Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 29 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
29
Dung lượng
757,58 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC KHOA ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ ARDUNIO Giảng viên hướng dẫn : TS. Hoàng Vân Đông Sinh viên thực hiện : Lê Thị Mai Lớp : Đ4ĐTVT1 Khóa : 2 HÀ NỘI – 10/2012 NHẬN XÉT (Của cơ quan thực tập) Xác nhận của đơn vị thực tập (Kí, ghi rõ họ tên, đóng dấu) Người viết nhận xét (Kí, ghi rõ họ tên) NHẬN XÉT (Của giảng viên hướng dẫn) GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Anh SVTH: Nguyễn Huy Cường 3 Giảng viên hướng dẫn (Kí, ghi rõ họ tên) MỞ ĐẦU GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Anh SVTH: Nguyễn Huy Cường 4 PHẦN 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1.1. Trung tâm Nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ ART ART là đơn vị trực thuộc trường Đại học Điện lực, được thành lập với mục đích nghiên cứu ra các sản phẩm về điện, điện tử ứng dụng thực tế và chuyển giao cho các đơn vị có khả năng triển khai thành các sản phẩm thương mại. Chức năng chính: Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, phối hợp với các khoa để triển khai hoàn thiện thành sản phẩm từ các đề tài nghiên cứu GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Anh SVTH: Nguyễn Huy Cường 5 các cấp. Phối hợp với các trung tâm trong trường để đào tạo nhân lực, hỗ trợ kỹ thuật cho các đơn vị có nhu cầu. 1.2. Mô hình hoạt động của trung tâm Giám đốc trung tâm: Bên cạnh đội ngũ cán bộ của trung tâm, thì trung tâm đã và đang nhận được sự phối hợp cộng tác của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực về Điện, Điện tử, cụ thể: 1. Phó Giáo Sư, Tiến Sĩ Trương Văn Cập. 2. Tiến Sĩ Nguyễn Nam Quân. 3. Tiến Sĩ Nguyễn Hải Dương. 4. Tiến Sĩ Nguyễn Thiện Hoàng. 5. Thạc Sĩ Trần Mạnh Hùng. 6. Thạc Sĩ Hoàng Thị Phương Thảo. 1.3. Các đối tác của Trung tâm: • Công ty cổ phần truyền thông ITCOM. • Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp VINACOM. • Trung tâm Viễn thông Điện lực. 1.4. Các đề tài, dự án nghiên cứu của Trung tâm đã thực hiện và chuyển giao 1. Tụ bù: Đề tài do PGS-TS Đàm Xuân Hiệp chủ nhiệm, đang được chuyển giao cho Công ty cổ phần Truyền thông ITCOM theo hợp đồng kí kết giữa hai bên. 2. Công tơ điện tử: Đề tài do ThS Lê Văn Luân chủ nhiệm, đã được sử dụng tại các tỉnh Hải Dương, Ninh Bình và tại Viễn thông Hà Nội. GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Anh SVTH: Nguyễn Huy Cường 6 3. Sản xuất IC: Đề tài do ThS Phạm Văn Hiệp chủ nhiệm, đã được chuyển giao cho Công ty cổ phần Truyền thông ITCOM sản xuất máy điện thoại cố định. 4. Triển khai Nghiên cứu Tủ phân phối thông minh. 5. Nghiên cứu chế tạo thiết bị cảnh báo lắp đặt cho các trạm BTS. 6. Nghiên cứu chế tạo các thiết bị đo thông số điện năng. 7. Nghiên cứu thử nghiệm thiết bị ghi chỉ số điện năng thông qua mạng di động CDMA 450 MHz cho công tơ điện tử ba pha nhiều biểu giá. 1.5. Các hoạt động khác của Trung tâm • Hỗ trợ sinh viên trường Đại học Điện lực nghiên cứu khoa học. • Mở các lớp đào tạo bồi dưỡng sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa học. PHẦN 2: TÌM HIỂU VỀ ARDUNIO 1. Phần mềm Hệ điều hành Cisco IOS 1.1. Mục đích của phần mềm Cisco IOS Tương tự như máy tính, router và switch không thể hoạt động được nếu không có hệ điều hành. Cisco gọi hệ điều hành của mình là hệ điều hành mạng Cisco hay gọi tắt là Cisco IOS. Hệ điều hành được cài trên các Cisco router và Catalyst Switch. Cisco IOS cung cấp các dịch vụ mạng như sau: • Định tuyến và chuyển mạch. • Bảo đảm và bảo mật cho việc truy cập vào tài nguyên mạng. • Mở rộng hệ thống mạng. GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Anh SVTH: Nguyễn Huy Cường 7 1.2. Giao diện người dùng của router Phần mềm Cisco sử dụng giao diện dòng lệnh (CLI – Command Line Interface) cho môi trường console truyền thống. IOS là một kĩ thuật cơ bản, từ đó được phát triển cho nhiều dòng sản phẩm khác nhau của Cisco. Do đó hoạt động cụ thể của từng IOS sẽ rất khác nhau tùy theo từng loại thiết bị. Chúng ta có nhiều cách khác nhau để truy cập vào giao diện CLI của router. Cách đầu tiên là kết nối trực tiếp từ máy tính hoặc thiết bị đầu cuối vào cổng console trên router. Cách thứ hai là sử dụng đường quay số qua modem hoặc kết nối null modem vào cổng AUX trên router. Cả hai cách trên đều không cần phải cấu hình trước cho router. Cách thứ ba là telnet vào router. Để thiết lập phiên telnet vào router thì trên router ít nhất phải có một cổng đã được cấu hình địa chỉ IP, các đường vty đã được cấu hình cho phép truy cập và đặt mật mã. 1.3. Các chế độ cấu hình router Giao diện dòng lệnh của Cisco sử dụng cấu trúc phân cấp. Cấu trúc này đòi hỏi ta muốn cấu hình cái gì thì phải vào chế độ tương ứng. Ví dụ: nếu muốn cấu hình cổng giao tiếp nào của router thì phải vào chế độ cấu hình cổng giao tiếp đó. Từ chế độ này tất cả các cấu hình được nhập vào chỉ có hiệu lực đối với cổng giao tiếp tương ứng mà thôi. Tương ứng với mỗi chế độ cấu hình có một dấu nhắc đặc trưng riêng và một tập lệnh riêng. IOS có một trình thông dịch gọi là EXEC. Sau khi nhập một câu lệnh thì EXEC sẽ thực thi ngay câu lệnh đó. Vì lí do bảo mật nên Cisco IOS chia phiên bản làm của EXEC thành hai chế độ là: chế độ EXEC người dùng và chế độ EXEC đặc quyền. Sau đây là các đặc điểm của chế độ EXEC người dùng và chế độ EXEC đặc quyền: GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Anh SVTH: Nguyễn Huy Cường 8 • Chế độ EXEC người dùng chỉ cho phép thực thi một số câu lệnh hiển thị các thông tin cơ bản của router mà thôi. Chế độ này chỉ để xem chứ không cho phép thực hiện các câu lệnh làm thay đổi cấu hình router. Chế độ EXEC người dùng có dấu nhắc là “>”. • Chế độ EXEC đặc quyền cho phép thực hiện tất cả các câu lệnh của router. Ta có thể cấu hình để người dùng phải nhập mật mã trước khi truy nhập vào chế độ này. Ngoài ra, để tăng thêm tính bảo mật ta có thể cấu hình thêm userID. Điều này cho phép chỉ những người nào được phép mới có thể truy cập vào router. Người quản trị mạng phải ở chế độ EXEC đặc quyền mới có thể sử dụng các câu lệnh để cấu hình hoặc quản lý router. Từ chế độ EXEC đặc quyền, có thể chuyển vào các chế độ đặc quyền khác nhau như chế độ cấu hình toàn cục chẳng hạn. Chế độ EXEC đặc quyền được xác định bởi dấu nhắc “#”. Để chuyển từ chế độ EXEC người dùng sang chế độ EXEC đặc quyền, dùng lệnh enable tại dấu nhắc “>”. Nếu mật mã đã được cài đặt thì router sẽ yêu cầu nhập mật mã. Vì lí do bảo mật nên các thiết bị mạng Cisco không hiển thị mật mã trong lúc ta nhập chúng. Sau khi mật mã được nhập vào chính xác thì dấu nhắc “>” chuyển thành “#”, cho biết ta đang ở chế độ EXEC đặc quyền. Ta gõ dấu chấm hỏi (?) ở dấu nhắc này thì sẽ thấy router hiển thị ra nhiều câu lệnh hơn so với ở chế độ EXEC người dùng. GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Anh SVTH: Nguyễn Huy Cường 9 Hình 2.1: Chuyển đổi giữa chế độ EXEC người dùng và chế độ EXEC đặc quyền. 1.4. Các đặc điểm của phần mềm Cisco IOS Cisco cung cấp rất nhiều loại IOS cho các loại sản phẩm mạng khác nhau. Để tối ưu hóa phần mềm IOS cho nhiều loại thiết bị, Cisco đã phát triển nhiều loại phần mềm Cisco IOS. Mỗi loại phần mềm IOS phù hợp với từng loại thiết bị, với mức dung lượng bộ nhớ và với nhu cầu của khách hàng. Mặc dù có nhiều phần mềm IOS khác nhau cho nhiều loại thiết bị với nhiều đặc tính khác nhau, nhưng cấu trúc lệnh cấu hình cơ bản thì vẫn giống GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Anh SVTH: Nguyễn Huy Cường 10 nhau. Do đó kĩ năng cấu hình và xử lí sự cố có thể ứng dụng cho nhiều loại sản phẩm khác nhau. Tên của Cisco IOS được quy ước chia ra thành ba phần như sau: • Phần thứ nhất thể hiện loại thiết bị mà phần mềm IOS này có thể sử dụng được. • Phần thứ hai thể hiện các đặc tính của phần mềm IOS. • Phần thứ ba thể hiện nơi chạy phần mềm IOS trên router và cho biết phần mềm này được cung cấp dưới dạng nén hay không nén. Bảng 2.1: Các mã tên. Loại thiết bị C1005 1005 C1600 1600 C1700 1700, 1720, 1750 C2500 25xx, 3xxx, 5100, AO (chỉ cho phiên bản 11.2 trở đi) C2600 2600 C2800 Catalyst 2800 C2900 2910, 2950 C3620 3620 C3640 3640 C4000 4000 (chỉ cho phiên bản 11.2 trở đi) C4500 4500, 4700 Đặc tính B Appletalk Boot Khởi động phần mềm C Tập tin Commserver (CiscoPro) Drag Các phần mềm chuẩn đoán trên IOS G Mạng con ISDN (SNMP, IP, Bridging, ISDN, PPP, IPX, Atalk) I Mạng con IP (SNMP, IP, Bridging, WAN, nút ở xa, các dịch vụ đầu cuối) N IPX Q Async T Telco return (12.0) Y Reduced IP (SNMP, IP RIP/IGRP/EIGRP, Bridging, ISDN, PPP) (C1003/4) Z Các modem được quản lí 40 Mã hóa 40 bit 56 Mã hóa 56 bit GVHD: TS. Nguyễn Tuấn Anh SVTH: Nguyễn Huy Cường [...]... hoạt động, quá trình khởi động phần mềm Cisco IOS thực hiện ba công đoạn sau: • • • Kiểm tra phần cứng của router và bảo đảm là chúng hoạt động tốt Tìm và tải phần mềm Cisco IOS Tìm và thực thi tập tin cấu hình khởi động hoặc vào chế độ cài đặt nếu không tìm thấy tập tin này Hình 2.4: Các bước khởi động router Khi router mới được bật điện lên thì nó thực hiện quá trình tự kiểm tra POST (Power On Self... như kiểm tra hoạt động của CPU, bộ nhớ và các cổng giao tiếp mạng Sau khi hoàn tất quá trình này, router bắt đầu thực hiện khởi động phần mềm Sau quá trình POST, router sẽ thực hiện các bước sau: • Bước 1: Chạy chương trình nạp bootstrap từ ROM Bootstrap chỉ đơn • giản là một tập lệnh để thực hiện kiểm tra phần cứng và khởi động IOS Bước 2: Tìm IOS Giá trị khởi động trên thanh ghi cấu hình sẽ quyết... configuration to nvram and exit Enter your selection [2]: GVHD: TS Nguyễn Tuấn Anh SVTH: Nguyễn Huy Cường 17 Hình 2.5: Chế độ cài đặt của router 2.2 Đèn LED báo hiệu trên router Hình 2.6: Đèn LED báo hiệu trên router Cisco router sử dụng đèn LED để báo hiệu các trạng thái hoạt động của router Các loại đèn LED này sẽ khác nhau tùy theo các loại router khác nhau Các đèn LED của các cổng trên router sẽ cho... đường truy cập Chế độ cấu hình router Chế độ cấu hình route-map Từ chế độ EXEC đặc quyền, ta gõ disable hoặc exit để trở về chế độ EXEC người dùng Để trở về chế độ EXEC đặc quyền từ chế độ cấu hình toàn cục, ta dùng lệnh exit hoặc ấn Ctrl + Z Tổ hợp phím Ctrl + Z có thể sử dụng để trở về ngay chế độ EXEC đặc quyền từ bất kì chế độ cấu hình riêng biệt nào 2.6 Phím trợ giúp trong router CLI Khi gõ dấu chấm... chức năng trợ giúp của router sẽ giúp ta tìm được câu lệnh đúng Ta thực hiện theo các bước sau: 1 Dùng dấu chấm hỏi để tìm câu lệnh cài đặt đồng hồ Trong danh sách 2 3 các câu lệnh được hiển thị, ta sẽ tìm được lệnh clock Kiểm tra cú pháp câu lệnh để khai báo giờ Ta nhập giờ, phút, giây theo đúng cú pháp câu lệnh Ta sẽ gặp câu 4 thông báo là câu lệnh chưa hoàn tất như hình 2.14 Ta nhấn Ctrl + P hoặc... một câu lệnh bị sai thì ta sẽ gặp dấu báo lỗi (^) Dấu báo lỗi (^) đặt ở vị trí mà câu lệnh bắt đầu bị sai Dựa vào đó và vận dụng chức năng trợ giúp của hệ thống, ta sẽ tìm ra và chỉnh sửa lại lỗi cú pháp của câu lệnh GVHD: TS Nguyễn Tuấn Anh SVTH: Nguyễn Huy Cường 28 Router#clock set 13:32:00 February 93 ^ % Invalid input detected at “^” marker Trong ví dụ trên, dấu báo lỗi cho biết câu lệnh bị sai ở... thấy xuất hiện trên màn hình console danh sách các thành phần phần • cứng và phần mềm có trên router Bước 4: Tập tin cấu hình lưu trong VNRAM được chép lên bộ nhớ chính và được thực thi từng dòng lệnh một Các câu lệnh cấu hình thực hiện khởi động quá trình định tuyến, đặt địa chỉ cho các cổng giao tiếp • mạng và thiết lập nhiều đặc tính hoạt động khác cho server Bước 5: Nếu không tìm thấy tập tin cấu... hỏi (?) để thêm cú pháp đúng tiếp theo của câu lệnh GVHD: TS Nguyễn Tuấn Anh SVTH: Nguyễn Huy Cường 25 6 Ta nhập lại đầy đủ câu lệnh theo đúng cú pháp rồi nhấn phím Enter hoặc Return để thực thi câu lệnh 2.7 Mở rộng thêm về cách viết câu lệnh Trong giao diện người dùng của router, router có thể có chế độ hỗ trợ soạn thảo câu lệnh Ta có thể sử dụng các tổ hợp phím như hình 2.15 để di chuyển con trỏ trên... quyền Bảng 2.3: Mô tả chức năng một số tổ hợp phím Tổ hợp phím Ctrl + A Esc + B Ctrl + B (hoặc mũi tên phải) Ctrl + E Ctrl + F (hoặc mũi tên trái) Esc + F Chức năng Di chuyển về đầu dòng lệnh Lùi sau một từ Lùi sau một kí tự Di chuyển về cuối dòng lệnh Sang trước một kí tự Sang trước một từ Khi soạn thảo câu lệnh, màn hình sẽ cuộn ngang khi câu lệnh dài quá một hàng Khi con trỏ đến hết lề phải thì dòng... tới đầu câu lệnh Hoặc ta có thể nhấn Ctrl + A để chuyển ngay về đầu dòng lệnh Trên hình 2.16 là ví dụ khi một câu lệnh dài quá một hàng Dấu ($) cho biết là câu lệnh đã được dịch sang trái GVHD: TS Nguyễn Tuấn Anh SVTH: Nguyễn Huy Cường 26 Hình 2.12: Hiển thị khi một câu lệnh dài quá một hàng Tổ hợp phím Ctrl + Z được sử dụng để quay trở về chế độ EXEC đặc quyền từ bất kì chế độ cấu hình riêng biệt . THÔNG BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VỀ ARDUNIO Giảng viên hướng dẫn : TS. Hoàng Vân Đông Sinh viên thực hiện : Lê Thị Mai Lớp : Đ4ĐTVT1 Khóa : 2 HÀ NỘI – 10/2012 NHẬN XÉT (Của cơ quan thực. THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 1.1. Trung tâm Nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ ART ART là đơn vị trực thuộc trường Đại học Điện lực, được thành lập với mục đích nghiên cứu ra các sản phẩm về. học. • Mở các lớp đào tạo bồi dưỡng sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa học. PHẦN 2: TÌM HIỂU VỀ ARDUNIO 1. Phần mềm Hệ điều hành Cisco IOS 1.1. Mục đích của phần mềm Cisco IOS Tương tự như