* Ô nhiễm do hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải:
- Tính toán khối lượng bụi cuốn theo do xe vận chuyển gây ra:
Khi đi vào hoạt động ổn định, một năm Công ty sản xuất ra khoảng 50.000.000 sản phẩm tương đương với 166.667 sản phẩm/ngày. Vì sản phẩm và nguyên liệu của ngành sản xuất, lắp ráp các linh kiện điện tử trong công nghiệp mà cụ thể ở đây là
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT, LẮP RÁP LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TRONG CÔNG NGHIỆP CÔNG TY TNHH ...
muc, tai nghe, loa… có kích thước tương đối nhỏ. Như vậy, ước tính trung bình có khoảng 3 xe tải trọng 10 tấn/xe thường xuyên ra vào Công ty trong 1 ngày. Theo phương pháp đánh giá nhanh của WHO có thể dự báo được lượng bụi phát sinh từ hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm với các giả thiết sau:
- Vận tốc xe trung bình: 10 km/h - Tải trọng xe trung bình: 10 tấn - Số bánh xe trung bình: 10 cái/xe
- Lượt xe trung bình: 03 lượt/ngày (không tính xe giao dịch) - Quãng đường trung bình: 01 km
Bảng 18. Dự báo tải lượng bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển
Nguồn phát sinh Số lượt xe trung bình Hệ số phát sinh bụi đường nhựa, 1000km Lượng bụi phát sinh kg/1000km.lượt xe Tải lượng phát sinh trung bình g/s Giao thông 3 3,7.f 603,311 0,126
Nguồn: WHO - Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí - Tập I, Generva, 1993.
Ghi chú:
f: là hệ số phát sinh bụi thứ cấp khi xe chạy trên đường tính theo công thức:
f = v.M0,7.n0,5
Trong đó: v : Vận tốc trung bình của xe (km/h)
M : Tải trọng trung bình của xe (tấn) n : Số bánh xe trung bình
- Tính toán lượng khí thải do các xe vận chuyển gây ra:
Các xe vận chuyển sử dụng dầu diezen làm nhiên liệu đốt, khi hoạt động chúng sẽ thải ra môi trường khói thải chứa các chất ô nhiễm không khí như: Bụi khói, CO, CO2, SO2, NOx, VOC… Với quãng đường gây ảnh hưởng là 2 km (tính cả 2 chiều) thì theo Tổ chức Y tế thế giới WHO có thể tính được tải lượng các chất ô nhiễm có trong khói thải như sau:
Bảng 19. Hàm lượng khí và bụi tương ứng phát sinh trong quá trình vận chuyển
(Đối với xe từ 3,5 tấn đến 16 tấn) TT Chỉ tiêu Hệ số (kg/1000km) Quãng đường (km) Thời gian (phút) Số xe (vào/ra) Lượng phát thải (g/s) 1 Bụi 0,9 2 12 1 0,0025 2 SO2 4,29*S 2 12 1 0,0001 3 NOx 11,8 2 12 1 0,0328 4 CO 6,0 2 12 1 0,0167 5 HC 2,6 2 1
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT, LẮP RÁP LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TRONG CÔNG NGHIỆP CÔNG TY TNHH ...
Nguồn: WHO - Đánh giá các nguồn gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí - Tập I, Generva, 1993.
Bảng 20: Hàm lượng bụi và khí thải tương ứng với số xe vận chuyển
Số xe Bụi (g/s) SO2 (g/s) NOX (g/s) CO (g/s) HC (g/s) 3 0,0075 0,003 0,0984 0,0501 0,0216
Ghi chú: S: Hàm lượng lưu huỳnh có trong dầu, S = 0,5%
Từ kết quả tính toán tại bảng 20 cho thấy các hoạt động giao thông ra vào nhập nguyên vật liệu và xuất hàng có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng không khí khu vực Công ty và vùng lân cận.
* Ô nhiễm do hoạt động sản xuất:
- Ô nhiễm bụi:
+ Bụi phát sinh trong quá trình quấn, cuộn dây điện:
Quá trình cắt, uốn và tuốt đầu dây là một khâu trong toàn bộ dây chuyền sản xuất và lắp ráp các linh kiện điện tử của Công ty. Ở khâu này chủ yếu phát sinh bụi do sự va chạm giữa nguyên vật liệu với nhau, nguyên vật liệu với máy móc thiết bị và với người lao động. Tuy nhiên lượng bụi phát sinh ra không đáng kể, ít gây ảnh hưởng tới môi trường cũng như sức khỏe của người lao động.
Ví dụ: Theo báo cáo kiểm soát của Công ty TNHH Sumidenso tại các bộ phận cắt, quấn dây điện (COT) cho thấy lượng bụi phát sinh khoảng 0,021 mg/m3. Kết quả này vẫn nằm trong tiêu chuẩn cho phép theo QĐ 3733:2002/BYT là 6 mg/m3.
Nguồn: Báo cáo kiểm soát môi trường định kỳ của công ty TNHH Sumidenso tại thời điểm tháng 2/2010 do Trạm Quan trắc và Phân tích môi trường lao động, 99 Trần Quốc Toản, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
+ Bụi phát sinh trong quá trình bốc dỡ nguyên liệu, sản phẩm, kiểm tra sản phẩm, nhập kho.
Các quá trình trên đều phát sinh bụi. Tuy nhiên hoạt động bốc dỡ nguyên vật liệu không diễn ra thời xuyên, liên tục trong ngày, mặt khác lượng bụi này phát tán rất nhanh vào không khí vì vậy ảnh hưởng của chúng tới môi trường và sức khỏe người lao động là không đáng kể.
- Ô nhiễm môi trường không khí, sức khỏe người lao động do ảnh hưởng của từ trường:
Trong hoạt động sản xuất, lắp ráp các linh kiện điện tử của Công ty có quá trình từ hóa. Xét về mặt hiện tượng, từ hóa là sự thay đổi tính chất từ của vật chất theo từ trường ngoài. Xét về mặt bản chất đây là sự thay đổi các mômen từ nguyên tử. Khi đặt vào từ trường ngoài, các mômen từ nguyên tử có xu hướng bị quay đi theo từ trường ngoài dẫn đến sự thay đổi về tính chất từ. Theo các nghiên cứu về trường điện từ thì trường điện từ làm thay đổi hoạt động của hệ thần kinh, tuần hoàn, nội tiết và nhiều hệ
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT, LẮP RÁP LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TRONG CÔNG NGHIỆP CÔNG TY TNHH ...
thống khác trên cơ thể con người. Điện từ trường tác động xấu đến cơn người đặc biệt là thai nhi, trẻ con, gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch gây ra sự suy giảm hoạt động của các cơ quan trao đổi chất, thay đổi nhịp đập và nhịp tim. Gây rối loạn chức năng của hệ thống tim mạch và hệ thống trao đổi chất. Bên cạnh đó điện trường còn gây ra sự xuất hiện điện tích giữa người và các vật dụng kim loại điện thế khác so với cơ thể người. Nếu đứng trực tiếp dưới đất thì điện thế của người so với đất là 0. Nếu cách ly với đất thì cơ thể người sẽ chịu một điện thế nhất định. Khi đó, sự tiếp xúc của cơ thể người với các phần tử kim loại có tiếp đất sẽ dẫn đến hiện tượng truyền dẫn điện tích từ cơ thể người xuống đất gây ra cảm giác đau, đặc biệt là ở thời điểm đầu tiên, nặng hơn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Ô nhiễm môi trường không khí trong quá trình in sản phẩm.
Trong quá trình in sản phẩm thì khí thải phát sinh chủ yếu là dung môi, dung môi dùng để pha mực in phục vụ cho quá trình in sản phẩm và nó chỉ đóng vai trò là chất mang. Hợp chất làm dung môi thường là các hỗn hợp bao gồm các hydrocacbon mạch thẳng như dung dịch Naphta, các hydrocacbon mạch vòng thơm như Toluen, Xylen và các dẫn xuất halogen khác. Các chất khí này được quy về khí VOCs.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì hệ số phát thải khí VOC là 260 kg/tấn sơn hay mực in. (Nguồn: Air emission inventories and controls, WHO, 1993)
Như vậy với lượng mực in sử dụng của Công ty là 11 tấn/năm thì lượng VOC sẽ thải vào môi trường là:
260 kg/tấn mực in x 11 tấn mực in/năm = 2.860 kg/năm = 9,53 kg/ngày
* Ô nhiễm không khí từ việc vận hành máy phát điện:
Để cung cấp điện cho sản xuất vào những ngày mất điện, Đơn vị dự kiến sử dụng 01 máy phát điện có công suất 100 KW. Nhiên liệu sử dụng là dầu Diezel. Có thể ước tính được tải lượng chất ô nhiễm sinh ra trong khí thải máy phát điện khi hoạt động và nồng độ ô nhiễm theo giả thiết sau:
- Công suất 100 KW
- Lượng dầu tiêu thụ 15 lít DO/h
- Hàm lượng C: 80,5 %; H: 11,25%; S: 0,35%; O: 1,68%; N: 3,72%; độ tro: 0,5%; độ ẩm trong dầu: 2% (Nguồn: Tổng công ty xăng dầu Việt Nam).
- Hệ số thừa không khí: α = 1,5. - Hệ số cháy không hoàn toàn là: η = 0,5%. - Hệ số tro bụi bay theo khói: a = 0,3. - Nhiệt độ của khói thải (oC): tk = 150 oC.
Kết quả dự báo nồng độ các chất ô nhiễm môi trường không khí từ máy phát điện tính toán được trình bày trong bảng sau:
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT, LẮP RÁP LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TRONG CÔNG NGHIỆP CÔNG TY TNHH ... TT Các chỉ tiêu Đơn vị Kết quả QCVN 19:2009/BTNMT mức B* Cmax (mg/Nm3) 1 SO2 mg/Nm3 421,782 500 2 CO mg/Nm3 565,822 1.000 3 NOx mg/Nm3 179,842 850 4 Bụi mg/Nm3 58,377 200
Ghi chú: Quá trình tính toán sẽđược trình bày ở phụ lục 5.
- QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp, mức B.
- Mức B: Áp dụng cho cơ sở, cơ sở xây dựng mới.
(*) được áp dụng với hệ số vùng, phần phụ lục
So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện với tiêu chuẩn QCVN 19:2009/BTNMT, mức B cho thấy tất cả các chất ô nhiễm chính (SO2, NOx, CO, bụi) khi chạy máy phát điện có nồng độ nhỏ hơn giới hạn cho phép. Mặt khác, sự cố mất điện xảy ra không thường xuyên, không kéo dài nên mức độ ảnh hưởng của các chất ô nhiễm phát sinh khi máy phát điện hoạt động đối với môi trường không khí không lớn, ảnh hưởng chủ yếu là tiếng ồn của máy.
* Ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động nấu ăn:
Khu nhà bếp sử dụng sản phẩm khí gas hoá lỏng và điện để đun nấu. Lượng gas hóa lỏng dùng trong cho nấu ăn là 12,07 kg/ngày. Sau đây là thành phần của gas hóa lỏng.
Bảng 22. Thành phần tỷ lệ các chất trong khí gas hóa lỏng
Thành phần Giá trị Propan 48,5% Butan 48,5% Etan <1,5% Pentan <1,5% Lưu huỳnh 170ppm Tỷ trọng 2,45kg/m3
Từ bảng trên cho thấy, thành phần chính của gas hóa lỏng là Propan và Butan (97%). Vì vậy, trong các quá trình tính toán có thể coi gas hóa lỏng chỉ bao gồm Propan và Butan.Như vậy tỷ lệ khối lượng Propan/Butan trong ga lỏng LPG là 50/50.
Các phản ứng cháy của khí gas như sau:
C3H8 + 5O2 = 3CO2 + 4H2O C4H10 + 13/2O2 = 4CO2 + 5H2O
Thành phần khí thải khi đốt cháy khí gas hóa lỏng chủ yếu là CO2. Và lượng khí CO2 thải ra trong một ngày được tính như sau:
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT, LẮP RÁP LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TRONG CÔNG NGHIỆP CÔNG TY TNHH ...
Từ các phản ứng trên, chúng ta tính được khối lượng khí CO2 thải ra trong 1 ngày là: 0,827 mol * 44 = 36,388 kg/ ngày, tương đương 0,421g/s.
Đánh giá tác động tới môi trường của nguồn phát thải bụi và khí:
+ Tác động do khí thải của các phương tiện vận chuyển:
Khí thải độc hại của động cơ nếu tập trung ở nồng độ cao có thể dẫn tới hậu quả xấu như các chất độc xâm nhập vào cơ thể, tác dụng lên đường tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, tăng cường lượng chất độc trong máu, ức chế khả năng vận chuyển oxi trong máu, khống chế hoạt động của một số loại hoocmon, làm rối loạn hoạt động của một số cơ quan chức năng.
Các khí độc sinh ra trong quá trình hoạt động của các phương tiện vận chuyển như: CO, SO2, NOx, HC… tác động cụ thể của chúng đến con người và môi trường sinh thái như sau:
- Cacbon oxit CO:
Là chất khí không màu, không mùi có ái lực mạnh với hemoglogin và chiếm chỗ của oxy trong máu gây thiếu oxy cho cơ thể. Khí CO gây ra chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, ngất và gây rối loạn nhịp tim. Với nồng độ 250 ppm, CO có thể gây tử vong. Người lao động làm việc liên tục trong khu vực có nồng độ CO cao sẽ bị ngộ độc mãn tính, thường bị xanh xao, gầy yếu. Người lao động làm việc liên tục trong khu vực có nồng độ CO cao sẽ bị ngộ độc mãn tính, thường bị xanh xao, gầy yếu. Giới hạn nồng độ cho phép của CO trong khu vực sản xuất là 40 mg/m3, nếu CO có nồng cao hơn 100 ppm sẽ gây ra hiện tượng xoắn làm chết cây non.
- Oxit lưu huỳnh SO2:
Là những chất ô nhiễm kích thích, thuộc loại nguy hiểm nhất trong các chất ô nhiễm không khí. Ở nồng độ thấp SO2 có thể gây co giật ở cơ trơn của khí quản. Mức độ lớn hơn sẽ gây tăng tiết dịch miêm mạc đường hô hấp trên. SO2 được coi là chất gây ô nhiễm trong họ sunfua oxit, là các chất khí gây kích thích mạnh, gây rối loạn chuyển hoá protein và đường, gây thiếu vitamin B, vitamin C và ức chế enzym oxydaza. Giới hạn nồng độ SO2 cho phép trong khu vực sản xuất theo TC 3733- 2002/QĐ - BYT là 10 mg/m3, trong không khí xung quanh và khu dân cư theo TCVN 5937- 2005 là 0,35 mg/m3.
- Nitơ oxit NOx:
Có nhiều loại nitơ oxit như N2O, NO, NO2, N2O3, N2O4, N2O5 do hoạt động của con người thải vào môi trường không khí, nhưng chỉ có hai loại chính là nitric oxit (NO) và nitơ đioxit (NO2). Cả hai loại khí này đều có vai trò quan trọng trong sự hình thành khói quang hóa. Khí NO2 có phản ứng với các khí gốc hyđroxyl (HO) trong khí quyển để hình thành axít HNO3. Khi trời có mưa, nước mưa sẽ rửa không khí bị ô nhiễm NO2 và hình thành mưa axít gây tác hại đến các công trình, vật dụng làm bằng
DỰ ÁN: NHÀ MÁY SẢN XUẤT, LẮP RÁP LINH KIỆN ĐIỆN TỬ TRONG CÔNG NGHIỆP CÔNG TY TNHH ...
kim loại và làm từ đá vôi, đá hoa... Ngoài ra còn gây ô nhiễm nitơ cho nguồn nước mặt. Đối với con người, ở nồng độ cao NO2 có thể gây nhiễm độc như tác động xấu đến hệ hô hấp và gây tử vong. Giới hạn nồng độ NO2 cho phép trong môi trường không khí tại khu vực sản xuất là 10 mg/m3 không khí, còn trong không khí xung quanh là 0,2 mg/m3 không khí.
- Các hợp chất hữu cơ bay hơi:
Khi ở trạng thái khí các hợp chất hydrocacbon là các khí không màu, có mùi đặc trưng. Hỗn hợp của hơi hydrocacbon với không khí hoặc oxy ở một tỷ lệ nhất định có thể gây nổ. Khi hít thở hơi hydrocarbon ở nồng độ 40.000 mg/m3 có thể bị nhiễm độc cấp tính với các triệu chứng tức ngực, chóng mặt, rối loạn giác quan, tâm thần, nhức đầu, buồn nôn, nôn. Khi hít thở hơi hydrocarbon với nồng độ 60.000 mg/m3 sẽ xuất hiện các cơn co giật, rối loạn nhịp tim và hô hấp, thậm chí có thể tử vong.
+ Tác động của bụi trong các công đoạn sản xuất:
Ô nhiễm bụi cần được chú trọng trong các công đoạn sản xuất, bụi có kích thước rất nhỏ, nhờ sự vận động của không khí trong khí quyển mà có thể phân tán trong một diện rộng. Bụi được đặc trưng bằng thành phần hoá học, thành phần khoáng, cũng như phân bố kích thước hạt.
Ô nhiễm do bụi gây ra nhiều ảnh hưởng nguy hại đến con người. Qua đường hô hấp chúng thâm nhập sâu vào khí quản, phế quản, vào phổi của con người. Các biểu hiện do ảnh hưởng của bụi mà con người thấy ngay khi tiếp xúc với bụi là chảy nước mắt, tấy rát mô của cổ họng, dị ứng, ngứa trên da, bệnh mề đay, ngạt thở… Khi tiếp xúc với bụi trong thời gian dài thì con người còn mắc các bệnh mãn tính như: viêm phù phổi, bệnh ho, hen suyễn, lao phổi và nặng hơn là ung thư phổi. Bụi trong không khí có thể gây ra các loại bệnh sau: Bệnh phổi (Pnecmcónc), viêm phế quản (bronchete), bệnh hen (asttnec), suy hô hấp, viêm kết mạc mãn tính và bệnh ngoài da.
+ Tác động của hơi dung môi:
Hơi dung môi có chứa các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi như: Xăng công nghiệp,