Đánh giá tác động nguồn gây ô nhiễm môi trường nước

Một phần của tài liệu DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT, LẮP RÁP LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TRONG CÔNG NGHIỆP (Trang 38)

DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT, LẮP RÁP LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TRONG CÔNG NGHIỆP CÔNG TY TNHH ...

Do đặc trưng của Công ty là chỉ tiến hành sản xuất, lắp ráp các linh kiện điện tử trong công nghiệp. Chính vì thế, khi đi vào hoạt động ổn định nguồn gây ô nhiễm môi trường nước của Công ty chủ yếu gồm:

+ Nước thải do sinh hoạt của công nhân. + Nước mưa chảy tràn.

* Nước thi sinh hot:

Khi Công ty đi vào hoạt động số cán bộ công nhân viên có khoảng 534 người lao động trực tiếp tại Công ty. Nước thải sinh hoạt phát sinh do vệ sinh của công nhân và nước phục vụ cho ăn ca. Lượng nước thải sinh hoạt được tính như sau:

+ Nước dùng cho vệ sinh của người lao động trong cơ sở sản xuất: Tiêu chuẩn dùng nước cho sinh hoạt theo quy định 20/TCN 33-85 của Bộ Xây dựng là 45 lít/người/ngày. Như vậy lượng nước dùng cho sinh hoạt của 534 cán bộ công nhân viên của cơ sở là:

Q1 = 534 người/ngày x 45 lít /người/ngày = 24.030 lít/ngày = 24,030 m3/ngày + Nước dùng cho nhu cầu chuẩn bị bữa ăn của người lao động trong cơ sở sản xuất. Theo tiêu chuẩn TCVN 4474-87, lượng nước dùng cho nhà ăn tập thể tính cho 1 người với một bữa ăn là 25 lít nước. Vậy lượng nước thải từ nhà ăn là:

Q2 = 534 người x 25 lít/người/ngày = 13.350 lít/ngày = 13,350 m3/ngày

+ Tổng lựơng nước thải sinh hoạt của cơ sở (lượng nước thải lấy bằng 80% lượng nước cần sử dụng) là:

Qsh = (Q1 + Q2)*80% = (24,030 +13,350)*80% = 29,904 m3/ngày.

Căn cứ vào tải lượng các chất gây ô nhiễm và lưu lượng nước thải có thể tính toán được nồng độ các chất gây ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của công nhân trong Công ty. Kết quả tính toán nồng độ các chất gây ô nhiễm được trình bày trong bảng sau:

Bng 23. Ti lượng các cht gây ô nhim trong nước thi

(Tính cho 534 công nhân)

TT Cht ô nhim Tng ti lượng (g/ngày) Nng độ (mg/l) QCVN 14:2008/BTNMT (mức B) Giá trị Cmax 1 BOD5 24.030 – 28.836 803,6 - 964,3 50 2 TSS 37.380 – 77.430 1.250 - 2.589,3 100 3 TDS 40.050 – 53.400 1.339,3 - 1.785,7 1.000 4 Amoni 1.922,4 – 3.844,8 64,3 - 128,6 10 5 NO3- 160,2 – 320,4 5,4 - 10,7 50 6 PO4- 224,28 – 1.682,1 7,5 - 56,3 10 7 Dầu mỡ 53.400 – 160.200 178,6 - 535,7 20 8 Tổng Coliform - 106 ÷ 109 5.000 Ghi chú:

DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT, LẮP RÁP LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TRONG CÔNG NGHIỆP CÔNG TY TNHH ...

- QCVN 14:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.

Mc B: Ngun nước không dùng cho mc đích cp nước sinh hot.

Cmax là giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khi thải ra nguồn nước tiếp nhận. Cmax được tính theo công thức sau:

Cmax = C * K

Trong đó:

- C là giá trị nồng độ của thông số ô nhiễm quy định tại bảng 1 trong phụ lục. Ở đây ta lấy giá trị C ở cột B (Áp dụng khi nước thải sinh hoạt thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt).

- K = 1 (áp dụng cho cơ sở sản xuất trên 500 người).

Nhn xét:

Hầu hết các chất thải có trong nước thải sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn hoạt động của Công ty khi chưa xử lý đều vượt quy chuẩn cho phép nhiều lần, cụ thể như: BOD5 vượt 16,07-19,28 lần, TSS vượt 12,5-25,89 lần, TDS vượt 1,339-1,785 lần, amoni vượt 6,4-12,8 lần, photphat vượt 5,6 lần, dầu mỡ vượt 8,93-26,78 lần

* Ô nhim do nước mưa chy tràn qua b mt khu vc d án:

Nước mưa chảy tràn trong khu vực hoạt động của Công ty phụ thuộc vào lượng mưa trong năm, khi mưa xuống sẽ kéo theo đất cát, bụi bẩn, lá cây, các chất cặn bã, dầu mỡ rơi vãi... từ các sân bãi, đường đi, trên các mái nhà... gây ô nhiễm môi trường.

Khối lượng và đặc điểm của nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào diện tích vùng mưa, thành phần và khối lượng các chất ô nhiễm trên bề mặt vùng nước mưa chảy qua. Lưu lượng nước mưa trong khu vực Công ty được xác định theo phương pháp cường độ giới hạn. Lưu lượng mưa Q (l/s) tính theo công thức sau:

Q = q.F.ϕ (l/s)

Trong đó:

Q - Lưu lượng tính toán (l/s)

q - Cường độ mưa tính toán (l/s.ha)

F - Diện tích khu vực dự án (ha) ϕ

ϕ ϕ

ϕ - Hệ số dòng chảy, lấy bằng 0,8

Cường độ mưa tính toán, tính theo công thức: (20+b)n x q20(1+c.lgP) q = ---

(t+b)n

Trong đó:

q: Cường độ mưa tính toán (l/s.ha).

P: Chu kỳ ngập lụt (năm), lấy P = 5 đến 7 năm (theo điều 2.2.6 TCVN 51 -1994), lấy P = 5.

DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT, LẮP RÁP LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TRONG CÔNG NGHIỆP CÔNG TY TNHH ...

t: Thời gian tập trung nước mưa trong khu vực dự án khoảng 15 phút.

q20,b,c,n: Đại lượng phụ thuộc đặc điểm khí hậu từng địa phương. Đối với địa phận tỉnh Hải Dương có các hệ số sau:

+ q20: Là cường độ mưa trong thời gian 20 phút, q20 = 275,1.

+ Và các h số: b = 15,52; c = 0,2587; n = 0,7794.

Nguồn: “Phương pháp và kết qu nghiên cu cường độ mưa tính toán Vit Nam”, Vin khí tượng thu văn - 1979.

Cường độ mưa bằng: q = 365,62 (l/s.ha)

Lưu lượng nước mưa chảy tràn trên mặt bằng khu vực dự án là: Q = 365,62 * 0,2754 * 0,8 = 80,553 (l/s)

Lượng cặn lắng sẽ được lắng đọng trong các hố ga trên đường thoát nước nên Công ty định kỳ tiến hành nạo vét các hố ga để đảm bảo cho hệ thống thoát nước không bị tắc gây ứ đọng nước trong khu vực Công ty.

Đánh giá tác động môi trường:

* Tác động ca nước thi sinh hot:

Nước thải chủ yếu là nước thải khu vệ sinh và nước thải của nhà bếp chứa các thành phần ô nhiễm như TSS, COD, BOD5, Coliform.... Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt như sau:

+ Cht hu cơ: Các chất hữu cơ có khả năng bị phân huỷ sinh học cao, do đó làm giảm oxy hoà tan trong nước, ảnh hưởng tới hệ thuỷ sinh vật. Ngoài ra, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh phì dưỡng nước.

+ Cht rn lơ lng: Sự hiện diện của các chất rắn lơ lửng trong môi trường

nước làm giảm tính thẩm mỹ của nước. Nó làm giảm tính truyền quang của nước do đó ảnh hưởng tới các loài thuỷ thực vật sống ở lớp đáy. Các chất rắn này cũng là giá thể tốt để các sinh vật phát triển. Ngoài ra, hiện tượng lắng đọng của chất rắn theo thời gian làm giảm khả năng vận chuyển nước các dòng sông, mương.

+ Các cht dinh dưỡng (Nitơ, Pht pho): Ảnh hưởng lớn nhất của hai yếu tố

này đến thuỷ vực tiếp nhận là khả năng gây ra hiện tượng phú dưỡng. Hiện tượng phú dưỡng có thể khiến các loài động vật dưới nước bị chết, gây ra mùi hôi thối, gây ô nhiễm môi trường.

+ Các loi vi khun: Trong nước thải sinh hoạt luôn chứa một lượng vi khuẩn

gây tả, lị, thương hàn... Tuỳ theo điều kiện môi trường mà các loại sinh vật này có thể tồn tại trong thời gian dài hay ngắn. Khi nhiễm vào nguồn nước, chúng sẽ có khả năng phát tán và gây bệnh trên diện rộng.

* Tác động ca nước mưa chy tràn trong khuôn viên Công ty:

Theo tính toán ở trên thì tổng lượng nước mưa chảy tràn trên toàn khu vực Dự án là 80,553 (l/s), bao gồm nước mưa từ mái nhà xưởng, đường giao thông nội bộ, bãi

DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT, LẮP RÁP LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TRONG CÔNG NGHIỆP CÔNG TY TNHH ...

cỏ, khu văn phòng, bãi chứa... Nhìn chung nước mưa ít gây ô nhiễm do hàng ngày đã thực hiện công tác vệ sinh tại các khu vực này.

Nước mưa chảy tràn nếu cho thải trực tiếp xuống mương tiếp nhận sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước và bồi đắp lòng mương ảnh hưởng tới đời sống của các sinh vật thủy sinh và ngăn cản dòng chảy. Sự ô nhiễm do nước mưa chảy tràn diễn ra theo mùa và theo thời gian có mưa, không kéo dài trong cả năm.

c. Ngun gây tác động do cht thi rn *Cht thi rn sn xut:

Một phần của tài liệu DỰ ÁN NHÀ MÁY SẢN XUẤT, LẮP RÁP LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TRONG CÔNG NGHIỆP (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)