Chất thải rắn sản xuất của Công ty phát sinh ở hầu hết các công đoạn trong dây chuyền sản xuất. Thành phần chất thải rắn sản xuất của Công ty phần lớn là đầu mẩu dây điện thừa, thùng bìa carton, phế liệu và tạp chất trong quá trình sản xuất, vận chuyển.
- Chất thải rắn là thùng bìa carton đựng nguyên vật liệu và sản phẩm: Ước tính lượng chất thải phát sinh khoảng 40 kg/tháng, tương đương 1,428 kg/ngày. Loại chất thải này được cơ sở thu gom và bán lại cho các cơ sở sản xuất do đó ảnh hưởng của chúng đến môi trường là nhỏ.
- Mảnh phế liệu nhựa, sản phẩm hỏng, đầu mẩu dây điện thừa phát sinh trong công đoạn cuốn, quấn dây điện... ước tính khoảng 16 kg/ngày).
- Các sản phẩm hỏng, không đạt tiêu chuẩn... ước tính khoảng 10 kg/ngày. Như vậy tổng lượng chất thải rắn sản xuất phát sinh của Công ty là:
1,428 + 16 + 10 = 27,428 kg/ngày
*Chất thải rắn sinh hoạt:
Chất thải phát sinh từ hoạt động văn phòng và bếp nấu ăn ca. Thành phần chất thải bao gồm: Giấy, phần thừa của các loại thực phẩm, thức ăn thừa… Theo ước tính, lượng rác trung bình do mỗi người thải ra hàng ngày là 0,3 kg/người/ngày.
Vậy lượng chất thải rắn sinh hoạt do Công ty thải ra hàng ngày là: 534 người * 0,3 kg/người/ngày = 160,2 kg/ngày.
Đánh giá tác động môi trường:
- Chất thải rắn sản xuất: Là loại chất thải rắn không bị phân hủy sinh học, được Công ty tiến hành thu gom và bán lại cho các cơ sở tái chế, do đó những loại chất thải này ít gây tác hại đến môi trường xung quanh.
- Chất thải rắn sinh hoạt: Loại chất thải này có chứa nhiều các chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học. Trong điều kiện nóng ẩm, nhiệt độ cao loại chất thải này phân huỷ rất nhanh gây ra các mùi khó chịu, thu hút ruồi, chuột và các vi trùng gây hại sinh sôi nảy nở gây các bệnh về đường hô hấp cho công nhân, mất mỹ quan khu vực Công ty, làm ô nhiễm môi trường. Công ty thuê đơn vị môi trường địa phương thu gom hàng ngày và chở đến khu vực chôn lấp theo quy định nên ảnh hưởng của chúng đến môi trường là không đáng kể.
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT, LẮP RÁP LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TRONG CÔNG NGHIỆP CÔNG TY TNHH ...
Đánh giá tác động môi trường:
- Chất thải rắn sản xuất: Là loại chất thải rắn không bị phân hủy sinh học, được Công ty tiến hành thu gom và bán lại cho các cơ sở tái chế, do đó những loại chất thải này ít gây tác hại đến môi trường xung quanh.
- Chất thải rắn sinh hoạt: Loại chất thải này có chứa nhiều các chất hữu cơ dễ phân huỷ sinh học. Trong điều kiện nóng ẩm, nhiệt độ cao loại chất thải này phân huỷ rất nhanh gây ra các mùi khó chịu, thu hút ruồi, chuột và các vi trùng gây hại sinh sôi nảy nở gây các bệnh về đường hô hấp cho công nhân, mất mỹ quan khu vực Công ty, làm ô nhiễm môi trường. Công ty thuê đơn vị môi trường địa phương thu gom hàng ngày và chở đến khu vực chôn lấp theo quy định nên ảnh hưởng của chúng đến môi trường là không đáng kể.
d. Nguồn phát sinh chất thải nguy hại
Nguồn phát sinh chất thải nguy hại của Cơ sở bao gồm:
- Dầu, mỡ rò rỉ, các loại giẻ lau dính dầu mỡ trong quá trình bảo dưỡng máy móc thiết bị sản xuất.
- Các vỏ hộp mực in: mỗi ngày Công ty sử dụng khoảng 9,53 kg mực in, tương đương 267 kg/tháng, tính trung bình mỗi hộp mực có khối lượng khoảng 20 kg/hộp, như vậy mỗi tháng phát sinh trung bình 13 vỏ hộp mực, với trọng lượng vào khoảng 6,5 kg cần xử lý. Ngoài ra còn có can nhựa đựng dung môi, mỗi tháng sử dụng hết khoảng 22,916 kg tương đương với 22,6 lít/ngày, khoảng 1 thùng loại 20 lit/thùng. Toàn bộ loại chất thải rắn này được thu gom và xử lý theo quy định.
- Chất thải nguy hại phát sinh từ công đoạn lau chùi khuôn in, sửa chữa máy móc, trang thiết bị, chất thải rắn này chủ yếu là giẻ lau dính dầu mỡ, mực in. Lượng chất thải loại này phát sinh không đáng kể, ước khoảng 2kg/ngày. Ngoài ra, lượng chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất của Cơ sở còn có thể là một số chất thải nguy hại sau:
Ngoài ra, còn có 1 lượng chất thải nguy hại khác phát sinh như: bóng đèn huỳnh quang hỏng, pin, ắc quy hỏng…
Đánh giá tác động môi trường:
Các loại chất thải nguy hại trên là loại chất thải có khả năng gây ô nhiễm môi truờng đất và môi trường nước cao do khó phân hủy sinh học và có khả năng gây ngộ độc cho các loài sinh vật trên cạn cũng như dưới nước. Khi dầu chảy tràn trên mặt đất, mặt nước hay bám trên bề mặt các loài sinh vật sẽ làm ngăn cản sự hòa tan ôxi vào đất, nước hay ngăn cản sự trao đổi chất của sinh vật, từ đó làm chậm sự phát triển và có thể gây hủy hoại sinh vật, dẫn đến mất cân bằng sinh thái.
Tuy nhiên, những loại chất thải nguy hại trên đây phát sinh với số lượng không nhiều mặt khác lại được Cơ sở tiến hành thu gom và ký hợp đồng với đơn vị có chức
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT, LẮP RÁP LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TRONG CÔNG NGHIỆP CÔNG TY TNHH ...
năng đem đi xử lý theo quy định hiện hành về chất thải nguy hại do đó ảnh hưởng của chúng đến môi trường là không đáng lo ngại.
3.1.212. Đánh giá tác động của nguồn không liên quan đến chất thải
a. Tác động của tiếng ồn
Tiếng ồn phát sinh từ các phương tiện vận chuyển hàng hóa:
a. Tiếng ồn
Tiếng ồn sinh ra do hoạt động của các động cơ, các máy móc thiết bị phục vụ sản xuất và phương tiện giao thông ra vào Công ty cụ thể như sau:
Bảng 24. Mức ồn của một số máy móc, thiết bị trong quá trình sản xuất
TT Phương tiện vận chuyển và thiết bị chế biến Mức ồn cách nguồn 1m (dBA) Mức ồn cách nguồn 20m (dBA) Mức ồn cách nguồn 50m (dBA) 1 Xe tải 88 62 54
Tiêu chuẩn 12 của Bộ Y tế 85 dBA - -
QCVN 26:2010 - 70 dBA
75 dBA
Nguồn: GS.TS Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội – 1997.
Ghi chú:
+ Tiêu chuẩn 12 của Bộ Y tế ban hành theo quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT, tiêu
chuẩn này quy định tiếng ồn cho phép tại các vị trí làm việc trong môi trường lao động.
+ QCVN 26:2010: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
Nhận xét: Mức ồn ngay tại nguồn phát sinh của các thiết bị máy móc sản xuất đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Riêng tiếng ồn phát ra từ xe tải vận chuyển có mức ồn vượt quá tiêu chuẩn 12 của Bộ Y tế tại khoảng cách là 1m.
Đánh giá tác động:
Tiếng ồn nếu có mức âm lớn ảnh hưởng đến cơ quan thính giác như: gây thủng màng nhĩ, mất khả năng nghe và ảnh hưởng đến hệ thần kinh đặc biệt khi mà tiếng ồn có tần số cao. Trường hợp tiếng ồn có mức âm cao lại có tần số thấp tác dụng lên hệ thần kinh, làm cho người lao động mất tập trung tư tưởng dễ gây tai nạn lao động, gây nôn mửa, trạng thái say sóng, gây rối loạn sinh lý và bệnh lý. Làm việc lâu dài trong khu vực có cường độ tiếng ồn cao có thể mắc bệnh điếc nghề nghiệp và làm giảm năng suất lao động. Theo thống kê của Bộ Y tế và Viện nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ lao động của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam thì tiếng ồn gây ảnh hưởng xấu tới hầu hết các bộ phận trong cơ thể con người. Tác động của tiếng ồn đối với cơ thể con người được thể hiện cụ thể ở các dải tần khác nhau:
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT, LẮP RÁP LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TRONG CÔNG NGHIỆP CÔNG TY TNHH ...
Mức ồn (dB) Tác động đến người nghe
0 Ngưỡng nghe thấy
100 Bắt đầu làm biến đổi nhịp đập của tim 110 Kích thích mạnh màng nhĩ
120 Ngưỡng chói tai
130 ÷ 135 Gây bệnh thần kinh, nôn mửa, làm yếu xúc giác và cơ bắp 140 Đau chói tai, gây bệnh mất trí, điên
145 Giới hạn cực đại mà con người có thể chịu được tiếng ồn 150 Nếu nghe lâu sẽ bị thủng màng nhĩ
160 Nếu nghe lâu sẽ nguy hiểm
190 Chỉ cần nghe trong thời gian ngắn đã bị nguy hiểm
Tiếng ồn phát sinh từ các công đoạn sản xuất:
Tiếng ồn trong sản xuất phát sinh chủ yếu từ các hoạt động như: in, kiểm tra, nhập kho…. Mức ồn của từng loại máy nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y tế (< 85dBA) do Công ty đầu tư các loại máy móc hiện đại với các động cơ chạy êm. Tuy nhiên, nếu không bảo dưỡng định kỳ và bố trí các thiết bị máy móc trong xưởng sản xuất hợp lý thì mức ồn cộng hợp của các loại máy trên có thể lớn hơn tiêu chuẩn cho phép, khi đó sẽ gây ảnh hưởng tới người lao động. Đối với khu vực dân cư xung quanh Công ty, ít bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn do các thiết bị máy móc thường xuyên được bảo dưỡng và được đặt trong các nhà xưởng có tường bao che hạn chế khả năng lan chuyền của tiếng ồn.
b. Tác động của nhiệt độđến người lao động
Quá trình gia nhiệt sấy khô sản phẩm trong lò sấy loa, lò sấy mic, lò sấy tai nghe… sẽ diễn ra hiện tượng toả nhiệt.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác làm phát sinh ra nhiệt như: thời tiết, sự bức xạ mặt trời, máy móc hoạt động, bản thân con người, các loại đèn chiếu sáng, dây dẫn điện… Tất cả các yếu tố trên làm gia tăng nhiệt độ bên trong nhà xưởng, trong điều kiện làm việc như vậy sẽ làm cho sức khỏe của công nhân bị giảm sút, mệt mỏi, năng suất lao động sẽ không cao.
c. Tác động đến hệ sinh thái và kinh tế - xã hội khu vực
Tác động đến hệ sinh thái:
- Hệ sinh vật trên cạn:
Hầu hết các động vật đều rất nhạy cảm với môi trường bị ô nhiễm. Các chất ô nhiễm trong khí thải và chất thải rắn đều có tác động xấu đến thực vật và động vật gây ảnh hưởng có hại đối với nghề nông và nghề trồng vườn. Biểu hiện chính của nó là
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT, LẮP RÁP LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TRONG CÔNG NGHIỆP CÔNG TY TNHH ...
làm cho cây trồng chậm phát triển, đặc biệt là các sương khói quang hóa gây tác hại đến các loại rau trồng, đậu, lúa, ngô, các loại cây ăn trái và các loại cây cảnh.
- Bụi phủ lên lá cây làm cản trở quá trình quang hợp, hô hấp của thực vật làm cho cây chậm sinh trưởng.
- Khí CO: làm giảm khả năng hấp thụ khí CO rất thấp. Các vi sinh vật trên mặt đất cũng có khả năng hấp thụ khí CO từ khí quyển. Khí CO dễ gây độc do kết hợp khá bền vững với hemoglobin trong máu tạo thành hợp chất cacboxy hemoglobin (HbCO) dẫn đến giảm khả năng vận chuyển oxy của máu đến các tổ chức, tế bào.
- Khí SO2, NOx gây mưa axit, làm vàng lá, cây khô, quả lép và ở mức độ cao hơn cây sẽ chết. Đồng thời gây ảnh hưởng tới hệ hô hấp của động vật.
Các thành phần ô nhiễm trong môi trường không khí như bụi, SO2, NOx... ngay ở nồng độ thấp cũng làm chậm quá trình sinh trưởng của cây trồng, ở nồng độ cao làm vàng lá, hoa quả bị lép, bị nứt, và ở mức độ cao hơn cây sẽ bị chết.
Tuy nhiên, do các chất thải trên sẽ được kiểm soát bằng chương trình quan trắc định kỳ và được xử lý nên sẽ hạn chế được những ảnh hưởng của chúng tới môi trường nói chung và hệ sinh thái nói riêng.
- Hệ sinh vật dưới nước:
Các tác động đối với hệ sinh thái dưới nước bắt nguồn từ ô nhiễm nguồn nước do nước thải của Cơ sở gây lên (trong trường hợp vượt quá tiêu chuẩn cho phép).
+ Nước thải sinh hoạt làm tăng hàm lượng các chất ô nhiễm (BOD, COD, SS và các chất dinh dưỡng) trong nước mương, sông gây suy thoái môi trường nước và ảnh hưởng đến các loài thủy sinh.
+ Đất, cát, dầu mỡ theo nước mưa chảy tràn xuống mương thoát nước sẽ làm tăng độ đục hoặc làm giảm diện tích mặt nước nên một số loài động thực vật dưới nước trong khu vực bị giảm hoặc không còn.
Tuy nhiên, nếu các chất thải trên được thu gom, xử lý kịp thời và đúng quy định thì những tác động trên tới hệ sinh vật dưới nước cũng như trên cạn là không nhiều.
Tác động đến kinh tế - xã hội:
* Tác động tiêu cực:
Khi dự án đi vào hoạt động sản xuất sẽ tác động đến kinh tế - xã hội khu vực như sau: - Gây mất an ninh trật tự xã hội do tập trung một lượng lớn công nhân tại khu vực, các tệ nạn xã hội có thể xảy ra như cờ bạc, trộm cắp, nghiện hút,....
- Gây mất an toàn giao thông trong khu vực.
* Tác động tích cực:
- Tạo công ăn việc làm cho các lao động trong và ngoài địa phương, giải quyết một phần nạn thất nghiệp.
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT, LẮP RÁP LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TRONG CÔNG NGHIỆP CÔNG TY TNHH ...
- Góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
- Góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp của khu vực phát triển.
d. Các tác động đối với giao thông
Khi dự án đi vào hoạt động làm tăng thêm một lượng lớn phương tiện giao thông do việc vận chuyển các loại hàng hoá dẫn đến tăng mật độ giao thông làm tăng khả năng xảy ra tai nạn giao thông.
3.1.2.3. Đối tượng bị tác động
Đối tượng và quy mô bị tác động bởi các hoạt động sản xuất của dự án như được tổng hợp trong bảng 26 dưới đây.
Bảng 26. Các đối tượng bị tác động
TT Đối tượng bị
tác động Yếu tố tác động Quy mô tác động
1 Môi trường không khí
- Bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông
- Khu vực sản xuất
- Khu vực dân cư xung quanh Công ty
2 Môi trường nước - Nước thải sinh hoạt - Nước mưa chảy tràn
- Mương tiếp nhận phía Nam Công ty
3 Môi trường đất - Quá trình vận chuyển, lưu trữ dầu mỡ, hóa chất
- Cảnh quan khu vực
- Nguồn nước ngầm trong khu vực
4 Hệ sinh thái
- Thành phần ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
- Bụi, khí thải, nhiệt
- Hệ sinh thái xung quanh dự án
5 Văn hóa - xã hội - Khu vực dự án và xung quanh dự án
6 Sức khỏe cộng đồng
- Thành phần ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
- Bụi, khí thải, nhiệt, tiếng ồn...
- Dân cư xung quanh Cơ sở - Công nhân lao động trực tiếp tại cơ sở
3.1.2. Dự báo những rủi ro, sự cố môi trường do dự án gây ra 3.1.2.1. Trong giai đoạn sản xuất của dự án 3.1.2.1. Trong giai đoạn sản xuất của dự án
Dự án đã lập các phương án về an toàn lao động và phòng chống rủi ro môi trường tuy nhiên các tai nạn, sự cố vẫn có thể xảy ra mặc dù xác suất rất nhỏ. Việc dự báo các khả năng có thể xảy ra sự cố là điều cần thiết.