng phương pháp này là
Trang 24vật liệu chính của sản phẩm xe khách là chassis «t« có số khung, số máy riêng biệt, có gÝa trị khá lớn trong các khoản mục giá thành.
- Khi xuất vật liệu, kế toán ghi:
Nợ TK 621 (Chi tiết đối tượng): Xuất trực tiếp chế tạo sản phẩm
Nợ TK 627: Xuất dùng chung cho phân xưởng
Nợ 632: Xuất bán trực tiếp
Có TK 152: Chi tiết vật liệu
* Sơ đồ luân chuyển chứng từ nhập thành phẩm:
Sau khi sản phẩm sản xuất hoàn thành được bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm(KCS) xác nhận đạt yêu cầu về kỹ thuật sẽ được viết phiếu nghiệm thu số sản phẩm đó mới được nhập kho thành phẩm Sau khi có phiếu nghiệm thu thống kê tổng hợp phòng tổng hợp viết phiếu nhập kho thành phẩm Phiếu nhập kho được viết thành 4 liên trong đó 1 liên lưu tại phòng tổng hợp, 1 liên chuyển cho phòng kế toán, 1 liên giao cho thủ kho, 1 liên giao cho phân xưởng sản xuất
Thống kê tổng hợp
Phòng kế hoạch
Phân xưởng sản
xuất Thủ kho
Trang 25*Sơ đồ luân chuyển chứng từ xuất kho thành phẩm
Căn cứ vào hợp đồng kinh tế đã ký khi khách hàng đến lấy hàng, kế toán thành phẩm có nhiệm vụ kiểm tra các chứng từ, thủ tục cần thiết lập hoá đơn bán hàng do Bộ Tài Chính ban hành Liên 1 lưu tại phòng kế toán, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 giao cho thủ kho Căn cứ vào hoá đơn bán hàng thủ kho mở thẻ kho theo dõi và phần hàng xuất bán kế toán tiêu thụ theo dõi ở sổ tổng hợp xuất kho thành phẩm
Trang 26Quy trình ghi sổ Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại công ty:
- Hàng tháng căn cứ vào bảng tính khấu hao tài sản cố định, kế toán ghi:
Sổ chi tiết
TK 131 Xuất thành phẩmChứng từ Nhập Sổ chi tiết thành phẩm
Sổ Tổng hợp tiêu thụ xuất tồn kho thành Sổ Tổng hợp nhập
Trang 27Nợ TK 641
Nợ TK 642
Nợ TK 627
Có TK 214
5 Kế toán tiền lương và các khoản bảo hiểm
Công ty thanh toán tiền lương cho người lao động theo 2 kỳ:
- Kỳ 1: Tạm ứng 1/3 lương cho người lao động vào ngày 10 hàng tháng
- Kỳ 2: Thanh toán số còn lại vào ngày 30 hàng tháng
Tiền lương của người lao động được tính như sau:
Tiền lương = Lương hợp đồng - Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
- Khi tạm ứng lương cho người lao động, kế toán ghi:
Trang 286 Kế toán xác định kết quả và phân phối lợi nhuận :
Cuối kỳ, kế toán tổng hợp và kết chuyển doanh thu, chi phí trong kỳ để xác định kết quả:
- Kết chuyển doanh thu thuần:
Có TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
- Xác đinh kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh:
+ Nếu tổng số tiền bên có TK 911 lớn hơn bên nợ TK 911 thì kết quả
có lãi, kế toán ghi:
Nợ TK 911
Có TK 421+ Nếu tổng số tiền bên có TK 911 nhỏ hơn bên nợ TK 911 thì kết quả
lỗ, kế toán ghi:
Nợ TK 421
Có TK 911
Trang 29Nếu có lãi, Công ty phải nộp thuế TNDN 32% trên số lãi Khi tính thuế TNDN phải nộp, kế toán ghi:
*Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh:
- Phân loại theo yếu tố chi phí
- Phân theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm
- Phân theo cách thức kết chuyển chi phí
- Phân theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành
Trang 30* Xác định đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất.
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và chịu chi phí Trên cơ sở đối tượng hạch toán chi phí, kế toán lựa chọn phương pháp hạch toán (tập hợp) chi phí thích ứng
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất trong phạm giới hạn của đối tượng hạch toán chi phí Về cơ bản, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất bao gồm các phương pháp hạch toán chi phí theo sản phẩm, theo đơn đặt hàng, theo giai đoạn công nghệ, theo phân xưởng, theo nhóm sản phẩm, v.v … Nội dung chủ yếu của các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là kế toán mở thẻ (hoặc sổ) chi tiết hạch toán chi phí sản xuất theo từng đối tượng đã xác định, phản ánh các chi phí phát sinh
có liên quan đến đối tượng, hàng tháng tổng hợp chi phí theo từng đối tượng Mỗi phương pháp hạch toán chỉ thích ứng với một loại đối tượng hạch toán chi phí nên tên gọi của các phương pháp này là biểu hiện đối tượng mà nó cần tập hợp và phân loại chi phí
2/Giá thành sản phẩm:
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi phí
về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành
Trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm những chi phí tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, tiêu thụ phải được bồi hoàn để tái sản xuất ở doanh nghiệp mà không bao gồm những chi phí phát sinh trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp
Trang 31* Phân loại giá thành:
- Phân loại theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành
+ Giá thành kế hoạch: Giá thành kế hoạch được xác định trước khi bước vào kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch
+Giá thành định mức: Cũng như giá thành kế hoạch, giá thành định mức cũng được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm Tuy nhiên, khác với giá thành kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các định mức bình quân tiên tiến và không biến đổi trong suốt cả kỳ kế hoạch, giá thành định mức được xác định trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch (thường là ngày đầu tháng) nên giá thành định mức luôn thay đổi phù hợp với sự thay đổi của các định mức chi phí đạt được trong kế hoạch thực hiện kế hoạch giá thành
+Giá thành thực tế: Giá thành thực tế là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm
- Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí
+ Giá thành sản xuất (còn gọi là giá thành công xưởng) là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất
+- Giá thành tiêu thụ (còn gọi là giá thành toàn bộ hay giá thành đầy đủ) là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
Giá thành tiêu thụ được tính theo công thức:
Trang 32Giá thành toàn bộ
Giá thành sản xuất của sản phẩm
+ Chi phí quản lý doanh
nghiệp
+ Chi phí bán hàng
* Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Xác định đối tượng tính giá thành chính là việc xác định sản phẩm, bán thành phẩm, công việc, lao vụ nhất định đòi hỏi phải tính giá thành một đơn
vị Đối tượng đó có thể là sản phẩm cuối cùng của quá trình sản xuất hay đang trên dây chuyền sản xuất tuỳ theo yêu cầu của hạch toán kinh tế nội bộ
và tiêu thụ sản phẩm
* Xác định phương pháp tính giá thành sản phẩm
- Phương pháp trực tiếp (còn gọi là phương pháp giản đơn):
Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu
kỳ sản xuất ngắn như các nhà máy điện, nước, các doanh nghiệp khai thác (quặng, than, gỗ )
Đối tượng hạch toán chi phí ở các doanh nghiệp này là từng loại sản phẩm, dịch vụ
Giá thành sản phẩm theo phương pháp này được tính bằng cách trực tiếp lấy tổng số chi phí sản xu¸at sản phẩm cộng (+) hoặc trị (-) số chênh lệch giữa giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ so với cuối kỳ chia cho số lượng sản phẩm hoàn thành
Công thức tính giá thành: Z = DDK +C - DCK
- Phương pháp tổng cộng chi phí:
Áp dụng với các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất sản phẩm được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng tập