Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
151,5 KB
Nội dung
TÀI LIỆU ÔN THI MÔN QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH Câu 1: 3 nguyên tắc cơ bản trong quản trị RRTC: - Cập nhật và đo lường chính xác mức độ rủi ro mà đơn vị đang đối mặt. - Xây dựng các hạn mức rủi ro hợp lý cho từng loại rủi ro riêng lẻ và tổng thể rủi ro của đơn vị. - Mức rủi ro đơn vị chấp nhận phải nằm trong khả năng chịu đựng rủi ro của đơn vị. Tùy thuộc vào mức độ và khả năng chấp nhận rủi ro, doanh nghiệp sẽ áp dụng những biện pháp phòng chống khác nhau nhằm giảm thiểu mức độ thiệt hại khi rủi ro xảy ra. Câu 2: Nếu thầy có 62 tấn cà phê ở tháng sau. Liệu thầy muốn bán 62 tấn cà phê trên SGD London được không? QUY ĐỊNH GIAO DỊCH CÀ PHÊ SÀN LIFFE: Sàn London Đơn vị tính USD/tấn Khối lượng tối thiểu (1 lô) 10 tấn Giờ giao dịch (Việt Nam) 15:30 - 23:30 Hàng hóa Cà phê Robusta Ký quỹ (1 lô) 1.600 USD/lô Tháng giao hàng 1,3,5,7,9,11 Bước giá 1 hợp đồng 10 USD Phí giao dịch Thỏa thuận QUY ĐỊNH GIAO DỊCH ĐỒNG LME: Sàn Kim loại London Mã hàng hóa CU Đơn vị tính USD/tấn Khối lượng tối thiểu (1 lô) 25 tấn Giờ giao dịch 7:00 - 1:00 Bước giá 0,25 USD/tấn Ký quỹ ban đầu (1 lô) 15.000 USD Ký qũy duy trì 15.000 USD Phí giao dịch Thỏa thuận QUY ĐỊNH GIAO DỊCH CÀ PHÊ SÀN ICE: Sàn New York Đơn vị tính Cents/pound Khối lượng tối thiểu (1 lô) 37.500 pound Giờ giao dịch 15:30 - 1:00 QUY ĐỊNH GIAO DỊCH CAO SU TOCOM: Sàn Tokyo Đơn vị tính JPY/kg Khối lượng tối thiểu (1 lô) 5 tấn Giờ giao dịch 7:00 - 13:30; Trang 1 (Việt Nam) Hàng hóa Cà phê Arabica Ký quỹ (1 lô) 7.600 USD/lô Tháng giao hàng 3,5,7,9,12 Bước giá 1 hợp đồng 18,75 USD Phí giao dịch Thỏa thuận 15:00 - 17:00 Mã hàng hóa RU Ký quỹ ban đầu 130.000 JPY Ký quỹ duy trì 130.000 JPY Phí giao dịch Thỏa thuận Loại hàng giao dịch RSS2, RSS3 Tại Sacombank, cung cấp những sản phẩm giao dịch chủ yếu : • Nông sản: ngô, lúa mì, đậu nành, đường, cà phê, cacao, cao su, sợi • Kim loại: đồng, nhôm, chì, kẽm, thép. • Năng lượng: dầu thô, gas Như vậy thầy chỉ bán được 60 tấn bởi vị 1 đơn vị giao dịch là 10 tấn, còn 2 tấn không giao dịch được. Các NH làm trung gian môi giới tại Việt Nam: Sacombank, PG Bank, Techcombank, Các loại hợp đồng: - Giao dịch Hợp đồng tương lai hàng hóa: Giao dịch hàng hóa tương lai (hay còn gọi Phái sinh hàng hóa) là giao dịch trong đó khách hàng thực hiện mua, bán một khối lượng hàng hóa tại mức giá xác định và việc giao nhận hàng được thực hiện trong tương lai. Các yếu tố của giao dịch như khối lượng, thời gian đến hạn, tiêu chuẩn hàng hóa, mức giá được các Sàn giao dịch quy định. Các giao dịch hàng hóa tương lai được thực hiện trên các sàn giao dịch hàng hóa quốc tế như LIFFE, LME (London), NYBOT, NYMEX CME (New York), TOCOM (Tokyo) PG Bank làm trung gian môi giới để đưa lệnh của khách hàng vào giao dịch tại các sàn quốc tế. Phương thức giao dịch: + Qua điện thoại: đảm bảo nhanh chóng, chính xác. + Giao dịch qua phần mềm giao dịch đặt lệnh trực tuyến: kết nối với các sàn hàng hóa thế giới giúp khách hàng cập nhật biến động thị trường kịp thời, thao tác đơn giản, thuận tiện. Trang 2 - Hợp đồng kỳ hạn và Hợp đồng hoán đổi: Hợp đồng kỳ hạn là một thỏa thuận giữa hai bên về việc mua hay bán một tài sản nào đó ở một thời điểm định trước trong tương lai. Hợp đồng hoán đổi giá cả hàng hóa là một thỏa thuận giữa hai bên cam kết trao đổi cho nhau dòng tiền trong tương lai của giá cả hàng hóa, tại các thời điểm đã ấn định trong một khoảng thời gian cố định. Một bên sẽ thanh toán giá cố định và nhận giá thả nổi, bên kia sẽ thanh toán và nhận theo chiều ngược lại. Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng hoán đổi được giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC). Câu 3: Trường hợp nào nên sử dụng công cụ phái sinh nào cho phù hợp? Forward, Future, Option, Swap Thị trường tài chính phái sinh là thị trường giao dịch các công cụ hay các loại chứng khoán phái sinh. Chứng khoán phái sinh (derivative securities) là một loại tài sản tài chính có dòng tiền trong tương lai phụ thuộc vào giá trị của một hay một số tài sản tài chính khác, gọi là tài sản cơ sở (underlying asset). Tài sản cơ sở có thể là hàng hoá, ngoại tệ, chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán. Các loại công cụ tài chính phái sinh bao gồm: • Hợp đồng kỳ hạn (forwards) • Hợp đồng hoán đổi (swaps) • Hợp đồng tương lai (futures) • Quyền chọn (options). Các loại hợp đồng phái sinh được phát triển và giao dịch dựa trên cơ sở phát triển và giao dịch hàng hóa và giao dịch các công cụ tài chính trên thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu và thị trường ngoại hối. a. Việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn để quản lý rủi ro biến động giá cả trên thị trường hàng hóa và thị trường chứng khoán cũng như quản lý rủi ro ngoại hối trong các giao dịch ngoại tệ, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư và tín dụng. Có thể nói hợp đồng kỳ hạn được thiết kế như là một công cụ hữu hiệu để quản lý rủi ro. Thế nhưng do quá chú trọng đến công dụng quản lý rủi ro nên hợp đồng kỳ hạn đánh mất đi cơ hội kinh doanh hay đầu cơ. Chẳng hạn, để quản lý rủi ro ngoại hối khi có hợp đồng nhập khẩu sẽ đến hạn thanh toán trong tương lai, doanh nghiệp có thể thoả thuận mua ngoại tệ kỳ hạn 6 tháng với ngân hàng. Sau khi ký hợp đồng kỳ hạn, tỷ giá kỳ hạn được xác định chẳng hạn là F(USD/VND)=16.200. Năm tháng sau tỷ giá giao ngay Trang 3 trên thị trường lên đến S(USD/VND)=16.220, doanh nghiệp thầm mừng vì thấy hợp đồng kỳ hạn của mình có lời. Nhưng lời ở đây chỉ là lời “trong tính toán” chứ không phải lời thực sự vì lúc này hợp đồng kỳ hạn chưa đến hạn. Đến khi hợp đồng đến hạn, tỷ giá giao ngay trên thị trường lại đổi khác và biết đâu chừng lúc ấy tỷ giá giao ngay S(USD/VND)=16.050 tức nhỏ hơn tỷ giá kỳ hạn đã cam kết. Nhưng vì lúc này hợp đồng kỳ hạn đã đến hạn và vì là hợp đồng bắt buộc nên doanh nghiệp phải mua ngoại tệ theo tỷ giá kỳ hạn F(USD/VND) = 16.100 như đã cam kết trong hợp đồng kỳ hạn. Đây là hạn chế hay nhược điểm quan trọng của hợp đồng kỳ hạn. Nhược điểm này có thể tránh được nếu doanh nghiệp sử dụng hợp đồng tương lai. So sánh hợp đồng có kỳ hạn với hợp đồng tương lai Điểm khác biệt Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng tương lai Loại hợp đồng Một thỏa thuận giữa NH và khách hàng. Điều khoản của HĐ rất linh động Được tiêu chuẩn hóa theo những chi tiết của Sở giao dịch Thời hạn Các bên tham gia HĐ có thể lựa chọn bất kỳ thời hạn nào, nhưng thường là hệ số của 30 ngày Chỉ có một vài thời hạn nhất định Trị giá HĐ Nói chung rất lớn, trung bình trên 1 triệu USD một HĐ Nhỏ đủ để thu hút nhiều người tham gia Thỏa thuận an toàn Khách hàng phải duy trì số dư tối thiểu ở NH để bảo đảm cho HĐ Tất cả các nhà giao dịch phải duy trì tiền ký quỹ theo tỷ lệ phần trăm trị giá HĐ Thanh toán tiền tệ Không có thanh toán tiền tệ trước ngày HĐ đến hạn Thanh toán hàng ngày bằng cách trích tài khoản của bên thua và ghi có vào tài khoản bên được Thanh toán sau cùng Trên 90% HĐ được thanh toán khi đến hạn Chưa tới 2% HĐ được thanh toán thông qua việc chuyển giao ngoại tệ, thường thường thông qua đảo hợp đồng Rủi ro Bởi vì không có thanh toán hàng ngày nên rủi ro rất lớn có thể xảy ra nếu như một bên tham gia HĐ thất bại Nhờ có thanh toán hàng ngày thông qua phòng Giao hoán nên ít rủi ro. Tuy nhiên rủi ro cũng có Trang 4 trong việc thực hiện HĐ thể xảy ra giữa nhà môi giới và khách hàng Yết giá • Các NH yết giá mua và giá bán với một mức độ chênh lệch giữa giá mua và giá bán • Kiểu châu Au • Chênh lệch giá mua và giá bán được niêm yết ở sàn giao dịch • Kiểu Mỹ Ngoại tệ giao dịch Tất cả các ngoại tệ Chỉ giới hạn cho một số ngoại tệ Tỷ giá Tỷ giá được khóa chặt trong suốt thời hạn HĐ Tỷ giá thay đổi hàng ngày Hoa hồng Trên cơ sở chênh lệch giữa giá bán và giá mua • Khách hàng trả hoa hồng cho nhà môi giới • Nhà môi giới và nhà giao dịch trả phí cho Sở giao dịch Qui chế Các bên tham gia tự thỏa thuận Được qui định bởi Sở giao dịch Ngoài ra khi phân tích hạn chế của hợp đồng kỳ hạn chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng hợp đồng kỳ hạn chỉ đáp ứng được nhu cầu giao dịch của doanh nghiệp khi nào doanh nghiệp chỉ có nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ trong tương lai còn ở hiện tại thì doanh nghiệp không có nhu cầu. Thực tế cho thấy đôi khi doanh nghiệp vừa có nhu cầu giao dịch ngoại tệ giao ngay ở thời điểm hiện tại, đồng thời vừa có nhu cầu giao dịch ngoại tệ kỳ hạn ở một thời điểm nào đó trong tương lai. Khi ấy, hợp đồng kỳ hạn không thể đáp ứng được. Trong tính huống này hợp đồng hoán đổi nên được sử dụng. b. Sử dụng giao dịch tương lai để đầu cơ Nhìn vào bảng so sánh ở trên chúng ta dễ nhận thấy rằng giao dịch tương lai giống như hoạt động “cá cược”, trong đó Sở giao dịch đóng vai trò người tổ chức, người mua hợp đồng tương lai một loại ngoại tệ nào đó chính là người đánh cược rằng ngoại tệ đó sẽ lên giá. Ngược lại, người bán hợp đồng tương lai một loại ngoại tệ nào đó chính là người đánh cược rằng ngoại tệ đó sẽ xuống giá trong tương lai. Chuyện thắng hay thua nhiều hay ít tùy thuộc vào diễn biến của tỷ giá trên thị trường. Nếu giá ngoại tệ lên thì người mua hợp đồng tương lai ngoại tệ đó lời và sẽ được ghi có vào tài khoản. Ngược lại nếu giá ngoại tệ xuống thì người mua tương lai ngoại tệ đó lỗ và sẽ bị ghi nợ vào tài khoản. Tương tự, nếu giá ngoại tệ giảm thì người bán tương lai ngoại tệ đó sẽ lời và được ghi có vào tài khoản. Ngược lại nếu giá ngoại tệ lên thì người bán tương lai ngoại tệ đó lỗ và sẽ bị ghi nợ vào tài khoản. Tiền lời hoặc lỗ bằng chênh lệch tỷ giá ngày hôm nay so với ngày hôm trước nhân với trị giá hợp đồng. Nắm rõ tính chất trên đây của hợp đồng tương lai chúng ta có thể sử dụng nó vào mục đích đầu cơ. Còn khả năng phòng ngừa rủi ro thì sao? Bởi vì hợp đồng tương lai chỉ cung cấp giới hạn cho một vài ngoại tệ và một vài ngày thanh toán trong năm nên khả năng phòng ngừa rủi ro của nó hơi hạn chế. Tuy nhiên, hợp đồng tương lai vẫn có thể sử dụng như Trang 5 là một công cụ phòng ngừa rủi ro ngoại hối. Nguyên lý chung là khi có một khoản phải trả bằng ngoại tệ và lo sợ rằng ngoại tệ đó sẽ lên giá khi khoản phải trả đến hạn thì nên mua một hợp đồng tương lai ngoại tệ đó. Bằng cách này có thể tạo ra hai trạng thái ngoại tệ trái ngược nhau: trạng thái âm khi nợ một khoản phải trả và trạng thái dương khi mua hợp đồng tương lai với cùng loại ngoại tệ đó. Hai trạng thái ngoại tệ trái chiều nhau ấy sẽ tự hóa giải rủi ro. Trường hợp có một khoản phải thu, thay vì khoản phải ctrả, thì làm ngược lại. c. Giao dịch hoán đổi là giao dịch hối đoái bao gồm đồng thời cả hai giao dịch: giao dịch mua và giao dịch bán cùng một số lượng đồng tiền này với đồng tiền khác, trong đó kỳ hạn thanh toán của hai giao dịch khác nhau và tỷ giá của hai giao dịch được xác định tại thời điểm ký hợp đồng. *Hạn chế của hợp đồng tương lai và hợp đồng hoán đổi Nói chung, hợp đồng tương lai có cả ưu lẩn nhược điểm khi sử dụng. Ưu điểm của nó trước tiên là sẵn sàng cung cấp những hợp đồng có trị giá nhỏ. Kế đến, nó cho phép các bên tham gia có thể sang nhượng lại hợp đồng ở bất kỳ thời điểm nào trước khi hợp đồng hết hạn. Với hai ưu điểm này hợp đồng tương lai dễ dàng thu hút nhiều người tham gia. Ngược lại, hợp đồng tương lai có nhược điểm trước hết là chỉ cung cấp giới hạn cho một vài ngoại tệ mạnh và một vài ngày chuyển giao ngoại tệ trong năm mà thôi. Kế đến, hợp đồng tương lai là hợp đồng bắt buộc phải thực hiện khi đến hạn chứ không cho người ta quyền được chọn như trong hợp đồng quyền chọn. Nói chung giao dịch tương lai có thể bổ sung cho giao dịch kỳ hạn và hoán đổi ở tính chất thực hiện thanh toán hàng ngày (mark to market) nhằm đảm bảo cho nhà đầu cơ có thể tận dụng cơ hội nếu thị trường biến động có lợi cho họ. Tuy nhiên, nếu thị trường biến động bất lợi nhà đầu cơ không có quyền tự ý rút khỏi thị trường. Tính chất “có quyền” này chỉ có thể có được trong giao dịch quyền chọn. Trong giao dịch hoán đổi, các bên tham gia bao gồm ngân hàng và khách hàng đều có những lợi ích nhất định. Với khách hàng lợi ích thể hiện ở chỗ khách hàng thỏa mãn được nhu cầu ngoại tệ hoặc nội tệ của mình ở thời điểm hiện tại, tức là vào ngày hiệu lực, đồng thời cũng thỏa mãn nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ vào ngày đáo hạn. Điều này giống như hợp đồng kỳ hạn, do đó khách hàng có thể phòng ngừa được rủi ro biến động tỷ giá. Đối với ngân hàng lợi ích thể hiện ở chỗ một mặt ngân hàng đáp ứng được nhu cầu của khách hàng góp phần nâng cao uy tín và gia tăng giá trị thương hiệu của mình. Mặt khác, ngân hàng có thể kiếm được lợi nhuận từ chênh lệch giá mua và bán ngoại tệ. Như đã trình bày, giao dịch hoán đổi là một sự kết hợp giữa giao dịch giao ngay và giao dịch kỳ hạn. Bản thân giao dịch hoán đổi chỉ giải quyết được nhược điểm của hợp đồng giao ngay là có thể thỏa mãn nhu cầu ngoại tệ của khách hàng ở thời điểm tương lai, đồng thời khắc phục được nhược điểm của hợp đồng kỳ hạn ở chỗ có thể Trang 6 thỏa mãn nhu cầu ngoại tệ của khách hàng ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, cũng như giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi vẫn còn hạn chế ở hai điểm: • Nó là hợp đồng bắt buộc yêu cầu các bên phải thực hiện khi đáo hạn bất chấp tỷ giá trên thị trường giao ngay lúc đó như thế nào. Điền này có mặt lợi là bảo hiểm được rủi ro ngoại hối cho khách hàng nhưng đồng thời đánh mất đi cơ hội kinh doanh nếu như tỷ giá biến động trái với dự đoán của khách hàng. • Nó chỉ quan tâm đến tỷ giá ở hai thời điểm: thời điểm hiệu lực và thời điểm đáo hạn, mà không quan tâm đến sự biến động tỷ giá trong suốt quãng thời gian giữa hai thời điểm đó. Chính hạn chế này khiến cho hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng hoán đổi chỉ có thể là công cụ bảo hiểm rủi ro và thích hợp với nhu cầu bảo hiểm rủi ro của khách hàng hơn là nhu cầu kinh doanh hay đầu cơ kiếm lời từ sự biến động tỷ giá. d. Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng cho phép người mua nó có quyền, nhưng không bắt buộc, được mua hoặc được bán: • Một số lượng xác định các đơn vị tài sản cơ sở • Tại hay trước một thời điểm xác định trong tương lai • Với một mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng. Giao dịch quyền chọn vừa trình bày trên đây có thể sử dụng cho cả hai mục tiêu : đầu cơ và phòng ngừa rủi ro ngoại hối. Hợp đồng quyền chọn, ngoài việc được sử dụng như một công cụ đầu cơ, còn được sử dụng như một công cụ phòng ngừa rủi ro ngoại hối cho cả hai trường hợp: phòng ngừa rủi ro ngoại hối đối với khoản phải trả và giá đối với khoản phải thu bằng ngoại tệ. Câu 4: Nhược điểm của VAR là gì? Vì tính theo xác suất nên có thể rơi vào trường hợp nhỏ còn lại, có thể dẫn đến phá sản. Không có mô hình hoàn hảo chính xác trong quản trị rủi trong đầu tư. Nhà đầu tư không sợ rủi ro mà ngại rủi ro. Câu 5: Các nguyên nhân gây ra nợ xấu ở các NHTM hiện nay và giải pháp xử lý nợ xấu: - do áp lực phải chạy theo dư nợ cho vay nên có thể hạ thấp tiêu chuẩn cho vay. - Cấp trên ra lệnh cho cấp dưới cho vay mặc dù biết chắc là khách hàng không đủ tiêu chuẩn để cho vay. Xác định những nguyên nhân cơ bản: Nguyên nhân nợ xấu của các tổ chức tín dụng tăng cao, chủ yếu do một số nguyên nhân cơ bản sau: - Chính sách tiền tệ nới lỏng kéo dài, tín dụng của ngân hàng là nguồn chính để tài trợ cho đầu tư của nền kinh tế, nhưng một phần lớn tín dụng tập trung vào các lĩnh vực phi sản xuất bao gồm cả thị trường bất động sản, làm suy giảm chất lượng tín dụng và dẫn đến lạm phát cao. Lạm phát tăng mạnh đã làm xói mòn sức mua của người tiêu dùng, người dân thắt chặt chi tiêu dẫn đến cầu nội địa suy giảm mạnh. Cùng với đó, tác động của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu cũng khiến cầu nước ngoài suy giảm. Tổng cầu giảm khiến lượng hàng tồn kho của các doanh nghiệp ngày càng tăng cao, Trang 7 doanh nghiệp không tiêu thụ được hàng hóa, không quay vòng được vốn, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, khiến nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng ngừng hoạt động, thậm chí phá sản, giải thể. Ngoài ra, lạm phát biến động mạnh và bất thường làm cho môi trường kinh doanh trở nên bất định hơn, gây ảnh hưởng xấu đến kết quả tài chính và khả năng trả nợ ngân hàng của doanh nghiệp. - Thị trường bất động sản trầm lắng cũng là một nguyên nhân chính gây ra nợ xấu bất động sản tăng cao. Do tác động khủng hoảng tài chính cùng với chính sách hạn chế tín dụng cho các lĩnh vực phi sản xuất, các dòng vốn chảy vào lĩnh vực bất động sản (bao gồm cả tín dụng bất động sản và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đều suy giảm mạnh khiến giao dịch trên thị trường này khá ít ỏi, bất chấp giá mặt hàng này đã giảm tương đối mạnh, số lượng hàng tồn bất động sản ngày càng lớn. Nhiều dự án bị tạm ngưng do thiếu vốn, thị trường ảm đạm kéo dài khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản rơi vào tình trạng thua lỗ, không có tiền trả nợ ngân hàng, dẫn đến nguy cơ nợ bất động sản trở thành nợ xấu. - Áp lực cấp tín dụng cho doanh nghiệp nhà nước từ các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước chi phối cao. Cho đến nay, ngân hàng thương mại nhà nước vẫn là người cho vay lớn nhất đối với doanh nghiệp nhà nước vì các lý do khác nhau. Do vậy, nhiều dự án kém hiệu quả cũng như một số doanh nghiệp nhà nước hoạt động yếu kém vẫn được vay vốn. Bên cạnh đó, việc sử dụng nguồn vốn không được kiểm soát một cách chặt chẽ gây lãng phí lớn nguồn vốn vay. Trong bối cảnh chu kỳ kinh tế biến động bất thường, hậu quả tất yếu là nhiều doanh nghiệp, dự án không đủ khả năng để trả nợ, góp phần gia tăng nợ xấu trong khu vực này. - Năng lực quản trị của các tổ chức tín dụng còn nhiều bất cập so với quy mô, tốc độ tăng trưởng và mức độ rủi ro trong hoạt động. Với nhiều ngân hàng thương mại, nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm tới 70% - 80% tổng nguồn, thậm chí đối với một số ngân hàng, tỷ trọng này còn cao hơn, trong khi tỷ trọng cho vay trung hạn và dài hạn không nhỏ. Với độ vênh lớn về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ, thì vấn đề thiếu thanh khoản, tiềm ẩn rủi ro thanh toán là lớn. Mặt khác, do áp lực tăng tổng tài sản, nhiều ngân hàng bằng mọi cách để có vốn, cách mà các ngân hàng thương mại sử dụng chủ yếu là dùng lãi suất huy động cao, tất yếu lãi suất cho vay cũng rất cao. Lãi suất cho vay càng cao, thì rủi ro từ phía khách hàng không trả được nợ khi đến hạn sẽ càng lớn, nợ xấu của các ngân hàng tăng mạnh là điều dễ hiểu. - Sở hữu chéo, đầu tư ngoài ngành của các ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước diễn ra phổ biến đã dẫn tới các khoản cho vay, đầu tư lòng vòng, bất chấp quy định, gây hậu quả nghiêm trọng. Đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, sở hữu chéo dẫn tới rủi ro nhóm ngân hàng liên quan và rủi ro liên thông giữa các thị trường bất động sản, chứng khoán do các ngân hàng Việt Nam đều liên quan tới kinh doanh bất động sản, chứng khoán. - Một số cán bộ ngân hàng suy thoái đạo đức nghề nghiệp, cấu kết, móc ngoặc với doanh nghiệp để trục lợi cá nhân và cho vay không đúng quy định. Trang 8 - Hiệu quả công tác thanh tra, giám sát còn hạn chế, nhất là không kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các vi phạm quy định về hạn chế cấp tín dụng và đầu tư một số lĩnh vực rủi ro cao. Đề xuất về một số giải pháp chiến lược: Từ kinh nghiệm thực tế của thế giới cho thấy, để giải quyết vấn đề nợ xấu trong nền kinh tế phải mất một thời gian khá dài, từ 5 đến 10 năm, do vậy đối với Việt Nam, chúng ta cần phải có một lộ trình mang tính chiến lược cụ thể thì mới có thể giải quyết tận gốc rễ của vấn đề. Cần sử dụng các biện pháp can thiệp đa dạng, cả vai trò hỗ trợ của Nhà nước và sự chủ động của các ngân hàng thương mại, trong sự phối hợp với các doanh nghiệp. Cụ thể là: - Thứ nhất, nợ xấu là vấn đề không thể xử lý ngay được mà phải có lộ trình cụ thể, lâu dài. Trước mắt, các tổ chức tín dụng phải chủ động tự xử lý nợ xấu thông qua việc nâng cao chất lượng quản trị điều hành, kiểm toán nội bộ, phát triển hệ thống quản trị rủi ro và các chiến lược phát triển kinh doanh, thủ tục cấp tín dụng theo hướng lành mạnh, thận trọng; phối hợp với khách hàng vay để cơ cấu lại nợ và xem xét miễn, giảm lãi suất hợp lý cho khách hàng có triển vọng tốt sau cơ cấu lại nợ. Tăng cường trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu, đôn đốc, thu hồi nợ, xử lý tài sản bảo đảm. Bên cạnh đó, khách hàng vay nợ cũng phải tự củng cố, chấn chỉnh hoạt động, nâng cao năng lực tài chính, quản trị, tăng cường ứng dụng công nghệ và khả năng cạnh tranh, cơ cấu lại nợ, tháo gỡ khó khăn sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước đẩy mạnh thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các doanh nghiệp. - Thứ hai, vấn đề nợ xấu có liên quan rất lớn tới hàng tồn kho và bất động sản. Do đó, cần phải tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy đầu tư, tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế như tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư phát triển bằng nguồn vốn trong nước và nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu, tổ chức và quản lý có hiệu quả thị trường tiêu thụ hàng hóa, kích thích đầu tư, mua hàng hóa bất động sản, như việc mua lại một số công trình bất động sản sắp hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng chưa bán được để phục vụ cho an sinh xã hội. Ban hành cơ chế, chính sách xử lý nợ xấu trong ngắn hạn, không để vấn đề lợi ích nhóm chi phối, không biến nợ ngân hàng thành nợ của Chính phủ để cuối cùng Nhà nước phải chịu. Ngân sách nhà nước sẽ được bố trí sử dụng hợp lý trong việc mua lại các dự án bất động sản để phục vụ cho các mục đích công, nhà ở chính sách, nhà ở xã hội; phục vụ để kinh doanh thông qua các công ty quản lý tài sản nhà nước như Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), Công ty mua bán nợ ; mua hoặc xóa nợ cho nông dân do thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, những tổn thất do sự bất ổn của thị trường ; xử lý nợ đầu tư công của các chính quyền địa phương để thúc đẩy doanh nghiệp luân chuyển vốn vay khi ngân sách thanh toán (theo ước tính nợ tồn đọng xây dựng cơ bản khoảng 90 nghìn tỷ đồng). Có biện pháp xử lý đối với các khoản nợ xấu phát sinh do thực hiện cho vay theo chỉ đạo hoặc chủ trương, Trang 9 chính sách của Chính phủ mà không có tài sản bảo đảm và không có khả năng thu hồi; các khoản vay đầu tư công ứng trước của chính quyền địa phương. - Thứ ba, cần phân loại nợ xấu để có biện pháp xử lý riêng phù hợp. Nợ xấu ở các tổ chức tín dụng chính là nợ không có khả năng chi trả của khách hàng mà phần lớn là doanh nghiệp, nợ xấu nằm trong mạng lưới nợ của các doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp đang nợ ngân hàng lại nằm trong mạng lưới nợ lẫn nhau. Do đó, nếu xử lý không khéo thì sẽ kéo theo sự sụp đổ dây chuyền. Vì thế, cần phải có giải pháp cụ thể cho từng loại nợ xấu, từng loại doanh nghiệp để bảo đảm xử lý tốt nợ xấu. - Thứ tư, nâng cao năng lực xử lý nợ của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) thông qua việc hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc xử lý nợ xấu, hoạt động mua bán, chứng khoán hóa tài sản xấu của các tổ chức tín dụng. Các khoản nợ xấu phải được định giá khách quan, bảo đảm sự minh bạch và không bị chi phối bởi lợi ích nhóm hoặc cơ chế xin - cho…; cần hình thành thị trường các công ty mua bán nợ với các quy mô nhỏ, linh hoạt, dễ dàng xử lý hơn. Nhà nước có thể tham gia để điều chỉnh thị trường, chứ không nên chỉ thành lập một công ty để gom lại tất cả các khoản nợ xấu và tài sản thế chấp. - Thứ năm, tranh thủ sự ủng hộ của các định chế tài chính và tạo điều kiện cho nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia quá trình xử lý nợ xấu. Tham vấn kinh nghiệm của các định chế tài chính lớn, như: Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) …, trong quá trình cải cách hệ thống tài chính, ngân hàng, đồng thời tranh thủ nguồn vốn của các tổ chức này nhưng không chấp nhận điều kiện ràng buộc để tránh sự tác động, can thiệp vào các quyết sách điều hành kinh tế. - Thứ sáu, hoàn thiện cơ chế, chính sách về quy định quản lý tín dụng và an toàn hoạt động ngân hàng cũng như về việc giải quyết tài sản bảo đảm của các tổ chức tín dụng khi khách hàng không trả được nợ. - Thứ bảy, các ngân hàng sử dụng các công cụ dự phòng của mình, cũng như việc tái cơ cấu doanh nghiệp và ngân hàng để có thể xử lý một phần tình trạng nợ xấu; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các ngân hàng thương mại nhỏ, yếu kém hợp nhất, sáp nhập với các ngân hàng lớn, sử dụng tiềm lực tài chính của các ngân hàng lớn để xử lý nợ xấu. - Thứ tám, cần tiến hành thống kê và phân loại nợ xấu một cách chính xác và hợp lý theo các quy định hiện hành. Trên cơ sở đó, có thể phân loại nợ xấu thành hai nhóm là nhóm nợ ngân hàng cần xử lý và nhóm nợ ngân hàng không xử lý được. Dựa trên số liệu đó cơ quan nhà nước mới có thể đưa ra biện pháp xử lý hoặc hỗ trợ thích hợp./. Câu 6: Giải pháp để đẩy nhanh giải ngân đối với gói cho vay hỗ trợ lãi suất 30.000 tỷ đồng của Chính phủ: Phân tích về các giải pháp hỗ trợ đang được áp dụng, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP Hồ Chí Minh cho biết, đến giữa tháng 12 này các ngân hàng cũng Trang 10 [...]... được quy định cụ thể mức vốn tối thi u của khách hàng vay, nhưng không vượt quá 20% phương án vay - Hiệp hội BĐS thành phố còn cho rằng, NHNN cần chỉ đạo các NHTM cho phép khách hàng cá nhân được bảo đảm tiền vay bằng chính căn hộ mua, thuê mua, căn hộ hình thành trong tương lai theo quy định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội: Người mua, thuê mua nhà ở xã hội không được phép cho thuê lại, thế chấp,... tính toán của Hiệp hội BĐS thành phố cho thấy: Với mức vay 500 triệu đồng trong 10 năm, hằng tháng người vay phải trả trên dưới 5 triệu đồng; nếu thời hạn vay là 20 năm, hằng tháng người vay chỉ phải trả khoảng 2-3 triệu đồng - Quy định người vay chỉ cần có vốn đối ứng tối thi u là 10% sẽ phù hợp với khả năng tài chính của số đông người vay; 90% còn lại được vay từ nguồn vốn ưu đãi Cơ sở để Hiệp hội... 30.000 tỷ đồng theo quy định tại Thông tư số 11 ngày 15/5/2013 là 5%/năm kể từ ngày 2/1/2014 Mức lãi suất này so với lãi suất tái chiết khấu 5% và lãi suất tái cấp vốn 7% là có thể chấp nhận được - Hơn nữa, thời hạn cho vay với cá nhân cũng nên được điều chỉnh từ 10 năm lên 20 năm để giảm mức trả nợ vay và lãi vay hằng tháng phù hợp với khả năng tài chính của số đông người vay Bởi tính toán của Hiệp... đồng/m2 đang xây dựng dở dang được tham gia vay ưu đãi Ông Châu cho rằng, như vậy vừa có thể nhanh chóng có căn hộ hoàn thi n đưa ra thị trường; vừa giải quyết nhanh hàng tồn kho để đáp ứng nhu cầu nhà ở của người thu nhập thấp - Ngày 2/1/2014, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có Quyết định số 21 về mức lãi suất của các ngân hàng thương mại áp dụng trong năm 2014 đối với dư nợ của các khoản cho vay... nhà ở xã hội không được phép cho thuê lại, thế chấp, trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó Với một căn hộ 50m2 giá bán 600 triệu đồng, người vay phải có vốn đối ứng 20% là 120 triệu đồng, được vay 80% là 480 triệu đồng Với tài sản đảm bảo là giá trị căn hộ và tiền người mua đã trả cộng lại tới 720 triệu đồng là khá an toàn với ngân hàng - Để đẩy nhanh tiến độ... hàng - Để đẩy nhanh tiến độ giải gói tín dụng ưu đãi, Hiệp hội BĐS thành phố cũng đề xuất Bộ Xây dựng sửa đổi quy định theo hướng: Xác nhận của đơn vị đang công tác về nơi công tác và thực trạng nhà ở cho người vay mua nhà chỉ cần xác nhận một lần; không yêu cầu xác nhận về điều kiện thu nhập Bãi bỏ quy định đơn vị xác nhận phải chịu trách nhiệm về nội dung xác nhận của mình, thay bằng quy định: Người...mới chỉ cam kết cho vay với khách hàng trên cả nước được khoảng 1.654 tỷ đồng trong gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng; giải ngân được 555 tỷ đồng - Riêng tại TP Hồ Chí Minh cũng mới chỉ có 358 trường hợp được cam kết cho vay, trong đó có 1 doanh nghiệp BĐS với tổng số tiền là 738,6 tỷ đồng Như vậy, trước những khó khăn rất lớn của thị trường BĐS, kết... trách nhiệm việc khai báo về thực trạng nhà ở của mình Trang 11 - Để hỗ trợ doanh nghiệp nhanh chóng cung cấp căn hộ ra thị trường, Hiệp hội cũng đề nghị TP Hồ Chí Minh sớm ban hành danh mục các khu vực không cho phép chuyển đổi dự án và khu vực cho phép chuyển đổi để các doanh nghiệp BĐS định hướng việc điều chỉnh phát triển dự án nhà ở phù hợp Đồng thời sớm xem xét với 6 dự án nhà ở thương mại xin chuyển . TÀI LIỆU ÔN THI MÔN QUẢN TRỊ RỦI RO TÀI CHÍNH Câu 1: 3 nguyên tắc cơ bản trong quản trị RRTC: - Cập nhật và đo lường chính xác mức độ rủi ro mà đơn vị đang đối mặt. - Xây dựng các hạn mức rủi. hợp nhỏ còn lại, có thể dẫn đến phá sản. Không có mô hình hoàn hảo chính xác trong quản trị rủi trong đầu tư. Nhà đầu tư không sợ rủi ro mà ngại rủi ro. Câu 5: Các nguyên nhân gây ra nợ xấu ở. securities) là một loại tài sản tài chính có dòng tiền trong tương lai phụ thuộc vào giá trị của một hay một số tài sản tài chính khác, gọi là tài sản cơ sở (underlying asset). Tài sản cơ sở có thể