1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT, LẮP RÁP LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TRONG CÔNG NGHIỆP

72 3,7K 45

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

+ Vấn đề ô nhiễm do chất thải rắn từ quá trình sản xuất và sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên trong Công ty cũng là vấn đề đáng quan tâm và có khả năng gây ô nhiễm môi trường nếu không

Trang 1

DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT, LẮP RÁP LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TRONG CÔNG NGHIỆP CÔNG TY TNHH

TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

I NỘI DUNG CHÍNH CỦA DỰ ÁN

- Chủ đầu tư: Công ty TNHH

- Địa điểm thực hiện dự án: Lô …., Cụm công nghiệp Ba Hàng, xã Nam Đồng, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

- Diện tích quy hoạch cho dự án: 2.754 m2

- M ục tiêu của dự án: Theo Giấy chứng nhận đầu tư số ……… do Ủy ban nhân

dân t ỉnh Hải Dương chứng nhận lần đầu ngày 10/11/2011 cho Công ty TNHH thì

m ục tiêu của dự án “Nhà máy sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử trong công nghiệp”

là s ản xuất các sản phẩm như loa, tai nghe, micro với công suất như trong Giấy chứng

nh ận đầu tư

II CÁC TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI

1 Giai đoạn lựa chọn vị trí và quy hoạch mặt bằng

- Vị trí thực hiện Dự án có những điều kiện thuận lợi:

+ Giao thông thuận lợi do nằm gần trục đường Quốc lộ 5, nằm không xa các bạn hàng nên tiết kiệm được chi phí vận chuyển, giảm được giá thành sản phẩm

+ Môi trường đầu tư thuận lợi do nằm trong cụm công nghiệp, giá thuê đất và chi phí nhân công rẻ, đặc biệt chính sách của UBND tỉnh Hải Dương tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư

+ Việc quy hoạch bố trí mặt bằng của dự án rất thích hợp cho quá trình hoạt động của dự án đồng thời ít gây ảnh hưởng nhất tới môi trường xung quanh

2 Giai đoạn thi công xây dựng

Công ty thuê lại nhà xưởng của Công ty Quá trình thi công xây dựng chỉ diễn

ra ở mức độ sửa chữa Tính đến thời điểm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Công ty đã tiến hành sửa chữa xong Vì vậy các tác động tới môi trường trong quá trình thi công xây dựng sẽ không được đề cập trong báo cáo đánh giá tác động môi trường

3 Giai đoạn hoạt động

+ Ô nhiễm do khí thải phát sinh từ các quá trình như: vận chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm; quá trình sản xuất (hoạt động của máy phát điện, nấu ăn, quá trình từ hóa) Tuy nhiên, Công ty sẽ thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường để giảm thiểu

Trang 2

tác hại của bụi, khí thải tới người lao động và môi trường xung quanh

+ Ô nhiễm do nước thải từ quá trình sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong Công ty (nước thải sinh hoạt phát sinh khoảng 29,904 m3/ngày) Công ty sẽ xây dựng hệ thống xử lý nước thải đảm bảo xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường tiếp nhận

+ Vấn đề ô nhiễm do chất thải rắn từ quá trình sản xuất và sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên trong Công ty cũng là vấn đề đáng quan tâm và có khả năng gây ô nhiễm môi trường nếu không được thu gom, xử lý triệt để

+ Các sự cố môi trường có thể xảy ra như: Cháy nổ, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, hệ thống xử lý nước thải ngừng hoạt động, ngộ độc thức ăn

Đây là những nguồn gây tác động chính khi dự án đi vào hoạt động và gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và xã hội nếu Chủ đầu tư không có biện pháp giảm thiểu

IV CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU

1 Giảm thiểu ô nhiễm trong giai đoạn hoạt động

- Trồng cây xanh khu vực dự án, đảm bảo diện tích cây xanh chiếm 10 - 15% diện tích

- Chủ đầu tư sẽ xây dựng hệ thống cống rãnh xung quanh các công trình xây dựng để thu gom nước mưa

- Nước thải sinh hoạt tại các khu vệ sinh được xử lý sơ bộ qua bể phốt sau đó cùng với nước thải nhà ăn được dẫn vào hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

- Chất thải rắn và chất thải nguy hại được Công ty bố trí công nhân thu gom vào nơi quy định, sau đó thuê đơn vị có chức năng mang đi vận chuyển và xử lý định kỳ

- Trang thiết bị an toàn và hệ thống PCCC

V CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Chủ dự án sẽ phối hợp với nhà thầu xây dựng để thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình dự án triển khai Đồng thời sẽ phối hợp với chi cục bảo vệ môi trường, cảnh sát môi trường phối hợp giám sát các biện pháp bảo vệ môi trường của dự án

Tiến hành định kỳ quan trắc gửi kết quả về cơ quan quản lý nhà nước nhằm

phát hiện kịp thời các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động hoạt động có thể gây

ô nhiễm môi trường và có biện pháp tích cực để ngăn ngừa và khắc phục

Trên đây là bản tóm tắt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án ”Nhà

máy s ản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử trong công nghiệp” của Công ty TNHH

Trang 3

DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT, LẮP RÁP LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TRONG CÔNG NGHIỆP CÔNG TY TNHH

MỞ ĐẦU

1 Xuất xứ của dự án

1.1 Hoàn cảnh ra đời của dự án

Những năm gần đây, Việt Nam được coi là một thị trường hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài Việc mở cửa nền kinh tế đã tạo cho Việt Nam trở thành một trong những nước khu vực Đông Nam Á có nhiều triển vọng để đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất Nhiều tập đoàn kinh tế lớn đã chọn Việt Nam là nơi đầu tư phát triển sản xuất do có nhiều lý do như giá nhân công rẻ và Việt Nam cũng còn

là thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn cho các nhà sản xuất, nhất là các sản phẩm linh kiện điện tử siêu nhỏ, sản xuất, lắp ráp tai nghe, loa, Mic siêu nhỏ dùng cho máy di động và các máy khác, vì sản phẩm điện tử của Việt Nam chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường và có một số hạn chế so với sản phẩm của nước ngoài Công ty TNHH là công ty 100% vốn nước ngoài do ông …… làm giám đốc Công ty, sau khi nghiên cứu thị trường đã chọn Cụm công nghiệp Ba Hàng - Hải Dương thành lập Công ty TNHH Với quy mô công suất của nhà máy là 50.000.000 sản phẩm (loại linh kiện)/năm sẽ góp phần vào việc cung ứng cho thị trường Việt Nam cũng như trên thế giới các linh kiện trong lĩnh vực điện tử

Dự án đi vào hoạt động sản xuất sẽ đóng góp một phần đáng kể cho ngân sách địa phương, giải quyết việc làm cho 534 lao động Ngoài ra, dự án còn góp phần vào

sự phát triển chung của ngành sản xuất các loại linh kiện điện tử nước ta, phù hợp với chủ trương chính sách khuyến khích đầu tư của Đảng, Nhà nước và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương

Thực hiện theo điều 18, mục 2, chương III Luật Bảo vệ môi trường của Nhà nước Việt Nam và điều 12, mục 3b, chương III của Nghị định 29/2011/NĐ-CP, Công ty

TNHH , chủ đầu tư Dự án “Nhà máy sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử trong công

nghi ệp” đã phối hợp với ………tiến hành lập báo cáo ĐTM trình cơ quan quản lý

Nhà nước về bảo vệ môi trường thẩm định và phê duyệt

1.2 Cơ quan, tổ chức cấp giấy chứng nhận đầu tư

Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương

1.3 Mối quan hệ của dự án với các quy hoạch phát triển

Nhà máy s ản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử trong Công nghiệp của Công ty

TNHH được thực hiện trên khu đất có tổng diện tích 2.754 m2 tại lô …., Cụm công nghiệp Ba Hàng, xã Nam Đồng, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

Trang 4

2 Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi trường 2.1 Các văn bản pháp luật

- Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và Chủ tịch nước ký sắc lệnh ban hành ngày 12/12/2005

- Bộ Luật lao động được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 23/06/1994 có hiệu lực thi hành ngày 01/01/1995 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ Luật Lao động được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X thông qua ngày 02/04/2002

- Luật Tài nguyên nước đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/05/1998

- Luật Phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH10 được Quốc hội nước Cộng hòa

Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29/06/2001

- Luật Xây dựng số 16/2003/QH được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003

- Luật Thuế xuất nhập khẩu được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI,

kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/06/2005

- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảp vệ môi trường

- Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình

- Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về việc xử phạt trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

- Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường

- Thông tư số 02/2005/TT-BTNMT ngày 24/06/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/07/2004 của Chính phủ quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước

- Thông tư 02/2009/TT-BTNMT ngày 19/03/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước

- Thông tư 04/2009/TT-BYT ngày 17/06/2009 của Bộ Y tế ban hành quy chuẩn

kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống

- Thông tư 39/2010/TT-BTNMT ngày 16/12/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

Trang 5

DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT, LẮP RÁP LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TRONG CÔNG NGHIỆP CÔNG TY TNHH

- Thông tư 41/2010/TT-BTNMT ngày 28/12/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

- Thông tư 42/2010/TT-BTNMT ngày 29/12/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

- Thông tư 43/2010/TT-BTNMT ngày 29/12/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

- Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/04/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại

- Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/07/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính Phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường

- Thông tư 47/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

- Quyết định số 35/2002-QĐ-BKHCN-MT ngày 25/6/2002 của BKHCN&MT

về việc công bố danh mục Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc

- Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 10/10/2002 về việc áp dụng 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động

- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Ban hành Danh mục chất thải nguy hại

- Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/7/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường

- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Môi trường

- Quyết định số 55/2008/QĐ-UBND ngày 19/11/2008 về việc ban hành quy định quản lý an toàn chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh

- Chỉ thị 06/CT-UBND ngày 26/01/2011 về việc tăng cường quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Hải Dương

2.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng

2.2.1 Các tiêu chuẩn về môi trường không khí

- Các tiêu chuẩn vệ sinh lao động - Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT của

Bộ Y tế ban hành ngày 10/10/2002 về việc áp dụng 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động:

+ Tiêu chuẩn 6 - Tiêu chuẩn chiếu sáng

+ Tiêu chuẩn 7 - Tiêu chuẩn vi khí hậu

- QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh

- QCVN 06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong môi trường không khí xung quanh

Trang 6

- QCVN 19:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và chất vô cơ

2.2.2 Các tiêu chuẩn về tiếng ồn

- Tiêu chuẩn 12 của Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 10/10/2002 về mức tiếng ồn cho phép tại khu vực lao động

- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

2.2.3 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường nước

- QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

- QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm

- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt

- QCVN 01:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống

- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp

- Tiêu chuẩn TCN 20/BXD của Bộ Xây dựng về nhu cầu cấp nước sử dụng cho sinh hoạt của cán bộ công nhân trong ngày làm việc

2.2.4 Các tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy

- TCVN 2622:1995 - Tiêu chuẩn PCCC cho nhà và công trình

- TCVN 3254:1989 - An toàn cháy - yêu cầu chung

- TCVN 5760:1993 - Hệ thống chữa cháy, yêu cầu về thiết kế lắp đặt

- TCVN 5040:1990 - Ký hiệu hình vẽ trên sơ đồ phòng cháy

- TCVN 5738:1993 - Hệ thống báo cháy

2.3 Các nguồn tài liệu, dữ liệu sử dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường do chủ dự án tự tạo lập

- Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư của Công ty TNHH

- Kết quả phân tích hiện trạng môi trường khu vực dự án do chủ đầu tư phối hợp cùng với … ………thực hiện

- Các kết quả điều tra kinh tế - xã hội khu vực dự án

- Các sơ đồ, bản vẽ liên quan đến dự án

- Các văn bản pháp lý liên quan đến dự án

3 Phương pháp áp dụng trong quá trình đánh giá tác động môi trường

Báo cáo ĐTM được thực hiện theo những phương pháp sau:

3.1 Phương pháp liệt kê, thu thập số liệu

Phương pháp được ứng dụng để liệt kê, thu thập và xử lý các số liệu về khí tượng, thuỷ văn, kinh tế - xã hội khu vực dự án Các số liệu thu thập được sử dụng trong chương 2 của báo cáo ĐTM

3.2 Phương pháp khảo sát, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm các thông số về chất lượng môi trường

Trang 7

DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT, LẮP RÁP LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TRONG CÔNG NGHIỆP CÔNG TY TNHH

Phương pháp được ứng dụng để xác định các thành phần môi trường nước, không khí Kết quả quan trắc và phân tích được sử dụng trong chương 2 của báo cáo này để đánh giá hiện trạng môi trường tại khu vực dự án

3.3 Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm

Phương pháp này dựa trên hệ số ô nhiễm để ước tính tải lượng các chất ô nhiễm

từ các hoạt động của dự án Phương pháp được áp dụng trong chương 3 của báo cáo

để tính toán tải lượng các chất ô nhiễm phát sinh từ hoạt động giao thông và các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt

3.4 Phương pháp so sánh

Dùng để đánh giá tác động trên cơ sở so sánh với các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường

4 Phạm vi lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án

Hiện nay, Công ty TNHH đang thuê lại một phần nhà xưởng của với diện tích

là 2.754 m2 của Công ty Cổ phần điện cơ 1991 tại lô CN3, Cụm CN Ba Hàng, xã Nam Đồng, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương để sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử siêu nhỏ; sản xuất, lắp ráp linh kiện âm thanh siêu nhỏ; sản xuất, lắp ráp tai nghe, loa, mic siêu nhỏ dùng cho máy di động và các loại khác với công suất 50.000.000 sản phẩm (linh kiện)/năm Khi dự án “Nhà máy sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử trong công nghiệp” đi vào hoạt động, Công ty sẽ chuyển toàn bộ dây chuyền sản xuất từ xưởng sản xuất đang thuê và đầu tư mua thêm dây chuyền sản xuất mới về dự án tại lô CN3, Cụm

CN Ba Hàng, xã Nam Đồng Trong báo cáo ĐTM này chúng tôi chỉ tập trung đánh giá tác động tới môi trường do các hoạt động sản xuất tại địa điểm mới này với công suất như trong Giấy chứng nhận đầu tư số 0410430000110 do Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương cấp ngày 10/11/2011, chứng nhận thay đổi lần thứ nhất ngày 07/12/2011 Những hoạt động sản xuất, kinh doanh khác sẽ không đề cập trong bản báo cáo đánh giá tác động môi trường này

5 Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường

Báo cáo ĐTM của Dự án “Nhà máy sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử trong

công nghi ệp” tại lô CN3, cụm công nghiệp Ba Hàng, xã Nam Đồng, tỉnh Hải Dương

của Công ty TNHH đứng ra chủ trì thực hiện với sự tư vấn của ………

Giám đốc

Địa chỉ:

Danh sách tham gia lập báo cáo ĐTM của dự án bao gồm:

Bảng 1 Danh sách tham gia lập báo cáo ĐTM

STT Người lập báo cáo Học vị, chuyên ngành đào tạo

I Cơ quan tư vấn

Trang 8

Trong quá trình thực hiện báo cáo đã có sự phối hợp chặt chẽ của:

- Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

- Các chuyên gia trong lĩnh vực đánh giá tác động môi trường

- Các cán bộ của Công ty TNHH

Trang 9

DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT, LẮP RÁP LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TRONG CÔNG NGHIỆP CÔNG TY TNHH

Tên chủ đầu tư (tên tiếng Việt): Công ty TNHH

Tên tiếng Anh:

Địa chỉ:…., CCN Ba Hàng, xã Nam Đồng, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương

S ơ đồ vị trí thực hiện dự án đính kèm trang 9

Trang 10

1.4 Nội dung chủ yếu của dự án

1.4.1 Mục tiêu của dự án

Dự án “Nhà máy sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử trong công nghiệp” đi vào hoạt động ổn định sẽ đáp ứng nhu cầu của thị trường và cung cấp các sản phẩm linh kiện điện tử siêu nhỏ, sản xuất, lắp ráp tai nghe, loa, mic siêu nhỏ dùng cho máy di động và các loại máy khác trong và ngoài nước Ngoài ra, dự án đem lại công ăn việc làm cho khoảng 534 lao động trong và ngoài địa phương, tạo nguồn thu cho địa phương thông qua các khoản thuế

1.4.2 Khối lượng và quy mô các hạng mục công trình của dự án

a Các hạng mục công trình xây dựng

Để phục vụ cho hoạt động sản xuất và thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, trên mặt bằng khu đất của dự án dự kiến có bố trí các công trình chính và các công trình phụ trợ như trình bày tại bảng 2 sau đây:

12 Hệ thống sân, đường giao thông m2

b Giải pháp quy hoạch mặt bằng tổng thể

Việc quy hoạch mặt bằng của Dự án dựa trên vị trí địa lý, hướng gió, hệ thống giao thông trong khu vực, các quy tắc phòng cháy chữa cháy, môi trường cảnh quan và quy trình hoạt động sản xuất của Cơ sở

Trang 11

DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT, LẮP RÁP LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TRONG CÔNG NGHIỆP CÔNG TY TNHH

- Các hạng mục công trình thiết kế theo đúng quy hoạch được duyệt của Cơ sở

và phù hợp với cảnh quan của khu vực xây dựng

- Việc thiết kế cụ thể và xây dựng công trình phải đáp ứng được điều kiện liên hoàn trong các hoạt động

- Các công trình chính được xây dựng độc lập nên rất phù hợp với quá trình đầu

tư theo giai đoạn của chủ đầu tư

- Ngoài ra bố trí các khoảng cây xanh, thảm cỏ nhằm đáp ứng yêu cầu tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp cũng như yêu cầu cấp nước, cứu hỏa

Cơ cấu sử dụng đất của dự án được như sau:

Bảng 3 Bảng cơ cấu sử dụng đất của Dự án

* X ưởng sản xuất: Có 2 xưởng sản xuất chính kết hợp với kho nguyên liệu và

kho thành phẩm Mỗi xưởng có diện tích 1.300 m2 Kết cấu nhà khung thép tiền chế kiểu Zamin, móng BTCT, tường xây 4m, phía trên che tôn, mái lợp tôn sóng công nghiệp Cửa đi panô sắt, nền đổ bê tông dày 200mm, mác 250#

* Nhà gi ới thiệu sản phẩm: Diện tích 231 m2 Khung, dầm, mái đổ bêtông, có chống nóng Tường xây gạch, quét sơn, nền bằng bê tông gạch vỡ, lát gạch Ceramic

Hệ thống cửa ra vào, cửa sổ bằng nhôm kính

* Nhà điều hành: Diện tích đất xây dựng 410 m2, xây 2 tầng Khung, dầm, mái

đổ bêtông, có chống nóng Tường xây gạch, trát vữa ximăng, lăn sơn, nền bằng bêtông gạch vỡ, lát gạch Ceramic, cửa sổ, cửa đi là cửa nhôm khung kính

* Nhà ngh ỉ ca công nhân: Diện tích 760 m2 Kết cấu móng BTCT, khung cột BTCT, mái đổ bê tông, có chống nóng Tường xây gạch, trát vữa ximăng, quét sơn, nền bằng bê tông gạch vỡ, lát gạch Ceramic, cửa sổ, cửa ra vào bằng nhôm kính

* Nhà để xe: Diện tích 100 m2 Kết cấu chính: nhà tiền chế kết cấu thép và tấm lợp Nền bê tông M200# dày 0,15m

* Khu x ử lý nước cấp, bể chứa: Kết cấu BTCT

* H ệ thống đường nội bộ: Sân đường nội bộ được lu nèn, hệ số K = 0,9, kết cấu

mặt đường bằng bê tông Cụ thể như sau (theo chiều từ trên xuống):

- Lớp bê tông đá 2x4 dày 15cm

- Lớp đá cấp phối lu nèn chặt dày 15cm

Trang 12

+ Hệ thống điện trong nhà xưởng:

- Điện vào công trình qua bảng tổng TASI;

- Dây dẫn điện dùng vỏ bọc ACV 35 lồng ống nhựa PVC (Polyvinylclorua) có Aptomat để bảo vệ các thiết bị điện, thiết bị chiếu sáng trong nhà dùng đèn huỳnh quang kết hợp với đèn sợi đốt

* H ệ thống chống sét:

Để đảm bảo cho quá trình sản xuất được an toàn, liên tục và tránh thiệt hại về tài sản, con người do sét gây ra, nhà xưởng sản xuất, nhà văn phòng đều được thiết kế hệ thống chống sét hoàn chỉnh theo tiêu chuẩn TCXDVN 46:2007 - Chống sét cho công trình xây dựng Hệ thống chống sét bao gồm: Bộ phận thu sét, bộ phận dẫn xuống, các loại mối nối, điểm kiểm tra đo đạc, bộ phận dây dẫn nối đất, bộ phận cực nối đất

* H ệ thống thông gió:

Nhà xưởng được thực hiện thông gió tự nhiên với hệ thống các cửa sổ thông thoáng xung quanh nhà xưởng kết hợp với các cửa chính và quạt thông gió

* H ệ thống cấp nước: Công ty ký hợp đồng mua nước sạch với Xí nghiệp nước

sạch Nam Sách để phục vụ cho mục đích sinh hoạt, ăn uống Nước được chứa và dự trữ trong các bể chứa nước trên mái rồi phân phối tới các khu vực tiêu thụ nước (nhà

vệ sinh, nhà ăn) bằng mạng lưới đường ống nhựa PVC đi âm tường Mạng lưới cấp nước bao gồm các đường ống chính có kích thước D42 và các đường ống nhánh phân

phối có kích thước D34, D27, D21

* H ệ thống thoát nước:

Công ty có hai hệ thống thoát nước riêng biệt đó là hệ thống thoát nước mưa và

hệ thống thoát nước thải

+ H ệ thống thoát nước thải:

- Nước thải sinh hoạt từ các khu vệ sinh được thu gom vào các bể tự hoại đặt ngầm ngay phía dưới các khu vệ sinh để xử lý sơ bộ và nước thải nhà ăn được dẫn vào

hệ thống xử lý nước thải để xử lý nước rồi dẫn vào hồ điều hoà trước khi thoát ra mương thoát nước phía Nam của Công ty

+ H ệ thống thoát nước mưa của Công ty bao gồm:

Trang 13

DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT, LẮP RÁP LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TRONG CÔNG NGHIỆP CÔNG TY TNHH

- Hệ thống thoát nước mái: Nước mưa theo các ống dẫn PVC từ trên mái các công trình chảy xuống hệ thống cống thoát nước mặt ở phía dưới Các ống dẫn PVC

có đường kính D100

- Hệ thống thoát nước mặt: Nước mưa chảy tràn trên toàn bộ bề mặt khu vực Công ty được thu gom vào hệ thống hố ga, cống thoát bằng bê tông đặt ngầm dưới đất, chạy xung quanh khu vực Công ty trước khi thoát ra mương thoát nước chung của khu vực nằm ở phía Nam của Công ty Kích thước của cống thoát từ D300 - D400 và đặt sâu từ 0,7m - 1,2m

* H ệ thống phòng cháy, chữa cháy:

Công ty thiết kế và xây dựng một hệ thống phòng cháy chữa cháy hoàn chỉnh, bao gồm hệ thống phòng cháy chữa cháy trong nhà, ngoài nhà và hệ thống báo cháy Hệ thống phòng cháy chữa cháy thiết kế theo các quy định, tiêu chuẩn hiện hành bao gồm:

- TCVN 3890 - 2009: Tiêu chuẩn đối với phương tiện PCCC cho nhà và công trình

- TCVN 5738 - 2001: Tiêu chuẩn đối với hệ thống báo cháy tự động.

1.4.3 Phương án thi công

Hình 1 Phương án thi công, xây dựng các hạng mục công trình

Quá trình thi công xây dựng, sửa chữa các hạng mục công trình đã được hoàn thiện

Vì vậy trong báo cáo đánh giá tác động môi trường sẽ không đề cập đến nữa

1.4.4 Quy trình công nghệ sản xuất

Sản phẩm của cơ sở là các linh kiện điện tử siêu nhỏ, linh kiện âm thanh siêu nhỏ, tai nghe, loa, mic siêu nhỏ dùng cho máy di động và các loại khác, với nguyên liệu chính là các hạt nhựa nguyên sinh được nhập từ nước ngoài Sơ đồ công nghệ sản xuất thể hiện trong hình dưới đây:

Tiếng ồn, độ rung, bụi, khí thải, chất thải rắn, bụi sơn, khói hàn, nước thải xây dựng, nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn

Xây dựng các hạng mục công trình

Nguyên vật liệu xây

dựng, máy móc

thiết bị thi công

Tiếng ồn, bụi, khí thải

Máy móc thiết bị,

phương tiện

giao thông

Lắp đặt máy móc

Trang 14

Hình 2 Sơ đồ công nghệ sản xuất linh kiện điện tử

Nguyên phụ kiện

Cuộn dây điện, kiểm tra điện trở

Máy kiểm định đặc tính sản phẩm

Máy làm từ hóa trên sản phẩm

Bụi, tiếng ồn, chất thải rắn

Từ trường

Bụi, chất thải rắn

Bụi, chất thải rắn Bụi, tiếng ồn, chất thải rắn

Bụi, chất thải rắn

Trang 15

DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT, LẮP RÁP LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TRONG CÔNG NGHIỆP CÔNG TY TNHH

* Thuyết minh quy trình sản xuất:

Nguyên phụ kiện nhập về được kiểm tra chất lượng trước khi nhập kho chứa

của Công ty Nguyên vật liệu là dây đồng và các bán sản phẩm như các tấm bảng

đồng, nam châm, kẹp, bo mạch in… Dây đồng được chuyển đến máy quấn dây kỹ

thuật số để quấn các cuộn có kích thước theo yêu cầu kỹ thuật Các cuộn đã quấn được

kiểm tra điện trở Sau đó được quấn và điapham Bán sản phẩm được mang đi từ hóa

với mục đích thay đổi các tính chất của vật chất dưới tác dụng của từ trường ngoài

Sản phẩm được chuyển đến máy kiểm định sản phẩm để nhận dạng sản phẩm là loa,

mic, tai nghe… Sản phẩm được kiểm ta tổng thể một lần nữa trước khi đóng gói và

xuất hàng

1.4.5 Danh mục máy móc, thiết bị

Danh mục máy móc thiết bị của Dự án được liệt kê tại bảng 3 dưới đây:

Bảng 3 Danh mục máy móc thiết bị của Dự án

lượng Xuất xứ

Tình trạng Thiết bị

5 Băng chuyền sản xuất 25m cho Micro Cái 1 Hàn Quốc Mới 80%

10 Màn hình kính lúp cho micro Cái 4 Hàn Quốc Mới 80%

18 Lò sấy cho linh kiện âm thanh khác Cái 1 Hàn Quốc Mới 80%

22 Máy phân tích đặc tính âm thanh Cái 2 Hàn Quốc Mới 80%

Trang 16

23 Máy kiểm tra mạch dao động Cái 1 Hàn Quốc Mới 80%

26 Băng chuyền sản xuất 25m cho loa Cái 1 Hàn Quốc Mới 80%

28 Máy kiểm tra cực tinh cho loa Cái 2 Hàn Quốc Mới 80%

29 Máy kiểm tra cực tinh HA Cái 4 Hàn Quốc Mới 80%

31 Lò sấy cho các phụ kiện Cái 3 Hàn Quốc Mới 80%

35 Máy thử chức năng cho các sản phẩm Cái 2 Hàn Quốc Mới 80%

36 Màn hình kính lúp cho loa Cái 1 Hàn Quốc Mới 80%

37 Băng chuyền sản xuất 25 m cho tai nghe Cái 3 Hàn Quốc Mới 80%

Nguồn: Công ty TNHH

1.4.6 Nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào và các chủng loại sản phẩm đầu ra của dự án

a Nhu cầu nguyên vật liệu

Bảng 4 Danh mục nguyên vật liệu cho sản xuất cho 1 năm hoạt động ổn định

TT Loại NL

Tên tiếng Anh

Loại NL Tên tiếng Việt Đơn vị Số lượng Nguồn gốc

Trang 17

DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT, LẮP RÁP LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TRONG CÔNG NGHIỆP CÔNG TY TNHH

14 SC-12N Bond Mối liên kết g 165.000 Nhập khẩu

15 FB 49 Bond Mối liên kết g 550.000 Nhập khẩu

16 1521 Bond Mối liên kết g 2.750.000 Nhập khẩu

Nguồn: Công ty TNHH

+ Mực in: với thành phần cơ bản là chất làm loãng, nhựa và các phụ gia

- Chất làm loãng: có tác dụng giảm độ nhớt của mực in, cải thiện khả năng truyền mực và khả năng in, nó có thể là nước nếu là mực gốc nước, hoặc các monome hoạt động với mực UV, tạo độ bóng và độ cứng bề mặt

- Dung môi Toluen, Methanol, Ethanol: Có khả năng hòa tan mực cao và bay hơi chậm

- PCB: Hay còn gọi là mạch in là thành phần không thể thiếu trong mọi sản phẩm điện tử PCB đôi lúc còn gọi là PWB (printed Wiring Board) - sự nối kết qua lại giữa những linh kiện điện tử mà không cần dây Một bo mạch in gồm nhiều “dây mạch in” gắn chặt trên tấm phích cách điện Đa phần mạch in trong dân dụng vẫn được tạo thành bằng cách dán một lớp lá đồng trên toàn bộ mặt tấm phích, sau đó cho ăn mòn,

gỡ bỏ đi, chỉ còn lại những mạch đồng

b Nhu cầu về nhiên liệu, điện, nước

Bảng 5 Nhu cầu về nhiên liệu, điện, nước cho 1 năm sản xuất ổn định

Nguồn: Công ty TNHH

c Các chủng loại sản phẩm và thị trường tiêu thụ

Bảng 6 Các loại sản phẩm của Công ty khi Công ty đi vào hoạt động ổn định

Trang 18

1.4.7 Tiến độ thực hiện

Tính đến thời điểm lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đã thực hiện xong phần sửa chữa các hạng mục công trình thuê lại của Công ty … Tiến độ thực hiện dự án được trình bày tại bảng 7 dưới đây:

Bảng 7 Tiến độ thực hiện dự án

1 Tuyển dụng nhân sự, nhập máy móc thiết

bị, sửa chữa nhà xưởng và văn phòng Tháng 11 đến tháng 1 năm 2012

Nguồn: Công ty TNHH

1.4.8 Tổng mức đầu tư và nguồn vốn của dự án

a Kinh phí và nguồn vốn đầu tư

Bảng 8 Khái toán tổng vốn đầu tư xây dựng của Dự án

1 Giá trị xây lắp

2 Giá trị thiết bị máy móc

3 Chi phí xây dựng các công trình BVMT

Trang 19

DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT, LẮP RÁP LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TRONG CÔNG NGHIỆP CÔNG TY TNHH

1.4.9 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án

a Sơ đồ tổ chức của Công ty

Hình 3 Sơ đồ tổ chức quản lý của Công ty

b Nhu cầu về lao động

Bảng 9 Số lượng cán bộ công nhân viên trong Công ty

- Số giờ làm việc trong ngày: 8 tiếng/ngày

- Số ca làm việc trong ngày: 1 ca/ngày

- Số ngày làm việc trong năm: 300 ngày/năm

- Công nhân được đảm bảo các quyền lợi như trong Bộ luật Lao động đã quy định

Giám đốc

Phòng Nhân sự

Phòng Tài chính

Phó Giám đốc

Trang 20

CHƯƠNG 2

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ

KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN

2.1 Điều kiện môi trường tự nhiên

2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất

a Điều kiện địa lý

Địa hình của xã Nam Đồng, thành phố Hải Dương tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình đạt 2,53 m Chênh lệch độ cao giữa nơi cao nhất và nơi thấp nhất từ 4,3 m Khu vực triển khai dự án tiếp giáp với đường 390, thuộc cụm công nghiệp Ba Hàng, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương, có vị trí thuận tiện về giao thông cũng như về nhân lực

b Điều kiện địa chất

Theo tài liệu nghiên cứu về địa chất công trình của Hải Dương thì vị trí dự án thuộc trầm tích Đệ tứ, đặc trưng cho vùng đất yếu

Các tài liệu nghiên cứu địa chất của trầm tích Đệ Tứ thì thành phố Hải Dương chỉ gặp lộ ra trên mặt các trầm tích Holocen, với sự có mặt của hệ tầng Thái Bình và hệ tầng Hải Hưng Quy luật cấu trúc theo chiều đứng, từ trên xuống có:

- Hệ tầng Thái Bình, tuổi Holocen muộn (Q2)

- Hệ tầng Hải Hưng, tuổi Holocen sớm - giữa (Q2) nằm dưới

Theo quy luật phân bố ngang, thì trầm tích hệ tầng Thái Bình chỉ phân bố thành những dải hẹp ven các con sông, hồ nguyên thuỷ Trầm tích hệ tầng Hải Hưng phân bố rộng rãi ở nhiều nơi dưới dạng các vòm nâng tương đối Chính vì thế mặt địa hình trong huyện có đặc điểm là một bề mặt gồ ghề, lượn sóng

Đặc điểm địa chất công trình của từng hệ tầng được mô tả qua các mặt cắt điển hình sau:

 Mặt cắt địa chất qua hệ tầng Thái Bình

Đặc điểm cơ lý đất của hệ tầng Thái Bình:

 Mặt cắt địa chất qua hệ tầng Hải Hưng

Trật tự địa chất công trình từ trên xuống dưới gồm các lớp như sau:

Trang 21

DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT, LẮP RÁP LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TRONG CÔNG NGHIỆP CÔNG TY TNHH

- Lớp 1: Lớp đất đắp và đất trồng dầy trung bình 0,2m

- Lớp 2: Sét pha màu xám vàng, xám xanh, xám nâu trạng thái dẻo cứng, dầy 0,2 – 2,6m

- Lớp 3: Cát pha màu xám vàng, xám ghi, trạng thái dẻo, dầy 0,9 – 1,3m

- Lớp 4: Bùn sét pha màu xám đen, dầy 1,8 – 4,5m

- Lớp 5: Cát hạt nhỏ, màu xám đen, trạng thái kém chặt, dầy 5,2 – 10,9m

- Lớp 6: Sét pha màu xám xanh, xám vàng, trạng thái dẻo mềm đến dẻo chảy, dầy 5,5 – 5,7m

- Lớp 7: Sét pha màu xám xanh, xám nâu, trạng thái dẻo cứng, dầy 0,7 – 1,9m

2.1.2 Điều kiện về khí tượng

Khí hậu khu vực dự án cũng như khí hậu của tỉnh Hải Dương thuộc vùng khí hậu đồng bằng Bắc Bộ, chịu ảnh hưởng bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt:

- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10

- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau

Các đặc trưng của yếu tố khí tượng đối với khu vực được thu thập tại các trạm quan trắc của Hải Dương được mô tả như sau:

* Nhiệt độ:

Nhiệt độ trung bình năm trên địa bàn tỉnh Hải Dương từ năm 2005 đến năm

2010 dao động từ 23,10C - 24,30C Tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm

là 13,30C (tháng 2/2008) và tháng có thiệt độ trung lớn nhất là 30,30C (tháng 6, 7/2010) Trong những năm gần đây nhiệt độ không khí trung bình tại Hải Dương tăng khoảng 0,3 - 0,50C vào năm 2007 và 2011

Năm 2010 nhiệt độ không khí trung bình tại Hải Dương là 24,3°C cao hơn nhiệt

độ trung bình năm từ năm 2005 đến năm 2008 và bằng ngưỡng trung bình năm của năm

2009 Nhiệt độ trung bình cao nhất trong năm 2010 là 30,3°C (tháng 6, 7) Nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm là 17,70 C (tháng 1/2010)

Nhiệt độ trung bình đo tại Hải Dương từ năm 2005 đến năm 2010 được thể hiện trong bảng 9 dưới đây:

Bảng 9 Nhiệt độ trung bình tại Hải Dương từ năm 2005 đến năm 2010

- Trạm Hải Dương (đơn vị: 0C)

Trang 22

Lượng mưa trên địa bàn tỉnh Hải Dương (từ năm 2005 đến năm 2010) dao động

từ 1.128 - 1.950 mm/năm Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10 Lượng mưa cả năm tập trung chủ yếu vào các tháng mùa mưa và chiếm 80 - 85% tổng lượng mưa cả năm với lượng mưa trung bình đạt từ 902mm - 1.657,5mm Lượng mưa trung bình năm 2010 thấp hơn so với lượng mưa trung bình năm từ năm 2005 đến năm

2009 Các tháng có lượng mưa trung bình cao nhất trong năm 2010 là từ tháng 5 - 9 với lượng mưa dao động từ 140mm - 277mm Lượng mưa các tháng đo tại Hải Dương

từ năm 2005 đến năm 2010 được thể hiện trong bảng 10 dưới đây:

Bảng 10 Lượng mưa trung bình tại Hải Dương từ năm 2005 đến năm 2010

- Trạm Hải Dương (đơn vị: mm)

Trang 23

DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT, LẮP RÁP LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TRONG CÔNG NGHIỆP CÔNG TY TNHH

* Độ ẩm không khí:

Độ ẩm không khí trung bình các năm của khu vực Hải Dương dao động từ 83% Độ ẩm trung bình cả năm từ năm 2005 đến năm 2008 ổn định ở mức 83% Đến năm 2009 độ ẩm giảm xuống 1% so với các năm Độ ẩm không khí trung bình các năm từ năm 2005 đến năm 2010 được thể hiện tại 11dưới đây:

82-Bảng 11 Độ ẩm trung bình tại Hải Dương từ năm 2005 đến năm 2010

- Trạm Hải Dương (đơn vị: %)

Mùa đông gió thường thổi tập trung ở hai hướng: Bắc - Đông Bắc và Đông - Đông Nam Trong nửa đầu mùa đông, các hướng Bắc - Đông Bắc trội hơn một chút, nhưng từ tháng 2 trở đi, các hướng Đông - Đông Nam lại chiếm ưu thế Mùa hè gió thường có hướng Nam, Đông Nam với tần suất 60 - 70% Gió Tây khô nóng thường xuất hiện vài ngày vào nửa đầu mùa hè và nhìn chung ít ảnh hưởng tới nền khí hậu của vùng Tốc độ gió trung bình tại khu vực đạt 1,5 m/s

* Bão và áp thấp nhiệt đới:

Bão xuất hiện hàng năm không đều, năm nhiều, năm ít, tính trung bình trong 1 năm tỉnh Hải Dương chịu ảnh hưởng của 1 đến 2 cơn bão và áp thấp nhiệt đới Có năm

Trang 24

nhiều tới 5 cơn bão như năm 1963, 1973 và 1996 Đặc biệt liên tục từ năm 1998 đến năm 2002 không có bão ảnh hưởng đến Hải Dương Mùa bão năm 2006, Việt Nam chịu ảnh hưởng của 10 cơn bão và 4 áp thấp nhiệt đới trong đó có những cơn bão mạnh cấp

12 trên cấp 12 Hải Dương chịu ảnh hưởng gián tiếp của 01 cơn bão (cơn bão số 3) nhưng gió không lớn và chỉ xuất hiện mưa sau khi bão suy yếu thành vùng áp thấp

* Nhận xét chung về điều kiện khí tượng:

Nhìn chung khí hậu của khu vực dự án mang tính chất khí hậu đồng bằng Bắc

Bộ nóng ẩm, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Nhiệt độ, độ ẩm không khí tại khu vực đều ở ngưỡng dễ chịu nên không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của công nhân lao động trong cơ sở Lượng mưa và tốc độ gió tại đây thuận lợi cho quá trình pha loãng, chuyển hóa và tự làm sạch của chất thải phát sinh từ các hoạt động của dự

án Như vậy điều kiện khí tượng tại khu vực dự án thuận lợi cho quá trình sản xuất của Công ty, không ảnh hưởng nhiều tới các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của công nhân Tuy nhiên vào những ngày mưa, nước mưa sẽ cuốn theo những chất thải không được thu gom lưu giữ tại cơ sở ra ngoài môi trường và gây ô nhiễm môi trường khu vực dự án

2.1.3 Điều kiện thuỷ văn

Dự án nằm trong khu vực được bao bọc bởi hệ thống sông Thái Bình và chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Thái Bình Chế độ dòng chảy sông Thái Bình chia làm 2 mùa rõ rệt

* Mùa cạn: Thường từ cuối tháng 10 năm trước đến trung tuần tháng 5 năm sau,

mùa này chịu ảnh hưởng của thủy triều, hàng ngày có 1 lần nước lên và 1 lần nước xuống Những ngày triều mãn có 2 đỉnh 1 chân hoặc 2 chân 1 đỉnh triều Thủy triều những ngày triều cường khá mạnh, khi nước lên có dòng chẩy ngược, biên độ triều trong ngày trung bình từ 70 -100 cm

* Mùa lũ: Thường từ trung tuần tháng 5 đến cuối tháng 10 (có năm lũ bắt đầu sớm

hơn) Mùa này nước lên xuống tùy theo lượng nước từ thượng nguồn đổ về nhiều hay

ít, dạng triều bị phá vỡ, không có dòng chẩy ngược, biên độ mực nước trong năm thường khá lớn

* Một số đặc trưng dòng chảy sông Thái Bình tại trạm thủy văn Phú Lương: + Mực nước lớn nhất đã đo được: Hmax = 506 cm (VN72) (22/8/1971)

+ Mực nước thấp nhất đã xảy ra: Hmin = - 75 cm (1969,1974,1980)

Ngu ồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Hải Dương

2.1.4 Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý

a Hiện trạng môi trường không khí

Để đánh giá chất lượng môi trường nền tại khu vực triển khai dự án, Công ty TNHH đã phối hợp với Trung tâm tiến hành lấy mẫu, đo đạc và phân tích

Trang 25

DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT, LẮP RÁP LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TRONG CÔNG NGHIỆP CÔNG TY TNHH

chất lượng môi trường không khí tại khu vực triển khai dự án ngày …… Kết quả phân tích các thông số môi trường không khí như sau:

Bảng 12 Kết quả đo các yếu tố vi khí hậu và tiếng ồn

Ngày l ấy mẫu: ………

TT Vị trí quan trắc

Vi khí hậu

Mức ồn (dBA)

Nhiệt độ (0C)

Độ ẩm (%)

Tốc độ gió (m/s)

1 Khu vực giữa dự án

2 Khu vực phía Bắc dự án

3 Khu vực phía Nam dự án

4 Đầu hướng gió cách dự án 150m

5 Cuối hướng gió cách dự án

150m

- QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

Nhận xét:

Kết quả quan trắc vi khí hậu và tiếng ồn tại bảng trên cho thấy: Tiếng ồn tại các

vị trí quan trắc có giá trị đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn (QCVN 26:2010/BTNMT)

Bảng 13 Kết quả phân tích mẫu không khí

Ngày l ấy mẫu: 14/02/2012

T

Kí hiệu

mg/m3

2 Khu vực phía Bắc dự án Q2

3 Khu vực phía Nam dự án Q3

4 Đầu hướng gió cách dự án 150m Q4

5 Cuối hướng gió cách dự án 150m Q5

Trang 26

Ghi chú:

- QCVN 05: 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi

trường không khí xung quanh

Nhận xét: Kết quả phân tích hơi khí độc và bụi tại thời điểm quan trắc cho thấy:

+ Nồng độ các chỉ tiêu phân tích hơi khí độc và bụi tổng tại các vị trí lấy mẫu đều có nồng độ nằm trong giới hạn cho phép theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh QCVN 05:2009/BTNMT./

b Hiện trạng môi trường nước

Để đánh giá chất lượng môi trường nước tại khu vực, chúng tôi đã tiến hành lấy 4 mẫu nước: 1 mẫu nước mương gần khu vực dự án, 1 mẫu nước sông Thái Bình, 1 mẫu nước cấp (nước máy) và 1 mẫu nước giếng đào trong khu vực triển khai dự án Kết quả phân tích được trình bày trong các bảng sau

Bảng 14 Kết quả phân tích mẫu nước mương

Ngày l ấy mẫu : ……… Ngày phân tích : ………

(Nm1)

QCVN 08: 2008/BTNMT Mức B1

- Nm1: Mẫu nước mương tiếp nhận

- QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt,

áp dụng mức B1 (Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2)

Trang 27

DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT, LẮP RÁP LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TRONG CÔNG NGHIỆP CÔNG TY TNHH

Bảng 15 Kết quả phân tích mẫu nước sông Thái Bình

Nm2

QCVN 08:2008/BTNMT Mức B1

- QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt,

áp dụng mức B1 (Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2)

- Nm2: Mẫu nước sông Thái Bình

Nhận xét: Kết quả phân tích mẫu nước sông Thái Bình (Nm2) tại thời điểm lấy

mẫu cho thấy: Thông số TSS có nồng độ cao hơn quy chuẩn cho phép; các thông số còn lại có nồng độ nhỏ hơn mức B1 của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt QCVN 08:2008/BTNMT

Bảng 16 Kết quả phân tích mẫu nước cấp

Trang 28

TT Thông số Đơn vị Kết quả

(Nc1)

QCVN 01:2009/BYT

Nhận xét: Tại thời điểm lấy mẫu và phân tích mẫu nước cấp (Nc1), kết quả tại bảng

trên cho thấy: Các thông số phân tích có nồng độ đạt quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về

chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT./

c Đánh giá khả năng chịu tải của môi trường khu vực dự án

Từ kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí và môi trường nước ở trên cho thấy:

- Đối với môi trường không khí: Từ kết quả phân tích trên cho thấy, chất lượng

môi trường không khí còn tương đối tốt, như vậy khả năng chịu tải của môi trường không khí còn cao

- Đối với môi trường nước:

+ Chất lượng môi trường nước mặt : Nước mương tiếp nhận còn tương đối tốt tuy nhiên nước sông Thái Bình đã bị ô nhiễm bởi chỉ tiêu TSS nên khả năng chịu tải của môi trường nước bị hạn chế

Trang 29

DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT, LẮP RÁP LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TRONG CÔNG NGHIỆP CÔNG TY TNHH

+ Chất lượng môi trường nước cấp: Nước cấp ở đây tương đối tốt, đáp ứng đủ yêu cầu về vệ sinh môi trường cho sinh hoạt của công nhân

V ị trí lấy mẫu hiện trạng môi trường thể hiện trong sơ đồ đính kèm sau trang 29

2.1.5 Hiện trạng môi trường sinh thái

a Thực vật

Các loại thực vật hiện tại của khu vực triển khai dự án có thể phân chia thành nhiều nhóm, nhiều loại gồm lúa, ngô, khoai, sắn… các loại rau màu cho thân, lá, củ hạt như cải bắp, đỗ, lạc… các loại cây ăn quả gồm mít, đu đủ, chanh, chuối… cây hoang dại phổ biến là cây bụi, các loài cỏ thuộc nhóm hoa thảo, gáo nước, sậy lác, các loài nổi trên mặt nước như dong nước, bèo tây…

b Động vật

Các loài động vật trong khu vực hiện nay gồm nhóm động vật tự nhiên như chuột, rắn, các loài thuỷ sinh trong hệ thống sông, ao hồ… Ngoài các loài trên còn có các loài gia súc, gia cầm do người nông dân nuôi thả như trâu, bò, lợn, gà…

2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Nam Đồng

2.2.1 Điều kiện về kinh tế

a Sản xuất nông nghiệp

Giá trị thu nhập từ chăn nuôi năm 2009 đạt 20,2 tỷ đồng/năm

b Sản xuất công nghiệp, dịch vụ

 Sản xuất công nghiệp:

Trên địa bàn xã có 05 cơ sở sản xuất công nghiệp Trong đó có 04 doanh nghiệp tư nhân, 01 doanh nghiệp quốc doanh Các cơ sở công nghiệp này đã và đang giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương và kéo theo một số ngành nghề khác hình thành và phát triển

 Sản xuất tiểu thủ công nghiệp:

Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong xã bao gồm: cơ sở sửa chữa cơ khí, sản xuất đồ mộc, may mặc, ăn uống… vẫn ổn định và phát triển Tổng số là 98 cơ sở

2.2.2 Điều kiện về xã hội

Trang 30

a Diện tích đất đai và hiện trạng sử dụng đất

Theo số liệu thống kê năm 2010 của xã Nam Đồng, tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 889,62 ha Trong đó:

- Đất nông nghiệp: 486,86 ha Chiếm 54,73 % diện tích

- Đất công nghiệp: 53,51 ha Chiếm 6 % diện tích

- Đất chưa sử dụng: 2,72 ha Chiếm 0,3 % diện tích

- Đất dùng vào các mục đích khác: 346,53 ha Chiếm 39 % diện tích

c Về giáo dục

Hiện nay, trên địa bàn xã có 03 trường học: 01 trường mầm non, 01 trường tiểu học, 01 trường trung học cơ sở Năm học 2008 - 2009, toàn xã có 101 giáo viên, trong đó có 32 giáo viên mầm non, 35 giáo viên tiểu học, 34 giáo viên trung học cơ sở

Số lượng học sinh đến lớp là:

- Trường mầm non: 111 cháu Đạt 100 % số cháu trong độ tuổi mầm non

- Trường tiểu học: 520 học sinh Đạt 98 % số trẻ em trong độ tuổi tiểu học

- Trường trung học cơ sở: 451 học sinh Đạt 97 % số trẻ em trong độ tuổi trung học cơ sở

d Công tác y tế

Hiện nay, trên địa bàn xã có 01 Trạm y tế Trong đó số bác sĩ là 01 người Trạm luôn giữ vững danh hiệu trạm y tế chuẩn quốc gia Hàng năm, Trạm tổ chức khám chữa bệnh cho hàng nghìn lượt người và phối hợp với cơ quan chuyên môn, các ban ngành địa phương tổ chức các đợt tiêm chủng quốc gia cho bà mẹ, trẻ em, tổ chức kiểm tra an toàn thực phẩm trên địa bàn Năm 2009 trên địa bàn xã không có dịch bệnh xảy ra

e Công tác vệ sinh môi trường

- Tình hình sử dụng nước cấp sinh hoạt: Nguồn nước cấp sinh hoạt trên địa bàn

xã được lấy từ 3 nguồn: nước giếng khoan, nước giếng đào và nước từ trạm cung cấp nước sạch Tỷ lệ sử dụng như sau:

+ Số hộ sử dụng nguồn nước từ trạm cung cấp nước sạch chiếm 2 %

+ Số hộ sử dụng nguồn nước giếng khoan: 17 %

+ Số hộ sử dụng nguồn nước giếng đào: 81 %

Trang 31

DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT, LẮP RÁP LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TRONG CÔNG NGHIỆP CÔNG TY TNHH

- Hiện tại trên địa bàn xã chưa có cơ sở thu gom rác thải

f Cơ sở hạ tầng

- Tình hình sử dụng nước cấp sinh hoạt: Nguồn nước cấp sinh hoạt trên địa bàn

xã được lấy từ 3 nguồn: nước giếng khoan, nước giếng đào và nước từ trạm cung cấp nước sạch Tỷ lệ sử dụng như sau:

+ Số hộ sử dụng nguồn nước từ trạm cung cấp nước sạch chiếm 2 %

+ Số hộ sử dụng nguồn nước giếng khoan: 17 %

+ Số hộ sử dụng nguồn nước giếng đào: 81 %

- Hiện tại trên địa bàn xã chưa có cơ sở thu gom rác thải

Nguồn: Theo phiếu điều tra kinh tế - xã hội xã Nam Đồng, thành phố Hải Dương năm 2010

2.3 Hiện trạng Cụm công nghiệp Ba Hàng

Cụm công nghiệp Ba Hàng chưa được giải phóng xong về mặt bằng và mới thu hút được một số dự án Trong cụm hiện tại có các đơn vị hoạt động ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau như: Công ty Cổ phần Q&T, Công ty Hồng Lạc, Công ty Nhân Hằng Các đơn vị trong cụm hoạt động một cách tự lập, chưa có sự liên kết giữa về hoạt động môi trường Hệ thống quản lý chất thải của cụm chưa được hình thành, cụ thể như sau:

- Cụm chưa có sự quan tâm giám sát của thành phố do đó chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung Nước thải khi đi qua hệ thống xử lý của từng đơn vị được thải thẳng ra mương thoát nước chung của khu vực

- Về vấn đề rác thải, các đơn vị trong cụm thu gom đưa vào bãi tập trung của từng đơn vị sau đó thuê đơn vị môi trường chở đến nơi tập trung của xã Trong cụm chưa có hệ thống thu gom riêng

- Kết quả quan trắc môi trường tại trang 26 cho thấy Các thông số vi khí hậu cũng như các thông số của nguồn nước mương tiếp nhận đều nằm trong giới hạn cho phép Mẫu nước sông Thái Bình tại khu vực gần dự án có chỉ tiêu TSS vượt giới hạn cho phép Tuy nhiên ngày lấy mẫu có thể là lúc nước sông có lượng phù sa lớn và khi các cơ sở sản xuất cam kết xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi xả thải trực tiếp ra môi trường thì khả năng chịu tải của môi trường vẫn tương đối tốt

Trang 32

CHƯƠNG 3

ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƯỜNG

3.1 Đánh giá tác động

3.1.1 Đánh giá tác động trong giai đoạn hoạt động sản xuất

3.1.1.1 Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải

Bảng 17 Nguồn phát sinh chất thải trong quá trình hoạt động

Các chất gây ô nhiễm phát sinh trong giai đoạn hoạt động ổn định của Công ty được thể hiện trong bảng dưới đây:

Nguồn phát sinh Các chất gây ô nhiễm Các yếu tố bị tác động

- Môi trường không khí

- Sức khỏe và an toàn của công nhân

Quá trình cuộn, quấn dây

- Môi trường không khí

- Cảnh quan môi trường Quá trình làm từ hóa - Từ trường - Sức khỏe và an toàn của

công nhân Công đoạn in ấn

- Tiếng ồn

- Hơi dung môi

- Vỏ hộp mực

- Môi trường không khí

- Sức khỏe và an toàn của công nhân

Kiểm tra và nhập kho - Tiếng ồn

- Sản phẩm không đạt yêu cầu

- Môi trường không khí

- Sức khỏe và an toàn của công nhân

Hoạt động bảo dưỡng máy

móc thiết bị - Dầu mỡ thải

- Môi trường nước

- Môi trường đất Hoạt động sinh hoạt của

công nhân

- Nước thải

- Chất thải rắn

- Môi trường nước

- Cảnh quan môi trường Hoạt động nấu ăn

a Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí

* Ô nhiễm do hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải:

- Tính toán khối lượng bụi cuốn theo do xe vận chuyển gây ra:

Khi đi vào hoạt động ổn định, một năm Công ty sản xuất ra khoảng 50.000.000 sản phẩm tương đương với 166.667 sản phẩm/ngày Vì sản phẩm và nguyên liệu của ngành sản xuất, lắp ráp các linh kiện điện tử trong công nghiệp mà cụ thể ở đây là

Trang 33

DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT, LẮP RÁP LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TRONG CÔNG NGHIỆP CÔNG TY TNHH

muc, tai nghe, loa… có kích thước tương đối nhỏ Như vậy, ước tính trung bình có khoảng 3 xe tải trọng 10 tấn/xe thường xuyên ra vào Công ty trong 1 ngày Theo phương pháp đánh giá nhanh của WHO có thể dự báo được lượng bụi phát sinh từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm với các giả thiết sau:

- Vận tốc xe trung bình: 10 km/h

- Tải trọng xe trung bình: 10 tấn

- Số bánh xe trung bình: 10 cái/xe

- Lượt xe trung bình: 03 lượt/ngày (không tính xe giao dịch)

- Quãng đường trung bình: 01 km

Bảng 18 Dự báo tải lượng bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển

Nguồn

phát sinh

Số lượt xe trung bình

Hệ số phát sinh bụi

đường nhựa, 1000km

Lượng bụi phát sinh kg/1000km.lượt xe

Tải lượng phát sinh trung bình g/s

Trong đó: v : Vận tốc trung bình của xe (km/h)

M : Tải trọng trung bình của xe (tấn)

n : Số bánh xe trung bình

- Tính toán lượng khí thải do các xe vận chuyển gây ra:

Các xe vận chuyển sử dụng dầu diezen làm nhiên liệu đốt, khi hoạt động chúng

sẽ thải ra môi trường khói thải chứa các chất ô nhiễm không khí như: Bụi khói, CO,

CO2, SO2, NOx, VOC… Với quãng đường gây ảnh hưởng là 2 km (tính cả 2 chiều) thì theo Tổ chức Y tế thế giới WHO có thể tính được tải lượng các chất ô nhiễm có trong khói thải như sau:

Bảng 19 Hàm lượng khí và bụi tương ứng phát sinh trong quá trình vận chuyển

(Đối với xe từ 3,5 tấn đến 16 tấn)

TT Chỉ tiêu Hệ số

(kg/1000km)

Quãng đường (km)

Thời gian (phút)

Số xe (vào/ra)

Lượng phát thải (g/s)

Trang 34

Nguồn: WHO - Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí - Tập I, Generva, 1993

Bảng 20: Hàm lượng bụi và khí thải tương ứng với số xe vận chuyển

Ghi chú: S: Hàm lượng lưu huỳnh có trong dầu, S = 0,5%

Từ kết quả tính toán tại bảng 20 cho thấy các hoạt động giao thông ra vào nhập nguyên vật liệu và xuất hàng có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng không khí khu vực Công ty và vùng lân cận

* Ô nhiễm do hoạt động sản xuất:

- Ô nhiễm bụi:

+ Bụi phát sinh trong quá trình quấn, cuộn dây điện:

Quá trình cắt, uốn và tuốt đầu dây là một khâu trong toàn bộ dây chuyền sản xuất

và lắp ráp các linh kiện điện tử của Công ty Ở khâu này chủ yếu phát sinh bụi do sự va chạm giữa nguyên vật liệu với nhau, nguyên vật liệu với máy móc thiết bị và với người lao động Tuy nhiên lượng bụi phát sinh ra không đáng kể, ít gây ảnh hưởng tới môi trường cũng như sức khỏe của người lao động

Ví dụ: Theo báo cáo kiểm soát của Công ty TNHH Sumidenso tại các bộ phận cắt, quấn dây điện (COT) cho thấy lượng bụi phát sinh khoảng 0,021 mg/m3 Kết quả này vẫn nằm trong tiêu chuẩn cho phép theo QĐ 3733:2002/BYT là 6 mg/m3

Nguồn: Báo cáo kiểm soát môi trường định kỳ của công ty TNHH Sumidenso tại thời điểm tháng 2/2010 do Trạm Quan trắc và Phân tích môi trường lao động, 99 Trần Quốc Toản, Hoàn Kiếm, Hà Nội

+ Bụi phát sinh trong quá trình bốc dỡ nguyên liệu, sản phẩm, kiểm tra sản phẩm, nhập kho

Các quá trình trên đều phát sinh bụi Tuy nhiên hoạt động bốc dỡ nguyên vật liệu không diễn ra thời xuyên, liên tục trong ngày, mặt khác lượng bụi này phát tán rất nhanh vào không khí vì vậy ảnh hưởng của chúng tới môi trường và sức khỏe người lao động là không đáng kể

- Ô nhiễm môi trường không khí, sức khỏe người lao động do ảnh hưởng của từ trường:

Trong hoạt động sản xuất, lắp ráp các linh kiện điện tử của Công ty có quá trình

từ hóa Xét về mặt hiện tượng, từ hóa là sự thay đổi tính chất từ của vật chất theo từ trường ngoài Xét về mặt bản chất đây là sự thay đổi các mômen từ nguyên tử Khi đặt vào từ trường ngoài, các mômen từ nguyên tử có xu hướng bị quay đi theo từ trường ngoài dẫn đến sự thay đổi về tính chất từ Theo các nghiên cứu về trường điện từ thì trường điện từ làm thay đổi hoạt động của hệ thần kinh, tuần hoàn, nội tiết và nhiều hệ

Trang 35

DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT, LẮP RÁP LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TRONG CÔNG NGHIỆP CÔNG TY TNHH

thống khác trên cơ thể con người Điện từ trường tác động xấu đến cơn người đặc biệt

là thai nhi, trẻ con, gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch gây ra sự suy giảm hoạt động của các cơ quan trao đổi chất, thay đổi nhịp đập và nhịp tim Gây rối loạn chức năng của hệ thống tim mạch và hệ thống trao đổi chất Bên cạnh đó điện trường còn gây ra sự xuất hiện điện tích giữa người và các vật dụng kim loại điện thế khác so với

cơ thể người Nếu đứng trực tiếp dưới đất thì điện thế của người so với đất là 0 Nếu cách ly với đất thì cơ thể người sẽ chịu một điện thế nhất định Khi đó, sự tiếp xúc của

cơ thể người với các phần tử kim loại có tiếp đất sẽ dẫn đến hiện tượng truyền dẫn điện tích từ cơ thể người xuống đất gây ra cảm giác đau, đặc biệt là ở thời điểm đầu tiên, nặng hơn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng

- Ô nhiễm môi trường không khí trong quá trình in sản phẩm

Trong quá trình in sản phẩm thì khí thải phát sinh chủ yếu là dung môi, dung môi dùng để pha mực in phục vụ cho quá trình in sản phẩm và nó chỉ đóng vai trò là chất mang Hợp chất làm dung môi thường là các hỗn hợp bao gồm các hydrocacbon mạch thẳng như dung dịch Naphta, các hydrocacbon mạch vòng thơm như Toluen, Xylen và các dẫn xuất halogen khác Các chất khí này được quy về khí VOCs

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì hệ số phát thải khí VOC là 260 kg/tấn

sơn hay mực in (Nguồn: Air emission inventories and controls, WHO, 1993)

Như vậy với lượng mực in sử dụng của Công ty là 11 tấn/năm thì lượng VOC

sẽ thải vào môi trường là:

260 kg/tấn mực in x 11 tấn mực in/năm = 2.860 kg/năm = 9,53 kg/ngày

* Ô nhiễm không khí từ việc vận hành máy phát điện:

Để cung cấp điện cho sản xuất vào những ngày mất điện, Đơn vị dự kiến sử dụng 01 máy phát điện có công suất 100 KW Nhiên liệu sử dụng là dầu Diezel Có thể ước tính được tải lượng chất ô nhiễm sinh ra trong khí thải máy phát điện khi hoạt động và nồng độ ô nhiễm theo giả thiết sau:

- Hệ số cháy không hoàn toàn là: η = 0,5%

- Hệ số tro bụi bay theo khói: a = 0,3

- Nhiệt độ của khói thải (oC): tk = 150 oC

Kết quả dự báo nồng độ các chất ô nhiễm môi trường không khí từ máy phát điện tính toán được trình bày trong bảng sau:

Bảng 21 Kết quả tính toán lượng khí phát thải từ máy phát điện

Trang 36

TT Các chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 19:2009/BTNMT mức B*

Ghi chú: Quá trình tính toán sẽ được trình bày ở phụ lục 5

- QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công

CO, bụi) khi chạy máy phát điện có nồng độ nhỏ hơn giới hạn cho phép Mặt khác, sự

cố mất điện xảy ra không thường xuyên, không kéo dài nên mức độ ảnh hưởng của các chất ô nhiễm phát sinh khi máy phát điện hoạt động đối với môi trường không khí không lớn, ảnh hưởng chủ yếu là tiếng ồn của máy

* Ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động nấu ăn:

Khu nhà bếp sử dụng sản phẩm khí gas hoá lỏng và điện để đun nấu Lượng gas hóa lỏng dùng trong cho nấu ăn là 12,07 kg/ngày Sau đây là thành phần của gas hóa lỏng

Bảng 22 Thành phần tỷ lệ các chất trong khí gas hóa lỏng

Propan và Butan Như vậy tỷ lệ khối lượng Propan/Butan trong ga lỏng LPG là 50/50

Các phản ứng cháy của khí gas như sau:

C 3 H 8 + 5O 2 = 3CO 2 + 4H 2 O

C 4 H 10 + 13/2O 2 = 4CO 2 + 5H 2 O Thành phần khí thải khi đốt cháy khí gas hóa lỏng chủ yếu là CO2 Và lượng khí CO thải ra trong một ngày được tính như sau:

Ngày đăng: 23/05/2015, 17:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w