MT TUAN 15 CHUAN KTKN

10 155 0
MT TUAN 15 CHUAN KTKN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY Tuần 15 : Từ ngày 29 /11/2010 đến ngày 03 /12/2010 Thứ, ngày Tiết Lớp Phân môn Tên bài dạy Thứ 2 Sáng 29/11 3 4 3A 4A Thủ công Mĩ thuật Cắt, dán chữ V Vẽ tranh: Vẽ chân dung Thứ 3 Sáng 30/11 B. Chiều 1 2 3 1 2 3 1C 2C 2C 2B 1A 5A Mĩ thuật Thủ công Mĩ thuật Mĩ thuật Thủ công Mĩ thuật Vẽ cây Gấp, cắt dán biển báo giao thông cấm xe đi Vẽ theo mẫu: vẽ cái cốc. Vẽ theo mẫu: vẽ cái cốc. Gấp cái quạt (tiết 1) Vẽ tranh: Đề tài quân đội Thứ 4 Sáng 01/12 1 2 3 4 5 3A 4B 1B 2A 5B Mĩ thuật Mĩ thuật Mĩ thuật Mĩ thuật Mĩ thuật Tập nặn tạo dáng tự do: Nặn hoặc vẽ, xé dán Vẽ tranh: Vẽ chân dung Vẽ cây Vẽ theo mẫu: vẽ cái cốc. Vẽ tranh: Đề tài quân đội Thứ 5 Sáng 02/12 B. Chiều 1 3 4 1 2B 1A 2A 1B Thủ công Mĩ thuật Thủ công Thủ công Gấp, cắt dán biển báo giao thông cấm xe đi Vẽ cây Gấp, cắt dán biển báo giao thông cấm xe đi Gấp cái quạt (tiết 1) LỚP 1 Bài 15: VẼ CÂY I/ MỤC TIÊU: -HS nhận biết hình dáng, màu sắc vẻ đẹp của cây và nhà. - Biết cách vẽ cây, vẽ nhà. - vẽ được bức tranh đơn giản có cây, có nhà và vẽ màu theo ý thích. II/ CHUẨN BỊ : 1/ GV: Tranh ảnh một số hình dáng cây. 2/ HS : Vở vẽ, bút chì, bút màu III/ CÁC HOẠT ĐỘNG : 1 . Khởi động :Hát 2 . Bài cũ : - GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS. 3 . Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HOẠT ĐỘNG 1: Giới thiệu tranh, ảnh một số loại cây - GV treo tranh ảnh một số loại cây: Tên cây… Các bộ phận của cây. - GV cho HS tìm thêm một số loại cây khác. - GV giới thiệu cho HS biết thêm một số loại cây mà HS chưa nêu tên. HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn HS vẽ cây - GV hướng dẫn HS vẽ: + Vẽ thân, cành + Vẽ vòm lá (tán lá) + Vẽ thêm chi tiết cho cây + Vẽ màu theo ý thích - GV vẽ nhanh một số loại cây thường gặp cho HS biết. HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành - GV hướng dẫn HS vẽ cân đối trong tờ giấy. + Có thể vẽ 1 cây + Vẽ nhiều cây thành hàng hoặc vườn cây ăn quả ( nhiều loại, cao thấp khác nhau). - Tô màu tuỳ thích. - GV quan sát giúp đỡ HS yếu. HOẠT ĐỘNG 4 : Nhận xét , đánh giá - GV thu một số bài cho lớp nhận xét – đánh giá. - GV nhận xét – tuyên dương. 4. Tổng kết – dặn dò : - Chuẩn bị : Vẽ hoặc xé dán lọ hoa - Nhận xét tiết học . - Quan sát - HS tự nêu - HS quan sát, lắng nghe - HS thực hiện vẽ vào vở - HS nhận xét LỚP 2 Bài 15: Vẽ theo mẫu VẼ CÁI CỐC I/ MỤC TIÊU : -Hiểu đặc điểm, hình dáng một số loại cốc. -Biết cách vẽ cái cốc. -Vẽ được cái cốc theo mẫu. II/ CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: - Một vài cái cốc có hình dạng khác nhau. - Một số bài vẽ của học sinh. 2. Học sinh: Vở vẽ, nháp, bút chì, màu vẽ. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động: Hát. 2. Bài cũ: - GV kiểm tra đồ dùng học tập của HS - GV nhận xét. 3. Giới thiệu và nêu vấn đề: Giới thiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát, nhận xét. - Giới thiệu một số vật mẫu. Gợi ý cho HS nhận biết. + Loại có miệng rộng hơn đáy. + Loại có miệng và đáy bằng nhau. + Loại có đế tay cầm. + Trang trí khác nhau. + Làm bằng các chất liệu khác nhau: nhựa, thuỷ tinh. HOẠT ĐỘNG 2 : Cách vẽ cái cốc. -GV yêu cầu HS chọn mẫu để vẽ đúng. -Gợi ý cách vẽ màu. HOẠT ĐỘNG 3 : Thực hành. - Theo dõi chỉnh sửa. - Giáo viên nhắc nhở cách vẽ màu. HOẠT ĐỘNG 4 : Nhận xét, đánh giá. + Nhận xét: GV chọn một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp cùng HS nhận xét về: Hình ảnh, màu sắc. + Đánh giá: GV cho HS tập xếp loại sau đó xếp loại lại các bài được chọn cho phù hợp 5.Tổng kết – dặn dò. -Xem trước bài sau: Nặn hoặc vẽ, xé dán con vật -Chuẩn bị đầy đủ DCHT - Quan sát. Nêu nhận xét. - Quan sát. - Cả lớp thực hành vẽ. Tô màu. - HS nhận xét - HS tập xếp loại LỚP 3 Bài 15: Tập nặn tạo dáng tự do NẶN HOẶC VẼ , XÉ DÁN HÌNH CON VẬT I/ MỤC TIÊU: - Hiểu hình dáng, đặc điểm của con vật. - Biết cách nặn và tạo dáng được con vật theo ý thích. II/ CHUẨN BỊ: GV: Sưu tầm tranh, ảnh các con vật. Hình gợi ý cách nặn. Đất nặn và giấy màu. HS: Đất nặn, VBT vẽ. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG: 1. Khởi động: Hát. 2. Bài cũ:Vẽ con vật quen thuộc. - GV gọi 2 HS lên vẽ con vật mà mình thích . - GV nhận xét bài cũ. 3. Giới thiệu và nêu vấn đề: Giới thiiệu bài – ghi tựa: 4. Phát triển các hoạt động. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HOẠT ĐỘNG 1: Xem tranh. - GV cho HS xem tranh, ảnh hoặc bài tập nặn để HS nhận biết: + Tên con vật? + Các bộ phận của con vật? + Đặc điểm của con vật - GV yêu cầu HS chọn con vật sẽ nặn. HOẠT ĐỘNG 2: Cách nặn con vật. - GV dùng đất hướng dẫn. + Nặn các bộ phận chính trước (đầu, mình). + Nặn các bộ phận sau (chân, đuôi, tai). + Ghép, đính thành con vật. - GV hướng dẫn HS cách tạo dáng con vật. - Có thể nặn con vật bằng nhiều màu. HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành. - GV yêu cầu HS chọn con vật và nặn theo trí nhớ. - GV quan sát HS làm bài, đưa ra những gợi ý khi cần thiết. - GV khuyến khích HS nặn con vật theo nhóm. HOẠT ĐỘNG 4: Nhận xét, đánh giá. - GV yêu cầu HS bày bài tập theo nhóm và sắp xếp theo từng đề tài. - GV chia lớp thành 2 nhóm: cho hai nhóm thi nặn các con vật mà mình thích. - GV nhận xét . 5.Tổng kết – dặn dò. -Chuẩn bị bài sau: Vẽ trang trí. -Nhận xét bài học. - HS quan sát - HS trả lời. - HS chọn con vật để nặn. - HS lắng nghe. - HS quan sát. - HS thực hành nặn một con vật. - Hai nhóm thi với nhau. - HS nhận xét. LỚP 4 Bài 15: Vẽ tranh VẼ CHÂN DUNG I.MỤC TIÊU : - Hiểu đặc điểm, hình dáng của một số khuôn mặt người. - Biết cách vẽ chân dung. - Vẽ được tranh chân dung đơn giản. II. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên : SGK , SGV ; 1số ảnh chân dung 1 số tranh chân dung của họa sĩ và HS và tranh ảnh về đề tài khác để so sánh ; Hình gợi ý cách vẽ . 2. Học sinh : SGK ; Vở thực hành ; Bút chì , tẩy ,màu vẽ . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : Hát 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Dạy bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS * HOẠT ĐỘNG 1: Quan sát, nhận xét - Giới thiệu ảnh và tranh chân dung để HS nhận ra sự khác nhau. - Cho HS quan sát khuôn mặt bạn để nhận ra: + Hình khuôn mặt. + Tỉ lệ dài ngắn, to nhỏ, rộng hẹp của trán, mắt, mũi, miệng,cằm… *Chốt: mỗi người có khuôn mặt khác nhau; các bộ phận trên mặt có hình dáng khác nhau ở từng người; vị trí của mắt, mũi, miệng…trên khuôn mặt của mỗi người khác nhau HOẠT ĐỘNG 2: Cách vẽ chân dung - Gợi ý HS cách vẽ hình: + Phác hình khuôn mặt theo đặc điểm của người định vẽ cho vừa với tờ giấy. + Vẽ cổ, vai và đường trục của mặt. + Tìm vị trí tóc, tai, mũi, miệng…để vẽ hình cho rõ đặc điểm. -Vừa hướng dẫn vừa phác nét lên bảng vài khuôn mặt khác nhau với các kiểu tóc, tai, miệng khác nhau. - Hướng dẫn HS vẽ màu nền. HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành -Cho hs vẽ theo nhóm vòng tròn để hs vẽ chân dung lẫn nhau. HOẠT ĐỘNG 4: Nhận xét, đánh giá - Chọn một số tranh đẹp cho HS tập nhận xét về bố cục, hình, chi tiết, màu sắc. - Cho HS nêu cảm nghĩ về chân dung . 4.Tổng kết – dặn dò. - Aûnh chụp giống thật rõ từng chi tiết; tranh chân dung tập trung tả đặc điểm nổi bật của nhân vật. - HS lắng nghe - Thực hành vẽ theo trình tự đã hướng dẫn. - HS tập nhận xét - HS nêu cảm nghĩ HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS -Về vễ hoàn chỉnh bài -Chuẩn bị bài sau: Nặn tạo dánghoăch xé dán con vật hoặc ôtô LỚP 5 Bài 15: Vẽ tranh ĐỀ TÀI QUÂN ĐỘI I. MỤC TIÊU : - Hiểu một vài hoạt động cả bộ đội trong sản xuất, chiến đấu và trong sinh hoạt hằng ngày. - Biết cách vẽ tranh về đề tài Quân đội. - Vẽ được tranh về đề tài Quân đội. II. CHUẨN BỊ : GV: SGK , SGV . - Sưu tầm một số tranh ảnh về quân đội . - Một số bức tranh về đề tài quân đội . HS: SGK, Vở Tập vẽ . - Bút chì , tẩy , màu vẽ . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Khởi động : Hát . 2. Bài cũ : Vẽ trang trí : Trang trí đường diềm ở đồ vật . - Nhận xét bài vẽ kì trước . 3. Bài mới : Vẽ tranh đề tài : Quân đội . Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm , chọn nội dung đề tài . - Giới thiệu một số tranh ảnh về Quân đội , gợi ý HS nhận thấy : + Tranh vẽ về đề tài này thường có hình ảnh chính là các cô , chú bộ đội . + Trang phục của quân đội khác nhau giữa các binh chủng . + Trang bị vũ khí và phương tiện phong phú . + Đề tài này rất phong phú ; có thể vẽ rất nhiều hoạt động . HOẠT ĐỘNG 2 : Cách vẽ tranh . - Cho HS xem một số bức tranh hoặc hình gợi ý để các em nhận ra cách vẽ tranh : + Vẽ hình ảnh chính là các cô , chú bộ đội trong một hoạt động cụ thể nào đó . + Vẽ các hình ảnh phụ sao cho phù hợp với nội dung . + Vẽ màu có đậm , có nhạt phù hợp nội dung đề tài HOẠT ĐỘNG 3 : Thực hành . - Nhắc HS vẽ theo từng bước như đã hướng dẫn ở các bài trước . - Bao quát lớp , gợi ý , hướng dẫn bổ sung cách chọn đề tài , cách vẽ . HOẠT ĐỘNG 4 : Nhận xét , đánh giá . - Theo dõi , trả lời . - Xem tranh ảnh về quân đội để nhớ lại hình ảnh , màu sắc , không gian cụ thể . : - Theo dõi . - Nhận xét về cách sắp xếp hình ảnh , cách vẽ hình , vẽ màu ở một số bức tranh . - Xem các bức tranh SGK . - Vẽ vào vở theo cảm nhận riêng . - Tự nhận xét , xếp loại các bài đẹp , chưa - Gợi ý HS nhận xét một số bài về : nội dung , bố cục , hình vẽ , nét vẽ , màu sắc . - Bổ sung , khen ngợi , động viên chung cả lớp . - Giáo dục HS thêm yêu quý các cô , chú bộ đội . đẹp . Lớp 1 Thủ công Gấp cái quạt I. MỤC TIÊU : - Biết cách gấp cái quạt. -Gấp và dán được cái quạt bằng giấy. Các nếp gấp có thể chưa đều, chưa thẳng theo đường kẻ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV : Bài mẫu,giấy màu hình chữ nhật,sợi chỉ (len) màu. Đồ dùng học tập (bút chì,hồ). - HS : Giấy màu,giấy nháp,1 sợi chỉ hoặc len,hồ dán,khăn,vở thủ công. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : 1. Ổn định lớp 2. Bài cũ : Kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh,nhận xét . Học sinh đặt đồ dùng học tập lên bàn. 3. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1 : Giới thiệu bài học – Ghi đề bài. Mục tiêu : Học sinh nhận biết được các nếp gấp cách đều của cái quạt để ứng dụng vào việc gấp. - Giáo viên giới thiệu bài mẫu và hỏi : Để gấp được cái quạt trước hết em phải gấp theo mẫu nào ? - Giảng thêm : Giữa quạt mẫu có dán hồ,nếu không có hồ ở giữa thì 2 nửa quạt nghiêng về 2 phía. Hoạt động 2 : Hd học sinh cách gấp Mục tiêu : Học sinh biết cách gấp cái quạt và thực hành trên giấy vở. Giáo viên hướng dẫn mẫu cách gấp. Bước 1 : Đặt giấy màu lên bàn gấp các nếp gấp cách đều. Bước 2 : Gấp đôi lấy dấu giữa,dùng chỉ buộc giữa,bôi hồ nếp gấp ngoài cùng. Bước 3 : Ép chặt 2 phần vào nhau chờ hồ khô thì mở ra thành quạt. Học sinh thực hành,giáo viên quan sát,nhắc nhở. 4. Củng cố : Gọi học sinh nhắc lại các bước gấp cái quạt giấy. 5. Nhận xét – Dặn dò : - Tinh thần,thái độ học tập và việc chuẩn bị đồ dùng học tập của học sinh. - Chuẩn bị giấy màu,đồ dùng học tập và 1 sợi chỉ (len) để gấp quạt đẹp ở tiết 2. Học sinh quan sát và trả lời. Học sinh quan sát và ghi nhớ thao tác. Học sinh thực hành trên giấy vở. Thủ công GẤP, CẮT, DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG CẤM XE ĐI NGƯỢC CHIỀU I/ MỤC TIÊU : - Biết gấp, cắt dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều. - Gấp cắt dán được biển báo chỉ cấm xe đi ngược chiều. Đường cắt có thể mấp mô. Biển báo tương đối cân đối. Có thể làm biển báo giao thông cố kích thước to hoặc bé hơn kích thước GV hướng dẫn. II/ CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : - Mẫu biển báo cấm đỗ xe. - Quy trình gấp, cắt, dán. 2.Học sinh : Giấy thủ công, vở. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS. 1.Bài cũ : Tiết trước học kĩ thuật bài gì ? Trực quan : Mẫu : Gấp,cắt,dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều -Gọi HS lên bảng thực hiện 3 bước gấp cắt dán. -Nhận xét, đánh giá. 2.Bài mới : Giới thiệu bài. Hoạt động 1 :Quan sát, nhận xét. Mục tiêu : Học sinh biết quan sát nhận xét biển báo cấm đỗ xe. -Trực quan : Quy trình gấp cắt, dán biển báo cấm đỗ xe. -Hãy nhận xét xem kích thước màu sắc của biển báo cấm đỗ xe có gì giống và khác so với biển báo chỉ chiều xe đi ? -Giáo viên hướng dẫn gấp. -Bước 1 : Gấp, cắt biển báo cấm đỗ xe (SGV/ tr 227) -Bước 2 : Dán biển báo cấm đỗ xe. -Dán chân biển báo lên tờ giấy trắng. -Dán hình tròn màu đỏ chồm lên chân biển báo nửa ô. Dán hình tròn màu xanh ở giữa hình tròn đỏ. -Dán chéo hình chữ nhật màu đỏ vào giữa hình tròn màu xanh. Hoạt động 2 : Thực hành gấp cắt, dán . Mục tiêu : HS biết gấp cắt dán biển báo cấm đỗ xe. -GV hướng dẫn gấp (SGV/ tr 228). - Gấp,cắt,dán biển báo giao thông chỉ lối đi thuận chiều và biển báo cấm xe đi ngược chiều. -2 em lên bảng thực hiện các thao tác gấp. - Nhận xét. -Gấp cắt dán BBGT cấm đỗ xe. -Quan sát. -Nhận xét : Kích thước giống nhau, ø màu nền khác nhau. -Biển báo chỉ lối đi thuận chiều xe đi là hình mũi tên màu trắng trên nền hình tròn màu xanh. -Biển báo cấm là vòng tròn đỏ xanh, và hình chữ nhật chéo là màu đỏ. -Chia nhóm tập gấp, cắt, dán biển báo cấm đỗ xe. -Giáo viên đánh giá sản phẩm của HS. 3.Củng cố : - Nhận xét tiết học. 4. Dặn dò: - Lần sau mang giấy nháp, GTC, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán. -HS thực hành theo nhóm. -Các nhóm trình bày sản phẩm . -Hoàn thành và dán vở. TUẦN 15 BÀI 9: CẮT, DÁN CHỮ V I. MỤC TIÊU: - Biết cách kẻ, cắt, dán chữ V. - Kẻ, cắt, dán được chữ V. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ dán tương đối phẳng. II. ĐỒ DÙNG: - Mẫu chữ V cắt đã dán và mẫu chữ V cắt từ giấy màu hoặc giấy trắng. Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ V. - Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì, kéo thủ công, hồ dán. IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. -GV giới thiệu mẫu các chữ V và hướng dẫn HS quan sát để rút ra nhận xét. -Nét chữ rộng 1Ô. Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu. Bước 1: Kẻ chữ V -Lật mặt trái của tờ giấy thủ công, kẽ, cắt một hình chữ nhật có chiều dài 5 Ô, rộng 3 Ô. - Chấm các điểm đánh dấu hình chữ V vào hinh chữ nhật, sau đó kẻ chữ V theo các điểm đã đánh dấu. Bước 2: Cắt chữ V. Gấp đôi hình chữ nhật đã kẻ chữ V theo đường dấu giữa( mặt trái ra ngoài). Cắt theo đường kẻ nửa chữ V Bước 3: Dán chữ V. - THực hiện tương tự như dán chữ H, U bài trước. Hoạt động 3: HS thực hành cắt, dán chữ V. - GV yêu cầu HS nhắc lại và thực hiện các thao tác kẻ, gấp, cắt chữ V. - GV nhận xét và nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán chữ V theo quy trình. - GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ HS còn lúng túng. - GV nhắc HS dán chữ cho cân đối và miết cho phẳng. - GV đánh giá sản phẩm thực hành của HS và khen ngợi những em làm được sản phẩm đẹp. * Nhận xét- dặn dò: - GV nhận xét sự chuẩn bị bài, tinh thần thái độ học tập, kết quả thực hành của HS. - Dặn dò HS giờ học sau mang giấy thủ công, giấy nháp, bút màu, kéo thủ công để học bài “Cắt, dán chữ E”. - HS quan sát chữ mẫu. - Nêu nhận xét về độ rộng, chiều cao của chữ. - HS thực hành theo nhóm. - HS nhắc lại các bước kẻ, cắt, dán các chữ V theo quy trình 3 bước. - HS thực hành kẻ, cắt, dán chữ V. - HS trưng bày sản phẩm. - DUYỆT CỦA TÔ TRƯỞNG DUYỆT CỦA BAN LÃNH ĐẠO . KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY Tuần 15 : Từ ngày 29 /11/2010 đến ngày 03 /12/2010 Thứ, ngày Tiết Lớp Phân môn Tên bài dạy Thứ. cấm xe đi Vẽ cây Gấp, cắt dán biển báo giao thông cấm xe đi Gấp cái quạt (tiết 1) LỚP 1 Bài 15: VẼ CÂY I/ MỤC TIÊU: -HS nhận biết hình dáng, màu sắc vẻ đẹp của cây và nhà. - Biết cách vẽ. sát - HS tự nêu - HS quan sát, lắng nghe - HS thực hiện vẽ vào vở - HS nhận xét LỚP 2 Bài 15: Vẽ theo mẫu VẼ CÁI CỐC I/ MỤC TIÊU : -Hiểu đặc điểm, hình dáng một số loại cốc. -Biết cách vẽ

Ngày đăng: 25/05/2015, 08:00

Mục lục

  • HOẠT ĐỘNG CỦA GV

  • HOẠT ĐỘNG CỦA HS

    • II/ CHUẨN BỊ :

    • III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

    • GẤP, CẮT, DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG

      • I/ MỤC TIÊU :

      • III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan