Bước chuyển sang mô hình sản xuất kinh doanh mới, đòi hỏi phải có sự sắp xếp, bố trí lại nguồn lao động trong doanh nghiệp theo nguyên tắc đúng người, đúng việc đồng thời có kế hoạch đào
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Trong xu thế đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty Cổ phần
Cơ điện và Xây dựng Việt Nam (meco.jsc) đã chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần Bước chuyển sang mô hình sản xuất kinh doanh mới, đòi hỏi phải có sự sắp xếp, bố trí lại nguồn lao động trong doanh nghiệp theo nguyên tắc đúng người, đúng việc đồng thời có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động để họ có đủ kỹ năng và kiến thức làm chủ công nghệ hiện đại, không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, dịch vụ Công tác quản trị và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp nói chung và trong công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam nói riêng gồm nhiều vấn đề có liên quan với nhau, như lập kế hoạch nguồn nhân lực, phân tích công việc, tuyển dụng, đào tạo, bố trí sắp xếp nhân lực, trả công lao động và bảo đảm các chế độ đãi ngộ khác
Qua thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt
Nam với sự hướng dẫn tận tình của TS Nguyễn Vĩnh Giang, các cán bộ
chuyên viên phòng NS – LĐ – TL, em đã được tìm hiểu nghiên cứu công việc
kế hoạch, quản lý nguồn nhân lực và đã nhận thấy tầm quan trọng của việc KHHNNL đối với Công ty Do đó, em đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác KHHNNL tại công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam”
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế & Quản lý
nguồn nhân lực, đặc biệt là TS Nguyễn Vĩnh Giang đồng thời em cũng xin cảm
ơn các cán bộ ở ban tổ chức của công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam đã tạo điều kiện và tận tình hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này
Sinh viên thực hiện
Cao Thị Hằng
Trang 2PHẦN I: CƠ SỎ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KHHNNL
I VAI TRÒ CỦA KHHNNL:
Các khái niệm
Kế hoạch hóa nguồn nhân lực là quá trình đánh giá, xác định nhu cầu
về nguồn nhân lực để đáp ứng mục tiêu công việc của tổ chức và xây dựng các kế hoạch lao động để đáp ứng các nhu cầu đó – Giáo trình quản trị nhân lực – Nguyễn Vân Điềm & Nguyễn Ngọc Quân
Kế hoạch hóa nguồn nhân lực (hoạch định tài nguyên nhân sự) là một tiến trình quản trị bao gồm việc phân tích các nhu cầu nhân sự của một tổ chức dưới những điều kiện thay đổi và sau đó triển khai các chính sách và các biện pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu đó – Quản trị nhân sự - Nguyễn Thành Hội
Kế hoạch hóa nguồn nhân lực là quá trình nghiên cứu, xác định nhu cầu nguồn nhân lực, đưa ra các chính sách và thực hiện các chương trình hoạt động, đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ nguồn nhân lực với các phẩm chất, kỹ năng phù hợp để thực hiện công việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao – Quản trị nhân sự - Trần Kim Dung
Tất cả các khái niệm trên đều có điểm chung là phân tích và dự báo nhu cầu nhân lực trong tương lai, đồng thời đề ra các yêu cầu cụ thể để có được nguồn nhân lực đó
Các hình thức KHHNNL trong doanh nghiệp bao gồm:
+ Kế hoạch nhân lực dài hạn: trên 5 năm
+ Kế hoạch nhân lực trung hạn: 2,3,4 năm
+ Kế hoạch nhân lực ngắn hạn: không quá 1 năm
Kế hoạch này xây dựng căn cứ vào: Mục tiêu chiến lược phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp; Mục tiêu chiến lược phát triển sản xuất – kinh doanh; Các mục tiêu và nhiệm vụ cơ bản phải hoàn thành
Trang 3Vai trò của công tác KHHNNL
Nhân lực luôn được xem là một trong những yếu tố tạo nên sự thành công của doanh nghiệp Một doanh nghiệp có thể có công nghệ hiện đại, chất lượng dịch vụ tốt, cơ sở hạ tầng vững chãi nhưng nếu thiếu lực lượng lao động thì doanh nghiệp đó khó có thể tồn tại lâu dài và tạo dựng được lợi thế cạnh tranh Có thể nói chính con người tạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp Do vậy, vai trò của KHHNNL là rất quan trọng
Kế hoạch hóa nguồn nhân lực là cơ sở cho các hoạt động tuyển dụng nhân lực, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, giúp cho doanh nghiệp xác định được kế hoạch quỹ lương đồng thời giữ vai trò trung tâm trong quản lý chiến lược nguồn nhân lực và điều hòa các hoạt động nguồn nhân lực Do đó
nó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
Quan hệ giữa KHHNNL với kế hoạch sản xuất, kinh doanh
Kế hoạch sản xuất, kinh doanh dài hạn với kế hoạch nhân lực:
Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh dài hạn (từ 5 năm trở lên) Người quản lý cấp cao trong doanh nghiệp phải xác định rõ mặt mạnh, mặt yếu cũng như lợi thế cạnh tranh
về sản phẩm, dịch vụ mà mình sẽ sản xuất trong dài hạn Đồng thời, phải phân tích số lượng, chất lượng, cơ cấu lao động; cung - cầu nhân lực trong doanh nghiệp; các nhân tố ảnh hưởng…
Việc phân tích lực lượng lao động trong thời kỳ kế hoạch dài hạn là một điều không thể thiếu và ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả sản xuất kinh doanh
Nếu kế hoạch nhân lực dài hạn chỉ ra rằng lao động có trình độ, kỹ năng trong tương lai sẽ thiếu hụt thì các kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty cần thiết phải thay đổi hoặc phải có kế hoạch tuyển dụng, đào lại nhân
sự cho phù hợp với chiến lược phát triển của công ty
Trang 4Kế hoạch sản xuất kinh doanh trung hạn với kế hoạch hóa nguồn nhân lực
Kế hoạch sản xuất kinh doanh trung hạn của doanh nghiệp phải xác định được các mục tiêu cụ thể của mình trong vòng 2 đến 4 năm tới như: số lượng sản phẩm theo từng loại, doanh thu, lợi nhuận, năng suất lao động…
Để đạt được các mục tiêu đó yêu cầu doanh nghiệp phải có một lực lượng lao động phù hợp Tức là phải dự báo được: cần bao nhiêu nhân lực cho mỗi loại công việc, số lao động đến tuổi về huu, khả năng thuyên chuyển của nhân sự để xác định tỷ lệ thiếu hụt…
Kế hoạch sản xuất, kinh doanh ngắn hạn với KHHNNL
Kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn hạn (thường là 1 năm) giữ vai trò quan trọng và tác động lớn tới sự sống còn của mỗi doanh nghiệp Người quản lý cần đưa ra yêu cầu về số lượng lao động cần thiết của bộ phận mình theo kỹ năng, trình độ lành nghề, loại đào tạo cần thiết để đạt được mục tiêu kinh doanh Nếu dự báo nguồn lực chỉ rõ thừa nhân lực thì người quản lý phải
có các phương án để giảm bớt: giảm bớt bao nhiêu, hình thức giảm… Nếu nhu cầu lao động cần nhiều hơn số hiện có thì phòng nhân sự phải có kế hoạch tuyển mộ, tuyển dụng cho phù hợp
Các kế hoạch ngắn hạn có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động hàng ngày của tổ chức còn kế hoạch dài hạn mang tính chất định hướng và chúng chỉ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động của tổ chức khi nó được chuyển thành các kế hoạch ngắn hạn
II CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHHNNL
Loại sản phẩm, dịch vụ mà tổ chức sẽ cung cấp cho xã hội và chiến lược của tổ chức
Kế hoạch hóa nguồn nhân lực cần xem xét mức độ phức tạp của sản phẩm để xác định loại nhân lực với cơ cấu trình độ lành nghề phù hợp
Trang 5Tính không ổn định của môi trường
Một sự thay đổi về kinh tế - xã hội – chính trị hay tiến bộ khoa học sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Do đó ảnh hưởng đến cung cầu nhân lực của doanh nghiệp
Độ dài thời gian của KHHNNL
Độ dài kế hoạch nhân sự thường lớn hơn 1 năm nếu doanh nghiệp hoạt động trong môi trường ít biến động
Độ dài của kế hoach nguồn nhân lực không quá 1 năm nếu doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong môi trường có biến động lớn
Loại thông tin và chất lượng của dự báo thông tin về KHHNNL
Khi lập kế hoạch nguồn nhân lực phải xác định những loại công việc gì
sẽ được thực hiện trong tổ chức; nguồn nhân lực sẽ được tuyển từ đâu? Khả năng tuyển dễ hay khó? Công tác đào tạo sau tuyển dụng như thế nào?
Những vấn đề trên cần được xem xét và đánh giá khi tiến hành KHH NNL
Trình độ của người lập kế hoạch
Vói cán bộ lâu năm, được đào tạo bài bản, có nhiều kinh nghiệm trong công tác có thể thành công hơn những cán bộ trẻ, ít kinh nghiệm Công tác nhân sự làm không đúng sẽ dẫn đến bố trí người sai vị trí, không khai thác hết tiềm năng của người lao động, ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp
III QUÁ TRÌNH KHHNNL
Dự báo cầu nhân lực
Dự báo cầu nhân lực ngắn hạn: không quá 1 năm
Phương pháp 1: Phương pháp tính theo lượng lao động hao phí
• Căn cứ xác định:
- Tổng lượng lao động hao phí để hoàn thành sản lượng sản phẩm, hoặc khối lượng công việc, nhiệm vụ của năm kế hoạch
Trang 6- Quỹ thời gian làm việc bình quân của một lao động năm kế hoach
- Hệ số tăng năng suất lao động dự tính năm kế hoạch
Phương pháp này áp dụng cho những công việc, những sản phẩm xác định được hao phí lao động cần thiết
n i n
CNsp : Số công nhân làm theo lương sản phẩm
Ti : Lượng lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm i (giờ -
mức)
SLi : Tổng số sản phẩm i cần sản xuất năm kế hoạch.
Tn: Quĩ thời gian làm việc bình quân của một lao động trong năm kế
hoạch(giờ / người)
Km : Hệ số tăng năng suất lao động dự tính năm kế hoạch.
n: Số loại sản phẩm cần sản xuất năm kế hoạch
- Lượng lao động hao phí để sản suất ra 1 đơn vị sản phẩm thường được tính theo từng bước công việc, từng chi tiết, từng loại sản phẩm và toàn
bộ sản phẩm
- Hệ số tăng năng suất lao động dự tính : Khi tính tổng số lao động chi phí cho kế hoạch sản suất, vì chưa tính đến khả năng hoàn thành vượt mức sản lượng nhờ giảm lượng lao động, do đó cần tính đến khả năng này khi lập kế hoạch bằng cách so sánh khả năng hoàn thành mức sản lượng của công nhân
dự tính trong kì kế hoạch với mức đã qui định sẽ xác định được hệ số Km
Trang 7- Quĩ thời gian làm việc bình quân của một lao động trong năm được tính toán thông qua việc lập bảng cân đối thời gian lao động của một lao động trong năm kế hoạch
Phương pháp lập bảng cân đối này được tiến hàng bằng cách dựa vào các số liệu kết quả phân tích bảng cân đối thời gian lao động trong năm báo cáo; những qui định và sửa đổi của nhà nước (nếu có); chế độ làm việc trong năm kế hoạch
Bảng cân đối sử dụng thời gian làm việc
Khi lập bảng cân đối thời gian lao động cần chú ý tới việc tính toán một số chỉ tiêu chủ yếu sau đây:
Chỉ tiêu
Kỳ thực hiện
Kỳ kế hoạch
Kế hoạch so với thực hiện
± (ngày, giờ) ± (%)
1 Thời gian theo lịch (ngày)
trong đó: nghỉ lễ + chủ nhật
2.Thời gian danh nghĩa (ngày)
3 Thời gian vắng mặt công tác trong năm
(ngày), trong đó:
- Thời gian nghỉ phép năm
- Thời gian nghỉ ốm + con ốm…
- Thời gian nghỉ thai sản, khám thai
- Thời gian nghỉ hội họp, học tập
- Thời gian nghỉ việc công
- Thời gian nghỉ việc riêng
- Thời gian nghỉ việc khác được quy định
4 Thời gian có mặt trong năm (ngày)
5 Độ dài bình quân ca làm việc (giờ):
- Thòi gian làm việc thực tế trong ca
- Tổn thất thời gian trong ca
- Thời gian vắng mặt trong ca
6 Quỹ thời gian làm việc bình quân một
công nhân (giờ)
Trang 8∗ Thời gian có mặt làm việc trong năm bằng thời gian danh nghĩa trừ đi thời gian vắng mặt trong công tác vì những lí do khác nhau như nghỉ phép hàng năm theo chế độ của nhà nước qui định, nghỉ thêm cho những người làm việc độc hại, những người theo các lớp học buổi tối, hàm thụ, nghỉ để ôn tập và thi, nghỉ đẻ, nghỉ để hoàn thành các công việc của nhà nước và đoàn thể
∗ Thời gian nghỉ đẻ được tính trên cơ sở dựa trên số liệu của thời kì báo cáo có tính đến tỉ trọng số phụ nữ đang làm trong thời kì sinh đẻ của kì kế hoạch
∗ Thời gian vắng mặt vì ốm đau được tính dựa trên số liệu của năm báo cáo, tỉ lệ ốm đau cho phép theo qui định đồng thời có tính đến khả năng giảm bớt thời hạn ốm đau do áp dụng các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc và bảo hộ lao động
∗ Thời gian vắng mặt không lí do và tổn thất cả ngày không được phép ghi trong kế hoạch những thực tế có phát sinh trong khi thực hiện kế hoạch
∗ Độ dài bình quân làm việc được tính bằng số bình quân cuả độ dài ngày kàm việc theo chế độ, trong đó có tính đến độ dài ngày kàm việc được rút ngắn ở hầm mỏ trên cao, dưới nước sâu v.v
∗ Thời gian làm việc thực tế trong ngày được tính bằng cách lấy độ dài bình quân của ngày làm việc trừ đi thời gian nghỉ ngơi trong ca (nghỉ cho con
bú và thời gian tổn thất trong ca)
∗ Thời gian làm việc bình quân của một công nhân trong năm được tính bằng cách lấy số thời gian làm việc thực tế trong ngày nhân với số ngày thực
Trang 9Nội dung của phương pháp này là lấy tổng sản lượng kì kế hoạch (hiện vật hay giá trị) chia cho năng suất lao động của một lao động kì kế hoạch sẽ được cầu nhân lực năm kế hoạch của doanh nghiệp.
Q: Tổng doanh thu kì kế hoạch
W: là mức năng suất lao động của một lao động kì kế hoạch
Phương pháp này dễ tính toán nhưng không xét đến các yếu tố trong tương lai sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động
Chú ý: khi tính toán thì tổng sản lượng kỳ kế hoạch và năng suất lao động của một lao động kỳ kế hoạch phải cùng đơn vị
Phương pháp 3: Phương pháp tính theo tiêu chuẩn định biên
Tiêu chuẩn định biên là khối lượng công việc/nhiệm vụ mà một người phải đảm nhận
Phương pháp này căn cứ vào nhiệm vụ cần hoàn thành năm kế hoạch
Có thể dùng để xác định cầu lao động gián tiếp, phục vụ tổ chức tiến hành xác định lượng lao động cần thiết của bộ máy quản lý rồi sau đó tính trực tiếp cho từng bộ phận, phòng ban
Trang 10Dự báo cầu nhân lực trung và dài hạn: trên 1 năm
Phương pháp 2: Phương pháp tính theo tiêu chuẩn hao phí lao động trên một đơn vị sản lượng
Phương pháp này đòi hỏi công tác đinh mức phải được thực hiện khoa học vì nếu không thì các mức lao động không chính xác Do đó, dẽ dẫn tới cầu nhân lực không chính xác
Phương pháp 3: phương pháp phân tích hồi quy
Đây là phương pháp sử dụng hàm số toán học phản ánh mối quan hệ của cầu nhân lực với các biến số kinh tế như năng suất lao động, sản lượng thực tế, biến động về lực lượng lao động xã hội
Phương pháp này sử dụng hàm số quan hệ tuyến tính có dạng:
y = a*x + b
Các bước tiến hành:
- Đưa số liệu thống kê lên đồ thị để xác định các điểm thực nghiệm cho thấy mối quan hệ giữa số lượng lao động với khối lượng công việc
Trang 11- Từ số liệu thống kê ta xác định phương trình đường thẳng cụ thể qua
đồ thị hoặc theo phương pháp bình phương nhỏ nhất
- Sử dụng phương trình đường thẳng đó để tính số lao động cho tương laiPhương pháp này là dễ tính toán nhưng nếu số liệu không chính xác, khách quan thì dễ dẫn đến dự báo sai cầu nhân lực
Phương pháp 4: phương pháp chuyên gia
- Lựa chọn những chuyên gia am hiểu về tổ chức và có kinh nghiệm
dự báo nhân lực
- Xác định rõ những vấn đề có lên quan đến dự đoán nhân lực: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
- Soạn bảng hỏi về dự báo cầu nhân lực của tổ chức trong kỳ kế hoạch
và gửi đến từng chuyên gia
Dự báo cung nhân lực
Dự báo cung nhân lực nội bộ:
Bước 1: phân loại công việc dựa vào: Bản chất công việc của tổ chức, mức độ trách nhiệm và tính phức tạp của công việc, vị trí và tầm quan trọng của từng công việc, kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc
Bước 2: Xác định nhân lực ở từng loại công việc cụ thể hay ở từng bộ phận
Nguồn cung nội bộ = Số người hiện có + Số tăng trong kỳ - Số giảm trong kỳ
Bước 3: Sử dụng danh mục kỹ năng
- Thông tin về tiểu sử cá nhân người lao động
- Trình độ chuyên môn
- Điểm mạnh, điểm yếu
- Các kỹ năng căn bản và các lĩnh vực kiến thức liên quan
- Vị trí và loại công việc đang đảm nhận
Trang 12- Tiềm năng phát triển và khả năng thăng tiến…
Dự báo cung nhân lực bên ngoài
- Phân tích quy mô dân số: theo lứa tuổi và theo vùng
- Phân tích nguồn di cư và nhập cư
- Phân tích xu hướng các nghề trong xã hội
- Phân tích tình hình và chất lượng của Giáo dục & Đào tạo…
Cân đối cung – cầu nhân lực và các giải pháp khắc phục
Sau khi xem xét từng mặt, dự đoán cung và cầu lao động ta có thể nhận thấy sự mất cân đối giữa cung và cầu nguồn nhân lực có thể là sự mất cân đối
về số lượng hai chất lượng giữa số người được đào tạo và không được đào tạo Việc dự báo này có thể vào thời điểm bắt đầu của thời kì dự báo và cần phải trả lời các câu hỏi: Sự mất cân đối đó tăng lên hay giảm đi, nguyên nhân của sự mất cân đối đó là gì ? Điều đó có thể thực hiện thông qua việc đánh giá lực lượng lao động hiện có làm rõ những điểm mâu thuẫn và mất cân đối xảy
ra so với mục tiêu của sản xuất từ đó đưa ra các giải pháp về KHHNNL
Từ việc phát hiện ra nguyên nhân gây nên sự mất cân đối, công việc tiếp theo là phải đánh giá các nguồn xem trình tự ưu tiên đưa ra các mục tiêu
kế hoạch và sơ đồ nhằm khắc phục sự mất cân đối giữa dự đoán và thực tế bao gồm cả việc xác định rõ ai sẽ là người được đào tạo, đào tạo như thế nào, nghề gì? Thời gian bao lâu
Về nhu cầu NNL có thể thấy được mức độ thu hút là bao nhiêu Có thể đầu tư và đầu tư vào đâu để sử dụng được nhiều nguồn nhân lực (hệ số sử dụng nguồn nhân lực cao)
Về phía cung, đánh giá mức cung các loại lao động của thị trường lao động có đáp ứng được nhu cầu về số lượng, chất lượng, kĩ năng lao động cho công ty không, có yêu cầu gì thêm đối với mức cung này
Các giải pháp có thể liên quan đến các vấn đề:
Trang 13Đề ra chính sách : Sau khi đã phân tính, đối chiếu giữa nhu cầu và khả năng của công ty nhờ vào hệ thống thông tin, bộ phận quan trị nhân lực sẽ đề xuất một số chính sách, thủ tục và kế hoạch cụ thể Nếu công ty đủ khả năng cung ứng theo nhu cầu công ty có thể áp dụng chính sách cũ không hay càn sắp xếp lại Trong trường hợp dư thừa nhân viên có chính sách gì và hành động như thế nào ? Và trong trường hợp thiếu nhân viên công ty cần có chính sách và kế hoạch cụ thể Trong cả hai trường hợp trên giám đốc nhân sự phải can nhắc tính toán sao cho phù hợp với ngân sách của công ty và trình ban giám đốc phê duyệt.
Thực hiện các kế hoạch: Sau khi đã có các chính sách và kế hoạch, nhà quản trị sẽ phối hợp với trưởng các bộ phận liên hệ để thực hiện chương trình
và kế hoạch nguồn nhân lực theo nhu cầu, cụ thể có 3 kế hoạch sau:
• Cung lớn hơn cầu:
- Thuyên chuyển sang bộ phận thiếu
- Cho nghỉ việc tạm thời, giảm giờ làm nhưng phải thỏa thuận với người lao động
- Tạm hoãn thuê lao động
- Vận động nghỉ hưu sớm, tự thôi việc
- Giãn nợ…
Kiểm tra và đánh giá trong mỗi giai đoạn nhà quản trị phải kiểm tra và đánh giá thường xuyên kiểm soát các kế hoạch và chương trình có phù hợp với mục tiêu đề ra hay không Cần phải tiến hành đánh giá kế hoạch, rút kinh nghiệm cho các năm tiếp theo
• Cung nhỏ hơn cầu
Khi thiếu nhân viên đúng theo khả năng (khiếm dụng lao động) nhà quản trị cần phải thực hiện chương trình, thuyên chuyển nhân viên theo đúng khả năng và tiềm năng của họ, hoặc thăng chức, hoặc giáng chức theo đúng
Trang 14khả năng và nhu cầu của công ty, như vậy nhà quản trị cần sắp xếp lại nguồn nhân lực.
Trong trường hợp thiếu hụt hẳn nguồn nhân viên, nhà quản trị cần phải thực hiện cả một chương trình tuyển mộ, tuyển chọn nhân viên từ nguồn bên ngoài Các chương trình này được tóm tắt như sau:
- Thuyên chuyển:
Nhờ các loại hồ sơ lưu trữ mà nhà quản trị dễ dàng thuyên chuyển nhân viên Có thể phân ra hai loại thuyên chuyển: Thuyên chuyển sản xuất là việc thuyên chuyển để đáp ứng nhu cầu sản xuất và thuyên chuyển nhân viên nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân viên
Đây là hậu quả của việc tuyển chọn và sắp xếp nhân sự không thích hợp hoặc bởi có người lại thích thay đổi công tác để tránh nhàm chán hoặc có người không vui khi làm việc chung với số người nào đó và họ tin sẽ vui khi làm việc với tập thể khác
- Giáng chức:
Cũng nhờ hệ thống hồ sơ một cách khoa học nhà quản trị dễ áp dụng biện pháp giáng chức, nhưng cũng dễ bị phản kháng Đây là vấn đề tế nhị, phức tạp và khó khăn
- Tuyển mộ, tuyển chọn:
Sau khi sắp xếp lại mà công ty vẫn thấy nguồn nhân lực chưa đủ theo nhu cầu, công ty sẽ tiến hành chương trình tuyển mộ và tuyển chọn nhân viên
Trang 15Tuyển mộ nhân viên: Là tiến trình thu hút những người có khả năng từ nhiều nguồn khác nhau đến đăng kí, nộp đơn xin làm việc.
Tuyển chọn là quyết định xem trong số các nhân viên ấy ai là người đủ tiêu chuẩn làm việc cho công ty
• Cung bằng cầu
- Đào tạo lại
- Tuyển người mới thay cho người đến tuổi về hưu
- Thuyên chuyển trong nội bộ tổ chức…
IV SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KHHNNL TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN VÀ XÂY DỰNG VIỆT NAM
Trong thời gian tới, Công ty có những chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu
và chế tạo sản phẩm mới Để thành công, trước hết Công ty phải xây dựng được đội ngũ lao động đủ về số lượng, có trình độ chuyên môn…
Thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của trong những năm vừa qua cho thấy người lao động trong doanh nghiệp được coi là tài nguyên nhân sự, là yếu tố quan trọng nhất, là động lực của mọi quá trình sản xuất kinh doanh Do vậy, công tác hoạch định giúp doanh nghiệp thấy được nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó bảo đảm sắp xếp đúng người cho đúng việc, vào đúng thời điểm cần thiết và linh hoạt đối phó với những thay đổi trên thị trường Thừa nhân viên sẽ làm tăng chi phí, thiếu nhân viên hoặc chất lượng nhân viên không đáp ứng yêu cầu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện công việc và bỏ lỡ cơ hội kinh doanh
Mặt khác, công tác KHHNN: tại công ty trong thời gian qua chưa được chú trọng nhiều, việc xác định nguồn nhân lực chưa phù hợp với thực tế Do
đó cần phải hoàn thiện công tác KHHNNL để cho công tác này thực sự trở thành công cụ hữu hiệu trong kinh doanh của Công ty
Trang 16PHẦN II: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KHHNNL
TẠI CÔNG TY CP CƠ ĐIỆN & XÂY DỰNG VIỆT NAM
I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ ĐIỆN & XÂY DỰNG VIỆT NAM
1.1Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Tiền thân của Công ty cổ phần Cơ điện và Xây dựng Việt Nam có tên
là Xưởng sửa chữa máy kéo, được thành lập năm 1956 Năm 1969 đổi tên thành: Nhà máy đại tu máy kéo Hà Nội Năm 1977 có tên là Nhà máy cơ khí
nông nghiệp I Hà Nội
Ngày 23 tháng 03 năm 1993, Văn phòng chính phủ có thông báo số: 81/TB và ngày 24/03/1993 tại Quyết định số 202 BNN - TCCB - QĐ Bộ tr-ưởng Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm nay là Bộ Nông nghiệp & PTNT cho đổi tên thành Công ty Cơ điện và Phát triển Nông thôn
Ngày 29 tháng 10 năm 2003, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ra Quyết định số 4797/QĐ/BNN-TCCB, đổi tên Công ty Cơ điện
và Phát triển Nông thôn thành Công ty Cơ điện - Xây dựng Nông nghiệp và Thuỷ lợi Hà Nội, là doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập trực thuộc Tổng Công ty Cơ điện Xây dựng Nông nghiệp và Thuỷ lợi - Bộ Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn
Thực hiện Quyết định số 4465/QĐ/BNN-TCCB ngày 09 tháng 12 năm
2005 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT V/v: Chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty cơ điện xây dựng nông nghiệp và thủy lợi Hà Nội thành Công ty Cổ phần Cơ điện và Xây dựng là Công ty hạch toán độc lập
Ngày 21/6/2007 đổi tên thành công ty Cổ phần Cơ điện & Xây dựng Việt Nam
Hiện nay, Công ty có 1 trụ sở chính tại TP Hà Nội, 7 chi nhánh phân bổ tại các tỉnh Tây Nguyên, TP Hồ Chí Minh, Miền Trung, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Hòa Bình
Trang 17Phòng Tài
chính – Kế
toán Văn phòng
Phòng Nhân sự – lao động – tiền lương
Phòng Kỹ thuật – Cơ
điện
Phòng Kỹ thuật - Xây dựng
Phòng Kinh tế – Kế hoạch và Đầu
tư
cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát
Trang 18Công ty tổ chức bộ máy quản lý theo cấu trúc trực tuyến - chức năng bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Ban kiểm soát; Hội đồng quản trị; Ban Tổng giám đốc; Các phòng chức năng: phòng tài chính – kế toán, văn phòng, phòng
NS – LĐ – TL, phòng Kinh tế – Kế hoạch và Đầu tư, phòng Kỹ thuật - Cơ điện, phòng KT – XD; Các chi nhánh, xí nghiệp
Cấu trúc này phù hợp với loại hình sản xuất kinh doanh của Công ty vì
có thể tận dụng được các ưu điểm là phát huy được năng lực chuyên môn của các phòng chức năng, đảm bảo quyền chỉ huy của hệ thống trực tuyến: cấp trên đưa ra những chỉ thị và các phòng chức năng cùng kết hợp thực hiện
1.3 Chức năng, nhiệm vụ của phòng nhân sự lao động tiền lương:
• Chức năng:
Tham mưa giúp việc cho Tổng Giám đốc Công ty trong việc quản lý và điều hành các công tác Tổ chức nhân sự, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển, duy trì nguồn nhân lực; Công tác tiền lương và chế độ chính sách đối với người lao động; Công tác an toàn vệ sinh lao động, bảo hộ lao động của Công ty; Công tác thi đua khen thưởng – kỷ luật của công ty; Quản lý hồ
sơ cái nhân cán bộ công nhân viên.
• Nhiệm vụ:
Công tác tổ chức nhân sự
Dự thảo và trình Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc công ty quyết định thành lập, giải thể các hội đồng, Ban đoàn và Tổ chức công tác của Công ty; Dự thảo và trình Giám đốc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng ban của Công ty; Lập kế hoặch sử dụng, đánh giá, bổ nhiệm lại, luân chuyển cán bộ; Thực hiện công tác đánh giá, nhận xét cán bộ hàng năm, tổng hợp báo cáo về đội ngũ cán bộ; Xây dựng và trình Giám đốc ban hành quy chế phân cấp quản lý cán bộ trong công ty; Xây dựng kế hoạch phát
Trang 19triển nhân lực toàn Công ty trong từng giai đoạn; Thực hiện công tác quản lý nhân lực…
Công tác đào tạo
Xây dựng kế hoạch đào tạo ngắn, trung, dài hạn, tổ chức đào tạo theo
kế hoạch và theo dõi, đánh giá kết quả học tập của cán bộ công nhân viên; Xây dựng và trình Giám đốc kế hoạch phát triển, đào tạo đội ngũ cán bộ cho phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh trong theo từng thời kỳ; Phối hợp với các đơn vị trong toàn công ty thực hiện đào tạo theo nhu cầu công việc; Xây dựng các quy chế phân cấp quản lý trong công tác đào tạo, quản lý công tác đào tạo, hồ sơ đào tao theo phân cấp
Công tác lao động tiền lương, chế độ chính sách
Quản lý hợp đồng lao động, làm các thủ tục ký kết hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật và của Công ty; Xây dưng đơn giá tiền lương hàng năm và trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt; Xây dựng phương án thực hiện theo đơn giá tiền lương và quyết toán quỹ tiền lương hàng năm cho các đơn vị trong Công ty; Xây dưng tiêu chuẩn viên chức chuyên môn nghiệp
vụ, tiêu chuẩn cấp bậc viên chức; Tổ chức thi nâng ngạch viên chức chuyên môn nghiệp vụ theo quy định; Thực hiện công tác xếp tiền lương, nâng lương cho lao động theo quy định; Xây dựng quy chế trả lương, trả thưởng cho phù hợp với quy định của Nhà nước và tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty; Tính, lập, kiểm tra bảng thanh toán lương cho các phòng ban chuyên môn, các đơn vị trực thuộc; Quản lý tiền lương và thu nhập của người lao động; Xây dựng kề hoạch bảo hộ lao động, triển khai công tác an toàn – VSLĐ toàn Công ty; Thực hiện công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế các loại bảo hiểm khác theo quy định hiện hành của nhà nước và Công ty; Làm các thủ tục giải quyết chế độ chính sách cho người lao động nghĩ việc theo quy định hiện hành; Thực hiện công tác kỷ luật lao độngvà trrách nhiệm vật chất theo quy
Trang 20định của pháp luật và Công ty; Tổ chức thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong công ty theo quy định; Xây dựng và thực hiện các chế độ chính sách khác cho người lao động phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước.
Công tác khác
Định kỳ phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ; Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị trực thuộc công ty trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ của mình; Thực hiện một số công tác khác khi được Tổng giám đốc giao
1.4 Đặc điểm nguồn nhân lực tại Công ty
Trong các cách để tạo ra năng lực cạnh tranh của công ty, thì lợi thế thông qua con người được xem là yếu tố căn bản Nguồn lực từ con người là yếu tố bền vững và khó thay đổi nhất trong mọi tổ chức Cho dù có những máy móc thiết bị hoàn hảo nhất cũng không thể thay thế hoàn toàn được những người thợ lành nghề, những người quản lý nhạy bén và tài năng, đội ngũ nhân viên nhiệt tình, sáng tạo
Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển của doanh nghiệp Nhận thức được điều này, Công ty đã không ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ lao động, chẳng những đáp ứng đủ về số lượng mà còn cả về chất lượng Điều đặc biệt ở Công ty Cổ phần Cơ điện & Xây dựng Việt Nam là lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty bao gồm: Sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại và xây lắp Trong đó, xây lắp phụ thuộc vào nhu cầu xây dựng ở các địa phương (tức là có tính chất thời vụ), khả năng thầu các công trình xây dựng… Vì vậy, nhu cầu về lao động trong công ty là lao động ngắn hạn, tính thời vụ cao nên khó quản lý
Công ty có 7 chi nhánh ở các tỉnh Thanh Hóa, Tuyên Quang, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, TP.Hồ Chí Minh, Tây Nguyên và Miền Trung Các chi nhánh này
tự quản lý lao động, tự lập kế hoạch nhân sự của minh rồi báo cáo lên Tổng
Trang 21công ty Vì vậy, trong chuyên đề này, phân tích lao động trong công ty chính
là phân tích tại các phòng, ban, đơn vị trực thuộc
Bảng 1: Thống kê lao động bình quân tại công ty qua các năm.
Đơn vị: người
Nguồn: phòng NS – LĐ – TL
Từ bảng 1 ta thấy, qua 4 năm xu hướng biến động lao động tại công ty
là khá rõ ràng Tổng lao động tăng dần qua các năm và năm sau cao hơn năm trước.Nhiều nhất là năm 2007: tăng 49 người, tương ứng với tốc độ tăng là 11% Lao động trực tiếp cũng có xu hướng tăng như tổng lao động Trong khi
đó, lao động gián tiếp lại giảm qua các năm 2005, 2006 và tăng nhẹ vào năm
2007 Cụ thể, năm 2005 giảm 8 người, năm 2006 giảm 21 người và năm 2007 tăng 5 người Có sự biến động trên là do năm 2006 Công ty tiến hành cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần hạch toán độc lập Vì vậy, công ty đã thực hiện mục tiêu tinh giảm biên chế nhà nước
Để hiểu sâu về đội ngũ lao động tại Công ty, ta đi phân tích tình hình
sử dụng lao động năm 2007
Trang 22Bảng 2: Thống kê lao động theo trình độ năm 2007
Đơn vị: người
Nguồn: phòng NS – LĐ – TL
Năm 2007, tổng số lao động của Công ty là 440 người Trong đó:
- Số lao động có trình độ trên ĐH là 3 người chiếm 0.68%
- Số lao động có trình độ ĐH là 114 chiếm 25.91%
- Số lao động có trình độ CĐ là 12 chiếm tỷ lệ: 2.73%
- Số lao động có trình độ trung cấp là 311 chiếm tỷ lệ 70.68%
Số lao động được đào tạo qua trường lớp chiếm 93% Đây là một tỷ lệ rất cao trong 1 tổ chức, thuận lợi để bố trí công việc, sử dụng lao động có trình độ chuyên môn, đảm bảo công việc được tiến hành thuận lợi nhất Mặt khác, đây cũng là nguồn cung nội bộ dồi dào cho các hoạt động phát triển của doanh nghiệp
Công nhân của công ty hầu hết đã tốt nghiệp phổ thông trung học Tất
cả đều được đào tạo mới hoặc đào tạo lại phù hợp với công việc được giao Nhân viên trung tâm thương mại được đào tạo về cách ứng xử, giao tiếp với khách hàng
Trang 23Bảng 3: Thống kê lao động theo trình độ của đội ngũ quản lý năm 2007
Bảng 4: Thống kê lao động theo giới tính và theo độ tuổi tại các đơn
vi/phòng ban năm 2007
Trang 24điều này là do lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu là xây lắp, xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện ở các địa phương vì vậy cần những người có sức khỏe, có thể đi công trình trong thời gian dài Điều này phù hợp với nam giới hơn.
Về độ tuổi, lao động trong công ty phần lớn còn rất trẻ, số người trong
độ tuổi < 30 là 238, chiếm 54.09% trong tổng lao động Do đó, công ty có nhiều lợi thế về lao động đó là sức trẻ, sức khỏe, sự sáng tạo, nhiệt tình và sự cống hiến lâu dài của đội ngũ lao động tâm huyết
Bảng 5: Cơ cấu quản lý/ nhân viên năm 2007
Trang 25II ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KHHNNL TẠI CÔNG TY
2.1 Công tác dự báo cầu nhân lực của Công ty
để tổng hợp nhu cầu lao động trực tiếp của cả Công ty Bảng tổng hợp này giúp Công ty biết được về trình độ, số lượng từng loại lao động trực tiếp mà Công ty đang có nhu cầu
Trang 26Bảng 7 : Kế hoạch lao động trực tiếp năm 2007 tại các đơn vị trực thuộc.
2006 là 44 người và giảm 26 người so với kế hoạch 2007
Do kế hoạch sản xuất kinh doanh trong giai đoạn tới tăng nên lao động trực tiếp ở các đơn vị đều phải bổ sung Tuy nhiên, chênh lệch trong dự báo ở các đơn vị khá lớn So với kế hoạch đặt ra chỉ có lao động tại XN xử lý hạ tầng tăng, các đơn vị còn lại đều giảm Cụ thể: theo kế hoạch năm 2007 lao động tại TTTM tăng thêm 9 người nhưng thực tế chỉ tăng 5 người, tức là giảm
4 người so với kế hoạch XNCĐ 1 giảm 10 người, XN xây lắp giảm 21 người
so với kế hoạch XN xử lý hạ tầng tăng 16 người so với thực tế 2006 và tăng 9 người so với kế hoạch 2007
Rõ ràng cách thức dự báo cầu nhân lực của Công ty không hiệu quả vì sai số khá lớn so với thực tế Có hiện tượng này là do, Công ty chỉ căn cứ vào
kế hoạch sản xuất, kế hoạch nhân sự do các xí nghiệp tự xây dựng và báo cáo lên mà chưa kiểm tra, đánh giá lại xem đã hợp lý hay chưa Mặt khác, cũng chưa xây dựng bản mô tả công việc, bản đánh giá thực hiện công việc của từng vị trí, chức danh Do đó, khó có thể xác định, đánh giá chính xác mức độ
Trang 27hoàn thành công việc của người lao động Bên cạnh đó, công tác định mức lao động chưa được chú trọng Vì vậy, công tác hoạch định nguồn nhân lực gặp nhiều khó khăn và thiếu chính xác.
2.1.2 Với lao động gián tiếp
Công ty dự báo nhu cầu về lao động gián tiếp chủ yếu căn cứ vào cơ cấu
độ tuổi của người lao động trong Công ty
Bảng 8 : Thống kê lao động g ián tiếp theo độ tuổi năm 2006
Tuy nhiên thực tế năm 2007 lại khác
Trang 28Bảng 9: Thực tế tình hình sử dụng lao động gián tiếp năm 2007
Từ bảng 9 ta thấy, số lao động gián tiếp trong Công ty năm 2007 là
149 người, số lượng này lớn hơn so với nhu cầu tính toán là 5 người Nguyên nhân của hiện tượng này là do có sự thay đổi về cơ cấu lao động tại các phòng/ban Giảm lao động gián tiếp ở TTTM, XN cơ điện 1, XN xử lý hạ tầng, XN xây lắp; tăng lao động gián tiếp ở TT tư vấn, TT thí nghiệm VLXD
và thành lập BQL 102 Trường Chinh nên số lượng lao động gián tiếp tăng
Rõ ràng, phương pháp dự báo của Công ty chưa hiệu quả và mới chỉ
dự báo dựa trên độ tuổi mà không quan tâm đến các yếu tố khác như: kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm tới, mức độ thuyên chuyển công tác của nhân viên, thời hạn hợp đồng, khả năng hoàn thành công việc được giao…
Qua bảng 9 ta cũng thấy rằng, việc thay đổi cơ cấu lao động ở các phòng là do có sự thay đổi về công viêc tại các phòng đó chứ không phải là
do yêu cầu về độ tuổi như Công ty đã dự báo
Trang 29Bảng 10: Tình hình sử dụng lao động gián tiếp theo độ tuổi năm 2006, 2007
Trang 30Qua bảng 10 ta thấy có sự khác biệt về độ tuổi tại các phòng qua 2 năm
2006 và 2007 Trong thời gian tới, Công ty cần phải có các thay đổi trong công tác dự báo nhu cầu lao động gián tiếp để công tác tuyển dụng, đào tạo được dễ dàng thực hiện hơn, tiết kiệm chi phí và có thể xây dựng được một đội ngũ nhân viên phù hợp với kế hoạch phát triển mà Công ty đã đề ra
Như vậy, công tác dự báo cầu nhân lực của Công ty còn nhiều hạn chế,
dự báo nhu cầu chưa sát với thực tế Bên cạnh đó, Công ty mới chỉ quan tâm tới kế hoạch nhân sự trong ngắn hạn, chưa chú trọng xây dựng kế hoạch nhân
sự trong dài hạn Trong mục 3.1 của Phần I chúng ta đã thấy được mối quan
hệ tác động qua lại giữa kế hoạch sản xuất, kinh doanh với kế hoạch hóa nguồn nhân lực Vì vậy, xây dựng kế hoạch nhân sự trong dài hạn là cần thiết
và phải được tiến hành cùng với kế hoạch nhân sự trong ngắn hạn
2.2 Công tác dự báo cung nhân lực của Công ty
2.2.1 Cung nội bộ:
Nguồn cung nhân lực thì Công ty ít bận tâm hơn và thường thông qua
sự giới thiệu của nhân viên trong Công ty Phương châm của Công ty là tận dụng tối đa nguồn nhân lực sẵn có , do vậy Công ty quan tâm đến nguồn cung nội bộ Công ty khi có nhu cầu về lao động cho các vị trí thiếu
Căn cứ vào bảng 4, bảng 10 về thống kê lao động theo tuổi năm 2007 ta nhận thấy lao động của Công ty còn tương đối trẻ, cụ thể lứa tuổi < 40 chiếm 85.45%.Trong 5 năm nữa có khoảng 5 người đến tuổi về hưu Như vậy, cung lao động trong Công ty ít biến động Từ thực tế này, KHH NNL dài hạn của Công ty
có thể dự đoán nguồn cung lao động về tuổi tại Công ty là kiểm soát được
Báo cáo thống kê lao động được lập hàng năm phản ánh khá chi tiết về
độ ngũ lao động của Công ty Tuy nhiên, công tác dự báo cung nội bộ của Công ty ít được quan tâm và tiến hành Vì vậy công tác này còn nhiều vấn
đề cần phải hoàn thiện:
Trang 31- Việc dự báo cung nội bộ trong Công ty chỉ dựa vào độ tuổi của người lao động mà không tính đến các thay đổi khác như: thuyên chuyển, sa thải, tự bỏ việc, trình độ chuyên môn…
- Hệ thống thông tin về người lao động khá dầy đủ nhưng thiếu tính đồng bộ Hệ thống đánh giá thực hiện công việc của người lao động rất sơ sài, tính ứng dụng không cao, chưa đánh giá chính xác mức độ hoàn thành công việc của người lao động Công ty chưa xây dựng hệ thống phân tích công việc hợp lý Do đó, trong tương lai việc có được đội ngũ lao động đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh là không dễ dàng
Công ty chưa dự báo số người sẽ bị sa thải hay thôi việc mà coi số lao động hiện tại là chắc chắn có trong tương lai Điều này là sai lầm do số lao động trong Công ty chắc chắn sẽ biến động do công việc của Công ty mang tính chất thời vụ, phụ thuộc vào khả năng thầu các công trình thủy lợi – thủy điện, nguồn vốn, sự thay đổi về thời tiết Công việc của Công ty ít nhiều cũng bị thay đổi theo mùa Có những thời kì thiếu việc làm nhưng cũng có thời kì công việc quá nhiều làm cho lượng lao động tăng giảm thay đổi theo từng mùa vụ, từng thời kì để có thể đáp ứng được nhu cầu công việc Vì thế
mà lượng lao động vụ việc của Công ty cũng chiếm một số lượng đáng kể
Như vậy, phương pháp xác định cung lao động trong Công ty chưa tính hết các yếu tố để dự đoán nguồn cung lao động trong Công ty có thực sự phù hợp với yêu cầu thực tế trong tương lai hay không Trong thời gian tới, nếu Công ty không có giải pháp để thay đổi tình trạng trên thì công tác KHH NNL này sẽ không có giá trị đối với hoạt động của Công ty
2.2.2 Cung bên ngoài
Công ty có thị trường hoạt động khá rộng vì vậy nguồn cung nhân lực bên ngoài khá dồi dào
Đối với lao động quản lý:
Trang 32Nguồn tuyển dụng thông qua báo việc làm, mạng internet, hội chợ việc làm, thuê các công ty “săn đầu người”.
Đối tượng là các sinh viên đã tốt nghiệp các trường đại học như kinh tế, ngoại thương, luật, thương mại…và những người đã đi làm, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý
Đối với lao động kỹ thuật: Công ty thường liên hệ với các trường dạy nghề, các trường đại học thuộc khối kỹ thuật như: Bách khoa, Xây dựng, Thủy lợi…
Khi cần tuyển thêm lao động từ bên ngoài Công ty sẽ tiến hành tuyển dụng theo quy trình tuyển dụng sau:
Xác định nhu cầu tuyển dụng
Việc xác định nhu cầu tuyển dụng nhân sự căn cứ vào tình hình hiện có của đơn vị về lao động, căn cứ vào nhiệm vụ sản suất kinh doanh, kế hoach và tiến độ thực hiện sản xuất kinh doanh
Thông báo tuyển người qua 2 cách:
- Công ty ưu tiên tuyển người lao động có năng lực là con em cán bộ công nhân viên Nguồn này có ưu điểm là tìm được người đảm bảo chất lượng
có thể hòa nhập ngay vào công việc của Công ty đồng thời cũng giảm chi phí tuyển dụng
- Thông qua việc đăng tuyển dụng trên các báo điện tử, nhật báo
Trang 33Phiếu đề xuất tuyển dụng: BM - 01
Bộ phận/đơn vị:
Lý do
Mô tả các yêu cầu cụ thể đối với vị trí cần tuyển:
Chuyên môn, nghiệp vụ, ngành nghề được đào tạo:
Kinh nghiệm làm việc:
Các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc:
Trang 34Quá trình tuyển mộ:
- Thông báo tuyển dụng: gồm những nội dung chính như sau
1 Mục đích tuyển dụng
2 Tên của vị trí công việc cần tuyển
3 Số lượng cần tuyển cho mỗi vị trí
4 Chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm chính
5 Các yêu cầu về trình độ chuyên môn, bằng cấp, kỹ năng, tuổi, giới tính (nếu cần) và số năm kinh nghiệm
6 Tiền lương và phúc lợi ( nếu cần)
7 Hồ sơ bao gồm những gì, địa chỉ và thời hạn nộp hồ sơ
8 Các ưu tiên ( nếu có) cho việc tuyển dụng
- Thu nhận hồ sơ: Khi các ứng viên đến nộp hồ sơ, họ phải kê khai dữ liệu tổng hợp cá nhân theo mẫu và nhận phiếu tiếp nhận hồ sơ
Quá trình tuyển chọn:
- Sơ tuyển qua hồ sơ ứng viên: cán bộ phụ trách tuyển dụng chịu trách nhiệm thu thập, phân loại hồ sơ dựa trên các yêu cầu tuyển dụng nhằm chia các ứng viên thành 3 loại: có khả năng, ít khả năng, không thích hợp Sau đó chọn ra danh để phỏng vấn sơ bộ
- Phỏng vấn ứng viên:
Tiêu chí đánh giá ứng viên gồm:
Hình thức, tính cách: trang phục, phong cách, ứng xử, chí tiến thủ …Kinh nghiệm: trình độ học vấn, kinh nghiệm chuyên môn, kinh nghiệm trong ngành; kiến thức xã hội, kiến thức về công việc
Kỹ năng: các kỹ năng cần thiết phục vụ công việc
Sau mỗi buổi phỏng vấn đều có bảng tổng kết đánh giá quá trình phỏng vấn của cán bộ phụ trách phỏng vấn trực tiếp
Trang 35- Quyết định tuyển chọn và tham quan công việc: những ứng viên phù hợp với yêu cầu sẽ ký hợp đồng thử việc Thời gian thử việc được quy định như sau:
• Thời gian thử việc không quá 60 ngày đôi với công việc đòi hỏi ứng viên có trình độ chuyên môn từ bậc Cao đẳng, Đại học và trên đại học
• Không quá 30 ngày đối với công việc đòi hỏi ứng viên có trình độ chuyên môn từ bậc trung cấp, công nhân kỹ thuật
• Trường hợp điều chuyển, chuyển công tác đến và những trường hợp khác do Giám đốc Công ty ra quyết định
Hết hạn thử việc, Công ty sẽ tiến hành đánh giá quá trình thử việc theo biểu mẫu:
BM – 03
Họ và tên: Sinh năm:………
Mã NV:………
Vị trí thử việc:……… Đơn vị/Bộ phận:………Thời gian thử việc: Từ……….đến………
Báo cáo công việc:
a Công việc đảm trách trong thời gian thử việc
Trang 36Ý kiến khác:
……… Ngày…….tháng ……năm……
Trưởng đơn vị
Trang 37Ý kiến của P.TC – HC:
Tiếp nhận Tiếp tục thử việc Không tiếp nhận
Ý kiến khác:
……… Xếp lương: Ngạch lương:………
Phê duyệt của Giám Đốc:
Đồng ý tiếp nhận Tiếp tục thử việc Không tiếp nhận
Ý kiến:………
………
Ngày … tháng ……năm ……
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
Quyết định tuyển dụng và hội nhập
Hoạt động tuyển dụng được xây dựng theo tiêu chuẩn ISO 9001 –
2000, công tác đánh giá sau thử việc chỉ mang tính hình thức Như vậy, công tác dự đoán cung bên ngoài đã được thực hiện nhưng chưa hoàn chỉnh Công
ty chưa có những hoạt động đánh giá thị trường lao động cụ thể mà chỉ thông qua báo chí và các phương tiện thông tin khác
Trang 382.3 Cân đối cung cầu và các giải pháp thực hiện
Năm 2006, Công ty tiến hành cổ phần hóa, hạch toán độc lập dẫn đến tình trạng thừa lao động (Cung lớn hơn cầu)
Biện pháp thực hiện:
- Cho lao động nghỉ hưu theo chế độ 41
- Thăng chức: áp dụng để thay thế cho những người về hưu và Công ty không muốn tuyển thêm lao động gián tiếp nữa để có được bộ máy quản lý gọn nhẹ
- Nghỉ việc: là những người hết hạn hợp đồng và Công ty không có nhu cầu thuê thêm nữa
- Thuyên chuyển lao động đến bộ phận đang thiếu nhân lực Biện pháp này thường được áp dụng đối với các công trình xây dựng trong trường hợp một số công trình phải hoãn thi công do thời tiết hoặc do thiếu vốn
- Giảm giờ làm trong tuần
- Nghỉ không lương tạm thời…
- Tuyển dụng thêm lao động mới: do Công ty ký thêm hợp đồng xây dựng Vì vậy lao động tại xí nghiệp xử lý hạ tầng tăng
Hiện nay, Công ty đang mở rộng sản xuất, ký kết thêm hợp đồng xây dựng vì vậy nhu cầu lao động vượt quá cung
Biện pháp khắc phục:
- Tuyển mộ lao động mới từ bên ngoài thông qua mạng internet, qua
sự giới thiệu của người quen…
- Bổ nhiệm người lao động trong tổ chức, bồi dưỡng để họ có thể đảm nhận những vị trí cao hơn…
- Thăng chức: áp dụng với những vị trí quản lý còn trống hoặc cần người thay thế Đây là hoạt động hết sức quan trọng trong mỗi doanh nghiệp
Trang 39Một mặt nó đáp ứng được nhu cầu thiếu hụt về nhân lực, mặt khác nó tạo động lực cho người lao động, nâng cao trách nhiệm của họ đói với Công ty.
Cung = cầu:
Khi trường hợp này xảy ra Công ty có các biện pháp :
- Đào tạo để nâng cao trình độ và thăng tiến cho những lao động có
khả năng và thành tích làm việc tôt
- Tuyển mới thay thế cho những người đến tuổi về hưu, tự thôi việc
hoặc nghỉ hưu sớm
Tóm lại: Công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần
Cơ điện và Xây dựng Việt Nam đã bắt đầu được quan tâm Tuy nhiên, phương pháp và cách thức tiến hành còn rất nhiều hạn chế cần được khắc phục
Ưu điểm: Các phương pháp dự báo cung – cầu lao động mà Công ty
sử dụng đơn giản, dễ tính toán Các giải pháp cân đối cung – cầu tương đối
hợp lý, Công ty đã có được đội ngũ lao động phù hợp với mục tiêu phát triển Người mới vào thì thích ứng nhanh với công việc còn người rời đi thì thỏa
mãn vì đã được cống hiến cho Công ty.
Bên cạnh đó, công tác tuyển mộ và tuyển chọn nguồn nhân lực đã đáp ứng yêu cầu nhân lực theo kế hoạch đề ra
Nhược điểm: Công tác kế hoạch hoá mới chỉ được coi như một phần công việc trong công tác lao động chung của Công ty Nó chưa trở thành một công tác riêng và hoàn chỉnh Vì vậy, từ việc đưa ra kế hoạch đến việc thực hiện các chính sách lao động của Công ty còn chưa khớp nhau
Các phương pháp dự báo cầu chỉ mang tính hình thức vì không có hiệu quả trong thực tế Dự báo cầu lao động trực tiếp dựa trên cầu lao động do các đơn vị tự xây dựng trong khi trình độ của người lập kế hoạch nhân sự tại các