Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 44 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
44
Dung lượng
703 KB
Nội dung
Phần 1 - Lý do chọn đề tài - Tiềm năng của Lào Cai về du lịch mạo hiểm - Bản thân rất thích đi du lịch mạo hiểm – “du lịch bụi” - Phần 2 - Một số lý luận về Du lịch mạo hiểm 1. Tổng quan về du lịch mạo hiểm 1.1. Giới thiệu, đinh nghĩa và hệ thống về Du lịch mạo hiểm Du lịch mạo hiểm là một khái niệm khá trừu tượng, vậy chính xác nó là là gì? Để mở đầu, chúng ta hãy cùng xem xét 5 trường hợp sau đây và xem đâu sẽ là “Du lịch mạo hiểm”: 1. Một người quốc tịch Anh 30 tuổi, trải nghiệm đi bộ đường dài và leo núi, đặt tour trọn gói thông qua một tổ chức trong 4 tuần, đến dãy Karakoram thuộc Himalayas, bao gồm cả leo lên đỉnh Spantik cao 7000m so với mặt nước biển. Cuộc hành trình được hướng dẫn bởi 1 người, và quy mô đoàn không quá 8 người. 2. Một cặp đôi đến từ Miami, đặt một chuyến bay rẻ tiền đến Thượng Hải, với mục đích sẽ khám phá khu vực sông Yangtze ở Trung Quốc.Họ không có một kế hoạch cụ thể nào và dự định sẽ thuê xe và sắp xếp chỗ nghỉ khi họ đến nơi. Đặc biệt, họ chưa bao giờ đến Trung Quốc trước đây. 3. Một nhóm 4 vận động viên người Anh tham gia 1 vòng đua mạo hiểm tại Scotland trong 48 giờ, bao gồm: chạy bộ, chèo thuyền, đạp xe). Họ được tài trợ và đảm bảo bởi một hãng sản xuất quần áo nổi tiếng. 4. Một người đàn bà 45 tuổi đi ra nước ngoài lần đầu tiên, tham gia một khoá học mang tên “Khám phá tiếng gọi bên trong của bạn” để phát triển các kỹ năng cá nhân tại Sierria Nevada, Tây Ban Nha. 5. Một gia đình tham gia chương trình “Family thrills and spills”, đến tham quan Lake District trong 1 ngày, nơi họ có thể trèo xuồng hoặc leo núi. Không thể chắc chắn đâu là đúng, hay đâu là sai? Và những chuyên gia trong lĩnh vực Du lịch cũng rất cố gắng xây dụng một khái niệm chung, nhưng vẫn chưa có một khái niệm nào được đồng ý một cách hoàn toàn. Hầu hết những nhà bình luận đều đồng tình rằng Du lịch mạo hiểm là một lĩnh vực trong ngành du lịch, tuy nhiên cũng có rất nhiều lĩnh vực khác như du lịch sinh thái hay các hoạt đông du lịch lại có cùng đặc điểm với Du lịch mạo hiểm. Bên cạnh đó, cũng còn có rất nhiều những khái niệm liên quan như “advanture travel”, “giải trí mạo hiểm” và “mạo hiểm mạnh và yếu”, những điều này nếu chỉ hiểu theo một mặt rất dễ gây hiểu lầm, nhưng nếu hiểu theo mặt khác sẽ lại thấy được tiềm năng lớn của du lịch mạo hiểm. Vì vậy, Du lịch mạo hiểm là một khái niệm gì đó khá phức tạp và mơ hồ. Sự mạo hiểm Trước hết chúng ta cần phải hiểu “Mạo hiểm” là gì để qua đó phân biệt với Du lịch mạo hiểm và đâu là đặc điểm của nó mà chúng ta cần trong lĩnh vực du lịch. Thuật ngữ “Mạo hiểm” gợi đến cho chúng ta những hình ảnh và những suy nghĩ khác nhau. Thử tượng tưởng và cảm nhận về nó, chúng ta sẽ thấy rất nhiều điều. Trước một loạt từ thường được dùng trên tạp chí hay tập gấp về các sản phẩm mạo hiểm. Những từ sau đây là hay được dùng nhất để miêu tả về cảm giác thế nào là mạo hiểm: Run sợ Thử thách Rủi ro Thú vị Phấn chấn Chinh phục Sợ hãi Kinh hoàng Thành công Cuộc hành trình Thám hiểm Liều lĩnh Sẽ thật thú vị nếu xem xét chúng ta mở rộng khái niệm Mạo hiểm với kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Thậm chí, trước khi chúng ta đủ kiến thức để xây dựng một định nghĩa hoàn chỉnh về Mạo hiểm trong một cuốn từ điển, hầu hết chúng ta đã có cảm nhận riêng về nó. Những câu chuyện về sự mạo hiểm đóng vai trò ban đầu trong việc cấu thành nên ý niệm Mạo hiểm. Một trong những câu chuyện mạca hiểm cổ nhất được viết bởi Conrad, Stevenson và Rider-Haggard, hay hiện đại hơn là sêri truyện “Bộ năm nổi tiếng” của Enid Blyton, hay như bộ tiểu thuyết “Sherlock Holmes” của nhà văn Conan Doyle cũng có những tình tiết khiến cho người ta có cảm giác Mạo hiểm. Ngày nay, những bộ phim về phiêu lưu cũng góp phần hình thành nên trong con người một số cảm giác về Mạo hiểm. Loạt phim về James Bond - Điệp viên 007 hay loạt phim về Indian Jones…là những ví dụ điển hình. Những câu chuyện này đôi khi thoát ly khỏi thực tế, hay nói cách khác là không có thực, tuy nhiên một trong những mục tiêu của du lịch mạo hiểm đó là du khách mong muốn được thoát khỏi sự buồn tẻ của thực tế, những chuỗi nhàm chán hàng ngày, đôi khi đó là sự mong muốn về cái gì đó phi thường, một cái đích mà không phải ai cũng làm được. Sự phân tích về những câu chuyện mạo hiểm đã nhanh chóng chỉ ra rằng du lịch mạo hiểm bao gồm nhiều yếu tố mang tính phi thường, vượt ra ngoài khả năng của con người. Nói cách khác, khó khăn lúc ban đầu, nhưng cuối cùng sẽ nhận được thành công. Điều này có liên quan một phần đến Du lịch. Trái với những câu chuyện lãng mạn về mạo hiểm, có một cách nhìn khác “khô cứng” hơn về mạo hiểm. Kinh nghiệm thức tế cung cấp cho chúng ta những ảnh hưởng đến nhận thức về mạo hiểm. Những kinh nghiệm này xảy đến cho cá nhân hoặc những người khác. Vì vậy, những điều đó là rất thực. Những nhà khai thác băng gần như đạt đến giới hạn của sự chịu đựng, những nhà leo núi gần như đạt đến giới hạn của kỹ năng và những nhà du hành vũ trụ gần như đạt đến giới hạn của công nghệ, họ đều đã chết trong khi đang cố gắng hết mình để đạt được đỉnh cao. Mỗi người trong chúng ta đều có khả năng miêu tả về suy nghĩ của mình về thuật ngữ Mạo hiểm. Mọi người thường nhắc đến sự mạo hiểm với một loạt những thử thách không mấy dễ chịu, những mối lo âu…Cảm giác lo sợ, thất vọng thường là cảm giác chung. Nói chung, Mạo hiểm được mong chờ và chập nhận là một loạt những gì khó khăn và không dễ chịu. Addison đã gợi ý khi ông nói về “advanture travel”: ”… được biểu thị là những cái không biết với sự mong đợi rằng nó sẽ trở thành một cuộc thử thách…”. Những đặc điểm cơ bản của sự Mạo hiểm Chúng ta đều tin rằng không một đặc điểm riêng lẻ nào có thể ảnh hưởng đến toàn bộ giá trị tổng thể của sự Mạo hiểm; những đặc điểm được nêu sau đây sẽ là những đặc điểm cơ bản tự nhiên nhất của sự Mạo hiểm: - Những tác động bất ngờ - Nguy hiểm và rủi ro - Sự thử thách - Dự đoán trước được “phần thưởng” - Tính phiêu lưu - Sự kích thích và náo nức - Thoát ly và ngăn cách khỏi thực tế - Khám phá và nghiên cứu - Sự say mê và tập trung - Những cảm xúc đối nghịch Rất nhiều các đặc điểm ở đây có liên quan đến nhau một cách chặt chẽ. Ví dụ, tính phiêu lưu được xấy dựng trên cơ sở của hai cảm giác là thử thách và một phần nào đó của sự kích thích. Một vài đặc điểm nếu đi một mình sẽ không tạo nên sự mạo hiểm. Tuy nhiên, khi chúng ta tham gia một hoạt đông mạo hiểm nào đó thì các đặc điểm đó vẫn được biểu hiện, chỉ là nhiều hay ít mà thôi. ♦ Những tác động bất ngờ Một trong những đặc điểm cơ bản nhất của sự mạo hiểm đó là những tác động bất ngờ hay không dự đoán trước được. Không biết được lúc nào mở đầu hay kết thúc gây nên cảm giác luôn luôn tập trung và kích thích của người tham gia. Yếu tố bất ngờ tạo nên giá trị của sự thử thách và nó được tạo nên bởi nhiều cách. Yếu tố bất ngò còn được thể hiện là sự phiêu lưu, làm những việc mới hoặc chưa bao giờ làm, những cái không thân thuộc… Như vậy không có gì ngạc nhiên khi sự mạo hiểm có thể là cảm giác một chút lo sợ về một cái gì đó rất phức tạp, không dự đoán được, nhưng đôi khi đó lại là một sự thú vị cần thiết. ♦ Nguy hiểm và rủi ro Nguy hiểm và rủi ro có mối liên quan chặt chẽ với yếu tố không dự đoán trước; giống như câu chuyện “Gà và Trứng, cái gì có trước”. Yếu tố bất ngờ bản thân nó cũng tạo nên sự rủi ro, và sự rủi ro tất yếu cũng bất ngờ. Sự rủi ro đẩy con người vào sự nguy hiểm. Sự rủi ro đôi khi tạo nên những nguy hiểm về mặt vật chất (như chấn thương, bị đau hay tử vong…) hay có thể tạo ra những tổn thất về mặt tinh thần (như mất đi nhân cách, xấu hổ, mất tự tin hay mất đi tình bạn…). Khả năng chịu đựng (hay thậm chí là “thưởng thức”) sự rủi ro là do suy nghĩ của từng cá nhân. Một trường hợp này xảy ra với một người này là sự thích thú nhưng với người khác lại là sự lo sợ. Điều này được đánh giá qua kết quả nhận được và cảm nhận cá nhân. Như vậy, cái nhận thức về tính rủi ro cũng phụ thuộc vào kinh nghiệm và suy nghĩ của cá nhân. Cùng với sự mong đợi, kết hợp với những yếu tố bất ngờ, mọi người đều đồng ý rằng sự mạo hiểm bao gồm tính rủi do, và tính rủi ro thông thường là một đặc điểm xác định sự mạo hiểm. ♦ Sự thử thách Những yếu tố như bất ngờ, nguy hiểm và sự mong đợi được trải nghiệm sự khó khăn…kết hợp lại thành sự thử thách. Sự thử thách này có thể là về trí óc, đạo đức, tinh thần, cảm xúc, hay về vật chất. Mức độ của sự thử thách phụ thuộc vào kinh nghiệm cá nhân, tạo nên một thể liên tục từ vô cùng nguy hiểm đến nhẹ nhàng, êm ái. Sự thử thách không chỉ phụ thuộc vào mức độ nguy hiểm mà nó còn tuỳ thuộc vào khả năng và trình độ của người tham gia. Kỹ năng đó có thể là kỹ năng cá nhân hay kỹ năng trang bị công nghệ. Mortlock (1984) đã tìm ra mối liên hệ giữa sự rủi ro và năng lực đối với sự mạo hiểm, và đã xây dựng một hệ thống hữu ích về tầng, cấp của sự mạo hiểm (Figure 1.1). Nếu mức độ của sự nguy hiểm thấp và mức độ trang bị và kỹ năng cá nhân cao thì trải nghiệm có thể được miêu tả là “dễ chơi và thưởng thức”. Ở mức độ cuối cùng, khi mà các hoạt động vượt khỏi khả năng của người tham gia, thì sự trải nghiệm có thể không phải là sự mạo hiểm mà nó có thể đã là thảm hoạ hay một bi kịch. ♦ Dự đoán trước được “phần thưởng” Mọi người đều mong muốn có được một lợi ích gì đó thông qua quá trình trải nghiệm của mình - một phần thưởng - và thường nó sẽ là những “phần thưởng” bên trong mỗi người. Sự mạo hiểm là tham gia một cách tự do, tự nguyện, không có sự ép buộc, phạm trù này giống với đặc điểm của sự Nghỉ ngơi - Leisure. Thêm vào đó, cũng giống như sự Nghỉ ngơi, sự mạo hiểm cũng xuất phát từ bên trong và với động lực cá nhân. Đôi khi đó là những mục tiêu đặc biệt, hay là những “chướng ngại vật” trên đường phải vượt qua, khi đạt được những điều đó thì người tham gia sẽ có được cảm giác thoả mãn. Những thành quả có thể là vô hình, như là cảm giác “hoàn thành” hay cảm giác “trải nghiệm đỉnh cao”…Mặt khác, thành quả có thể là những “chiến lợi phẩm” thu được, ví dụ như những đồ tạc gỗ của người dân tộc, một di vật, di tích ở bờ biển hay trong hang núi,…Những mẩu chuyện, những bức ảnh, tạp chí, hay những người dân bản xứ sẽ là minh chứng vô hình cho những trải nghiệm của người tham gia. Những lợi ích, thành quả có thể có hoặc không được sắp xếp trước, những nếu không có nó thì sẽ mất đi tính hấp dẫn của mạo hiểm. Hãy thử tưởng tượng xem trong một chuyến hành trình dài mà không có mục đích, mục tiêu…thì chúng ta sẽ hiểu rõ hơn sự quan trọng của chúng. Nếu tách rời một vài yếu tố của lợi ích cá nhân, thì sự mạo hiểm, sẽ có thể trở thành một sự thử nghiệm hay chỉ là hoàn thành cho tròn bổn phận. Sẽ thật là ngược đời đó là những “tác động bất ngờ” lại luôn đi liền với sự mong đợi về thành quả hay lợi ích của người tham gia. Trên thực tế đây là vấn đề tranh cãi hết sức gay go của những nhà cung cấp. Price (1974) cho rằng một khi những nhà cung ứng quá thận trọng trong sự mạo hiểm thì họ đang làm mất đi những đặc trưng cơ bản của nó. Ông cho rằng đó là một sai lầm và mang tính nhân tạo cao trong đó. Những sự trái ngược trong mạo hiểm lại chính tạo ra tính hấp dẫn của nó trong ngành du lịch mạo hiểm. ♦ Tính phiêu lưu Trở lại với một thành phần cấu tạo nên tính bất ngờ, mang tên Phiêu lưu, chúng ta sẽ nhận ra hầu hết những chuyến du lịch mạo hiểm đều bao gồm yếu tố đi tìm những trải nghiệm mới. Tình mạo hiểm có thể là thành tố chính của việc tìm trải nghiệm mới trong trường hợp hầu hết mọi thứ là mới mẻ, hoặc có thể là sự mở rộng và phát triển của của những kinh nghiệm đã có trước đó. Những trải nghiệm mà chỉ quanh quẩn hay là sự lập lại của những cái trước đó không bao giờ có thể tạo nên sự mạo hiểm. Du lịch cung cấp hàng loạt cơ hội để du khách có thể tìm kiếm những điều mới. Đó cũng là một trong những lý do mà du lịch tạo nên những phương tiện tuyệt vời để có cơ hội được trải nghiệm. Mặt khác, trong trường hợp của Voase (1995: 45) nghĩ rằng động lực để đi du lịch là tìm kiếm hoặc bị thu hút bởi những điều “khác thường” hay “phi thường”. Do đó, nếu suy nghĩ như vậy, hầu hết các du khách sẽ tự tìm kiếm những yếu tố mạo hiểm theo kinh nghiệm cá nhân của họ. Một tỷ lệ lớn du khách, những người mà tìm kiếm sự mạo hiểm, lại đi theo trường phái này, đó là mong đợi một cái gì đó “rùng mình ớn lạnh” của sự phiêu lưu hơn là những trải nghiệm về mặt vật chất. ♦ Sự kích thích và náo nức Sự mạo hiểm là một sự kích thích hay một sự trải nghiệm “mãnh liệt”. Trong quá trình mạo hiểm, con người được đặt vào một môi trường và những tình huống rất kích thích về mặt tinh thần, tình cảm. trí óc hay sức chịu đựng của thân thể. Rất nhiều báo cáo về sự mạo hiểm cho rằng nó đem lại cho người thực hiện những áp lực nặng nề, những cảm giác trực tiếp hay về sự tồn tại. Đôi khi những cảm giác này là không có lợi cho con người nhưng khi khoẳng khắc trải nghiệm đi qua thì nó sẽ mang lại cho con người một cảm xúc tuyệt vời. Cấp độ cao hơn của sự kích thích tạo nên sự náo nức, tuy nhiên chính xác ở cấp độ nào thì xảy ra sự chuyển hoá thì phụ thuộc vào từng cá nhân. Cái tạo nên sự thích thú, náo nức ở một người đôi khi lại là sự lo âu, sợ hãi của người khác. Muller và Cleaver (2000: 156) đã định nghĩa sự kích thích như là một yếu tố để phân biệt du lịch mạo hiểm với những loại hình khác, họ cho rằng du lịch mạo hiểm là “được mô tả bởi khả năng cung cấp cho du khách cấp độ cao hơn của cảm giác kích thích…” ♦ Sự thoát ly và ngăn cách khỏi thực tế Sự kích thích và những xúc cảm mãnh liệt kết hợp với sự mạo hiểm đã tạm thời làm mất đi những thói quen thường ngày, và tạo nên những cảm giác đặc biệt bởi những sự kiện đặc biệt. Như đã đề cập từ trước, tính phiêu lưu cũng là một cảm giác làm cho con người thoát ly khỏi cuộc sống thực tế. Trên nhiều nước, người ta cho rằng, những hoạt động không tiện nghi hay cuộc sống thiếu thốn sẽ tạo nên một thế giới cân bằng, khi đó những sự ưu tiên sẽ thay đổi, con người cũng phải thay đổi theo. Và sự mạo hiểm là một phần trong đó. Trong chuyến du lịch mạo hiểm, thế giới thường ngày sẽ bị đẩy lùi lại đằng sau. ♦ Sự khám phá và nghiên cứu Sự khám phá và nghiên cứu là một thành phần cơ bản của quá trình mạo hiểm. Sự tăng lên về kiến thức và nhận thức cá nhân luôn đi kèm với quá trình khám phá một địa điểm mới, văn hoá, kỹ năng từ chuyến đi. Addison [...]... nghiệm của du khách. ” - Du lịch mạo hiểm “Hard” và “Soft” + So sánh Du lịch mạo hiểm Hard và Soft: - Lịch sử hình thành & phát triển Du lịch mạo hiểm: - Các hình thức Du lịch mạo hiểm: + Trekking + Leo núi + Chèo xuồng + - Đối tượng là khách du lịch mạo hiểm: 1.2 Các điều kiện cần thiết để hình thành và phát triển Du lịch mạo hiểm Chúng ta có thể chia điểm đến của Du lịch mạo hiểm theo một vài cách sau... hiểm trong mối tương quan với các loại hình khác: + Hoạt động du lịch và Du lịch mạo hiểm + Du lịch thiên nhiên cơ bản – Nature-based tourism và Du lịch mạo hiểm + Du lịch khám phá – Discovery/cultural tourrism và Du lịch mạo hiểm + Expedition tourism và Du lịch mạo hiểm Các khái niệm Du lịch mạo hiểm: Nguồn Từ điển Concise Định nghĩa Sự mạo hiểm (danh từ): Một sự không thường xuyên, Oxford, 1999 thu... kết quả của sự phát triển các sản phẩm du lịch mạo hiểm mới theo chính sách du lịch của chính phủ - Địa điểm về mặt vật lý của điểm đến - Điểm đến gắn liền với các hoạt động đặc trưng - Tính mùa vụ của điểm đến Du lịch mạo hiểm - Điểm đến mà hoàn toàn hay chỉ có du lịch mạo hiểm hay các điểm đến mà các loại hình du lịch khác cũng quan trọng - Điểm đến du lịch mạo hiểm mà thị trường chủ yếu là khách nội... chủ yếu về các tuyến điểm du lịch, các dịch vụ du lịch, thông tin về chính sách., cơ chế du lịch và các quy định địa phương 2 Điểm mạnh - điều kiện tự nhiên Lào Cai: địa hình Như đã đề cập ở phần trên, Lào Cai có một địa hình rất phù hợp cho việc phát triển du lịch mạo hiểm Sau đây chúng ta sẽ đi phân tích 3 điểm đến có địa hình đặc trưng nhất của Lào Cai có tiềm năng phát triển du lịch mạo hiểm, đó... hay điểm đến chỉ có một vài nơi cá thể có thể du lịch mạo hiểm 2 Tình hình phát triển Du lịch mạo hiểm trên thế giới và ở Việt Nam 2.1 Trên thế giới - Các nước phát triển Du lịch mạo hiểm - Các hình thức Du lịch mạo hiểm độc đáo trên thế giới 2.2 Tại Việt Nam Nước ta có tiềm năng du lịch đa dạng và đang nổi lên là một điểm đến mới, hấp dẫn trên bản đồ du lịch thế giới Với 3/4 địa hình là đồi núi, với... văn hoá tạo nên du lịch mạo hiểm như là hàng loạt những thử thách” Sung, 1997: 57 Du lịch mạo hiểm là “tổng hợp của những hiện tượng và mối quan hệ phát sinh từ sự tương tác giữa hoạt động du lịch với môi trường tự nhiên, nơi mà xa so với nơi cư trú thường xuyên của du khách và bao hàm sự rủi ro mà có thể tác động đến người tham gia, được tạo nên và sắp xếp theo sự trải nghiệm của du khách. ” - Du lịch. .. trường là khách nước ngoài - Những điểm đến mà chỉ phụ thuộc vào khí hậu, thiếu thốn về cơ sở vật chất hay những điểm đến tiện nghi và có những trang thiết bị phục vụ cho du lịch mạo hiểm - Điểm đến mà có những đặc điểm khuyến khích du lịch mạo hiểm hay những điểm đến không có điều kiện nhưng lại muốn thu hút khách du lịch mạo hiểm - Điểm đến mà toàn bộ vùng lãnh thổ đều có thể du lịch mạo hiểm hay... 3 – Phân tích SWOT về phát triển Du lịch mạo hiểm ở Lào Cai 1 Một vài nét về du lịch Lào Cai - Đặc điểm tự nhiên: Bản đồ, địa hình, khí hậu, lịch sử, văn hoá… Bản đồ Lào Cai mang hình con rùa vàng - một trong 4 con vật quý và linh thiêng (tứ linh) của văn Việt (Long, Ly, Quy, Phượng) Ở nơi địa đầu Tổ quốc, hình tượng Kim Qui càng tôn vị thế vững chãi, uy nghi Lào Cai bắt nguồn từ địa danh khu đô thị... ngiệp chiếm hơn 18% Lào Cai phát huy nội lực, khai thác lợi thế, tiềm năng, tăng cường hợp tác kinh tế đang phấn đấu xây dựng sớm trở thành thành phố Lào Cai giầu đẹp ở biên cương Về du lịch nói riêng, Lào Cai hiện đang là một trong những điểm đén hấp đẫn của miền Bắc Việt Nam với du khách trong và ngoài nước Như nhắc đến du lịch Việt Nam là nhắc đến Vịnh Hạ Long, thì nhắc đến Lào Cai thì không thể không... 12/7/1907, tỉnh Lào Cai được thành lập, tên của đô thị cổ trở thành tên tỉnh Lào Cai Thời dựng nước, Lào Cai là trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng ở vùng thượng lưu sông Hồng Nhiều nhà sử học cho rằng, Lào Cai là quê hương của Thục Phán An Dương Vương Thời phong kiến, Lào Cai là địa bàn của châu Thuỷ Vĩ, châu Văn Bàn và một phần đất Chiêu Tấn, phủ Qui Hoá, tỉnh Hưng Hoá Ngày 12/7/1907 tỉnh Lào Cai được . đề tài - Tiềm năng của Lào Cai về du lịch mạo hiểm - Bản thân rất thích đi du lịch mạo hiểm – du lịch bụi” - Phần 2 - Một số lý luận về Du lịch mạo hiểm 1. Tổng quan về du lịch mạo hiểm 1.1 nghiệm của du khách. ” - Du lịch mạo hiểm “Hard” và “Soft” + So sánh Du lịch mạo hiểm Hard và Soft: - Lịch sử hình thành & phát triển Du lịch mạo hiểm: - Các hình thức Du lịch mạo hiểm: . khác: + Hoạt động du lịch và Du lịch mạo hiểm + Du lịch thiên nhiên cơ bản – Nature-based tourism và Du lịch mạo hiểm + Du lịch khám phá – Discovery/cultural tourrism và Du lịch mạo hiểm + Expedition