Mộ nữ sỹ Hồ Xuân Hương nằm dưới hồ Tây?Cuộc đời của nữ sỹ Hồ Xuân Hương đã trở thành huyền thoại trong lịch sử thơ ca Việt Nam.. Nhà báo, nhà nghiên cứu Hồ Sỹ Bằng, Nguyên Viện trưởng Vi
Trang 1Mộ nữ sỹ Hồ Xuân Hương nằm dưới hồ Tây?
Cuộc đời của nữ sỹ Hồ Xuân Hương đã trở thành huyền thoại trong lịch sử thơ ca Việt Nam Tuy nhiên mộ của nữ sỹ tài
danh nhưng đa đoan này hiện ở đâu thì hầu như chưa một ai, tài liệu nào đề cập cụ thể Vậy nữ sỹ họ Hồ này được an táng ở đâu?
Bia tưởng niệm nữ sỹ Hồ Xuân Hương ở làng Quỳnh, xã Quỳnh Đôi (Quỳnh
Lưu, Nghệ An)
Trang 2Ở quê bà chúa thơ Nôm: Những chứng cớ mơ hồ
Làng Quỳnh, xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An quê hương nữ sỹ
Hồ Xuân Hương nằm ở địa đầu xứ Nghệ Ở ngôi làng hơn 630 năm tuổi, vốn nổi tiếng là mảnh đất của khoa bảng này, gặp bất kỳ ai từ trẻ mới lớn đến
những cụ già hầu như ai cũng nắm khá rõ thân thế cuộc đời nữ sỹ Hồ Xuân Hương Nhưng tất cả đều mơ hồ khi chúng tôi hỏi tìm về mộ thật của bà chúa thơ Nôm
Chúng tôi không khó tìm đến bia mộ của nữ sỹ Hồ Xuân Hương tọa lạc ngay phía đầu làng Cạnh nhà bia tưởng niệm bà là mộ cụ Hồ Tùng Mậu và anh hùng
Cù Chính Lan Nguyên văn trên bia ghi: "Bia tưởng niệm Hồ Xuân Hương (1772-1822) Bà là người Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu-Nghệ An) là một nhà thơ nữ kiệt xuất, nổi tiếng về những bài thơ không công thức, chống phong kiến ở thế
kỷ 18-19 Tác phẩm: Xuân Hương thi tập; Lưu Hương ký; Đồ sơn bát vịnh " Bia còn dịch ra tiếng Anh viết ở mặt bên cạnh Nhưng mộ thật của Hồ Xuân Hương không được an táng tại quê
Nhà báo, nhà nghiên cứu Hồ Sỹ Bằng, Nguyên Viện trưởng Viện Quan hệ quốc
tế, Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, người đã
có trên dưới 10 cuốn sách viết và tổng hợp rất công phu về thân thế và sự
nghiệp nữ sĩ Hồ Xuân Hương nhưng khi chúng tôi hỏi về nơi yên nghỉ của bà chúa thơ Nôm thì ông cũng lấy làm tiếc khi chưa tìm ra câu trả lời chính xác
"Có khá nhiều giả thiết về mộ của nữ sỹ Hồ Xuân Hương, trong đó có một số tài liệu để lại mà tôi thu thập được thì có khả năng mộ của bà hiện giờ nằm ở dưới
hồ Tây Nhưng đó cũng chỉ là một giả thiết thôi" - ông Bằng nói
Theo dấu những tích cũ
Hiện nay, đã có nhiều kết quả nghiên cứu khoa học khẳng định sự hiện diện của bà chúa thơ nôm Hồ Xuân Hương và tài năng văn học của bà trong lịch sử dân tộc, xua tan những ý kiến cho rằng bà là một nhân vật không có thật Vậy mộ của nữ sĩ đặt ở nơi nào, là câu hỏi không lời giải đáp thỏa đáng, không chỉ đặt ra cho những người con quê hương bà.
Ông Hồ Bá Hiền, Phó trưởng Ban liên lạc, kiêm Trưởng ban sử họ Hồ Việt Nam, đã bỏ nhiều thời gian nghiên cứu và đã từng đích thân đi tìm mộ nữ sĩ Hồ Xuân Hương Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Hiền cho biết: "Có mấy điểm trùng hợp ngẫu nhiên mà trong quá trình tôi nghiên cứu và trực tiếp đi tìm để nói lên rằng mộ nữ sỹ Hồ Xuân Hương ở gần Hồ Tây cũ (Hồ Tây cũ là đoạn cuối của sông Hồng xưa, sau khi sông Hồng đổi dòng và qua thời gian tạo nên Hồ Tây bây giờ)".
Theo nhà nghiên cứu sử học Hồ Bá Hiền, năm 1842, khi vua Thiệu Trị ra Hà Nội, nhà thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm theo vua anh ra Hà Nội thăm hồ Tây và để lại bài thơ "Long Biên trúc chi từ" Trong đó có đoạn "Đầy hồ rực rỡ hoa sen/ Sai người xuống hái đem lên cúng đàn/ Chớ trèo qua mộ
Trang 3Xuân Hương/ Suối vàng còn giận tơ vương lỡ làng/ Son tàn phấn rữa mồ hoang/ Xuân Hương đã khuất bên làn cỏ xanh" (Hoàng Xuân Hãn dịch thơ) Sau này, đã có một vài bài viết trong đó đáng chú ý có 2 bài của ông Vũ Thế Khôi (Tạp chí "Xưa và Nay" - số 39 - tháng 5/1997) và Tô Hoài ("Xưa và Nay" tháng 5/2000) nói đến các nghi vấn về phần mộ Hồ Xuân Hương ở đâu.
Nhà nghiên cứu Hồ Bá Hiền Các nghi vấn đó đặt mộ bà ở một trong ba vị trí Một là thôn Lạc Chính (tên cũ
là Ngũ Xã) khu gần hồ Trúc Bạch có một bãi nổi hiện diện nhiều phần mộ Hai
là gò nổi làm khu nghĩa địa giữa hồ gần với phía Thụy Khuê gần trường Bưởi
Ba là trên một cái gò gần sát làng Nghi Tàm (nay đã chìm dưới nước)
Manh mối đầu tiên?
Vẻn vẹn chỉ từng đó tư liệu là chưa đủ, ông Hồ Bá Hiền cùng một số người tâm huyết đã đến nhờ đến Trung tâm ngoại cảm tìm mộ từ xa của Liên hiệp khoa học UIA "Theo chỉ dẫn của nhà ngoại cảm thì thật trùng hợp, mộ bà ở vị trí thứ ba nói trên Nhà ngoại cảm nói rằng, ngày xưa hồ Tây hẹp, bên cạnh
hồ Tây có nghĩa địa Đồng Táo, mộ bà nằm bên hồ Tây và bên cạnh nghĩa địa Đồng Táo Trong nghĩa địa này có một miếu thờ Hồ Xuân Hương Khi lũ lụt do vỡ đê, hồ Tây được mở rộng ra như bây giờ khiến cho nghĩa địa Đồng Táo và mộ Hồ Xuân Hương đã nằm sâu dưới nước"- ông Hiền cho biết.
Qua nghiên cứu tài liệu và nhờ sự trợ giúp của Liên hiệp khoa học UIA, ông Hiền đã phác thảo hẳn một phác đồ, để rồi tự bỏ công sức thuê xuồng ra tận nơi để tìm mộ "Nhưng nước hồ Tây mênh mông quá, không sao xác định được bằng ca nô và sào chống Phải có phương tiện hiện đại hơn, có thợ lặn và có kinh phí lớn Điều này hiện khó quá, đây phải là việc làm của tập thể mới mong có kết quả được" - ông Hiền buồn rầu tâm sự.
Trang 4Theo phác đồ nhà nghiên cứu Hồ Bá Hiền thì mộ nữ
sỹ Hồ Xuân Hương cách phủ Tây Hồ khoảng 625 mét
về phía tây nam, cách khách sạn Thắng Lợi khoảng 915m về phía nam, tính từ mép hồ Từ miếu cũ xuôi
về tây khoảng 1.480 mét Cũng theo tìm hiểu của các nhà nghiên cứu qua những người làm nghề sông nước quanh Hồ Tây lâu đời ở các làng Hồ Khẩu, Thụy Khuê và Nghi Tàm kể lại, thì phường Nghi Tàm xưa có nghĩa địa Đồng Táo rất lớn, bà con phường Khán Xuân thường sang chôn cất, đặt mộ ở nghĩa địa này Từ sau khi dân ba làng Trúc Lâm, Trúc Yên, Yên Quang cho đắp con đập ngăn nước hồ Tây để đánh
cá vào năm 1620, nay là đường Thanh Niên, kề cận ngay với phường Khán Xuân thuở ấy nên nghĩa địa đã bị ngập
Một điều nữa cũng cần quan tâm là nghĩa địa Đồng Táo lại nằm bên cạnh chùa Kim Liên, cách chùa một đoạn không quá 300m Trước khi xây khách sạn Thắng Lợi, vùng này còn ngổn ngang mồ mả, nay là những nhà tầng san sát địa hình cảnh quan rất phù hợp với một chi tiết Miên Thẩm nói đến trong bài thơ: "Đầy hồ rực rỡ hoa sen; Sai người xuống hái đem lên cúng đàn" Nơi cúng đàn phải chăng là chùa Kim Liên, nơi có bà Chúa Tằm?
Tuy nhiên, một số tài liệu khác lại dẫn ra câu chuyện rằng: Vào một ngày trong dịp lập xuân, cuối đông năm Kỷ Tỵ, niên hiệu Tự Đức thứ 22 (1869) một người
họ Hứa, tiểu hiệu là Ngô Ban đã xác nhận là vừa đi chôn cất "nàng Xuân Hương" ở cạnh núi Nguyệt Hằng, phủ Từ Sơn, huyện Đức Giang (thuộc Bắc
Việc có nhiều giả thiết về phần mộ nữ sỹ Hồ Xuân Hương, làm cho việc tìm nơi
an nghỉ của bà ngày càng khó khăn Ông Hiền cho biết: "Việc tìm mộ bà chúa
Trang 5thơ Nôm là rất cần thiết để không những người Việt Nam mà còn những du khách quốc tế hâm mộ thơ bà khi tưởng nhớ tới nữ sĩ tài danh được thắp nén hương trước phần mộ Việc tìm mộ bà, tới đây tôi sẽ nêu ra trong cuộc họp triển khai lộ trình Ban liên lạc họ Hồ - Việt Nam khóa mới Tuy nhiên, có lẽ không ngày một ngày hai mà việc tìm mộ bà xúc tiến được"