1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GD công dân 8 (HKII)

34 228 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trường THCS Nguyễn Du Tuần: Tiết: Ngày soạn: Ngày dạy: BÀI 13 : PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là tệ nạn xã hội - Nêu được tác hại và một số qui định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội - Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội 2. Kĩ năng: - Thực hiện tốt các qui định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội - Tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội do trường, địa phương tổ chức - Biết cách tuyên truyền, vận động bạn bè tham gia phòng, chống tệ nạn xã hội 3. Thái độ: Ủng hộ các qui định của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội II. Trọng tâm bài giảng: - Có nhiều tệ nạn xã hội, chúng ta chỉ đề cập ba loại tệ nạn xã hội gây nhức nhối xã hội hiện nay là cờ bạc, ma túy và mại dâm - Phân tích sâu về nguyên nhân và tác hại của tệ nạn xã hội và giới thiệu cho học sinh những qui định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội (tham khảo tư liệu Sách giáo viên trang 75) - Tùy vào khu vực địa bàn của trường, có thể tập trung phân tích sâu hơn về một loại tệ nạn xã hội … III. Phương pháp – tài liệu giảng dạy: - Học sinh đã có một số hiểu biết về tệ nạn xã hội, nhất là tệ nạn ma túy, do đó giáo viên cần chú ý khai thác vốn hiểu biết của học sinh  sử dụng kết hợp phương pháp thảo luận nhóm, phân tích tình huống, trò chơi đóng vai hoặc cho học sinh trình bày các kết quả sưu tầm, tìm hiểu thực tế… - Tài liệu – phương tiện: Sách GDCD, SGV CD 8 Luật phòng chống ma túy năm 2000 Bộ luật hình sự năm 1999 Tranh ảnh, TL về các TNXH Giấy khổ lớn, bút lông, kịch bản sắm vai … IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) Sửa bài thi HKI 3. Giảng bài mới(39’) *Giới thiệu bài mới : Có thể đóng hai tình huống trong ĐVĐ/ 34  Giới thiệu bài dưới hình thức cho HS sắm vai. ( Một con nghiện lên cơn phải chích thuốc và vật vả quá liều -> tử vong/ hoặc một nhóm tụ tập đánh bài, sát phạt bị công an bắt …) GV : => Qua tiểu phẩm muốn nói lên điều gì? HS : Nhận xét, trả lời GV chuyển: Như các em thấy rằng TNXH như ma túy, cờ bạc, … đã xâm phạm vào nhiều nơi kể cả trường học. Vậy bản thân chúng ta cần phải làm gì để có thể đảy lùi và phòng, chóng các tệ nạn XH Trang : 28 GV: Nguyễn Thị Mơ Trường THCS Nguyễn Du đây? Với bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về vấn đề này. Bài 13: Phòng chống các tệ nạn xã hội. Tuần Tiết Các hoạt động của Thầy và Trò Phần ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu phần Đặt vấn đề: - Sau khi HS diễn hai tiểu phẩm sẽ tiến hành thảo luận 2 câu hỏi trong ĐVĐ/ 34. HS : Thảo luận lớp  trả lời, nhận xét bổ sung. GV: Em có đồng ý với ý kiến của An không? Vì sao? Em sẽ làm gì nếu các bạn lớp em vẫn chơi như vậy? TL :+ Đồng ý vì cờ bạc là 1 loại TNXH, bị PL nghiêm cấm đánh dưới mọi hình thức; sát phạt có thể dẫn đến gây gỗ, ẩu đả nhau. + Nếu các bạn vẫn chơi sẽ mời thầy giám thị đến xử lý. GV :Theo em, P, H và bà Tâm có vi phạm PL không? Phạm tội gì? Họ sẽ bị xử lý như thế nào? TL : + Vi phạm PL, tội dụ dỗ, chứa thuốc phiện (bà Tâm); hút thuốc phiện (P, H) + Cả 3 đều phải bị lập biên bản, giam giữ, phạt hành chính và phạt tù … GV : Hướng dẫn, nhận xét và chuyển “ Những hiện tượng trên đều là TNXH và ai sa vào TNXH đều bị coi là đã vi phạm pháp luật. Để hiểu sâu hơn, ta đi vào tìm hiểu phần nội dung bài. Hoạt động 2 : Khai thác NDBH : GV : Em hiểu thế nào là tệ nạn XH? HS : Trả lời. GV : Hãy kể tên một vài loại TNXH mà em biết? HS : Trả lời ( ma tuý, mại dâm, cờ bạc, buôn lậu, rượu chè, đánh lộn, đua xe trái phép, …) GV : Rất nhiều loại TNXH nhưng nguy hiểm và đáng chú ý nhất là tệ cờ bạc, ma tuý, mại dâm. Vậy các tệ nạn này nguy hiểm và có tác hại như thế nào -> lớp sẽ trình bày theo yêu cầu sau. Thảo luận nhóm đôi theo hai dãy Câu 1: Nguyên nhân nào dẫn đến con người sa vào tệ nạm xã hội? Câu 2: Tác hại mà tệ nạn xã hội để lại là gì? Hs trình bày phần thảo luận. Đối với bản thân _ Suy giảm sức khỏe _ Túng thiếu tiền bạc _ Mất lí trí -> sa vào tội lỗi … Đối với gia đình _ Mất hạnh phúc _ Thêm gánh nặng _ Hao hụt tiền của Đối với XH công đồng _ Suy giảm _ Rối loạn I . Đặt vấn đề : - Cờ bạc, ma túy, … => Mọi người cần phải tuyệt đối tránh xa và chủ động phòng chống các TNXH. II. Nội dung bài học 1. Thế nào là tệ nạn xã hội ? Tệ nạn xã hội bao gồm : - Những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật; - Gây hậu quả xấu về mọi mặt 2. Tác hại: - Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức; - Làm tan vỡ hạnh phúc gia đình; - Gây rối loạn trật tự xã hội; - Làm suy thoái giống nòi, dân tộc Ma túy, mại dâm là Trang : 29 GV: Nguyễn Thị Mơ Trường THCS Nguyễn Du _ Thêm gánh nặng GV : Cùng HS nhận xét, bổ sung, chốt. “Các tệ nạn XH có quan hệ chặt chẽ với nhau, dễ làm cho con người không tự chủ, sa vào tội ác, đôi khi phải trả giá bằng tính mạng và cả cuộc đời”. VD : Đánh bạc  túng  cướp  tù tội Ma túy  Cướp, nhiễm HIV  chết Hoạt động 3 : Luyện tập, củng cố. ( GV cùng HS sửa BT) BT1,/ 36 * GV : Tiết này ta đã tìm hiểu về TNXH? Tác hại của nó? Và các em cũng đã thể hiện phần nào ý thức, cách phòng, chống TNXH của bản thân. Để các em hiệu rõ hơn về qui định của PL cũng như những phương pháp phòng, chống TNXH chung I thì tiết sau lớp ta sẽ đi vào tìm hiểu. con đường ngắn nhất dẫn đến HIV/AIDS. Hướng dẫn về nhà: - Học bài. - Làm BT:2,3/ SGK - xem trước phần nội dung bài tiếp theo - Tổ 1: Chuẩn bị một số hình ảnh về tê nạn xã hội Rút kinh nghịêm: Tuần Tiết 1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) Câu 1: Tệ nạn xã hội là gì? Tác hại của no? Câu 2: Kê tên một số tệ nạm xã hội mà em bi 3.Vào bài (tt) (39’) Các hoạt động của Thầy và Trò Phần ghi bảng GV : Với những điều chúng ta tìm hiểu ở tiết 1 cho thấy rằng TNXH có tính chất nguy hiểm rất cao, thế nhưng ta vẫn có thể phòng, chống được TNXH bằng những qui định của PL và hơn hết là phòng chống bằng ý thức tự chủ, sự hiểu biết của bản thân mình. Ta sẽ đi vào tìm hiểu cách phòng, chống TNXH ở tiết học hôm nay. Hoạt động 4: Tìm hiểu qui định của PL nước ta về phòng, chống TNXH thông qua một số điều luật cụ thể GV : Đối với những TNXH như đánh bạc, ma tuý, mại dâm, … nhà nước ta có những qui định gì ? GV : Đặc biệt đối với trẻ em thì sao? HS : Trả lời GV: Nhấn mạnh, xoáy sâu về hiện trạng này nó mang tính chất nguy hiểm cực cao, để lại nhiều hậu quả khôn lường cho bản thân trẻ, gia đình và XH (trẻ là tương lai của đất nước, phải phát triển tốt). => Với những qui định ta vừa tìm hiểu thì những qui định này còn được nhà nước ta cụ thể hóa bằng các điều luật rõ ràng, nghiêm minh (cho HS II. Nội dung bài học 3. Pháp luật quy định : Nghiêm cấm : - Tổ chức đánh bạc và đánh bạc dưới mọi hình thức; - Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán ma túy… Người nghiện ma túy bắt buộc phải cai nghiện. - Mại dâm, dụ dỗ hoặc dẫn dắt mại dâm… Đối với trẻ em: Trang : 30 GV: Nguyễn Thị Mơ Trường THCS Nguyễn Du đọc và phân tích điều luật). - Đưa bài báo cụ thể vi phạm bị xử lý: + Điều 3 : ( Luật phòng, chống ma tuý) + Điều 199 : ( Bộ luật HS năm 1999). Hoạt động 5 : Tìm hiểu nghĩa vụ của mỗi người trong việc phòng, chống TNXH (Trò chơi). HS : Thực hiện trò chơi theo 2 cột. + Kiến thức cũ Nguyên nhân nào  con người sa vào TNXH? + Biện pháp để phòng, chống không sa vào TNXH?( Theo em cần làm gì để hạn chế các TNXH? HS : Trả lời. Nguyên nhân + Thiếu hiều biết + Chán đời + Cha mẹ không biết giáo dục, quản lý + Bị dụ đỗ + Tò mò, hiếu kỳ … Biện pháp + Chịu khó tìm hiểu luật + Tự chủ, ý thức + Không nên hiếu kỳ, tò mò + Sống lành mạnh, giản dị GV : Cùng HS nhận xét, bổ sung và nói lên nguyên nhân chủ yếu là do con người “ thiếu hiểu biết, thiếu tự chủ” vì vậy biện pháp tốt nhất là con người cũng phải biết “ tìm hiểu rõ luật của nhà nước, hiểu rõ tác hại của TNXH và tự lập cho mình bản lĩnh, tự chủ”. => Bản thân các em sẽ làm gì để góp phần phòng, chống TNXH? HS : Trả lời (tự chủ, hiểu biết nhiều, không để bạn dụ dỗ, không tò mò, … và tham gia tích cực vào tuyên truyền phòng, chống TNXH … ) GV : Vậy mỗi người cần phải có cách rèn luyện mình như thế nào? HS : Trả lời GV : Phổ biến điều 4 ( luật phòng, chống ma tuý). Thảo luận đôi: Tại sao nói TNXH là con đường gắn nhất dẫn đến tội ác? Hoạt động 6 : Luyện tập củng cố. BT4,5, / 36 : GV : Em hãy liên hệ nơi địa phương mình ở, có hiện tương TNXH không? Mọi người nên làm gì để khắc phục? => Giáo dục tư tưởng :“TNXH là những điều xấu, vi phạm đạo đức lẫn PL, các em là tương lai của đất nước, phải biết giữ mình trong sạch, phát triển tốt để sống có ích cho XH, gia đình và không hổ thẹn với bản thân. Phải tạo cho mình sức mạnh ý chí, dù bị kẻ xấu dụ dỗ, hãm hại vẫn chống đối, cự tuyệt để không đi vào con đường tội lỗi – TNXH, nếu sa vào thì tương lai, hạnh phúc, niềm tin của mình sẽ bị mất đi, trở thành gánh nặng”. - Không được đánh bạc, hút thuốc, uống rượu, dùng chất kích thích; - Nghiêm cấm lôi kéo, dụ dỗ trẻ em vào con đường tệ nạn xã hội … 4. Trách nhiệm của học sinh: - Sống lành mạnh, biết giữ mình; - Tuân theo các qui định của pháp luật; - Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội. Hướng dẫn về nhà: - Học bài - Làm các bài tập còn lại: 6 và SBT - Chuẩn bị bài 14 : phòng, chống nhiễm HIV/ AIDS. ( Sưu tầm thông tin, tư liệu, tranh ảnh về HIV/ AIDS, chuẩn bị tiểu phẩm). - Tìm hiểu các con đường lây nhiễm HIV và cách phòng tránh. Rút kinh nghịêm: Trang : 31 GV: Nguyễn Thị Mơ Trường THCS Nguyễn Du Tuần: Tiết : Ngày soạn: Ngày dạy: BÀI 14 : PHÒNG, CHỐNG NHIỄM HIV I. Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức: - Hiểu được tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS đối với loài người. - Nêu được một số qui định của pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS. - Nêu được các biện pháp phòng, chống nhiễm HIV/AIDS, nhất là đối với bản thân. 2. Kĩ năng: - Biết tự phòng, chống nhiễm HIV/AIDS và giúp người khác phòng chống. - Biết chia sẻ, giúp đỡ, động viên người nhiễm HIV/AIDS. - Tham gia các hoạt động do trường, địa phương tổ chức để phòng, chống nhiễm HIV/AIDS. 3. Thái độ: - Tích cực phòng, chống nhiễm HIV/AIDS - Quan tâm, chia sẻ và không phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS II. Trọng tâm bài giảng: Không đi sâu vào nguyên nhân, cơ chế gây bệnh mà tập trung giúp học sinh hiểu tính chất nguy hiểm của đại dịch AIDS, trách nhiệm của công dân trong việc phòng, chống nhiễm HIV/AIDS. Tính nhân đạo của pháp luật nước ta đối với người nhiễm HIV/AIDS. III. Phương pháp - tài liệu giảng dạy - Dạy bài này, giáo viên nên cho học sinh sưu tầm tư liệu, hình ảnh, số liệu… và tổ chức diễn đàn… Trên cơ sở đó, gợi ý và hướng dẫn học sinh chốt kiến thức, đồng thời cung cấp những qui định của pháp luật về phòng chống nhiễm HIV/AIDS (nên chuẩn bị trước trên giấy khổ lớn hoặc chiếu lên bảng) - Giáo viên cũng có thể dùng những phương pháp khác như thảo luận nhóm, giải quyết vần đề, trò chơi đóng vai… VI. Các hoạt động dạy – học chủ yếu : 1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ(5’) Câu 1: Tệ nạn xã hội là gì? Tác hại của nó? Câu 2: Thấy con trai cứ vật vã vì cơn nghiện, cha của Tâm quyết định thử dùng ma tuý 1 lần để xem có cách gì giúp con. Ông nghĩ nếu chỉ dùng 1 lần thôi thì sẽ không hề gì. Em tán thành với cách làm này không? Vì sao? 3.Giảng bài mới(39’) * Giới thiệu bài mới: - Cho HS quan sát một số hình ảnh về các bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, hình ảnh được người khác chăm sóc và một số câu nói về phòng, chống AIDS.  Em có suy nghĩ gì khi quan sát những hình ảnh trên? Trang : 32 GV: Nguyễn Thị Mơ Trường THCS Nguyễn Du => Đó cũng là nội dung liên quan đến chủ đề phòng, chống nhiễm HIV/AIDS mà hôm nay lớp chúng ta cần đi sâu vào tìm hiểu. Bài 14: Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS Các hoạt động của Thầy và Trò Phần ghi bảng Trang : 33 GV: Nguyễn Thị Mơ Trường THCS Nguyễn Du Hoạt động 1 : Đặt vấn đề Cho HS đọc lá thư trong mục ĐVĐ và GV phổ biến một số thông tin về HIV/AIDS để HS tự nhận xét về tính chất nguy hiểm của căn bệnh này. 1. HS : Đọc lá thư trong mục ĐVĐ/ 38. GV: đặt câu hỏi “ Các em hãy cho biết những nỗi đau do HIV/AIDS gây ra cho bản thân người nhiễm, gia đình, XH?”. HS : trả lời GV: Bổ sung, nhận xét. 2. GV: Giới thiệu các thông tin, số liệu trong nước, quốc tế để HS thấy được nguy cơ, mức độ lây lan nhanh chóng của HIV/ AIDS đối với tất cả mọi người. ( Số liệu trang / 74 – STHCD 8). Có thể cho HS sưu tầm (?) Em nghĩ gì về số liệu, thông tin trên? Gv: Vậy con người có thể ngăn chăn được hay không, bằng cách nào và chúng ta có trách nhiệm gì? Ta vào tìm hiểu phần nội dung bài học. Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm HIV/AIDS và tính chất nguy hiểm của nó GV : Em hiểu thế nào là HIV/AIDS? GV : Khi con người hiểu HIV/AIDS nó ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe, tính mạng của con người? Tương lai của đất nước? HS : trả lời. GV: Bổ sung qua phần thông tin – TL tự sưu tầm ( đọc cho HS nghe). Hoạt động 3 : Tìm hiểu qui định của PL về phòng, chống HIV/AIDS Thảo luận nhóm: Câu 1: Yheo em, vì sao phải phòng, chống nhiễm HIV/AIDS? Em hiểu như thế nào về câu “ Đừng chết vì thiếu hiểu biết” Câu 2: Những quy định của pháp luật để phòng, chống nhiễm HIV/AIDS? Câu 3: Liệu con người có thể ngăn chăn thảm hoạ đó không? Vì sao? Câu 4: Vì sao nói TNXH là con đường ngắn nhất dẫn đến HIV? Câu 5: Tại sao nói HIV là đại dịch thế giới? Câu 6: 5/SGK/41. Hs thảo luận trình bày Gv: Nhận xét chốt ý: Trò chơi Thực hiện trò chơi nêu các con đường lây truyền HIV/AIDS và cách phòng tránh. Con đường lây truyền + Đường máu Cách phòng tránh và tuyên truyền giáo dục. + Tránh tiếp xúc máu người I. Đặt vấn đề: - HIV/AIDS – căn bệnh thế kỷ gây nên nhiều nỗi đau mất mác cho nhiều người. Phòng, chống nhiễm HIV/AIDS là trách nhiệm của mọi người, mọi quốc gia. II. Nội dung bài học : 1. HIV: - HIV là tên một loại virút gây suy giảm miễn dịch ở người - AIDS là giai đoạn cuối của sự nhiễm HIV - HIV/AIDS đang là một đại dịch của thế giới và của Việt Nam - Tính chất nguy hiểm: + Đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe con người, tương lai nòi giống; + Ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế – xã hội; 2. Pháp luật qui định: - Phòng chống nhiễm HIV/AIDS là trách nhiệm của mỗi người, mỗi gia đình; - Nghiêm cấm hành vi mua dâm, bán dâm, tiêm chích ma túy; các hành vi làm lây truyền; - Người nhiễm HIV/AIDS; + Được quyền giữ bí mật tình trạng của mình; + Không bị phân biệt đối xử; + Phải thực hiện các biện pháp phòng, chống, lây nhiễm. Trang : 34 GV: Nguyễn Thị Mơ Trường THCS Nguyễn Du Rút kinh nghịêm: Tuần: Tiết: Ngày soạn: Ngày dạy: BÀI 15 : PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ, CHÁY, NỔ VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI. I. Muc tiệu bài học: 1. Kiến thức: - Nhận dạng được các loại vũ khí thông thường, chất nổ, cháy, các chất độc hại và tính chất nguy hiểm của các loại trên đối với con người và xã hội. - Nêu được một số qui định pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. 2. Kĩ năng: Biết phòng, chống tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại trong cuộc sống hằng ngày. 3. Thái độ: - Thường xuyên cảnh giác, đề phòng tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại ở mọi lúc, mọi nơi. - Có ý thức nhắc nhở mọi người đề phòng tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. II. Trọng tâm bài giảng: Phân tích được tính chất nguy hiểm của vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại khác và phải thấy cần thiết phải nắm vững các qui định của nhà nước về phòng ngừa (ghi trên giấy khổ lớn hoặc chiếu trên màn hình). III. Phương pháp và tư liệu giảng dạy: Sử dụng chủ yếu phương pháp thảo luận nhóm, nêu tình huống và giải quyết vấn đề. Sưu tầm các tư liệu, thông tin qua sách báo…phục vụ bài giảng. IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu : Trang : 35 GV: Nguyễn Thị Mơ Trường THCS Nguyễn Du 1. Ổn định lớp (1’) 2. kiểm tra bài cũ (KT5’ ra giấy) : Câu 1: HIV là gì? Trách nhiệm của mỗi người đối với việc phòng, chống HIV/AIDS? Câu 2: Đánh dấu x vào trước ý đúng (thể hiện đúng con đường lây nhiễm HIV/AIDS) : a. Qua giao tiếp, nói chuyện, ăn uống chung. b. Qua truyền máu, dịch huyết. c. Qua bắt tay, ôm hôn. d. Tiêm chích chung kim. e. Mẹ truyền sang con khi mang thai. f. Quan hệ tình dục. Tại sao nói HIV là đại dịch thế giới? 3. Giảng bài mới(39’) *Giới thiệu bài mới : HS diễn tiểu phẩm nếu đã chuẩn bị Liên hệ:Vừa qua, ở TP.HCM của chúng ta có một vụ cháy lớn nào? Mức độ thiệt hại về người và của? ( HS tự nhớ và trả lời vụ cháy tòa nhà ITC ). => GV chuyển : Do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến nhiều vụ cháy, nổ và còn có cả những vấn đề liên quan đến vũ khí, chất độc hại, gây ra nhiều thảm họa cho con người. Vậy con người phải làm gì đây? Với bài học hôm nay sẽ giúp ta có câu trả lời. Bài 15 : PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ CHÁY, NỔ VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI. Các hoạt động của Thầy và Trò Phần ghi bảng Đọc 3 thông tin ở mục ĐVĐ. (?) Các em có suy nghĩ và nhận xét gì khi đọc và nghe 3 mẫu thông tin trên? HS : Trả lời. + Nhiều TN do bom, chất cháy, chất độc gây ra. + Thiệt hại về người, của quá nhiều. + Nhiều sinh mạng phải cheat oan. + Con người quá bất cẩn … GV chốt : Số vụ tai nạn ở VN cũng như trên thế giới quá nhiều, thiệt hại quá lớn. Vậy con người sẽ phòng, chống, hạn chế những tai nạn như thế bằng cách nào đây? Chúng ta chuyển sang NDBH. Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung bài học Phân tích qui định và điều luật của nhà nước của nhà nước và phát vấn HS và quan sát tranh GV : Hãy kể tên một vài loại vũ khí, chất cháy, nổ, chất độc hại mà em biết. HS : Súng, dao, kiếm, búa, … Xăng, dầu, ga Ga, bom, mìn Axít, hóa chất … Thảo luận nhóm: I. Đặt vấn đề : -Đã có nhiều vụ tai nạn do vũ khí, chất cháy, nổ, độc hại gây ra …  Thiệt hại rất lớn  Mọi người phải biết phòng, chống những tai nạn này. II. Nội dung bài học : 1. Những tai nạn do vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại đã gây ra những tổn thất to lớn về tính mạng và tài sản. 2. Pháp luật quy định : - Cấm tàng trữ, vận chuyển, Trang : 36 GV: Nguyễn Thị Mơ Trường THCS Nguyễn Du Câu 1: Theo các em những nguyên nhân nào dẫn đến các tai nạn do vũ khí, cháy, nổ, chất độc hại gây ra? Câu 2: Những hậu quả do tai nạn vũ khí, cháy, nổ, chất độc hại để lại là gì? Câu 3: Theo em, cần làm gì để hạn chế và loại trừ các tai nạn đó? Câu 4: Pháp luật đề ra các quy định nhằm mục đích gì? Câu 5: Hãy theu73 là một tuyên truyền viên trong các trường hợp sau: 4/SGK/44 Câu 6: Bản thân em cần làm gì để ngăn chăn tai nạn đó? Hs thảo luận trả lời Gv: Nhận xét chốt ý Nhà nước ta luôn quan tâm đối với vấn đề này nên ban hành nhiều qui định và những điều luật giúp con người có thể phòng, chống tai nạn do những vật trên gây ra (nếu con người luôn tuân theo đúng + Cấm tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, chất cháy-nổ, chất phóng xạ, độc hại  Nếu vi phạm bị xử lý theo PL (lập biên bản, tịch thu, thiêu huỷ, phạt tù …). + Nói thêm về vũ khí (súng các loại). - Không được phép xử dụng, mua bán, giữ … - Chỉ người làm nhiệm vụ mới giữ nhưng phải tuân thủ qui định của cơ quan nhà nước. + Nói về súng săn. + Về các chất nổ, cháy, phóng xạ, độc hại: - Người được giao nhiệm vụ mới làm - Có huấn luyện, tuân thủ qui định an toàn… Ngoài trách nhiệm là ban hành qui định, luật và xử lý vi phạm thì hơn hết là đò hỏi sự hợp tác, ý thức trách nhiệm của mỗi người công dân và cả HS? Hoạt động 3 : Luyện tập, củng cố kiến thức ( GV cùng HS làm BT trang SGK). BT1/ 43 : Chọn : a, c, d, đ, e, g, h, i, l. BT2/ 43 : a. Cướp giật, giết người. b. Nổ -> cheat người, hư hại tài sản. c. Magia, TTự rối loạn, nhiều người chết. buuon bán, sử dụng trái phép các loại vũ khí, các chất cháy, nổ, chất phóng xạ và độc hại; - Chỉ có cơ quan, tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao nhiệm vụ và cho phép mới được giữ, chuyên chở và sử dụng; - Các cơ quan tổ chức, cá nhân có trách nhiệm phải được huấn luyện về chuyên môn và phải luôn tuân thủ các qui định về an toàn. 3. Trách nhiệm của công dân, học sinh. - Tự giác, tìm hiểu và thực hiện nghiêm chỉnh các qui định phòng ngừa - Tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện; - Tố cáo những hành vi vi phạm hoặc xúi giục người khác vi phạm … III. Hướng dẫn về nhà: - Học bài - Làm bài tập:3,5SGKva2 BT SBT - Chuẩn bị bài 16: Đọc trước phần đặt vấn đề trả lời cạu hỏi. Tổ 3: chuẩn bị tiểu phẩm. Rút kinh nghịêm: Trang : 37 GV: Nguyễn Thị Mơ . của công dân. II. Trọng tâm bài giảng: Trang : 38 GV: Nguyễn Thị Mơ Trường THCS Nguyễn Du - Khi giảng bài này, giáo viên cần lưu ý tham khảo Sách giáo viên GDCD 8 trang 86 và 87 và điều 2 48, . sở hữu của công dân được PL qui định cụ thể ở điều 58 (HF năm 92). Bên cạnh đó công dân cũng phải có nghĩa vụ đối với tài sản của mình và của người khác. * Tìm hiểu nghĩa vụ của công dân là tôn. khi công dân có sự khiếu nại, tố cáo ? Và ngược lại công dân cần có thái độ, hành vi như thế nào trong quá trình KN, TC?”. HS : Trả lời. + Nhà nước ban hành luật, công bằng, xử đúng … + Công dân

Ngày đăng: 23/05/2015, 08:00

Xem thêm: GD công dân 8 (HKII)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w