1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GIÁO ÁN LỚP 1 - TUẦN 14(SÁNG - OANH)

19 326 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 186,5 KB

Nội dung

Trường tiểu học thị trấn Cửa Việt Giáo án: Lớp 1 TuÇn 14 c a b d o0oc a b d THỨ 2 Ngµy d¹y: 29/ 11 /2010 CH O CÀ Ờ ___________ TiÕng viÖt ENG - IÊNG I. Mục tiêu: - HS đọc được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống, chiêng; từ và câu ứng dụng. - Viết được: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống, chiêng. - Luyện nói từ 2- 4 câu theo chủ đề: Ao, hồ, giếng. II. Đồ dùng dạy - học: GV: Tranh vẽ từ khoá. HS: Bộ đồ dùng học TV 1. III. Các hoạt động dạy - học: 1. ổn định tổ chức: Lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ - HS viết và đọc các từ: cây sung, trung thu, củ gừng, vui mừng. - 2 HS đọc bài trong SGK. 3. Bài mới Tiết 1 a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu bài trực tiếp, GV ghi đầu bài, HS nhắc lại. b. Dạy vần: * eng . Nhận diện vần: - GV giới thiệu ghi bảng: eng. HS nhắc lại: eng. - GV giới thiệu chữ in, chữ thường: + Vần eng được tạo nên từ âm nào? (e và ng) + Vần eng và vần en giống nhau điểm gì? khác nhau điểm gì? (Giống nhau: Đều bắt đầu bằng e Khác nhau: Vần eng kết thúc bằng ng) - GV phát âm và hướng dẫn cách phát âm: eng. HS phát âm: eng. . Đánh vần và đọc tiếng từ: - HS phân tích vần eng (e đứng trước âm ng đứng sau). - HS đánh vần: e - ng - eng (cá nhân, nhóm, cả lớp). HS đọc: eng (cá nhân; nhóm). + Có vần eng muốn có tiếng xẻng ta làm thế nào? (thêm âm x, dấu hỏi) - HS ghép tiếng: xẻng. HS nêu. GV ghi bảng: xẻng. - HS phân tích tiếng: xẻng (âm x đứng trước vần eng đứng sau dấu hỏi trên e). HS đánh vần: xờ - eng - xeng - hỏi - xẻng (cá nhân; nhóm; cả lớp). HS đọc: xẻng (cá nhân; nhóm; cả lớp). Giáo viên: Trần Thị Oanh Năm học: 2010 - 2011 Trường tiểu học thị trấn Cửa Việt Giáo án: Lớp 1 GV cho HS quan sát tranh. G + Bức tranh vẽ gì? (vẽ lưỡi xẻng) GVgiới thiệu và ghi từ: lưỡi xẻng. HS đọc: lưỡi xẻng (cá nhân; nhóm; cả lớp). - HS đọc: eng - xẻng - lưỡi xẻng. + Vần mới vừa học là vần gì?(eng) + Tiếng mới vừa học là tiếng gì?(xẻng) - HS nêu. GVtô màu. HS đọc xuôi, đọc ngược. *iêng - Quy trình tương tự vần: eng. Lưu ý iêng được tạo nên từ iê và ng - HS so sánh vần iêng với vần eng - Vần iêng và vần eng giống nhau điểm gì? khác nhau điểm gì? (Giống nhau: Kết thúc bằng ng Khác nhau: iêng bắt đầu bằng iê) - Đánh vần: iê - ng - iêng, chờ - iêng - chiêng; Sau đó cho HS đọc lại cả hai vần. . Luyện viết: - GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết nối nét các con chữ: eng, iêng, lưỡi xẻng, trống chiêng. - HS viết bảng con. GV uốn nắn sửa sai. c. Đọc từ ứng dụng - GV ghi từ ứng lên bảng: Cái kẻng, xà beng, củ riềng, bay liệng. - HS đọc nhẩm và tìm tiếng có vần vừa học. HS nêu. GV gạch chân. Gọi HS đọc tiếng mới. HS đọc từ ứng dụng. GV giải nghĩa từ: xà beng (vật dùng để lăn, bẩy các vật nặng). - GVđọc mẫu từ. Gọi HS đọc lại (cá nhân; nhóm; cả lớp). Tiết 2 3. Luyện tập a. Luyện đọc: - HS đọc lại từng phần trên bảng lớp. HS đọc SGK (cá nhân, nhóm, cả lớp). - Đọc câu ứng dụng: GV cho HS quan sát tranh. + Bức tranh vẽ gì? (ba bạn rủ một bạn đi đá bóng) - GV giới thiệu và ghi câu ứng dụng lên bảng: Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân - HS đọc nhẩm, nêu tiếng có vần vừa học. HS đọc tiếng mới. HS đọc câu ứngdụng. GV đọc mẫu. Gọi HS đọc lại (cá nhân, cả lớp). b. Luyện viết Giáo viên: Trần Thị Oanh Năm học: 2010 - 2011 Trường tiểu học thị trấn Cửa Việt Giáo án: Lớp 1 - GV hướng dẫn lại cách viết, cách trình bầy vở. HS mở vở tập viết. 1 HS đọc lại bài viết. HS viết bài. GV chấm, chữa bài. c. Luyện nói - HS đọc tên bài luyện nói: Ao, hồ, giếng. HS quan sát tranh trong SGK. GV gợi ý + Trong tranh vẽ gì? Chỉ đâu là cái giếng? + Những tranh này nói về cái gì? Làng em có ao, hồ, giếng không? + Ao, hồ, giếng có gì giống và khác nhau? - HS thảo luận nhóm đôi. Họi đại diện nhóm lên trình bày. HS nhận xét. 4. Củng cố, dặn dò - HS đọc lại toàn bài 1 lần. Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới học. - Nhắc HS yếu về đọc lại bài 2 lần. HS khá - giỏi về ôn lại bài và xem trước bài sau. ______________________ To¸n PHÉP TRỪ TRONG PHẠM VI 8 I. Mục tiêu: - Thuộc bảng trừ, biết làm tính trừ trong phạm vi 8. - Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ. - Giáo dục HS ham học toán. II. Đồ dùng dạy - học: GV - HS: Bộ đồ dùng dạy học Toán III. Các hoạt động dạy - học: 1. ổn định tổ chức : lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ - HS đọc lại bảng cộng trong phạm vi 8. HS lên bảng làm 4 + 4 = 6 + 2 = Lớp làm bảng con 7 + 1 = 5 + 3 = 3. Bài mới a. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu bài trực tiếp, HS nhắc lại, GV ghi tên bài lên bảng. b. Thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 8 8 -1 = 7 và 8 - 7 = 1 - GV gắn 8 hình tam giácG, bớt đi 1 hình tam giác. + Có 8 hình tam giác bớt đi 1 hình tam giác còn mấy hình tam giác? + Em nào giỏi nêu cho cô bài toán? - HS nêu bài toán, HS nhận xét. + muốn biết có mấy hình tam giác ta phải làm phép tính gì? (trừ) + 8 trừ 1 bằng mấy? - HS trả lời. HS nêu phép tính. GV ghi phép tính. HS đọc: 8 - 1 = 7 + 8 - 1 = 7 vậy 8 - 7 bằng mấy? - HS nêu nhanh kết quả của phép tínhH: 8 - 7 = 1 Giáo viên: Trần Thị Oanh Năm học: 2010 - 2011 Trường tiểu học thị trấn Cửa Việt Giáo án: Lớp 1 - GV giới thiệu tương tự như trên đối với 2 phép tính: 8 - 6 = 2 và 8 - 2 = 6 - HS đọc lại 2 phép tính. 8 - 6 = 2 và 8 - 2 = 6 - HS lấy ra 8 que tính, cất đi 6 que tính. HS nêu bài toán. tự viết 2 phép tính vào bảng con. 8 - 5 = 3 và 8 - 3 = 5 và 8 - 4 = 4 - HS quan sát SGK, ghi kết quả sau 2 phép tính: 8 - 4 = 4 và 8 - 4 = 4 - Đếm xuôi từ 0 đến 9, đếm ngược từ 9 đến 0. c. HS học thuộc bảng trừ: - GV che kết quả, HS thi đua nhẩm thuộc. HS đọc thuộc. GV ghi điểm. d. Thực hành Bài 1 - HS nêu cách làm. Tự làm. Đổi chéo vở để kiểm tra. GV nhận xét, ghi điểm. Bài 2 - HS tính nhẩm, nêu miệng kết quả. 1 + 7 = 2 + 6 = 8 - 1 = 8 - 2 = 8 - 3 = 8 - 4 = GV giúp HS củng cố mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. Bài 3(cột 1) - HS tự làm rồi nêu miệng kết quả 8 - 1 - 4 = 8 - 2 - 2 = 8 - 1 - 4 = - HS nhận xét, GV nhận xét chung. Bài 4 B - HS quan sát tranh và nêu bài toán, ghi phép tính thích hợp - 1 HS lên bảng chữa bài. GV chốt nội dung bài. 4. Củng cố, dặn dò - HS đọc lại bảng trừ trong phạm vi 8. GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS yếu về đọc lại bảng trừ 3 lượt. HS khá, giỏi về xem lại bài và chuẩn bị bài giờ sau. - Đọc, viết các số từ 0 đến 9 *********************** THỨ 3 Ngµy d¹y: 30 / 11 /2010 TiÕng viÖt UÔNG - ƯƠNG I. Mục tiêu: - HS đọc được: uông, ương, quả chuông, con đường;từ và câu ứng dụng. - Viết được: uông, ương, quả chuông, con đường. - Luyện nói từ 2 -4 câu theo chủ đềP: Đồng ruộng. Giáo viên: Trần Thị Oanh Năm học: 2010 - 2011 Trường tiểu học thị trấn Cửa Việt Giáo án: Lớp 1 II. Đồ dùng dạy - học: GV: quả chuông, tranh vẽ con đường. HS: Bộ đồ dùng học TV 1. III. Các hoạt động dạy - học: 1. ổn định tổ chức: Lớp hát. 2. Kiểm tra bài cũ 2 - HS viết và đọc các từH: cái xẻng, xà beng, củ riềng, bay liệng. - 2 HS đọc bài trong SGK. 3. Bài mới Tiết 1 a. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu bài trực tiếp, GV ghi đầu bài, HS nhắc lại. b. Dạy vần: *uông . Nhận diện vần: - GV giới thiệu ghi bảng: uông. HS nhắc lại: uông . - GV giới thiệu chữ in, chữ thường. + Vần uông được tạo nên từ âm nào? (uô và ng) + Vần uông và vần uôn giống nhau điểm gì? khác nhau điểm gì? (Giống nhau: Đều bắt đầu bằng uô Khác nhau: Vần uông kết thúc bằng ng) - GV phát âm và hướng dẫn cách phát âm: uông. HS phát âm: uông. . Đánh vần và đọc tiếng từ: - HS phân tích vần uông (uô đứng trước âm ng đứng sau). - HS đánh vần: uô - ng -uông (cá nhân, nhóm, cả lớp). HS đọc: uông (cá nhân; nhóm). + Có vần uông muốn có tiếng chuông ta làm thế nào? (thêm âm ch) - HS ghép tiếng: chuông. HS nêu. GV ghi bảng: chuông. HS phân tích tiếng: chuông (âm ch đứng trước vần uông đứng sau). - HS đánh vần: ch - uông - chuông (cá nhân; nhóm; cả lớp). HS đọc: chuông (cá nhân; nhóm; cả lớp). - GV cho HS quan sát tranh. + Bức tranh vẽ gì? (vẽ quả chuông) - GVgiới thiệu và ghi từ: quả chuông. HS đọc: quả chuông (cá nhân; nhóm; cả lớp) - HS đọcH: uông - chuông - quả chuông. + Vần mới vừa học là vần gì?(uông) + Tiếng mới vừa học là tiếng gì?(chuông) - HS nêu. GVtô màu. HS đọc xuôi , đọc ngược. *ương - Quy trình tương tự vần: uông. Lưu ý: ương được tạo nên từ ươ và ng. - HS so sánh vần ương với vần uông: Giáo viên: Trần Thị Oanh Năm học: 2010 - 2011 Trường tiểu học thị trấn Cửa Việt Giáo án: Lớp 1 + Vần ương và vần uông giống nhau điểm gì? khác nhau điểm gì? (Giống nhau: Kết thúc bằng ng Khác nhau: ương bắt đầu bằng ươ) - Đánh vần: ươ - ng - ương, đờ - ương - huyền - đường; Sau đó cho HS đọc lại cả hai vần. . Luyện viết: - GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết nối nét các con chữ: uông, ương, quả chuông, con đường. - HS viết bảng con. GV uốn nắn sửa sai. c. Đọc từ ứng dụngc: - GV ghi từ ứng lên bảng: rau muống, luống cày, nhà trường, nương rẫy. - HS đọc nhẩm và tìm tiếng có vần vừa học. HS nêu. GV gạch chân. Gọi HS đọc tiếng mới. HS đọc từ ứng dụng. - GV giải nghĩa từ: nương rẫy (đất trồng trọt trên đồi núi của đồng bào miền núi). - GVđọc mẫu từ. Gọi HS đọc lại (cá nhân; nhóm; cả lớp). Tiết 2 3. Luyện tập a. Luyện đọc: - HS đọc lại từng phần trên bảng lớp. HS đọc SGK (cá nhân, nhóm, cả lớp). - Đọc câu ứng dụng: GV cho HS quan sát tranh. + Bức tranh vẽ gì? (trai gái làng bản kéo nhau đi hội) - GVgiới thiệu và ghi câu ứng dụng lên bảng: Nắng đã lên. Lúa trên nương chín vàng. Trai gái bản mường cùng vui vào hội. - HS đọc nhẩm, nêu tiếng có vần vừa học. HS đọc tiếng mới. HS đọc câu ứng dụng. GV đọc mẫu. Gọi HS đọc lại (cá nhân, cả lớp). b. Luyện viết: - GV hướng dẫn lại cách viết, cách trình bầy vở. HS mở vở tập viết. 1 HS đọc lại bài viết. HS viết bài. GV chấm, chữa bài. c. Luyện nói: - HS đọc tên bài luyện nói: Đồng ruộng. HS mở SGK quan sát tranh. GV gợi ý +Trong tranh vẽ gì? Lúa, ngô, khoai, sắn được trồng ở đâu? + Ai trồng lúa, ngô, khoai, sắn? + Ngoài những việc những bức tranh đã vẽ, em còn biết bác nông dân có những việc gì? Giáo viên: Trần Thị Oanh Năm học: 2010 - 2011 Trường tiểu học thị trấn Cửa Việt Giáo án: Lớp 1 + Nếu không có bác nông dân làm ra lúa, ngô, khoai, sắn chúng ta có gì để ăn không? - HS thảo luận theo nhóm đôi. Gọi đại diện nhóm lên trình bày. HS nhận xét, bổ xung. 4. Củng cố, dặn dò - HS đọc lại toàn bài 1 lần. Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới học. - Nhắc HS yếu về đọc lại bài 2 lần. HS khá - giỏi về ôn lại bài và xem trước bài sau. ______________________ To¸n LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Thực hiện được phép cộng và phép trừ trong phạm vi 8. Viết được phép tính thích hợp với hình vẽ. - Giáo dục HS ham học toán. II. Đồ dùng dạy - học: GV: Kế hoạch bài dạy. HS: SGK III. Các hoạt động dạy - học: 1.ổn định tổ chức : Lớp hát 2.Kiểm tra bài cũ - HS làm vào bảng con: 8 - 1= 8 - 2 = 8 - 5 = - Viết các số từ 0 đến 9. - GV nhận xét ghi điểm. 3.Bài mới a. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu bài trực tiếp, HS nhắc lại, GV ghi đầu bài. b.GV hướng dẫn HS làm từng bài trong SGK Bài 1(cột 1,2) - HS nêu yêu cầu của bài 7 + 1 = 8 - 1 = 8 - 7 = 2 + 6 = - HS nêu miệng kết quả từng phép tính theo nhóm đôi. GV cho HS nhận xét để củng cố về tính chất của phép cộng và mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. Bài 2 - HS nêu yêu cầu của bài. HS lên bảng làm bài. HS tự làm vào vở. HS làm xong đổi chéo vở để kiểm tra. GV khen những HS làm bài đúng. Bài 3 (cột 1) - HS nêu yêu cầu của bài. 3 HS làm bài trên bảng, dưới lớp làm vào bảng con. 4 + 3 + 1 = 8 - 4 - 2 = 8 - 6 + 3 = 7 - 3 + 4 = + Em nêu cách của tính của phép cộng 4 + 3 + 1 =? Giáo viên: Trần Thị Oanh Năm học: 2010 - 2011 Trường tiểu học thị trấn Cửa Việt Giáo án: Lớp 1 + Em nêu cách tính 8 - 6 + 3 = - GV chốt lại cách làm đúng. Bài 4 - HS nêu yêu cầu của bài. HS thảo luận nhóm đôi rồi viết phép tính thích hợp. - GV gọi một số HS trình bày. HS chữa bài. HS nhận xét. GV khen những HS làm bài đúng Bài 5(HS khá – giỏi) - GV hướng dẫn HS cách làm một phép tính. 1 HS lên bảng làm và giải thích rõ cách làm. + Em nêu cách làm? (Trước tiên tính kết quả của các phép tính sau đó ta nối) - Cả lớp làm vào vở. HS chữa bài, HS nhận xét. GV chốt lại ý đúng. 1 + 1 = 1 + 2 = 2 + 1 = 4.Củng cố, dặn dò - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS yếu về xem lại bài tập 1. HS khá, giỏi về xem lại bài và chuẩn bị bài giờ sau. - Đọc thuộc bảng cộng trong phạm vi 3 _________________ mÜ thuËt (gv bé m«n d¹y) ************************ THỨ 4 Ngµy d¹y: 01 / 12 /2010 TiÕng viÖt ANG - ANH I. Mục tiêu: - HS đọc được: ang, anh, cây bàng, cành chanh; từ và đoạn thơ ứng dụng. - Viết được: ang, anh, cây bàng, cành chanh - Luyện nói 2 -4 câu theo chủ đề: Buổi sáng. II. Đồ dùng dạy - học: GV: 1 cành chanh, tranh vẽ cây bàng. HS: Bộ đồ dùng học TV 1. III. Các hoạt động dạy - học: 1. ổn định tổ chức: Lớp hát 2. Kiểm tra bài cũ - HS viết và đọc các từ ứng dụng bài 56. - 2 HS đọc bài trong SGK. 3. Bài mới Tiết 1 a. Giới thiệu bài: - GV giới thiệu bài trực tiếp, HS nhắc lại, GV ghi đầu bài. b. Dạy vần: *ang Giáo viên: Trần Thị Oanh Năm học: 2010 - 2011 Trường tiểu học thị trấn Cửa Việt Giáo án: Lớp 1 . Nhận diện vần: - GV giới thiệu ghi bảngG: ang. HS nhắc lại: ang. - GV giới thiệu chữ in, chữ thường. + Vần ang được tạo nên từ âm nào? (a và ng) + Vần ang và vần uông giống nhau điểm gì? khác nhau điểm gì? (Giống nhau: Đều kết thúc bằng ng Khác nhau: Vần ang bắt đầu bằng a) - GV phát âm và hướng dẫn cách phát âm: ang. HS phát âm: ang. . Đánh vần và đọc tiếng từ: - HS phân tích vần ang (a đứng trước âm ng đứng sau). HS đánh vần: a - ng - ang (cá nhân, nhóm, cả lớp). HS đọc: ang (cá nhân; nhóm). + Có vần ang muốn có tiếng bàng ta làm thế nào? (thêm âm b, dấu huyền) - HS ghép tiếng: bàng. HS nêu. GV ghi bảng: bàng. HS phân tích tiếng: bàng (âm b đứng trước vần ang đứng sau dấu huyền trên a). HS đánh vần: bờ - ang – bang- huyền- bàng (cá nhân; nhóm; cả lớp). - HS đọc: bàng (cá nhân; nhóm; cả lớp). - GV cho HS quan sát tranh. + Bức tranh vẽ gì? (vẽ cây bàng) - GVgiới thiệu và ghi từ: cây bàng. HS đọc: cây bàng (cá nhân; nhóm; cả lớp). - HS đọc ang - bàng - cây bàng. + Vần mới vừa học là vần gì?(ang) + Tiếng mới vừa học là tiếng gì?(bàng) - HS nêu. GVtô màu. HS đọc xuôi, đọc ngược. *anh - Quy trình tương tự vần: ang. Lưu ý: anh được tạo nên từ a và nh. - HS so sánh vần anh với vần ang: + Vần anh và vần ang giống nhau điểm gì? khác nhau điểm gì? (Giống nhau: Bắt đầu bằng a Khác nhau: anh kết thúc bằng nh) - Đánh vần: a - nh - anh, ch - anh - chanh. - Sau đó cho HS đọc lại cả hai vần. . Luyện viết: - GV viết mẫu và hướng dẫn cách viết nối nét các con chữ: ang, anh, cây bàng, cành chanh. - HS viết bảng con. GV uốn nắn sửa sai. c. Đọc từ ứng dụng Giáo viên: Trần Thị Oanh Năm học: 2010 - 2011 Trường tiểu học thị trấn Cửa Việt Giáo án: Lớp 1 - GV ghi từ ứng lên bảng: buôn làng, hải cảng, bánh chưng, hiền lành. - HS đọc nhẩm và tìm tiếng có vần vừa học. HS nêu. GV gạch chân. Gọi HS đọc tiếng mới. HS đọc từ ứng dụng. GV giải nghĩa từ: buôn làng (làng xóm của người dân tộc miền núi). Hải cảng: Nơi neo đậu của tàu, thuyền đi biển hoặc buôn bán trên biển. - GVđọc mẫu từ. Gọi HS đọc lại (cá nhân; nhóm; cả lớp). Tiết 2 3. Luyện tập a. Luyện đọc: - HS đọc lại từng phần trên bảng lớp. HS đọc SGK (cá nhân, nhóm, cả lớp). - Đọc câu ứng dụng. GV cho HS quan sát tranh. + Bức tranh vẽ gì? - GVgiới thiệu và ghi câu ứng dụng lên bảng: Không có chân có cánh Sao gọi là con sông Không có lá có cành Sao gọi là ngọn gió? - HS đọc nhẩm. Nêu tiếng có vần vừa học. HS đọc tiếng mới. HS đọc câu ứng dụng. GV đọc mẫu. Gọi HS đọc lại (cá nhân, cả lớp). b. Luyện viết: - GV hướng dẫn lại cách viết, cách trình bầy vở. HS mở vở tập viết. 1 HS đọc lại bài viết. HS viết bài. GV chấm, chữa bài. c. Luyện nói: - HS đọc tên bài luyện nói: Buổi sáng. HS mở SGK quan sát tranh. GV gợi ý: + Trong tranh vẽ gì? Đây là cảnh nông thôn hay thành phố? + Trong tranh buổi sáng mọi người đang đi đâu? + Buổi sáng mọi người trong gia đình em làm những việc gì? + Em thích buổi sáng, buổi trưa hay buổi chiều? Vì sao? HS thảo luận nhóm đôiH, gọi đại diện nhóm lên trình bày. HS nhận xét, bổ xung. 4. Củng cố, dặn dò - HS đọc lại toàn bài 1 lần.Trò chơi: Thi tìm tiếng có vần mới học - Nhắc HS yếu về đọc lại bài 2 lần, HS khá, giỏi về ôn lại bài và xem trước bài sau. ____________________ Tnxh AN TOÀN KHI Ở NHÀ I. Mục tiêu: HS biết: - Kể tên một số vật sắc nhọn trong nhà có thể gây đứt tay chảy máu gây nóng, bỏng và cháy. - Biết gọi người lớn khi có tai nạn xảy ra. - Biết số điện thoại để báo cứu hoả (114). Giáo viên: Trần Thị Oanh Năm học: 2010 - 2011 [...]... hình vẽ - Giáo dục HS yêu thích môn toán II Đồ dùng dạy - học: GV- HS: Bộ đồ dùng dạy học Toán 1 III Các hoạt động dạy - học: 1 ổn định tổ chức: Lớp hát 2 Kiểm tra bài cũ - HS làm vào bảng con: 4+3 +1= 8+0 -1 = HS lên bảng làm 8-4 -2 = 7-3 +4= - Gv nhận xét, ghi điểm 3 Bài mới a Giới thiệu bài: - GV giới thiệu bài trực tiếp GV ghi đầu bài lên bảng HS nhắc lại Giáo viên: Trần Thị Oanh Năm học: 2 010 - 2 011 Trường... hoạt động dạy - học: 1 ổn định tổ chức: Lớp hát Giáo viên: Trần Thị Oanh Năm học: 2 010 - 2 011 Trường tiểu học thị trấn Cửa Việt Giáo án: Lớp 1 2 kiểm tra bài cũ - HS đọc lại bảng cộng trong phạm vi 9.H 3 Bài mới a Giới thiệu bài: - GV giới thiệu trực tiếp GV ghi đầu bài lên bảng HS nhắc lại b Hướng dẫn HS thành lập và ghi nhớ bảng trừ trong phạm vi 9 Thành lập các phép tính 9 - 1 = 8 9-8 =1 - GV gắn lên... bảng 8 hình vuông, lấy băng giấy gạch đi 1 hình vuông - HS quan sát nêu bài toán, trả lời và nêu phép tính, GV ghi bảng: 9 - 1 = 8 - HS đọc lại phép tính 9 - 1 = 8 - HS nêu nhanh kết quả phép tính 9 - 8 = - HS đọc lại cả 2 phép tính Tiến hành tương tự với các phép tính: 9 - 2 = 7; 9 - 7 = 2; 9 - 3 = 6; 9 - 6 = 3; 9 - 5 = 4; 9 - 4 = 5 HS ghi nhớ các phép tính: - GV giúp HS ghi nhớ các phép tính bằng... i) - HS đánh vần: tờ - inh - sắc - tính (cá nhân; nhóm; cả lớp) HS đọc: tính (cá nhân; nhóm; cả lớp) - GV cho HS quan sát tranh + Bức tranh vẽ gì? (vẽ máy vi tính) - GVgiới thiệu và ghi từ: máy vi tính - HS đọc: máy vi tính (cá nhân; nhóm; cả lớp) - HS đọc: inh - tính - máy vi tính + Vần mới vừa học là vần gì?(inh) + Tiếng mới vừa học là tiếng gì?(tính) - HS nêu GVtô màu HS đọc xuôi, đọc ngược *ênh -. .. thúc bằng nh) - GV phát âm và hướng dẫn cách phát âm: inh HS phát âm: inh Đánh vần và đọc tiếng từ: HS phân tích vần inh (i đứng trước âm nh đứng sau) HS đánh vần: i - nh - inh (cá nhân, nhóm, cả lớp) HS đọc: inh (cá nhân; nhóm) + Có vần inh muốn có tiếng tính ta làm thế nào? (thêm âm t dấu sắc) Giáo viên: Trần Thị Oanh Năm học: 2 010 - 2 011 Trường tiểu học thị trấn Cửa Việt Giáo án: Lớp 1 - HS ghép tiếng:... các phép tính tương ứng Giáo viên: Trần Thị Oanh Năm học: 2 010 - 2 011 Trường tiểu học thị trấn Cửa Việt Giáo án: Lớp 1 4 Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học.HS đọc lại bảng trừ trong phạm vi 9 - Nhắc HS yếu về đọc lại bảng trừ trong phạm vi 9 HS khá, giỏi về xem lại bài và chuẩn bị bài sau ©m nh¹c (gv bé m«n d¹y) Giáo viên: Trần Thị Oanh Năm học: 2 010 - 2 011 ... theo yêu cầu (cá nhân, lớp) c Hướng dẫn viết: - HS luyện viết vào bảng con các từ: bình minh, nhà rông Giáo viên: Trần Thị Oanh Năm học: 2 010 - 2 011 Trường tiểu học thị trấn Cửa Việt Giáo án: Lớp 1 - GV nhận xét chỉnh sửa chữ viết cho HS HS viết vở tập viết từ: Bình minh Tiết 2 3 Luyện tập a Luyện đọc: - HS đọc lại bài ở Tiết 1 Đọc câu ứng dụng: Trên trời mây trắng như bông ở dưới cánh đồng bông trắng... Việt Giáo án: Lớp 1 II Đồ dùng dạy – học: GV-HS: SGK, Vở bài tập tự nhiên và xã hội III Các Hoạt động dạy – học: 1 ổn định tổ chức: Lớp hát 2 Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3 Bài mới a Giới thiệu bài: - GV giới thiệu bài trực tiếp GV ghi đầu bài HS nhắc lại b Hoạt động 1: Biết cách phòng tránh đứt tay - Mục tiêu: Biết cách phòng, tránh những vật sắc, nhọn trong nhà - Cách tiến hành Bước 1: ... đúng 4.Củng cố, dặn dò - HS đọc lại bảng cộng trong phạm vi 9 - Nhắc HS yếu về đọc lại bảng cộng trong phạm vi 9 HS khá, giỏi về xem lại bài và chuẩn bị bài sau Giáo viên: Trần Thị Oanh Năm học: 2 010 - 2 011 Trường tiểu học thị trấn Cửa Việt Thñ c«ng: THỨ 6 TiÕng viÖt Giáo án: Lớp 1 (GVbộ môn dạy) ************************** Ngµy d¹y: 03 / 12 /2 010 ÔN TẬP I Mục tiêu: - HS đọc được một cách... 9 -1 = 9-2 = 9-3 = 9-4 = 9-8 = 9-7 = 9-6 = 9-5 = Bài 3(bảng 1) - HS nêu yêu cầu của bài GV hướng dẫn HS làm từng phần của bài HS nêu miệng kết quả (mỗi em 1 phép tính) GV khen những HS làm bài tốt 9 7 2 3 5 1 4 Bài 4 - HS quan sát tranh và nêu bài toán theo nhóm đôi sau đó viết phép tính thích hợp vào ô trống GV gọi một số em trình bày bài toán và phép tính - GV khuyến khích HS nêu ra nhiều bài toán khác nhau . 2 010 - 2 011 Trường tiểu học thị trấn Cửa Việt Giáo án: Lớp 1 - GV giới thiệu tương tự như trên đối với 2 phép tính: 8 - 6 = 2 và 8 - 2 = 6 - HS đọc lại 2 phép tính. 8 - 6 = 2 và 8 - 2 = 6 -. 1 + 7 = 2 + 6 = 8 - 1 = 8 - 2 = 8 - 3 = 8 - 4 = GV giúp HS củng cố mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ. Bài 3(cột 1) - HS tự làm rồi nêu miệng kết quả 8 - 1 - 4 = 8 - 2 - 2 = 8 - 1. đánh vần: xờ - eng - xeng - hỏi - xẻng (cá nhân; nhóm; cả lớp) . HS đọc: xẻng (cá nhân; nhóm; cả lớp) . Giáo viên: Trần Thị Oanh Năm học: 2 010 - 2 011 Trường tiểu học thị trấn Cửa Việt Giáo án:

Ngày đăng: 23/05/2015, 10:00

w