© Hoàng Chicharito 1 CẨM NANG BẢO HIỂM TRONG KINH DOANH (*) Hướng dẫn sử dụng Cẩm nang: - Lưu ý thứ nhất, Cẩm nang này chỉ dành cho những người mới đặt những viên gạch đầu tiên cho môn Bảo hiểm trong kinh doanh. Lí do là vì tác giả Cẩm nang này cũng mới chỉ bắt đầu học từ 2 – 3 ngày trước. Đối với những Master môn này, có thể Cẩm nang sẽ không có tác dụng thậm chí còn có khả năng gây phản ứng phụ :v. - Lưu ý thứ 2, tất cả kiến thức trong Cẩm nang này đều có hết trong sách và tài liệu tham khảo, nhưng được mình tóm lược và hệ thống lại , vì vậy, cũng không dám chắc là nó thực sự hiệu quả với tất cả mọi người. Thôi thì trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng thế này, hi vọng Cẩm nang có thể giúp các bạn cảm thấy đỡ hoang mang hơn. - Lưu ý thứ 3, những phần kiến thức có dấu (*) là phần kiến thức quan trọng và yêu cầu phải nhớ. (*) Nội dung Cẩm nang: Một câu hỏi mà chắc các bạn đang đặt ra khi bắt đầu ôn tập là “Chúng ta nên bắt đầu từ đâu trong 1 mớ kiến thức hỗn độn này??? (nào là các điều kiện bảo hiểm loại A, B, C, FPA, WA, AR, TLO, FOD rồi đến các quy tắc của hội WOE, P&I, bla bla)”. Một lời khuyên là các bạn đừng quá bận tâm đến lượng kiến thức làm gì (vì tất nhiên ai cũng biết môn này là 1 môn rất khó, để nắm chắc kiến thức là điều không hề đơn giản). Điều chúng ta nên làm là xem xét, sắp xếp kiến thức theo 1 hệ thống, để khi nhắc đến 1 vấn đề bất kỳ, chúng ta biết nó đang nói về phần nào. © Hoàng Chicharito 2 Cũng phải nói thêm rằng Bảo hiểm là một môn học khá thú vị và thiết thực (nhưng có lẽ do tâm lý sát ngày thi nên có thể các bạn chưa để ý đến sự thú vị đó), nhưng khi học môn này nếu không cẩn thận thì sẽ rất dễ bị “tàu hỏa nhập ma”. Quay trở về với chuyện ôn thi :”>, với môn Bảo hiểm trong kinh doanh, chúng ta cần dành 50% cho phần Bảo hiểm hàng hải (vì đây là phần quan trọng nhất) và 50% cho những phần còn lại. Trong phạm vi cẩm nang này, tớ sẽ đề cập tất cả những gì chúng ta được học trên lớp, nhưng sẽ chú trọng hơn vào phần chương II – Bảo hiểm hàng hải. Sau đây là những kiến thức căn bản mà chúng ta cần nắm vững: I. TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM 1. Định nghĩa và bản chất “Bảo hiểm” nghĩa là nhận giúp đỡ lúc gặp nguy hiểm (rủi ro). Vì vậy, giữa bảo hiểm và rủi ro có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. (*) Rủi ro là những tai nạn, tai họa, sự cố xảy ra 1 cách bất ngờ, ngẫu nhiên và có khả năng gây ra tổn thất về người, tài sản, trách nhiệm. Tuy là hiện tượng xảy ra 1 cách ngẫu nhiên nhưng chúng ta hoàn toàn có thể có những biện pháp đối phó với chúng. (*) 4 biện pháp chính đối phó với rủi ro: Tránh rủi ro. VD: sợ tai nạn thì ở nhà. đây không phải là biện pháp hay vì sẽ gây tâm lý lo sợ và nếu cứ lo sợ mãi thì chúng ta sẽ chẳng làm được việc gì. Ngăn ngừa rủi ro. VD: đội mũ bảo hiểm để giảm nhẹ thương tích khi gặp tai nạn. đây cũng là biện pháp hay nhưng lại không ngăn ngừa được hết mọi rủi ro. © Hoàng Chicharito 3 Tự khắc phục rủi ro. VD: dự trữ tiền đề phòng lúc rủi ro thì dùng. đây cũng không phải biện pháp hiệu quả vì không phải ai cũng có tiền dự trữ và có thể gây ứ đọng vốn. Chuyển nhượng rủi ro. Đây chính là biện pháp đối phó rủi ro mà chúng ta sẽ học: bảo hiểm. Đây là biện pháp hiệu quả nhất để đối phó với rủi ro vì không gây ứ đọng vốn, phạm vi bù đắp rộng, bù đắp được cho những rủi ro mang tính thảm họa. (*) Bảo hiểm là 1 biện pháp đối phó với rủi ro. Vậy tóm lại, chúng ta cần nhớ gì về bảo hiểm???? - Tổng quan về bảo hiểm, chúng ta cần học thuộc định nghĩa và các khái niệm liên quan của nó (trang 8 – 9 Sách GT). - Về bản chất của Bảo hiểm, có 14 “chữ vàng” cần nhớ: “phân chia rủi ro, chia nhỏ tổn thất”, “lấy số đông bù số ít”, thể hiện tính tương trợ lẫn nhau. 2. Các nguyên tắc và phân loại Bảo hiểm 2.1. Nguyên tắc của Bảo hiểm (*) Các bạn cần hiểu và nhớ 5 nguyên tắc chính: Nguyên tắc chỉ bảo hiểm rủi ro chứ không bảo hiểm 1 sự chắc chắn. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối: 2 bên phải thực sự tin tưởng lẫn nhau, không lừa dối nhau. Nếu 1 bên vi phạm hợp đồng thì hợp đồng sẽ không có hiệu lực. Nguyên tắc lợi ích bảo hiểm: Đây là 1 trong những nguyên tắc quan trọng nhất. Đề cập về nguyên tắc này thì các bạn cần nhớ 2 điều kiện sau: - Muốn ký hợp đồng bảo hiểm thì phải có lợi ích bảo hiểm ( lợi ích và quyền lợi liên quan đến đối tượng bảo hiểm). © Hoàng Chicharito 4 - Khi xảy ra rủi ro, muốn được bồi thường thì phải có lợi ích bảo hiểm từ đối tượng bảo hiểm tại thời điểm đó (VD: 1 anh ký hợp đồng bảo hiểm cho ngôi nhà từ tháng 2, đến tháng 7 thì bán lại cho người khác. T8 nếu xảy ra rủi ro với ngôi nhà đó thì anh ta không có quyền đòi bồi thường vì anh ta không còn lợi ích bảo hiểm từ ngôi nhà). (*) Trường hợp đặc biệt, khi mua hàng theo điều kiện CIF, từ sau thời điểm hàng được xếp lên tàu tại cảng đi, quyền sở hữu hàng hóa đã được chuyển sang cho người mua (đồng nghĩa với việc người mua có lợi ích bảo hiểm từ lô hàng), vì vậy nếu rủi ro xảy ra thì người mua được quyền đòi bồi thường mặc dù anh ta không ký hợp đồng bảo hiểm. Nguyên tắc bồi thường: bồi thường bằng đúng giá trị thực của đối tượng bảo hiểm tại thời điểm xảy ra tổn thất. Nguyên tắc thế quyền: Sau khi bồi thường cho người được bảo hiểm, người bảo hiểm có quyền thay mặt người được bảo hiểm đòi bồi thường từ người thứ 3 có trách nhiệm. 2.2. Phân loại bảo hiểm (*) 4 tiêu chí phân loại: Theo cơ chế bảo hiểm: Bảo hiểm Xã hội và Bảo hiểm Thương mại Theo tính chất bảo hiểm: BH Nhân thọ và Phi nhân thọ Theo quy định: BH bắt buộc và BH Tự nguyện Theo đối tượng bảo hiểm: BH tài sản, BH con người và BH trách nhiệm Kết luận: Trên đây là những kiến thức tổng quan về bảo hiểm. Chúng ta cần hiều và nhớ những nội dung chính để dễ dàng hơn cho việc nghiên cứu các phần sau. © Hoàng Chicharito 5 II. BẢO HIỂM HÀNG HẢI Lƣu ý: Đây là chương quan trọng nhất trong môn học nên một yêu cầu bắt buộc là nắm vững toàn bộ kiến thức căn bản. Vì những vấn đề liên quan đến bảo hiểm hàng hải rất phức tạp nên chúng ta nên học theo hệ thống gồm 3 nghiệp vụ bảo hiểm: BH hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển (2) BH thân tàu (3) BH trách nhiệm dân sự (4) Ngoài ra cần nhớ định nghĩa BHHH, các loại rủi ro và tổn thất trong BHHH (1). (1) BHHH, các loại rủi ro và tổn thất trong BHHH (*) (1.1) Định nghĩa BHHH là bảo hiểm những rủi ro liên quan đến hành trình đường biển (có thể trên bộ, trên sông hoặc trên biển, miễn là có liên quan đến hành trình), gây tổn thất cho các đối tượng bảo hiểm chuyên chở trên biển. (*) (1.2) Rủi ro trong BHHH Phân chia theo nghiệp vụ thì rủi ro BHHH bao gồm 3 loại: Rủi ro thông thường được bảo hiểm, rủi ro phải bảo hiểm riêng và rủi ro loại trừ. Đương nhiên là nếu nhớ được toàn bộ những rủi ro này là điều vô cùng đáng quý :-j, nhưng với những ai không có đủ kiên nhẫn để học thì cần nhớ những điều sau: © Hoàng Chicharito 6 1.2.1 Rủi ro thông thường được bảo hiểm: Rủi ro thông thường có đến hơn 20 rủi ro nhưng để chia thành 4 rủi ro chính, còn lại là rủi ro phụ nên các bạn chỉ cần nắm chắc 4 rủi ro chính và đọc qua về rủi ro phụ (đến lúc thầy cô bắt kể thì còn có cái mà nói). 4 rủi ro chính bao gồm: - MẮC CẠN: Là hiện tượng đáy tàu sát đáy biển hoặc chạm chướng ngại vật làm tàu không thể tiếp tục hành trình và phải có trợ giúp từ bên ngoài. Nếu vì tàu chỉ chạm đáy và sau đó lại tiếp tục hành trình như bình thường thì ko được coi là mắc cạn (trường hợp thủy triều). - ĐẮM: Là trường hợp tàu bị chìm hẳn xuống nước và không thể tiếp tục hành trình (chú ý, chìm # đắm - trường hợp tàu chìm nhưng do chở hàng nhựa nên sau đó lại nổi lên thì không được coi là đắm) - CHÁY, NỔ: Là trường hợp xảy ra phản ứng hóa học có tỏa nhiệt và phát ra ánh sáng. Nhưng cháy phải đến mức làm hành trình tàu bị gián đoạn thì mới được coi là rủi ro được bảo hiểm (chứ chỉ cháy làm hỏng 1 nồi hơi nhưng tàu vẫn tiếp tục hành trình được thì không được tính là rủi ro được bảo hiểm). Bên bảo hiểm chấp nhận bồi thường rủi ro cháy, nổ do nguyên nhân khách quan (sét đánh, sơ suất của con người gây ra) dù lửa to hay nhỏ. Đồng thời, bên bảo hiểm vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp cháy do hoàn cảnh chính đáng (cố ý đốt cháy để khỏi bị bắt, hoặc tiêu hủy để tránh dịch bệnh). Trường hợp hàng tự bốc cháy thì sẽ không đƣợc bảo hiểm, tuy nhiên hàng bị cháy lan sang lại được bên bảo hiểm bồi thƣờng. - ĐÂM VA: là hiện tượng phương tiện vận chuyển đâm hoặc va chạm với vật thể chuyển động hay cố định khác (trừ nƣớc). Trường hợp đâm va vào băng vẫn thuộc phạm vi bảo hiểm của bên bảo hiềm. Tuy nhiên có 1 điều lưu ý là tại 1 số hợp đồng bảo hiểm chỉ quy định rủi ro đâm va là việc đâm hoặc va vào tàu khác. Rủi ro tàu đâm va tàu là vấn © Hoàng Chicharito 7 đề khá phức tạp. Ví dụ: tàu đâm va vào mỏ neo của tàu hay bộ phận khác của tàu thì cũng được tính là rủi ro đâm va tàu với tàu. Ngoài 4 rủi ro chính cần nắm vững trên, chúng ta cần kể thêm về 1 số rủi ro phụ cũng khá quan trọng trong phần “rủi ro thông thường được bảo hiểm”: - MẤT TÍCH: là việc không nhận được bất cứ tin tức gì của tàu trong khoảng thời gian hợp lý ( ở Pháp, khoảng thời gian này là 6 tháng đối với hành trình thông thƣờng và 12 tháng cho hành trình xa. Ở VN, khoảng thời gian = 3 lần hành trình nhƣng phải >= 3 tháng) - Ném hàng xuống biển, trộm cắp, giao thiếu hàng, rách, vỡ, cong vênh, hấp hơi, cướp biển, móc cẩu,… 1.2.2. Rủi ro phải được bảo hiểm riêng (2): - Chiến tranh: + Chiến tranh, nội chiến, cách mạng khởi nghĩa, phản loạn hoặc quần chúng nổi dậy khi xảy ra những biến cố này hoặc do bất kỳ hành động thù địch nào khác của một thế lực tham chiến hay chống lại thế lực đó. + Việc chiếm, bắt giữ, cầm giữ tài sản hoặc kiềm chế (trừ khi do cướp biển và trong trường hợp đang áp dụng điều kiện "A") và hậu quả hay bất kỳ mưu toan nào phát sinh từ những sự việc này. + Mìn, thuỷ lôi, bom hay những vũ khí chiến tranh khác đang trôi dạt. - Đình công: + Do những người đình công hay công nhân bị cấm xưởng gây ra hoặc do những người tham gia các vụ gây rối trong lao động, làm náo loạn hoặc bạo động gây ra. © Hoàng Chicharito 8 + Phát sinh từ những cuộc đình công, cấm xưởng những vụ gây rối trong lao động, phản loạn hoặc bạo động. + Do bất kỳ kẻ khủng bố nào hoặc do bất kỳ người nào đang hành động vì một lý do chính trị nào gây ra. 1.2.3. Rủi ro loại trừ (9): Buôn lậu Phá bao vây Ẩn tỳ, nội tỳ Lỗi của người bảo hiểm Mất giá, sụt giá Chủ tàu mất khả năng tài chính Tàu đi chệch hướng Hao hụt tự nhiên Tàu không đủ khả năng đi biển (không trang bị đầy đủ các vật phẩm và trang thiết bị cần thiết cho chuyến đi) (*) (1.3) Tổn thất trong BHHH 1.3.1. Căn cứ vào mức độ tổn thất - Tổn thất bộ phận: bị hư hỏng 1 phần (về số lượng, trọng lượng,…) - Tổn thất toàn bộ (thực tế - hư hỏng, mất mát 100% giá trị hoặc ước tính – chưa hư hỏng toàn bộ, có thể tránh khỏi nhưng phải bỏ ra chi phí lớn hơn cả giá trị) © Hoàng Chicharito 9 1.3.2. Căn cứ theo tính chất có liên quan - Tổn thất riêng - Tổn thất chung Điểm khác nhau Tổn thất chung Tổn thất riêng - Tính chất tổn thất - Hi sinh - Ngẫu nhiên - Nguyên nhân - Hành động cố ý - Thiên tai, tai nạn, bất ngờ - Hậu quả - Vì an toàn chung cho các quyền lợi trên tàu - Tổn thất quyền lợi bên nào bên đó chịu Tổn thất chung bao gồm hy sinh tổn thất chung và chi phí tổn thất chung. KẾT LUẬN: Tóm lại, phần tổng quan về BHHH chúng ta cần nhớ: BHHH là gì? Rủi ro trong BHHH? học kỹ 4 rủi ro chính, đọc qua các rủi ro phụ, rủi ro bảo hiểm riêng, và rủi ro loại trừ). Tổn thất trong BHHH? tập trung vào phần tổn thất chung và tổn thất riêng. Sau đây chúng ta sẽ xét tới 3 nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải (đây là 3 phần cốt lõi) (2) BH Hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển - Đối tƣợng bảo hiểm: Hàng hóa được quy định trong hợp đồng - Quyền lợi đƣợc BH: + Bản thân hàng hóa + Lãi ước tính (thường = 10% giá trị bảo hiểm) © Hoàng Chicharito 10 + trị giá tăng thêm + Thuế NK … (*) Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm Số tiền bảo hiểm (A) là giới hạn trách nhiệm mà nhà bảo hiểm phải trả khi hàng bị tổn thất và là số tiền mà người tham gia bảo hiểm muốn bảo hiểm Giá trị bảo hiểm là giá trị của đối tượng bảo hiểm, là giá trị thực của hàng hóa đem đi bảo hiểm (V). Có thể A = V nhưng cũng có khi khác nhau tùy theo ý muốn của người bảo hiểm. Luật pháp không cho phép A > V, vì vậy trong trường hợp A>=V mà hàng bị tổn thất thì bên bảo hiểm sẽ trả theo V chứ không trả theo A. Nếu A < V thì sẽ bồi thường theo A. Tóm lại là chỉ cần nhớ giữa A và V luôn chọn cái nhỏ hơn… (*) Thời hạn bảo hiểm - Không gian: Bảo hiểm này có hiệu lực từ khi đối tượng bảo hiểm rời kho, nơi chứa hàng hay nơi lưu giữ để bắt đầu vận chuyển và kết thúc khi: + Giao vào kho của người nhận hàng, hay nơi chứa hàng ghi trong hợp đồng bảo hiểm + Giao đến bất kì 1 nơi chứa hàng nào trước khi đến nơi đến, do người được bảo hiểm lựa chọn để lưu kho, phân phối, cung cấp hàng hóa - Thời gian: Sau 60 ngày kể từ ngày toàn bộ hàng hóa được dỡ khỏi tàu hoặc tại cảng dỡ cuối cùng, tùy trường hợp nào xảy ra trước [...]... chi tiết về 4 nghiệp vụ chính trong bảo hiểm hàng không: (1) Bảo hiểm thân máy bay Theo quy tắc 1991 của Việt Nam, có 2 điều kiện bảo hiểm áp dụng cho bảo hiểm thân máy bay đó là Điều kiện A (bảo hiểm mọi rủi ro) và Điều kiện B (bảo hiểm tổn thất toàn bộ) Cả 2 điều kiện này đều gồm 2 phần chính đó là trách nhiệm của ngƣời bảo hiểm và loại trừ bảo hiểm Phần “loại trừ bảo hiểm thì cả 2 điều kiện A và... và số tiền bảo hiểm + Thời hạn bảo hiểm Các điều kiện A, B, C © Hoàng Chicharito 15 (3) BH Thân tàu - Đối tượng bảo hiểm: Bản thân con tàu Cước phí ( . CẨM NANG BẢO HIỂM TRONG KINH DOANH (*) Hướng dẫn sử dụng Cẩm nang: - Lưu ý thứ nhất, Cẩm nang này chỉ dành cho những người mới đặt những viên gạch đầu tiên cho môn Bảo hiểm trong kinh doanh. . thất và là số tiền mà người tham gia bảo hiểm muốn bảo hiểm Giá trị bảo hiểm là giá trị của đối tượng bảo hiểm, là giá trị thực của hàng hóa đem đi bảo hiểm (V). Có thể A = V nhưng cũng. trị bảo hiểm) © Hoàng Chicharito 10 + trị giá tăng thêm + Thuế NK … (*) Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm Số tiền bảo hiểm (A) là giới hạn trách nhiệm mà nhà bảo hiểm