Khi dự án đi vào hoạt động làm tăng thêm một lượng lớn phương tiện giao thông do việc vận chuyển các loại hàng hoá dẫn đến tăng mật độ giao thông làm tăng khả năng xảy ra tai nạn giao thông.
3.1.2.3. Đối tượng bị tác động
Đối tượng và quy mô bị tác động bởi các hoạt động sản xuất của dự án như được tổng hợp trong bảng 26 dưới đây.
Bảng 26. Các đối tượng bị tác động
TT Đối tượng bị
tác động Yếu tố tác động Quy mô tác động
1 Môi trường không khí
- Bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông
- Khu vực sản xuất
- Khu vực dân cư xung quanh Công ty
2 Môi trường nước - Nước thải sinh hoạt - Nước mưa chảy tràn
- Mương tiếp nhận phía Nam Công ty
3 Môi trường đất - Quá trình vận chuyển, lưu trữ dầu mỡ, hóa chất
- Cảnh quan khu vực
- Nguồn nước ngầm trong khu vực
4 Hệ sinh thái
- Thành phần ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
- Bụi, khí thải, nhiệt
- Hệ sinh thái xung quanh dự án
5 Văn hóa - xã hội - Khu vực dự án và xung quanh dự án
6 Sức khỏe cộng đồng
- Thành phần ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
- Bụi, khí thải, nhiệt, tiếng ồn...
- Dân cư xung quanh Cơ sở - Công nhân lao động trực tiếp tại cơ sở
3.1.2. Dự báo những rủi ro, sự cố môi trường do dự án gây ra 3.1.2.1. Trong giai đoạn sản xuất của dự án 3.1.2.1. Trong giai đoạn sản xuất của dự án
Dự án đã lập các phương án về an toàn lao động và phòng chống rủi ro môi trường tuy nhiên các tai nạn, sự cố vẫn có thể xảy ra mặc dù xác suất rất nhỏ. Việc dự báo các khả năng có thể xảy ra sự cố là điều cần thiết.
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT, LẮP RÁP LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TRONG CÔNG NGHIỆP CÔNG TY TNHH ...
TT Hoạt động Các sự cố môi trường
1 Vận chuyển nguyên liệu, thành phẩm
- Tai nạn lao động do vận hành máy móc, do bốc dỡ hàng hóa...
- Cháy kho nguyên liệu, thành phẩm 2 Vận hành máy móc
trong quá trình sản xuất - Tai nạn lao động do máy gây ra 3 Vận hành hệ thống điện - Cháy nổ do chập điện
4 Vận hành hệ thống nước thải
Hệ thống xử lý không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả gây ô nhiễm môi trường trong khu vực làm việc
5 Hệ thống cứu hoả Hệ thống cứu hoả không hoạt động được khi có sự cố để xẩy ra hoả hoạn gây hậu quả nghiêm trọng.
* Sự cố cháy nổ:
Lượng điện năng tiêu thụ cho Công ty tương đối lớn, tất cả các giai đoạn trong quá trình sản xuất đều sử dụng điện do vậy nguy cơ chập cháy điện khá cao. Tuy nhiên công nhân trong Công ty đều được hướng dẫn, đào tạo có hiểu biết nhất định về sử dụng an toàn điện. Công ty đã đầu tư trạm biến áp riêng phục vụ sản xuất, đầu tư hệ thống dây dẫn, cầu dao và attomat phù hợp với công suất của từng bộ phận sản xuất và đến từng máy tiêu thụ điện.
* Sự cố cháy kho nguyên liệu và sản phẩm, sự cố do thiên tai bão lụt, do dịch bệnh lây lan và sự cố khi hệ thống xử lý nước thải gặp sự cố phải ngừng hoạt động hoặc xử lý không đạt yêu cầu.
An toàn lao động: Trong quá trình sản xuất của Công ty có thể xảy ra tai nạn lao động do sự bất cẩn của công nhân, do sự cố của máy móc… tuy nhiên các vấn đề này rất ít xảy ra vì toàn bộ công nhân trong Công ty đều được học an toàn lao động, an toàn vận hành máy móc, mặt khác máy móc thường xuyên được kiểm tra, bảo dưỡng nên rất ít xảy ra các sự cố trên.
An toàn giao thông: Khi dự án đi vào hoạt động sẽ làm tăng mật độ hoạt động giao thông trong khu vực, nên trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu cũng như hàng hóa có thể gây cản trở giao thông ở đoạn đường quanh khu vực dự án (Quốc lộ 5). Vì vậy Công ty sẽ có những biện pháp hợp lý để đảm bảo an toàn giao thông.
An toàn vệ sinh thực phẩm: Do Công ty có tổ chức ăn ca nên nếu không chú ý đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ xảy ra những trường hợp ngộ độc thức ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động.
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT, LẮP RÁP LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TRONG CÔNG NGHIỆP CÔNG TY TNHH ...
Bản báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án được xây dựng dựa trên các phương pháp ĐTM đang được áp dụng phổ biến hiện nay và dựa trên các tài liệu, số liệu có độ tin cậy cao.
- Về các phương pháp ĐTM:
+ Phương pháp liệt kê, thu thập số liệu: Đây là phương pháp đơn giản do chỉ
cần thu thập và liệt kê từ các tài liệu, báo cáo khoa học đã có sẵn. Mức độ tin cậy của các số liệu phụ thuộc vào các tổ chức, cơ quan thống kê, nghiên cứu.
+ Phương pháp khảo sát, lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm các thông số về chất lượng môi trường: Các phương pháp này được tiến
hành theo đúng quy định hiện hành của các TCVN tương ứng. Tuy nhiên có các sai số không thể tránh khỏi như sai số thiết bị, sai số do khâu phân tích... Việc tiến hành lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm đều được thực hiện bởi Trung tâm quan trắc và Phân tích môi trường – Sở tài nguyên môi trường tỉnh Hải Dương, một đơn vị có nhân lực được đào tạo cơ bản và có trang thiết bị phân tích hiện đại nên kết quả phân tích có độ tin cậy.
+ Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm: Phương pháp này do
WHO thực hiện nhằm ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ hoạt động của Dự án. Các hệ số ô nhiễm đối với từng loại máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ, loại hình sản xuất đã được WHO quan trắc, phân tích, nghiên cứu, thống kê từ nhiều nguồn qua nhiều năm nên có mức độ tin cậy cao. Tuy nhiên, do sự phát triển của khoa học công nghệ ngày càng nhanh nên các số liệu có phần lạc hậu so với hiện tại song vẫn có thể chấp nhận được trong phạm vi của ĐTM.
+ Phương pháp so sánh: Dùng để đánh giá hiện trạng và tác động trên cơ sở sánh số liệu đo đạc hoặc kết quả tính toán với giới hạn cho phép ghi trong các TCVN, QCVN hoặc của tổ chức quốc tế.
- Về các tài liệu sử dụng trong ĐTM:
Tất cả các nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo trên đều được tham chiếu từ các tư liệu chính thống đã và đang được áp dụng tại Việt Nam. Các sách giáo khoa, giáo trình đang được sử dụng làm tài liệu giảng dạy và tham khảo tại các trường Đại học như ĐHBK Hà Nội, ĐH Xây dựng, ĐH Kiến trúc... Các tài liệu, dữ liệu thống kê về tình hình kinh tế - xã hội khu vực dự án được các nhà khoa học, cơ quan chính quyền theo dõi, tính toán, đo đạc rất cụ thể nên kết quả cũng đáng tin cậy.
- Về nội dung của ĐTM:
+ Thực hiện đầy đủ theo hướng dẫn thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 07 năm 2011 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của Chính Phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT, LẮP RÁP LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TRONG CÔNG NGHIỆP CÔNG TY TNHH ...
+ Nêu được chi tiết và đánh giá đầy đủ về các tác động môi trường, các rủi ro về sự cố môi trường có khả năng xảy ra trong quá trình hoạt động của dự án.
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT, LẮP RÁP LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TRONG CÔNG NGHIỆP CÔNG TY TNHH ...
CHƯƠNG 4
BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
4.1. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án đến môi trường trường
4.1.1. Trong giai đoạn sản xuất
4.1.1.1. Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường không khí