Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
118 KB
Nội dung
Ngô Hồng Mai – Lớp A31 CLC KTĐN MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 NỘI DUNG 3 KẾT LUẬN 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 - 1 - Ngô Hồng Mai – Lớp A31 CLC KTĐN LỜI MỞ ĐẦU Với xu hướng toàn cầu hoá, nền kinh tế thế giới đang thay da đổi thịt từng ngày. Trong vòng quay của thời gian và vòng xoáy của thời đại, Việt Nam đã và đang từng bước cố gắng để bắt kịp với guồng quay thương mại, nhanh chóng hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp Việt Nam phải chú trọng phát triển chiều sâu, nâng cao năng suất, chất lượng, trong đó đặc biệt là năng suất. Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã tích cực đổi mới tổ chức quản lí, đẩy mạnh ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất, cải tiến quy trình sản xuất, nâng cao trình độ quản lí và trình độ tay nghề của người lao động cho nên đã đạt được sự tăng trưởng mạnh về năng suất. Tuy nhiên, cần phải nói rằng nhìn chung năng suất của các doanh nghiệp ở Việt Nam còn rất thấp. Năng suất của doanh nghiệp Việt Nam thấp hơn 2-5 lần so với các nước ASEAN. Năm 1996, năng suất bình quân của Nhật Bản cao gấp 124,6 lần của Việt Nam, Thái Lan gấp 26,8 lần, Malaysia gấp 17 lần, Inđônêxia gấp 6,9 lần Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong năng suất của doanh nghiệp có nhiều, trong đó có cả những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan từ các doanh nghiệp. Nhận thức được thực trạng trên đây và tầm quan trọng của năng suất đối với nền kinh tế Việt Nam, em xin chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao năng suất và ứng dụng của nó tại Việt Nam” cho tiểu luận của mình. Tuy nhiên do kinh nghiệm nghiên cứu còn chưa nhiều nên em không thể tránh khỏi thiếu sót. Em mong cô giúp đỡ để tiểu luận này có thể hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn cô. - 2 - Ngô Hồng Mai – Lớp A31 CLC KTĐN NỘI DUNG I. NĂNG SUẤT 1.1. Khái niệm năng suất Theo khái niệm năng suất cổ điển thì năng suất có nghĩa là năng suất lao động hoặc hiệu suất sử dụng các nguồn lực. Vì khái niệm năng suất xuất hiện trong một bối cảnh kinh tế cụ thể, nên trong giai đoạn đầu sản xuất công nghiệp, yếu tố lao động là yếu tố được coi trọng nhất. Ở giai đoạn này, người ta thường hiểu năng suất đồng nghĩa với năng suất lao động. Qua một thời kỳ phát triển, các nguồn lực khác như vốn, năng lượng và nguyên vật liệu cũng được xét đến trong khái niệm năng suất để phản ánh tầm quan trọng và đóng góp của nó trong doanh nghiệp. Quan điểm này đã thúc đẩy việc phát triển các kỹ thuật nhằm giảm bớt lãng phí và nâng cao hiệu quả sản xuất. Năng suất ở giai đoạn này có nghĩa là sản xuất “nhiều hơn” với “chi phí thấp hơn”. Tuy nhiên, quan điểm năng suất như vậy mới chỉ dừng lại ở năng suất nguồn lực và đó chỉ là một khía cạnh của năng suất. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) trong nhiều năm đã đưa ra quan điểm tiến bộ hơn về năng suất, đó là việc sử dụng có hiệu quả những nguồn lực: vốn, đất đai, nguyên vật liệu, năng lượng, thông tin và thời gian chứ không chỉ bó hẹp trong yếu tố lao động. Nhưng nếu chỉ dừng ở quan điểm như vậy thì năng suất chỉ xét đến các yếu tố đầu vào mà chưa đề cập đến giá trị đầu ra. Mà đầu ra là yếu tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế như hiện nay. Theo cách tiếp cận mới, định nghĩa năng suất theo đúng bản chất được hiểu một cách hết sức đơn giản. Nó là mối quan hệ (tỷ số) giữa đầu ra và đầu vào được sử dụng để hình thành đầu ra đó. Theo cách định nghĩa này thì nguyên tắc - 3 - Ngô Hồng Mai – Lớp A31 CLC KTĐN cơ bản của tăng năng suất là thực hiện phương thức để tối đa hoá đầu ra và giảm thiểu đầu vào. Thuật ngữ đầu vào, đầu ra được diễn giải khác nhau theo sự thay đổi của môi trường kinh tế - xã hội. Đầu ra thường được gọi với những cụm từ như tập hợp các kết quả. Đối với các doanh nghiệp, đầu ra được tính bằng tổng giá trị sản xuất - kinh doanh, giá trị gia tăng hoặc khối lượng hàng hoá tính bằng đơn vị hiện vật. Ở cấp vĩ mô thường sử dụng Tổng giá trị sản phẩm quốc nội (GDP) là đầu ra để tính năng suất. Đầu vào trong khái niệm này được tính theo các yếu tố tham gia để sản xuất ra đầu ra như lao động, nguyên vật liệu, vốn, thiết bị máy móc, năng lượng, kỹ năng quản lý. 1.2. Mục đích của việc tăng năng suất Trong nền kinh tế thị trường, năng suất được gắn chặt với các hoạt động kinh tế. Nó được hiểu là làm sao để tạo ra nhiều đầu ra hơn với lượng đầu vào hạn chế. Cải tiến năng suất cho phép tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống cho xã hội. Đối với các doanh nghiệp, nó làm cho khả năng cạnh tranh được tăng lên thông qua việc sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn và tạo ra nhiều đầu ra hơn. Cải tiến năng suất còn có ý nghĩa đối với mỗi cá nhân trong xã hội với cách hiểu tạo ra nhiều của cải hơn, thu nhập cao hơn và chất lượng cuộc sống được cải thiện tốt hơn. Điều này có thể thực hiện được nhờ vào các nỗ lực cá nhân và tập thể không ngừng nâng cao kiến thức, kỹ năng, kỷ luật, các hoạt động phát huy tinh thần sáng tạo cũng như việc quản lý công việc tốt hơn, phương pháp làm việc tốt hơn, giảm thiểu chi phí, giao hàng đúng hạn, hệ thống và công nghệ tốt hơn để đạt được sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, thị phần lớn hơn và mức sống cao hơn. - 4 - Ngô Hồng Mai – Lớp A31 CLC KTĐN II. CÁC BIỆN PHÁP TĂNG NĂNG SUẤT VÀ ỨNG DỤNG CỦA NÓ TẠI VIỆT NAM 2.1. Nâng cao chất lượng người lao động 2.1.1. Vai trò của người lao động đối với năng suất Người lao động, một mặt là bộ phận của nguồn lực phát triển, đó là yếu tố đầu vào không thể thiếu được trong quá trình sản xuất. Măt khác người lao động là một bộ phận của dân số, những người được hưởng lợi ích từ sự phát triển. Sự phát triển kinh tế suy cho cùng đó là tăng trưởng kinh tế để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con người. Lao động là một trong bốn yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế và nó là yếu tố quyết định nhất, bởi vì tất cả mọi của cải vật chất và tinh thần của xã hội đều do con người tạo ra, trong đó lao động đóng vai trò trực tiếp sản xuất ra của cải đó. Trong một xã hội dù lạc hậu hay hiện đại cũng phải dùng người lao động để vận hành máy móc. Người lao động là một yếu tố đầu vào của mọi quá trình sản xuất, không có gì thay thế hoàn toàn được người lao động, do vậy chúng ta phải đề cao vai trò của người lao động. 2.1.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng người lao động ở Việt Nam Trong trình tự giải quyết, nước ta phải đi tuần tự từ tiếp tục xóa mù chữ, phổ cập tiểu học, đang bị những kiến thức cơ bản, đào tạo nghề từ sơ cấp đến các bậc cao hơn để tạo ra một bộ phận người lao động có chất lượng cao, đặc biệt phải chú trọng đào tạo lao động kỹ thuật, nhằm đáp ứng nhu cầu của những ngành công nghệ mới, các khu công nghiệp và các khu kinh tế mở. Thời gian qua, chúng ta đào tạo nhân lực CNC theo kênh gửi đi đào tạo ở nước ngoài và đào tạo tại các cơ sở giáo dục trong nước. Chương trình đào tạo bằng ngân sách Nhà nước (gọi tắt là Chương trình 322) đã đào tạo được 1.740 cán bộ từ đại học trở lên ở nhiều nước có nền KH&CN tiên tiến. Thông qua hoạt - 5 - Ngô Hồng Mai – Lớp A31 CLC KTĐN động của Quỹ Giáo dục Việt Nam - Hoa Kỳ (VEF), Việt Nam đã gửi đào tạo được hơn 100 tiến sĩ, thạc sĩ, phần lớn ngành đào tạo liên quan đến CNTT-TT, CNSH, tự động hóa và cơ điện tử, công nghệ nanô. Hầu hết các trường đại học, cao đẳng ở nước ta đều có các khoa và bộ môn giảng dạy về CNTT. Bên cạnh đó còn có các trung tâm và nhiều loại hình đào tạo khác. Đến năm 2004, đã có 62 cơ sở đào tạo bậc đại học, 101 cơ sở bậc cao đẳng, 108 cơ sở bậc trung học chuyên nghiệp đào tạo chính quy về CNTT. Một số trường đại học đào tạo về CNSH, vật liệu mới và tự động hóa như Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, Đại học Công nghệ - ĐHQG Hà Nội, Việc mở rộng quy mô giáo dục đào tạo là rất cần thiết. Đảng và Nhà nước cần có chính sách khuyến khích mở rộng và hỗ trợ cho các trường dạy nghề nhằm thu hút học sinh, sinh viên, khắc phục sự mất cân đối trong cơ cấu ngành học, bậc học của giáo dục và đào tạo. Giáo dục đào tạo chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật, ngoài ý nghĩa với tăng trưởng kinh tế còn đặc biệt quan trọng trong việc phát triển giảm nguy cơ tụt hậu. Yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng nguồn nhân lực là việc đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục đào tạo. Việc hội nhập và cạnh tranh kinh tế đòi hỏi hàng hóa phải đạt tiêu chuẩn quốc tế để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, từ đó phải đòi hỏi có trình độ công nghệ cao và khả năng sử dụng tương ứng các công nghệ đó. Ngoài giáo dục đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ về mặt lý thuyết cần chú ý điều kiện thực hành, ứng dụng, giáo dục kỹ thuật, tác phong lao động công nghiệp, rèn luyện kỹ năng và những khả năng thích ứng của người lao động với những đặc điểm của nền kinh tế thị trường. Song song với vấn đề giáo dục đào tạo con người, chúng ta phải quan tâm đến vấn đề dân số, sức khỏe, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giảm sức ép đối với quy mô và chất lượng giáo dục. - 6 - Ngô Hồng Mai – Lớp A31 CLC KTĐN Để có thể xây dựng được đội ngũ công nhân lao động lành nghề, đáp ứng được nhu cầu thị trường hiện nay, doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng. Cũng bởi điều này mà đã có rất nhiều doanh nghiệp không tiếc tiền của, công sức để đầu tư đào tạo nâng cao trình độ cho những lao động đang làm việc, mặt khác liên tục tuyển dụng với mong muốn xây dựng được đội ngũ nhân sự trình độ cao. Để nâng cao trình độ người lao động, không còn cách nào khác, chính các doanh nghiệp phải chủ động và có những giải pháp cụ thể. Chẳng hạn, các doanh nghiệp cần có những chính sách ưu đãi riêng để “chiêu mộ” người lao động có trình độ chuyên môn cao, tay nghề vững về làm việc trong đơn vị mình. Ngoài việc chiêu mộ lao động có tay nghề cao, từng doanh nghiệp cần phối hợp với các trường kỹ thuật tiến hành đào tạo, đào tạo lại để người lao động có điều kiện hoàn thiện tay nghề và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của công việc. Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng: Nếu lãnh đạo doanh nghiệp không bắt tay vào việc phát triển nhân tài cho chính doanh nghiệp của mình thì sẽ phải trông chờ vào nơi khác, hoặc phải dùng lương cao và phúc lợi hấp dẫn hơn để thu hút những người mà chưa chắc kiến thức và kỹ năng của họ khiến bạn hài lòng 100%. Có thể thấy, nâng cao trình độ cho người lao động, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và thường xuyên chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho họ là một cách thiết thực, cụ thể để tăng năng suất của mối doanh nghiệp. 2.2. Ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ 2.2.1. Vai trò của khoa học – công nghệ đối với năng suất Những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã và đang đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động làm chuyển biến mạnh mẽ cơ cấu kinh tế của các quốc gia và làm thay đổi sâu sắc mọi mặt của đời sống xã hội loài người. Nhờ vận dụng nhanh chóng những thành tựu mới của khoa học công nghệ, cũng như tận dụng có hiệu quả làn - 7 - Ngô Hồng Mai – Lớp A31 CLC KTĐN sóng đối với công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu, công nghệ sinh học… cục diện hiện nay của nhiều khu vực và nhiều nước trên thế giới đã có sự thay đổi về căn bản trên quy mô toàn cầu, trong những năm đầu của thế kỷ XXI, nhiều nước đang tiến nhanh vào kỷ nguyên thông tin, trong đó cơ cấu sản xuất và nền tảng của sự tăng trưởng kinh tế ngày càng dựa vào việc nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu của khoa học công nghệ. Khoa học-công nghệ luôn đóng vai trò quan trọng trong việc nắm bắt các cơ hội phát triển mới, rút ngắn khoảng cách giữa các quốc gia, đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế thế giới và làm biến đổi nền sản xuất, điều này kéo theo sự thay đổi lớn trong các lĩnh vực kinh doanh cũng như trong quản lý của mỗi một đơn vị doanh nghiệp. Sự phát triển của khoa học công nghệ cũng làm cho quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và các quốc gia trở nên khốc liệt. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý kinh tế phải có những chính sách phù hợp để phát triển nền sản xuất kinh doanh và thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá-hiện đại hoá phát triển mạnh. 2.2.2. Các giải pháp về khoa học – công nghệ ở Việt Nam Một số công nghệ như CNTT, CNSH đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong các ngành kinh tế - xã hội của đất nước. Trong lĩnh vực CNTT – TT, số lượng doanh nghiệp ứng dụng CNTT vào kinh doanh, thương mại điện tử tăng nhanh. Năm 2007, có 38% doanh nghiệp xây dựng trang web, 10% tham gia sàn giao dịch, 15% kết nối cơ sở dữ liệu với đối tác, 86% sử dụng thư điện tử cho giao dịch và 78% nhận đặt hàng bằng phương tiện điện tử. Trong 5 năm gần đây, thị trường CNTT - TT đã phát triển khá sôi động với tốc độ tăng trưởng đạt trung bình 20-25%/năm. Cùng với việc phát triển phần cứng (máy tính cá nhân, thiết bị viễn thông, điện tử, cấu kiện), công nghiệp phần mềm đang được tập trung đầu tư. Số lượng - 8 - Ngô Hồng Mai – Lớp A31 CLC KTĐN doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ tăng hàng năm đạt tỷ lệ 23%. Hiện có khoảng 9 khu phần mềm đang hoạt động. Tổng số hiện có khoảng 6.000 công ty phần mềm, với 15.000 nhân viên, năng suất lao động đạt khoảng 10.000 USD/năm. Trong chăn nuôi, với việc ứng dụng CNC, Việt Nam đã sản xuất được kháng sinh cho gia súc, gia cầm; tạo ra một số công nghệ sinh sản nhân tạo các loài tôm, cá và nhuyễn thể, cua, tôm hùm xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu đạt trên 2 tỷ USD/năm. Chúng ta cũng đã nghiên cứu, sản xuất thành công Chip vi xử lý RISC 8, 16, 32 bit với công nghệ 0.25um, ứng dụng chip vi xử lý RISC VN8-01 trong các thiết bị điện tử dân dụng; làm chủ công nghệ chế tạo các loại thiết bị cơ khí siêu trường, siêu trọng có độ chính xác cao như hệ thống xi lanh thủy lực trọng tải lớn đến 400 tấn dùng trong các hệ thống đóng mở các công trình thủy lợi, thủy điện (kể cả công trình lớn như thủy điện Sơn La), các loại cần cẩu trọng tải lớn (50 - 100 - 450 – 1.200 tấn) phục vụ cho công nghiệp đóng tàu, thủy điện Nhiều công nghệ, giải pháp kỹ thuật mới, tiên tiến do các đơn vị tư vấn, thiết kế, sản xuất thiết bị, thi công Việt Nam làm chủ và ứng dụng thành công. Khoa học và công nghệ Việt Nam đã góp phần quan trọng trong việc đưa công trình vào vận hành sớm hơn 2 năm so với dự kiến, tận dụng nguyên vật liệu trong nước, hạ giá thành sản phẩm, làm lợi cho đất nước trên 24.000 tỷ đồng. Một số công nghệ có thể kể ra là: chế biến và sản xuất tro bay tử tro xỉ của Công ty Cổ phần Sông Đà 12-Cao Cường phối hợp với Viện Khoa học vật liệu; Ứng dụng công nghệ bê tông đầm lăn trong thi công; Thiết kế, chế tạo các thiết bị cơ khí thủy công (các đơn vị trong nước đảm nhận hơn 27.000 tấn, chiếm 62% thiết bị siêu trường, siêu trọng, tải trọng lớn, chịu áp lực lớn, hệ thống thủy lực điều khiển với tải trọng nâng đến 700 tấn/cửa van…); Sản xuất hệ thống các thiết bị nâng hạ lớn (cẩu trục - 9 - Ngô Hồng Mai – Lớp A31 CLC KTĐN gian máy 1120 tấn, cẩu chân què 350 tấn, cẩu chân xích sức nâng 100-600 tấn), với tỉ lệ nội địa hóa trên 90% với giá thành hạ (bằng 50% giá sản phẩm tương đương của Châu Âu và 75% giá sản phẩm của Trung Quốc). Để việc nhân rộng các mô hình ứng dụng KHCN đạt hiệu quả cao cần quan tâm đến một số giải pháp sau: Cần phải có cơ chế, chính sách hỗ trợ các dự án đã thành công tiếp tục nhân ra diện rộng. Nâng cao chất lượng, hiệu quả của các mô hình, công nghệ áp dụng phải phù hợp với trình độ của nguồn nhân lực. Ngoài ra cần phải nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hành động thực tế của các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về vị trí, vai trò của khoa học công nghệ trong phát triển kinh tế. Xây dựng cơ chế phối hợp trong mạng lưới khuyến công, khuyến nông với sự tham gia tích cực của Trung tâm chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ nhằm cung cấp dịch vụ hỗ trợ đổi mới công nghệ và ứng dụng các tiến bộ KHCN. Hơn thế nữa, cần khuyến khích và hỗ trợ tích cực cho các nhà khoa học, các tập thể nghiên cứu đứng ra thành lập các doanh nghiệp dưới nhiều hình thức khác nhau (công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn, dân doanh, liên doanh, ) để đưa các kết quả nghiên cứu khoa học, triển khai công nghệ vào sản xuất, và được hưởng các chế độ ưu đãi đặc biệt về cơ sở hạ tầng, về tín dụng, về miễn, giảm thuế. 2.3. Tổ chức quản lí sản xuất 2.3.1. Vai trò của tổ chức quản lí sản xuất đối với năng suất Tổ chức quản lí sản xuất một cách hoàn hảo sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả năng suất về sau. Nội dung của tổ chức quản lí sản xuất bao gồm nhiều việc. Các công việc như sắp đặt bố trí các thiết bị sản xuất, bố trí các nhân viên sản xuất, bố trí dây chuyền sản xuất… đều là những công việc cần phải thiết kế quy hoạch một cách hợp lý. Xếp đặt các máy móc, thiết bị sản xuất một cách khoa học sẽ nâng cao hiệu quả sản xuất. Bố trí công nhân sản xuất hợp lý sẽ đem lại - 10 - [...]... nghiệp tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh gay gắt, đem lại lợi nhuận cho chủ doanh nghiệp, nâng cao thu nhập của người lao động và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của xã hội Dựa trên sự tìm hiểu về thực trạng năng suất ở Việt Nam, trong bài tiểu luận của mình em đã mạnh dạn đề ra một số giải pháp nâng cao năng suất, đó là: nâng cao chất lượng người lao động, ứng dụng các thành... những giải pháp cơ bản nhất và khả năng áp dụng vào thực tế cao Việc nghiên cứu đề tài này đem lại cho chúng ta một cái nhìn đúng đắn, sâu sắc về năng suất, đặc biệt là các yếu tố quyết định đến năng suất, để từ đó tìm ra giải pháp hiệu quả trong việc nâng cao năng suất Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp phải đối mặt với cạnh tranh găy gắt Việc sử dụng hiệu... khi được thấu hiểu và áp dụng rộng rãi cho các hoạt động sản xuất khác, sẽ đem lại các hiệu quả như kể trên Một mô hình tổ chức quản lí sản xuất khác có tiềm năng áp dụng vào Việt Nam, đó là mô hình 6 Sigma Vào đầu những năm 1980, trong nỗ lực nâng cao chất lượng cao nhất cho các sản phẩm của mình, công ty Motorola của Mỹ đã khởi xướng mô hình quản lý chặt chẽ các quá trình sản xuất và bắt đầu đưa ra... 2.3.2 Các giải pháp tổ chức quản lí sản xuất ở tại Việt Nam Tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa sử dụng nguồn lực nhằm quản lý sản xuất hiệu quả, đảm bảo chất lượng sản phẩm hay dịch vụ cung cấp luôn là mục tiêu phấn đấu của các doanh nghiệp Tuy nhiên, việc vận dụng các mô hình quản lý khác nhau ở Việt Nam thường chưa cho kết quả như mong đợi Trong nhiều trường hợp, tiết kiệm chi phí và sử dụng nguồn lực... hiệu quả các nguồn lực, tăng năng suất lao động có ý nghĩa quyết định sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp cần phải tìm ra những giải pháp tăng năng suất phù hợp với điều kiện cụ thể của mình để áp dụng - 14 - Ngô Hồng Mai – Lớp A31 CLC KTĐN TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Giáo trình “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin”, Nhà... nghiệp một phương thức kiểm soát quá trình chặt chẽ, nhờ đó ổn định và giảm sự biến đổi về chất lượng của sản phẩm/dịch vụ cung cấp - 13 - Ngô Hồng Mai – Lớp A31 CLC KTĐN KẾT LUẬN Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, việc cải tiến năng suất tại các doanh nghiệp mang ý nghĩa rất quan trọng Cải tiến năng suất giúp doanh nghiệp tồn tại. .. hình này Áp dụng các nguyên tắc Kaizen vào Việt Nam có thể giúp giảm tỷ lệ hư hỏng của sản phẩm xuống 25%, - 11 - Ngô Hồng Mai – Lớp A31 CLC KTĐN giảm chi phí 20% và tăng sản lượng lên 25%, giúp rút ngắn thời gian giao hàng và tăng doanh số cho công ty Các hoạt động cải tiến của mô hình Kaizen bắt đầu từ nền tảng rất cơ bản, đó là phải có một môi trường... quả sản xuất tăng cao Quy hoạch hợp lý năng lực sản xuất có thể tận dụng được hết các tư liệu sản xuất Dây chuyền sản xuất sắp xếp hợp lý tất sẽ làm cho hiệu quả sản xuất trong một đơn vị thời gian được nâng cao tối đa Chính vì vậy, quy hoạch và thiết kế sản xuất là một công việc mà người quản lý sản xuất không được phép sai lầm thiếu sót trong việc quản lý hiệu quả sản xuất Hiệu quả của tổ chức quản... doanh nghiệp tăng cao khả năng cạnh tranh và tăng lợi nhuận Tuy nhiên khía cạnh chất lượng của sản phẩm/dịch vụ vẫn là vấn đề cần quan tâm Kinh nghiệm triển khai tại một số doanh nghiệp ở Việt nam cho thấy sự biến đổi (không đồng nhất) về chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất/dịch vụ vẫn còn và đòi hỏi có biện pháp kiểm soát tốt hơn Với các doanh nghiệp có sự hỗ trợ tốt nhờ công nghệ hiện đại (ví... lại chưa đáp ứng được mong đợi từ khách hàng Một mô hình quản lý sản xuất đáp ứng được cùng lúc các mục tiêu như vậy sẽ giúp doanh nghiệp vừa giảm chi phí sản xuất, vừa làm hài lòng khách hàng, thực sự cần thiết Nhìn vào một số mô hình quản lý phi tiêu chuẩn, ví dụ như mô hình Kaizen của Nhật Bản, các vấn đề cải tiến để cắt giảm chi phí sản xuất được đề cập đến như nguyên tắc cơ bản khi áp dụng các mô