Mục lục I. Khái quát chung về Bảo hiểm hỏa họan 1. Sự ra đời và tầm quan trọng 3 2. Vài nét về Bảo hiểm hỏa họan 4 3. Sơ lược về Bảo hiểm hỏa họan nhà tư nhân 8 II. Thực trạng về bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân ở Việt Nam 1. Tình hình hỏa họan ở Việt Nam 10 2. Thực trạng về Bảo hiểm hỏa họan nhà tư nhân hiện nay và một số khó khăn gặp phải 11 III. Một số biên pháp phát triển lọai hình Bảo hiểm hỏa họan nhà tư nhân ở Việt Nam 1. Cải tiến sản phẩm, phát triển sản phẩm mới 13 2. Sử dụng công cụ marketing thực hiện xúc tiến thương mại 14 3. Nâng cao chất lượng của các dịch vụ kèm theo 14 Đơn giản hóa thủ tục Công tác giám định Công tác tư vấn Công tác tính phí Công tác bồi thường Ứng dụng khoa học kĩ thuật 4. Công tác đào tạo cán bộ 16 5. Một số giải pháp cho các tòa nhà cao tầng, khu chung cư 17 I. Khái quát chung về bảo hiểm hỏa hoạn : 1. Sự ra đời và tầm quan trọng: Lịch sử nguồn gốc ngành bảo hiểm có từ rất xa xưa (hàng ngàn năm về trước) Nhưng theo sử sách của ngành bảo hiểm , công ty bảo hiểm đầu tiên ra đời ở Anh vào khoảng thế kỷ 17: Công ty bảo hiểm hàng hải Lloyds of London. Lịch sử cũng ghi nhận ông Nicholas Barbon là người sáng lập ra ngành Bảo Hiểm hỏa hoạn vào năm 1680 sau sự kiện đám cháy khủng khiếp ở thủ đô Luân Đôn. Đám cháy lớn kéo dài bảy ngày, tám đêm bắt đầu từ chủ nhật 291666 cho tới ngày 991666 đã để lại một tổn thất vô cùng to lớn: thiêu hủy hoàn toàn 13.200 ngôi nhà, 87 nhà thờ . Từ sự kiện này, người dân Anh mới nhận thức được tầm quan trọng của của việc thiết lập hệ thống phòng cháychữa cháy và bồi thường cho người bị thiệt hại một cách hữu hiệu . Công ty bảo hiểm hỏa hoạn đầu tiên tại nước Anh cũng ra đời từ đó. Bảo hiểm hỏa họan cũng như bất kỳ nghiệp vụ bảo hiểm nào khác, cũng đều ra đời bắt nguồn từ thực tế là con người luôn luôn phải vật lộn với rủi ro. Nhiều lọai rủi ro được xuất hiện vẫn tồn tại và chi phối cuộc sống của con người. Hơn nữa sự phát triển của con người phần nào đã hạn chế kiểm sóat được rủi ro này nhưng lại làm tăng mức độ trầm trọng của rủi ro khác hoặc làm phát sinh nhiều lọai rủi ro mới. chính sự đe dọa trực tiếp của rủi ro mà bảo hiểm hỏa họan ra đời như một tất yếu khách quan. Ở Việt Nam, bảo hiểm hỏa hoạn bắt đầu được thực hiện từ năm 1989 sau khi có Quyết định số 06TCQĐ ngày 17011989 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy tắc về bảo hiểm hỏa hoạn. Đến nay, do sự tối ưu của bảo hiểm hỏa hoạn, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 1302006NĐCP ngày 08112006 quy định chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. 2. Vài nét về bảo hiểm hỏa hoạn ( phạm vi, đối tượng, điều kiện) 2.1. Khái niệm Là nghiệp vụ bảo hiểm những thiệt hại do cháy và các rủi ro tương tự khác hay các rủi ro đặc biệt như: động đất, bão lụt, núi lửa, sét đánh…gây ra cho đối tượng bảo hiểm. 2.2 Đối tượng bảo hiểm : Bất động sản: nhà cửa, công trình xây dựng, nhà máy, xí nghiệp, kho tàng…thuộc loại hình SXKD hoặc công trình xây dựng Các động sản: tài sản liên quan đến người đ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH KHOA NGÂN HÀNG ĐỂ TÀI 11: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN LỌAI HÌNH BẢO HIỂM HỎA HỌAN NHÀ TƯ NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Giảng viên: TS.Nguyễn Tấn Hòang Nhóm thực hiện: Nhóm 8_Ngân hàng khối 2-K33 1. Phạm Thị Như Hoa NH5 2. Nguyễn Thị Thanh Hương NH4 3. Nguyễn Thị Thanh Huyền NH4 4. Lê Phương Thảo NH5 5. Nguyễn Bích Thùy NH4 TP.HỒ CHÍ MINH, Tháng 9/2010 Mục lục I. Khái quát chung về Bảo hiểm hỏa họan 1. Sự ra đời và tầm quan trọng 3 2. Vài nét về Bảo hiểm hỏa họan 4 3. Sơ lược về Bảo hiểm hỏa họan nhà tư nhân 8 II. Thực trạng về bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân ở Việt Nam 1. Tình hình hỏa họan ở Việt Nam 10 2. Thực trạng về Bảo hiểm hỏa họan nhà tư nhân hiện nay và một số khó khăn gặp phải 11 1 1 III. Một số biên pháp phát triển lọai hình Bảo hiểm hỏa họan nhà tư nhân ở Việt Nam 1. Cải tiến sản phẩm, phát triển sản phẩm mới 13 2. Sử dụng công cụ marketing thực hiện xúc tiến thương mại 14 3. Nâng cao chất lượng của các dịch vụ kèm theo 14 - Đơn giản hóa thủ tục - Công tác giám định - Công tác tư vấn - Công tác tính phí - Công tác bồi thường - Ứng dụng khoa học kĩ thuật 4. Công tác đào tạo cán bộ 16 5. Một số giải pháp cho các tòa nhà cao tầng, khu chung cư 17 I. Khái quát chung về bảo hiểm hỏa hoạn : 1. Sự ra đời và tầm quan trọng: Lịch sử nguồn gốc ngành bảo hiểm có từ rất xa xưa (hàng ngàn năm về trước) Nhưng theo sử sách của ngành bảo hiểm , công ty bảo hiểm đầu tiên ra đời ở Anh vào khoảng thế kỷ 17: Công ty bảo hiểm hàng hải Lloyds of London. Lịch sử cũng ghi nhận ông Nicholas Barbon là người sáng lập ra ngành Bảo Hiểm hỏa hoạn vào năm 1680 sau sự kiện đám cháy khủng khiếp ở thủ đô Luân Đôn. Đám cháy lớn kéo dài bảy ngày, tám đêm bắt đầu từ chủ nhật 2/9/1666 cho tới ngày 9/9/1666 đã để lại một tổn thất vô cùng to lớn: thiêu hủy hoàn toàn 13.200 ngôi nhà, 87 nhà thờ . Từ sự kiện này, người dân Anh mới nhận thức được tầm quan trọng của của việc thiết lập hệ thống phòng cháy-chữa cháy và bồi thường cho người bị thiệt hại một cách hữu hiệu . Công ty bảo hiểm hỏa hoạn đầu tiên tại nước Anh cũng ra đời từ đó. 2 2 Bảo hiểm hỏa họan cũng như bất kỳ nghiệp vụ bảo hiểm nào khác, cũng đều ra đời bắt nguồn từ thực tế là con người luôn luôn phải vật lộn với rủi ro. Nhiều lọai rủi ro được xuất hiện vẫn tồn tại và chi phối cuộc sống của con người. Hơn nữa sự phát triển của con người phần nào đã hạn chế kiểm sóat được rủi ro này nhưng lại làm tăng mức độ trầm trọng của rủi ro khác hoặc làm phát sinh nhiều lọai rủi ro mới. chính sự đe dọa trực tiếp của rủi ro mà bảo hiểm hỏa họan ra đời như một tất yếu khách quan. Ở Việt Nam, bảo hiểm hỏa hoạn bắt đầu được thực hiện từ năm 1989 sau khi có Quyết định số 06/TCQĐ ngày 17-01-1989 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy tắc về bảo hiểm hỏa hoạn. Đến nay, do sự tối ưu của bảo hiểm hỏa hoạn, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08-11-2006 quy định chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. 2. Vài nét về bảo hiểm hỏa hoạn ( phạm vi, đối tượng, điều kiện) 2.1. Khái niệm Là nghiệp vụ bảo hiểm những thiệt hại do cháy và các rủi ro tương tự khác hay các rủi ro đặc biệt như: động đất, bão lụt, núi lửa, sét đánh…gây ra cho đối tượng bảo hiểm. 2.2 Đối tượng bảo hiểm : Bất động sản: nhà cửa, công trình xây dựng, nhà máy, xí nghiệp, kho tàng…thuộc loại hình SXKD hoặc công trình xây dựng Các động sản: tài sản liên quan đến người được BH Tài sản cần thiết cho sự hoạt động của một doanh nghiệp Hàng hoá 2.3 Phạm vi bảo hiểm Qui tắc bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt ban hành theo quyết định số 142/TC-QĐ ngày 12/04/1993 3 3 Áp dụng chung cho tất cả các đối tượng trong nước, các DN có vốn ĐTNN, các tổ chức quốc tế và cơ quan ngoại giao Người bảo hiểm có trách nhiệm bồi thường cho người được bảo hiểm : Những thiệt hại do những rủi ro được bảo hiểm gây ra cho tài sản được bảo hiểm ghi trong giấy chứng nhận BH (hoặc danh mục kèm theo) nếu người được BH đã nộp phí BH và những thiệt hại đó xảy ra trước 4 giờ chiều ngày cuối cùng của thời hạn BH ghi trong giấy CNBH Những chi phí cần thiết và hợp lý nhằm hạn chế tổn thất trong và sau khi hoả hoạn. Danh mục rủi ro lựa chọn : A. Hoả hoạn Cháy: - Nổ do ảnh hưởng của cháy - Động đất hoặc lửa ngầm dưới đất - Bản thân tài sản bị phá hủy hoặc hư hỏng do sự lên men hoặc quá trình xử lý bằng nhiệt Sét: thiệt hại trực tiếp do sét gây ra Nổ: là hiện tượng cháy cực nhanh tạo ra và giải phóng một áp lực lớn kèm theo một tiếng động mạnh phát sinh từ sự giãn nở nhanh, mạnh của chất lỏng, chất rắn hoặc chất khí - Nổ nồi hơi phục vụ sinh hoạt - Hơi đốt phục vụ sinh hoạt thắp sáng hoặc sưởi ấm trong nhà - Những thiệt hại tài sản do phương tiện hoặc biện pháp cứu chữa gây ra - Thiệt hại tài sản do mất cắp trong khi hoả hoạn 4 4 B. Nổ: tất cả thiệt hại do nổ gây nên, loại trừ Tài sản bị phá huỷ hay hư hại do nồi hơi, thùng đun nước bằng hơi đốt, bình chứa, máy móc hoặc thiết bị mà áp suất bên trong hoàn toàn do hơi nước tạo ra bị nổ Bình chứa, máy móc thiết bị hoặc chất liệu bên trong các dụng cụ đó bị hư hại hay bị phá huỷ do nổ các chất liệu đó C. Máy bay hoặc phương tiện hàng không khác hay các thiết bị trên các phương tiện đó rơi vào. D. Nổi loạn, bạo động dân sự, đình công, bế xưởng, hoặc hành động của người tham gia gây rối, bạo động hay những người có ác ý không mang tính chất chính trị. Các rủi ro loại trừ : Những tài sản bị thiệt hại do - Nổi loạn, bạo động dân sự ( nhóm D) - Chiến tranh, xâm lược, hành động thù địch của nước ngoài, chiến sự, nội chiến, khởi nghĩa, cách mạng, binh biến, bạo động, đảo chính… - Khủng bố (nhằm mục đích chính trị) Bất kì tổn thất nào, trực tiếp hay gián tiếp mà nguyên nhân gây ra liên quan đến - Phóng xạ hay nhiễm phóng xạ từ nhiên liệu hạt nhân hay từ chất thải hạt nhân - Các thuộc tính phóng xạ, độc, nổ hoặc các thuộc tình nguy hiểm khác của thiết bị nổi hạt nhân hay các bộ phận của thiết bị đó Những tổn thất do hành động cố ý hoặc đồng loã của người được bảo hiểm gây ra Những tổn thất về 5 5 - Hàng hoá nhận uỷ thác hay kí gửi - Tiền bạc, kim loại, đá quí, chứng khoán, thư bảo lãnh, tem phiếu, tài liệu, bản thảo, sổ sách kinh doanh, bản mẫu văn bằng, khuôn mẫu, bản vẽ, tài liệu thiết kế - Chất nổ - Người, động vật, thực vật sống - Những tài sản được bảo hiểm theo đơn BH hàng hải - Tài sản bị cướp hay bị mất cắp Những thiệt hại mang tính chất hậu quả dưới bất kì hình thức nào (gián đoạn kinh doanh, mất thu nhập, ô nhiễm môi trường…) trừ thiệt hại về tiền thuê nhà nếu tiền thuê nhà được xác nhận trong giấy chứng nhận BH là được BH Những thiệt hại gây ra cho bên thứ ba Những thiệt hại trong phạm vi miễn thường 3.Sơ lược về bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân : 3.1 Quyền lợi bảo hiểm: Bảo hiểm cho những tổn thất về tài sản bị rủi ro bất ngờ và không lường trước được tại ngôi nhà có tham gia bảo hiểm. Giá trị bồi thường tương đương với giá trị phần tổn thất. 6 6 Những rủi ro được bảo hiểm bao gồm : Hoả hoạn, nổ bình ga hoặc nồi hơi nước, bình đun nước phục vụ sinh hoạt gia đình; sét đánh. Do va chạm với các vật thể như: • Máy bay và các phương tiện hàng không khác hoặc các thiết bị trên các phương tiện đó rơi vào; • Xe cộ hay động vật; Bão, lốc, lũ lụt, lún đất nhưng ngoại trừ những thiệt hại gây ra do ẩm mốc thông thường, thiệt hại đối với trang thiết bị bên ngoài Ngôi nhà, và các động sản bên ngoài khác. (Hạn mức bồi thường 100.000.000 VND). Thiệt hại do trộm cướp (Hạn mức bồi thường 100.000.000 VND) 3.2 Giới hạn bồi thường : Trách nhiệm bồi thường trong mỗi vụ tổn thất hoặc trong bất kỳ một thời hạn bảo hiểm nào cũng không vượt quá: Thiệt hại thực tế của ngôi nhà được bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm của hạng mục bị tổn thất hoặc tổng số tiền bảo hiểm nếu thiệt hại xảy ra với toàn bộ tài sản được bảo hiểm. Bất kỳ hạn mức trách nhiệm nào được ghi trong Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc những số tiền được qui định theo một điều khoản bổ sung kèm theo. 3.3 Những rủi ro loại trừ bảo hiểm: Bất kỳ khiếu nại nào liên quan trực tiếp hay gián tiếp phát sinh do một trong các trường hợp dưới đây sẽ không được bồi thường : 7 7 Chiến tranh, xâm lược hay các hoạt động tương tự chiến tranh. Nội chiến, bạo loạn, hoặc những biến cố và nguyên nhân dẫn đến việc tuyên bố và duy trì tình trạng khẩn cấp/giới nghiêm v.v… Những thiệt hại xảy ra trong các điều kiện bất thường phát sinh bởi, hay là hậu quả trực tiếp, gián tiếp của các sự cố nói trên. Thiệt hại xảy ra khi ngôi nhà bỏ trống trong vòng 60 ngày; Thiệt hại xảy ra khi ngôi nhà đang cải tạo, sửa chữa; Thiệt hại do bị phá huỷ theo lệnh của Chính phủ, chính quyền địa phương. Tài sản tự lên men/toả nhiệt hoặc chịu tác động của các quả trình xử lý nhiệt/khô. Thiệt hại là hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp từ các rủi ro địa chấn hoặc những hành động cố ý của người được bảo hiểm. Thiệt hại là hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp từ nguyên liệu hạt nhân hoặc phóng xạ v.v… Thiệt hại đối với thiết bị điện hoặc bất kỳ bộ phận nào của thiết bị điện do chạy quá tải, đoản mạch, rò điện v.v… Thiệt hại là hậu quả gián tiếp do bất kỳ nguyên nhân và hình thức nào. II. Thực trạng về Bảo hiểm hỏa họan nhà tư nhân ở Việt Nam: 1. Tình hình hỏa họan ở Việt Nam: Theo số liệu của Bộ Tài chính, từ năm 2002 đến 2008 cả nước đã xảy ra hơn 15 nghìn vụ cháy, thiệt hại ước tính hàng nghìn tỷ đồng. Năm 2009 đã xảy ra 1.948 vụ cháy, trong đó, có 1.677 vụ cháy ở các cơ sở và nhà dân, 271 8 8 vụ cháy rừng làm 62 người chết và 145 người bị thương. Tổng thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 500 tỉ đồng . Bên cạnh đó, cũng xảy ra 18 vụ nổ, làm chết 16 người, bị thương 42 người, thiệt hại về tài sản ước tính 1,3 tỉ đồng. Tuy giảm về lượng so với năm 2008 nhưng lại tăng mức thiệt hại về người. Điển hình là số người bị chết vì cháy tăng 19% và chết trong các vụ nổ tăng 52%. Theo Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy (PCCC), trong quý I/2010, cả nước đã xảy ra 511 vụ cháy tại các cơ sở, nhà dân và 40 vụ cháy rừng, làm chết 11 người, bị thương 45 người, thiệt hại về tài sản ước tính trị giá 297,529 tỷ đồng và 801 héc-ta rừng. Các vụ hỏa họan tập trung chủ yếu tại các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai… Trong đó, số vụ hỏa họan nhà tư nhân xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước với mức thiệt hại không nhỏ về cả người và của. Nguyên nhân gây cháy phần lớn là do thiếu ý thức, sơ suất trong sinh hoạt sử dụng thiết bị điện và vi phạm quy định về PCCC. Bên cạnh đó, rủi ro từ thiên tai như giông tố, bão lụt, lũ… cũng xảy ra ngày càng nhiều và mức độ gây thiệt hại ngày càng nghiêm trọng. Việt Nam được xếp vào diện một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu nặng nề nhất thế giới. Chính vì vậy mà bảo hiểm hỏa họan nhà tư nhân ngày càng cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc khắc phục, bù đắp thiệt hại cũng như hướng dẫn các biện pháp phòng tránh rủi ro cho người dân. 2. Thực trạng vể bảo hiểm hỏa họan nhà tư nhân hiện nay và một số khó khăn gặp phải: Ở Việt Nam, bảo hiểm hoả hoạn bắt đầu được thực hiện từ năm 1989 sau khi có Quyết định số 06/TCQĐ ngày 17-01-1989 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Quy tắc về bảo hiểm hoả hoạn. Đến nay, do sự tối ưu của bảo hiểm hoả hoạn, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08-11-2006 quy định chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Tuy nhiên, đến cuối năm 2009, trong số hơn 30.000 cơ sở thuộc diện quy định, chỉ có hơn 15% tham gia mua bảo hiểm bắt buộc. Còn đối với các hộ gia đình,nhà tư nhân do không có yếu tố bắt buộc nên số đăng kí tham gia bảo hiểm hỏa họan còn tương đối thấp và chưa nhận được nhỉều sự quan tâm bởi thực tế nhu cầu của người dân và hiểu biết về tầm quan trọng của bảo hiểm hỏa họan nhà tư nhân còn nhiều hạn chế với quan niệm chủ quan, “ trời kêu ai nấy dạ”!. Thậm chí không ít trường hợp ngừơi dân có nhu cầu mua bảo hiểm chỉ vì dưới áp lực của ngân hàng khi đem nhà đi thế chấp vay tiền. 9 9 Mặc dù ngày nay thì các nhà bảo hiểm đã đưa ra khá nhiều gói sản phẩm cạnh tranh với chi phí tương đối không cao, khỏang 0,1%-0,15% giá trị ngôi nhà. Ví dụ, căn nhà có giá trị 1 tỷ đồng, khách hàng muốn mua bảo hiểm 1 tỷ đồng (có nghĩa là phía bảo hiểm sẽ trả cho khách hàng cao nhất 1 tỷ đồng nếu xảy ra rủi ro) thì khách hàng phải đóng số phí là 1-1,5 triệu đồng. Khách hàng có thể chọn mua hình thức bảo hiểm hỏa họan nhà với mức bảo hiểm là giá trị căn nhà hoặc một phần trị giá căn nhà. Càng ít có nguy cơ xảy ra rủi ro thì mức phí mua bảo hiểm càng thấp. Ngoài việc được bảo hiểm trị giá ngôi nhà, người mua bảo hiểm nhà còn được bảo hiểm cả tài sản trong ngôi nhà khi xảy ra rủi ro hỏa họan. Bên cạnh đó, các công ty bảo hiểm còn thực hiện các họat động tư vấn và mở rộng các điều khỏan điều kiện bảo hiểm, … nhằm thu hút sự quan tâm của khách hàng. Trước khi tiến hành ký hợp đồng bảo hiểm với khách hàng, các công ty bảo hiểm thường phải đến kiểm tra trước nhằm để xem mức độ xảy ra rủi ro mà tư vấn cách khắc phục cho khách hàng, đồng thời để kiểm tra mức độ chính xác của những thông tin mà khách hàng đã cho công ty bảo hiểm biết. Cũng có một số ghi nhận trong một vài năm gần đây, lượng đăng kí bảo hiểm lọai hình này đang có dấu hiệu tích cực hơn. Những hộ gia đình có căn nhà giá trị vài tỷ đồng đã đến mua bảo hiểm ngày càng tăng thậm chí có nhiều căn nhà trị giá khoảng 200 triệu đồng cũng đã tìm đến bảo hiểm để mua sự an tâm. Tuy nhiên,từ những số liệu trên và thực tế đang cho thấy, bảo hiểm hỏa họan nhà tư nhân vẫn chưa được sự quan tâm đúng mức. Khách hàng chủ yếu trong lọai hình bảo hiểm này đa số là các gia đình có thu nhập cao, còn những gia đình có thu nhập trung bình và thấp thì rất khó để thuyết phục mua bảo hiểm hỏa họan cho chính ngôi nhà của họ. 10 10 [...]... quan trong thời gian qua khi các vụ hỏa họan diễn ra ngày một gia tăng và để lại những hậu quả nặng nề Chính vì vậy, thị trường bảo hiểm hỏa họan nhà tư nhân cũng được xem là tiềm năng trong thời gian tới III Một số biện pháp để phát triển lọai hình Bảo hiểm nhà tư nhân ở Việt Nam: 1 Cải tiến sản phẩm, phát triển sản phẩm mới : Có thể nhận thấy thực tiễn rằng, khi mà thu nhập của hộ... phí: Họat động kinh doanh bảo hiểm là một hình thức kinh doanh dịch vụ Phí bảo hiểm mà ngừoi tham gia bảo hiểm phải đóng cho nhà bảo hiểm để đổi lấy những cam kết khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra Chính vì vậy, việc tính phí phải vừa đảm bảo chi trả bồi thường, đảm bảo kinh doanh có lãi đồng thời phải tạo được mức phí có khả năng cạnh tranh được với các công ty khác Phí bảo hiểm có ý nghĩa quan trọng... khách hàng Một trong những hành động cụ thể là công ty cần tổ chức thêm những đợt tập huấn, đào tạo hướng dẫn cán bộ để nâng cao trình độ nghiệp vụ ngòai ra cần phát hiện và nhìn nhận đúng đắn năng lực trình độ của từng cán bộ mà có chế độ đãi ngộ, ưu tiên thích đáng 5 Một số giải pháp cho các tòa nhà cao tầng, khu chung cư : - Để phát triển hoại hình bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân không chỉ xuất phát từ... đình sinh sống trong các khu chung cư Theo đó, bên cạnh sản phẩm bảo hiểm cháy nổ bắt buộc theo quy định của Bộ Tài chính, các hộ gia đình có thể lựa chọn mua thêm gói bảo hiểm cho căn hộ của mình với các điều khoản bảo hiểm mở rộng cho tài sản bên trong căn hộ, trách nhiệm đối với bên thứ ba, tiền thuê nhà và tai nạn con người Kết luận: Thực tế cho thấy, Bảo hiểm hỏa họan nhà tư nhân ở Việt Nam tuy... đầu tư tìm cách "trốn" điều này gây thêm khó khăn cho các công ty bảo hiểm tiếp 16 cận với người dân Để khắc phục tình trạng trên cần phải làm rõ trách nhiệm mua bảo hiểm thuộc về ai để tránh tình trạng gây tâm lý hoang man cho người dân, ỷ lại chủ đầu tư và trực tiếp tiếp cận với các công ty bảo hiểm để được tư vấn một cách thỏa đáng Ngoài ra, các công ty bảo hiểm nên đa dạng hóa sản phẩm bảo hiểm. .. nếu cần bảo hiểm thì mua ở đâu, mua như thế nào? Điều này cho thấy người dân sống ở các chung cư vẫn chưa được tiếp cận với loại hình bảo hiểm này một cách thích đáng "Đa số khách hàng mua "Bảo hiểm cháy nổ bắt buộc" hay "Bảo hiểm hỏa hoạn và các rủi ro đặc biệt" là các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu vì nguy cơ của mặt hàng này cao nên không thể bỏ qua Còn với các chung cư cao tầng đến "Bảo hiểm cháy... hàng mà còn xuất phát từ chính bản thân công ty bảo hiểm có mạnh dạn phát triển loại hình bảo hiểm này ở các công trình có quy mô lớn, mức độ rủi ro cao và khi xảy ra tổn thất thì mức bồi thường ở những công trình này chi phí rất cao Điều này cũng góp phần khiến các công ty bảo hiểm ngại bảo hiểm cho các tòa nhà cao tầng, kiến trúc hiện đại Trong thời gian vừa qua đã có những vụ cháy nhà cao tầng như... đầy đủ dù sau khi đã được tư vấn; thói quen hút thuốc vứt bừa bãi, bếp núc không an toàn, chứa chất dễ gây cháy, nổ; nhà quá lụp xụp… Với nhiều đánh giá của các chuyên gia thì mặc dù thị trường bảo hiểm hỏa họan nhà tư nhân còn chưa được đón nhận một cách tích cực Tuy nhiên, lọai hình này cũng có một số tín hiệu lạc quan trong thời gian qua khi các vụ hỏa họan diễn ra ngày một gia tăng và để lại những... khó, ngay cả khi có khách hàng tìm đến mua bảo hiểm rồi nhưng các công ty bảo hiểm vẫn không dễ dàng bán bảo hiểm cho khách hàng Trong nhiều trường hợp, các công ty bảo hiểm vẫn sẽ từ chối cung cấp bảo hiểm vì nhận thấy độ rủi ro quá cao Ví dụ như trường hợp nhà nằm trong các khu chợ, các căn hẻm quá nhỏ và chằng chịt , xe phòng cháy chữa cháy không vào được; nhà chứa nhiều vật dụng dễ gây cháy mà không... Đối với nhiều nước trên thế giới, bảo hiểm đã trở thành nhu cầu và trở thành tập quán của đời sống, nhưng với nứoc ta tất cả mới bắt đầu khi mà nhận thức của người dân về sự cần thiết của bảo hiểm đối với nền kinh tế, cũng như đối với đời sống xã hội vẫn còn hạn chế Do vậy, đây là một cơ hội tốt để các doanh nghiệp bảo hiểm nâng cao hiểu biết của người dân về bảo hiểm, đồng thời xây dựng được hình . hình hỏa họan ở Việt Nam 10 2. Thực trạng về Bảo hiểm hỏa họan nhà tư nhân hiện nay và một số khó khăn gặp phải 11 1 1 III. Một số biên pháp phát triển lọai hình Bảo hiểm hỏa họan nhà tư nhân. về Bảo hiểm hỏa họan 1. Sự ra đời và tầm quan trọng 3 2. Vài nét về Bảo hiểm hỏa họan 4 3. Sơ lược về Bảo hiểm hỏa họan nhà tư nhân 8 II. Thực trạng về bảo hiểm hỏa hoạn nhà tư nhân ở Việt Nam. như hướng dẫn các biện pháp phòng tránh rủi ro cho người dân. 2. Thực trạng vể bảo hiểm hỏa họan nhà tư nhân hiện nay và một số khó khăn gặp phải: Ở Việt Nam, bảo hiểm hoả hoạn bắt đầu được