1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GD công dân 8 (HKI)

28 290 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 346,5 KB

Nội dung

Trường THCS Nguyễn Du Tuần : Ngày soạn : Tiết : Ngày dạy : BÀI 1: TÔN TRỌNG LẼ PHẢI I. Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải. - Nêu được một số biểu hiện của tôn trọng phải. - Phân biệt được tôn trọng lẽ phải với không tôn trọng lẽ phải. - Hiểu ý nghĩa của tôn trọng lẽ phải đối với sự phát triển của cá nhân và xã hội. 2. Kỹ năng: Biết suy nghĩ và hành động theo lẽ phải 3. Thái độ: - Có ý thức tôn trọng lẽ phải và ủng hộ những người làm theo lẽ phải - Không đồng tình những hành vi làm trái lẽ phải, làm trái đạo lí của dân tộc - HS hiểu thế nào là tôn trọng lẽ phải. Những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải. - HS nhận thức được vì sao trong cuộc sống mọi người đều cần phải tôn trọng lẽ phải. II. Trọng tâm bài giảng: Cần nhấn mạnh “Tôn trọng lẽ phải không chỉ có nhận thức đúng mà còn cần phải có hành vi và cách ứng xử phù hợp trên cơ sở tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải, biết phê phán và dũng cảm đấu tranh trước những việc làm sai trái. III. Phương pháp giảng dạy: Cần sử dụng phương pháp kích thích tư duy qua các bài tập, thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề… để học sinh tự rút ra những nội dung chính trong bài học. III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 1. Ổn định lớp(1’) 2. Kiểm tra bài cũ(5’) Câu 1: Có bao nhiêu biển báo thông dụng? Nêu đặc điểm – ý nghĩa biển báo nguy hiểm? Câu 2: Em làm gì để góp phần bảo đảm ATGT? 3. Giảng bài mới(39’) Giới thiệu bài mới(2’) GV đặt tình huống: “ Nếu biết bạn mình quay cóp trong giờ làm bài KT em sẽ làm gì?” HS sẽ trình bày cách xử lý tình huống theo ý mình. GV không nhận xét đúng – sai cách xử lý  “Để biết được các em cần xử lý tình huống đó như thế nào là hợp lý, là thể hiện sự tôn trọng lẽ phải thì hôm nay lớp chúng ta đi vào tìm hiểu Bài 1: « Tôn trọng lẽ phải » Giảng bài: Các hoạt động củaThầy và Trò Phần ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung, bản chất của “ Tôn trọng lẽ phải” qua mục Đặt vấn đề(11’) GV gọi hs đọc Đặt vấn đề 1 và 2 Thảo luận nhóm. Nhóm 1: ( tổ 1+2 ): Em có nhận xét gì về những việt làm của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích? Nhóm 2: ( tổ 3+4 ): Trong các cuộc tranh luận, có bạn đứa ra ý kiến nhưng bị đa số các bạn khác phản đối. Nếu ý kiến đó là đúng thì em sẽ xử sự như thế nào? I. Đặt vấn đề: -Quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích là một người dũng cảm, trung thực, dám đấu trang bảo vệ lẽ phải, chân lý. -Khi thấy ý kiến đúng ta phải ủng hộ bạn bảo vệ ý kiến và phân tích điểm đúng cho người khác thấy. Trang: 1 GV: Nguyễn Thị Mơ Trường THCS Nguyễn Du Đại diện mỗi nhóm trình bày phần thảo luận GV chốt ý: + Hành động của quan tuần phủ Nguyễn Quang Bích chứng tỏ ông là một con người dũng cảm, trung thực, dám đấu tranh bảo vệ chân lý, lẽ phải. Và đây là biểu hiện sự “ Tôn trọng lẽ phải”. + Cũng như trường hợp của nhóm 2 phải xử lý thì việc làm đúng đắn nhất là các em phải giúp các bạn khác hiểu rõ ý kiến đó là đúng ( phân tích điểm đúng ) và nên ủng hộ bạn đưa ra ý kiến đúng. Gv: Vậy là qua cuộc thảo luận nhóm ta đã nhận xét ra được thế nào là tôn trọng lẽ phải, cần làm gì để bảo vệ lẽ phải thì ta quay lại trường hợp “ Gặp bạn có ý định sẽ quay cóp” ta phải làm như thế nào để thể hiện “Sự tôn trọng lẽ phải” đây? Ta không nên đồng tình, phân tích tác hại của việc làm sai trái đó và khuyên bạn không nên làm như vậy nữa . Qua những trường hợp chúng ta vừa phân tích, cô muốn khẳng định với các em một điều: Để có được cách xử sự phù hợp trong mọi trường hợp đòi hỏi chúng ta không chỉ có nhận thức đúng mà cần phải có hành vi và cách ứng xử phù hợp trên cơ sở tôn trọng sự thật, bảo vệ lẽ phải, phê phán những việc sai trái. Hoạt động 2: Cho HS liên hệ thực tế – chơi trò(10’) Yêu cầu HS nêu một số biểu hiện, việc làm thể hiện tôn trọng lẽ phải và một số việt thiếu tôn trọng lẽ phải. Mục đích giúp HS phân biệt hành vi đúng – sai để phát huy hoặc khắc phục . GV chốt ý: + Trong cuộc sống có nhiều tấm gương thể hiện sự tôn trọng lẽ phải  cần học hỏi để có cách ứng xử phù hợp. + Tôn trọng lẽ phải thể hiện qua nhiều khía cạnh: thái độ, lời nói, cử chỉ, hành động, … Tôn trọng lẽ phải là phẩm chất cần thiết của mỗi người. Nếu ta thực hiện tốt sẽ góp phần làm cho XH thêm lành mạnh, tiến bộ hơn … Để giúp các em hiểu rõ hơn về khái niện “ Tôn trọng lẽ phải” và ý nghĩa của nó, lớp ta sẽ đi vào nội dung bài học Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học(8’) Gv: Em hiểu Thế nào lẽ phải? Gv: Em hiểu Thế nào là tôn trọng lẽ phải? Gv: Ý nghĩa của sự tôn trọng lẽ phải ( Lợi ích )? Hoạt đông 4: Luyện tập (6’) Làm BT/ SGK câu 1,2,3/ 4+5 Gv: Giải thích câu tục ngữ“Cây ngay không sợ chết đứng” Gv chốt ý. II. Nội dung bài học: 1. Thế nào là lẽ phải và tôn trọng lẽ phải? a. Lẽ phải: - Là những điều được coi là đúng đắn - Phù hợp với lợi ích chung của xã hội b. Tôn trọng lẽ phải: - Là công nhận, ủng hộ những điều đúng đắn - Biết điều chỉnh suy nghĩ hành vi của mình theo hướng tích cực - Không chấp nhận và không làm những việc sai trái. 2. Ý nghĩa của sự tôn trọng lẽ phải:( Lợi ích ) - Giúp mọi người có cách ứng xử phù hợp -Làm lành mạnh các mối quan hệ - Góp phần thúc đẩy các mối quan hệ xã hội phát triển. 3. Rèn luyện: III. Hướng dẫn về nhà(2’) -Học phần nội dung bài học -Làm BT / 4+5 -Chuẩn bị bài 2 (đọc truyện+ tìm một số tấm gương liêm khiết qua sách, báo, thực tế ). - Trả lời các câu hỏi gợi ý GSK - Tổ 1: Chuẩn bị tiểu phẩm. Rút kinh nghịêm: Trang: 2 GV: Nguyễn Thị Mơ Trường THCS Nguyễn Du Tuần : Ngày soạn : Tiết : Ngày dạy : BÀI 2 : LIÊM KHIẾT I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Hiểu thế nào là liêm khiết, phân biệt được hành vi nào là liêm khiết, hành vi nào là không liêm khiết, trong cuộc sống hằng ngày. - Vì sao cần phải sống liêm khiết? - Muốn sống liêm khiết cần phải làm gì? 2. Kỹ năng: - Phân biệt được hành vi liêm khiết với tham lam, làm giàu bất chính. - Biết sống liêm khiết, không tham lam. 3. Thái độ: - Kính trọng những người sống liêm khiết - Phê phán những hành vi tham ô, tham nhũng II. Trọng tâm bài giảng: Cần làm cho học sinh hiểu được nội dung cốt lõi của liêm khiết là: - Sống trong sạch, không tham lam, không tham ô, lãng phí, không hám danh, hám lợi. - Trong điều kiện hiện nay, lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền… có xu hướng ngày càng gia tăng, do đó, việc học tập những người sống liêm khiết là rất cần thiết. - Người luôn có mong muốn làm giàu bằng tài năng và sức lao động chính đáng của mình, luôn kiên trì phấn đấu vươn lên để đạt kết quả cao, không móc ngoặc, hối lộ, làm ăn gian lận… là người sống có liêm khiết (giúp cho học sinh không ngộ nhận: sống liêm khiết là sống “nghèo”) III. Phương pháp giảng dạy: - Giảng giải, đàm thoại, nêu gương. - Nêu vấn đề -> HS thảo luận. - Sắm vai để hS nhận xét, liên hệ thực tế. IV. Các hoạt động chủ yếu: 1. Ôn định lớp(1’) 2. Kiểm tra bài cũ(5’) Câu 1: Thế nào là tôn trọng lẽ phải? Câu 2: Biểu hiện “ Bực tức và phê phán gay gắt những người không có cùng quan điểm với mình” là biểu hiện đúng hay sai? Giải thích. 3. Giảng bài mới(39’) * Giới thiệu bài(5’) Để mở đầu cho bài mới, lớp ta sẽ theo dõi tiểu phẩm do tổ 1 chuẩn bị *Giảng bài: Hoạt động củaThầy và Trò Phần ghi bảng Hoạt động 1: Tìm biểu hiện của phẩm chất “liêm khiết”(11’) Gv: gọi hs đọc phần đặt vấn đề thảo luận: + Nhóm 1: Em có suy nghĩ gì về cách xử sự của bà Mari Quy-ri, Dương Chấn, và của Bác Hồ trong những truyện trên? + Nhóm 2: Theo em, những cách xử sự đó có điểm gì chung? Nêu biểu hiện của điểm chung. + Nhóm 3: Theo em trong cuộc sống hiện nay thì việc học tập những tấm gương I. Đặt vấn đề: Trang: 3 GV: Nguyễn Thị Mơ Trường THCS Nguyễn Du đó có còn phù hợp nữa không? Giải thích vì sao? Sau khi HS phát biểu, trình bày, bổ sung thì GV chốt ý mình: * Điểm chung: Sống thanh cao, không vụ lợi, không hám danh, làm việc vô tư, có trách nhiệm không vì vật chất … Luôn được mọi người quý trọng, tin cậy, … * Với điều kiện hiện nay, với cuộc sống chạy theo đồng tiền, hám danh lợi, thực dụng thì việc học tập những tấm gương này là hoàn toàn cần thiết vì khi đó sẽ: + Giúp ta phân biệt hành vi liêm khiết  cần phải noi theo và ngược lại. + Có thái độ ủng hộ, quý trọng người liêm khiết, phê phán phản đối các hành vi tham ô, tham nhũng … ( Một số quan chức NN vì lợi trước mắt vô tình dung túng cho bọn tội phạm, làm giàu bất chính, gây tội ác …). + Giúp ta có thói quen và biết tự kiểm tra hành vi của mình, rèn luyện bản thân có lối sống liêm khiết trong mọi hoàn cảnh dù khó khăn hay giàu sang. Hoạt động 2 : Tìm các biểu hiện của liêm khiết trong cuộc sống(8’)  Trò chơi: GV: yêu cầu HS chia đôi giấy hoặc chia đôi bảng. + Dãy A: Biểu hiện liêm khiết. + Dãy B: Biểu hiện trái với liêm khiết.  Thi đua 2 dãy, ghi nhiều biểu hiện, đúng và xong nhanh nhất -> Thắng. ( Cộng điểm cho tổ thắng ). Ví dụ: Liêm khiết _ Không tham ô hối lộ. _ Chánh trực, công minh. _ Làm việc vì mọi người. _ Làm giàu bằng tài năng và công sức của mình. Trái với liêm khiết _ Tham ô, hối lộ. _ Chạy việc bằng tiền. _ Việc gì có lợi cho bản thân mới làm. _ Gặp người nghèo bắt chẹt. GV + HS nhận xét, bổ sung. Nhấn: Một người biết làm giàu bằng tài năng, sức lực của mình, biết kiên trì phấn đấu vượt khó; không vụ lợi, móc ngoặc, hay gian lận … thì người đó chính là liêm khiết, đáng trân trọng và cũng là những người có ích cho XH, giúp XH ngày càng tiến bộ, phát triển. Để hiểu sâu hơn thế nào là liêm khiết ? Ý nghĩa của nó ta đi vào tìm hiểu NDBH Hoạt động 3: Nội dung bài học(9’) Gv: Hiểu thế nào là liêm khiết ? Gv: Ý nghĩa của đức tính này là gì? - GV giảng dạy và chốt ý chính bài học Hoạt động 4: Luyện tập(6’) Làm BT 1, 2/SGK/8 BT 1: b, d, e. Gv: giải thích câu tục ngữ“ Đói cho sạch, rách cho thơm” Gv chốt nội dung bài - Bà Mary Quy-ri, Dương Chấn, Bác Hồ là những tấm gương liêm khiết đáng để chúng ta kính phục, noi theo. - Họ sống thanh cao, không hám danh, làm việc vô tư, có trách nhiệm, … - Việc học tập các tấm gương này là vô cùng cần thiết giúp ta có thái độ, hành vi đúng mực, biết tự rèn luyện mình tốt hơn. II. Nội dung bài học: 1.Khái niệm : Liêm khiết là một phẩm chất đạo đức của con người thể hiện: - Lối sống trong sạch, - Không ham danh lợi, - Không quan tâm đến những toan tính nhỏ nhen, ích kỉ. 2.Ý nghĩa: - Sẽ làm cho con người thanh than - Được sự qúy trọng tin cậy của mọi người - Góp phần làm cho XH trong sạch, tốt đẹp hơn 3. Rèn luyện: III. Hướng dẫn về nhà(2’) - Học phần nội dung bài học - Làm BT / 3+4+5 - Chuẩn bị bài 3 (đọc truyện+ tìm một số tấm gương tôn trọng người khác) - Trả lời các câu hỏi gợi ý GSK - Tổ 2: Chuẩn bị câu chuyện. Rút kinh nghịêm: Trang: 4 GV: Nguyễn Thị Mơ Trường THCS Nguyễn Du Tuần : Ngày soạn : Tiết : Ngày dạy : BÀI 3 : TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC I. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: - Thế nào là tôn trọng người khác? Biểu hiện của tông trọng người khác trong cuộc sống hàng ngày. - Vì sao trong quan hệ XH, mọi người đều phải tôn trọng lẫn nhau? 2. Kỹ năng: - HS biết phân biệt các hành vi thể hiện sự tôn trọng người khác và không tôn trọng người khác. - Có thói quen tự rèn luyện, kiểm tra, đánh giá, điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp thể hiện tôn trọng người khác. 3. Thái độ: - Đồng tình, ủng hộ và học tập những nét ứng xử đẹp trong hành vi của những người biết tôn trọng người khác. - Phê phán, không đồng tình với những biểu hiện của hành vi thiếu tôn trọng mọi người. II. Những điều cần lưu ý: - Tôn trọng người khác là tôn trọng danh dự, phẩm giá và lợi ích của người khác. - Mọi sự đánh giá “không đúng mức” (đánh giá quá thấp hay quá cao giá trị phẩm chất và năng lực) người khác là biểu hiện của thái độ thiếu tôn trọng người khác. - Tôn trọng người khác là tự tôn trọng mình “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. - Tôn trọng người khác phải được thể hiện bằng hành vi có văn hóa kể cả trong trường hợp đấu tranh, phê bình người khác hoặc khi họ không đồng quan điểm với mình. III. Phương pháp giảng dạy: -Giảng giải, đàm thoại, nêu gương. -Sử dụng phương pháp nêu vấn đề + tổ chức thảo luận . IV. Các hoạt động chủ yếu: 1. Ổ n định lớp(1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) Cho HS kiểm tra 5’ Câu 1: Để trở thành người liêm khiết cần phải rèn luyện những tính gì? TL: Sống trong sạch, không hám danh lợi, không bận tâm vì những toan tính nhỏ, … Câu 2: Tìm 1 câu TN – CD nói về tính liêm khiết? TL: “ Đói cho sạch, rách cho thơm”. 3. Giảng bài mới(39’) * Giới thiệu bài(2’) GV đặc câu hỏi: “Khi thầy cô vào lớp, tất cả các em đều đứng lên chào”. Việc làm đó có ý nghĩa gì? HS phát biểu ý kiến. GV dẫn vào: Chào thầy cô là 1 biểu hiện sự tôn trọngcủa HS đối với thầy cô. Trong giao tiếp hằng ngày, một trong những phẩm chất phải có là phải biết tôn trọng ngưới khác. Đó cũng là nội dung bài học ngày hôm nay. Bài 3: Tôn trọng người khác * Giảng bài Hoạt động của Thầy và Trò Phần ghi bảng Hoạt động 1: Tìm những biểu hiện của tôn trọng lẽ phải qua mục Đặt vấn đề(12’) HS thảo luận nhóm đôi theo 2 dãy I. Đặt vấn đề: -Mai là 1 HS lễ phép, sống chan hòa, cởi Trang: 5 GV: Nguyễn Thị Mơ Trường THCS Nguyễn Du + Câu 1 Em có nhận xét gì về cách cư xử, thái độ và việc làm của: Mai, các bạn Hải, Quân và Hùng? + Câu 2: Theo em trong những hành vi đó, hành vi nào đáng để chúng ta học tập, noi theo, hành vi nào cần phải phên phán? Vì sao? GV chốt ý chính Qua phần đặt vấn đề ta cũng biết đâu là biểu hiện tôn trọng người khác và đâu là biểu hiện thiếu tôn trọng người khác vì thế các em cần phải nhớ: + Luôn biết lắng nghe ý kiến người khác, kính trọng người trên, nhường nhịn trẻ nhỏ, không chê bai, công kích người khác khi họ không có cùng sở thích với mình. + Tôn trọng người khác là cách ứng xử cần thiết đối với tất cả mọi người ở mọi lúc, mọi nơi. Có rất nhiều biểu hiện, hành vi thiếu tôn trọng người khác ta cần khắc phục, từ bỏ. Hoạt động 2 : Tìm biểu hiện tôn trọng người khác (9’) Trò chơi: thi nêu biểu hiện tôn trọng người khác và ngược lại Gv: Nếu ta biết tôn trọng người khác thì sẽ mang lại lợi ích gì? Gv: Với những việc làm thiếu tôn trọng người khác sẽ gây ra những hậu quả gì?”. HS: Trả lời VD: Bị mọi người ghét, chê trách, tự làm cho mình trở nên xấu xa, bị mọi người xa lánh, trở thành người thiếu lịch sự, … . Hoạt động 3: Tìm hiểu Nội dung bài học(8’) Gv: Theo em hiểu thế nào là tôn trọng người khác? Gv:Ý nghĩa của sự tôn trọng người khác ? Gv: cho hs nêu những việc làm của bản thân. Hoạt động 4: Luyện tập(6’) - Cho HS thực hiện BT 1,2 /SGK/10 Gv chốt: Trong cuộc sống mỗi người chúng ta luôn chú trọng xây dựng mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh thể hiện thông qua các cách cư xử, lời nói…vậy thì bản thân các em cần phải có một thái độ tọn trọng những người xung quanh mình. mở, biết tôn trọng người khác. -Các bạn của Hải không biết tôn trọng người khác, luôn chăm chọc, chế giễu Hải. -Quân và Hùng không tôn trọng thầy giáo, trong giờ học làm việc riêng. Kết luận: Mai là tấm gương biết tôn trọng người khác đáng để chúng ta học tập, noi theo. II. Nội dung bài học: 1. Thế nào là tôn trọng người khác? - Là sự đánh giá đúng mức, coi trọng danh dư, nhân phẩm và lợi ích của người khác. - Thể hiện ở lối sống có văn hóa của mỗi người. 2. Ý nghĩa của việt tôn trọng người khác? - Chỉ có tôn trọng người khác + Nhận được sự tôn trọng của người khác dành cho mình. + Mọi người tôn trọng lẫn nhau là cơ sở để quan hệ xã hội trở nên lành mạng, tốt đẹp. - Cần phải tôn trọng người khác ở moị lúc mọi nơi, ngay cả trong hành vi cử chỉ thái độ, lời nói. 3. Rèn luyện: III. Hướng dẫn về nhà(2’) - Học phần nội dung bài học - Làm BT / 3+4/SGk/10 - Chuẩn bị bài 4 - Trả lời các câu hỏi gợi ý GSK - Tổ 2: Chuẩn bị tiểu phẩm. Rút kinh nghịêm: Trang: 6 GV: Nguyễn Thị Mơ Trường THCS Nguyễn Du Trang: 7 GV: Nguyễn Thị Mơ Tuần : Ngày soạn : Tiết : Ngày dạy : BÀI 4: GIỮ CHỮ TÍN I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào giữ chữ tín. - Nêu được một số biểu hiện của giữ chữ tín. - Hiểu được ý nghĩa của việc giữ chữ tín. 2. Kĩ năng: - Biết phân biệt được hành vi giữ chữ tín và không giữ chữ tín. - Biết giữ chữ tín với mọi người trong cuộc sống hằng ngày. 3. Thái độ: Có ý thức giữ chữ tín II. Những điều cần lưu ý Cần làm cho học sinh hiểu rõ: - Bản chất của giữ chữ tín là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình, là tôn trọng phẩm giá hay danh dự của bản thân - Thấy được ý nghĩa, sự cần thiết của việc giữ chữ tín trong cuộc sống (với bản thân, với xã hội, trong quan hệ hợp tác, kinh doanh…) - Giữ lời hứa là biểu hiện quan trọng nhất của giữ chữ tín, song không chỉ có vậy mà còn là thể hiện ở ý thức trách nhiệm và quyết tâm của mình khi thực hiện lời hứa - Phân biệt rõ sự khác nhau giữa không giữ chữ tín với việc không thực hiện được lời hứa do hoàn cảnh khách quan mang lại III. Phương pháp giảng dạy: -Giảng giải, đàm thoại, nêu gương. -Nêu vấn đề, thảo luận nhóm IV. Các hoạt động chủ yếu: 1. Ổn định lớp(1’) 2. Kiểm tra bài cũ (10’): ( Cho HS – KT 15’). Câu 1: Theo em, thế nào là tôn trọng người khác? Nêu 1 ví dụ thể hiện sự tôn trọng người khác? Câu 2: Vì sao phải tôn trọng người khác? Nêu 1 câu CD – TN nói về việc tôn trọng người khác. 3. Giảng bài mới (28’) * Giới thiệu bài mới (4’) Gv đưa ra tình huống: Hải mượn tập của Lan về nhà để chép bài và hứa ngày hôm sau sẽ mang vào lớp trả cho Lan nhưng vì tối hôm đó Hải mê xem ti vi, quên chép bài và quên để tập của Lan vào cặp. Sáng hôm sau Hải không trả tập cho Lan. HS trả lời câu hỏi: Em nhận xét về việc làm của Hải ? Theo em nghĩ, lần sau Lan có cho Hải mượn tập nữa không? Giải thích vì sao? Gv chuyển ý: “Trong cuộc sống, một trong những cơ sở để tạo dựng và cũng cố các mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với nhau đó là “ lòng tin”. Nhưng làm thế nào để có được lòng tin ở mọi người? Bài học hôm nay sẽ cho ta đáp án này. Bài 4: GIỮ CHỮ TÍN *Giảng bài mới Các Hoạt động của Thầy và Trò Phần ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu vấn đề qua phần Đặt vấn đề(10’) Hs : Đọc truyện 1,2 / 11 phần Đặt vấn đề. I. Đặt vấn đề Theo em, vì sao phải có Nhạc Chính Tử đem đỉnh sang thì vua tề mới tin?  TL: Vì Nhạc Chính Tử là người rất trọng chữ tín, sẽ không đưa đỉnh giả. Vì sao em bé lại nhờ Bác mua vòng?  TL: Nó thích, nó biết Bác luôn giữ lời hứa với mọi người, nó tin tưởng vào Bác. Vậy Nhạc Chính Tử và Bác Hồ là người như thế nào?  TL: Là người luôn giữ đúng lời hứa, giữ chữ tín của mình. Gv chuyển ý bằng câu hỏi: “Nếu một người chỉ làm qua loa, đại khái, không tròn trách nhiệm thì người đó có được tin cậy, tín nhiệm của người khác không? Vì sao?  TL: Không được tin cậy, tín nhiệm, vì kết quả, chất lượng công việc không đạt, mà còn làm hao tốn thời gian, công sức, của cải của người khác, dẫn đến nhiều hậu quả khó lường. Vậy ta cần phải làm gì để giữ chữ tín? Hoạt động 2: Tìm hiểu Nội dung bài học(12’) HS thảo luận theo nhóm đôi Câu 1: Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì chúng ta cần phải làm gì? Nêu VD minh họa. TL: Làm tốt trách nhiệm, giữ lời hứa, đúng hẹn, … … Câu 2 : Có ý kiến cho rằng “ Giữ chữ tín chỉ là giữ lời hứa? Em có đồng tình không? Vì sao? TL: Không đồng tình. Giữ lời hứa là biểu hiện quan trọng nhất của giữ chữ tín, song hơn thế nữa ta phải có ý thức trách nhiệm, quyết tâm thực hiện lới hứa ( làm việc có hậu quả, chất lượng, tạo ra mọi sự tin cậy ở mọi người, … ) Gv: Thế nào là giữ chữ tín? Gv: Giữ chữ tín mang lại lợi ích gì? Gv: Bản thân em cần phải làm gì để giữ chữ tín? Gv chốt nội dung bài. Hoạt động 3: Luyện tập(6’) BT1/SFK/12 - Các trường hợp không giữ chữ tín: a, c, d, đ, e  Hứa suông, không có lòng quyết tâm thực hiện. Gv: “ Nói lười phải giữ lấy lười Đừng như con bướm đậu rồi lại bay” Gv: Giữ chữ tín là một trong những đức tín hết sức cần thiết đối với mỗi người chúng ta. Vì giúp cho các mối quan hệ trong xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Bản thân là HS thì các em cần phải rèn luyện nó thật tốt ngay từ bây giờ. Nhạc Chính Tử và Bác Hồ là người giữ đúng lời hứa, giữ chữ tín của mình. II. Nội dung bài học 1.Thế nào là giữ chữ tín? - Là coi trọng lòng tin của mọi người đối với mình. - Biết trọng lời hưá và tin tưởng nhau. 2. Lợi ích của việc giữ chữ tín? -Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm củamọi người. - Dễ dàng đoàn kết và hòa hợp với nhau 3. Rèn luyện: - Cần phải làm tốt trách nhiệm, nhiệm vụ. - Giữ đúng lời hứa, đúng 4. Rèn luyện của bản thân: III. Hướng dẫn về nhà(2’) - Học phần nội dung bài học - Làm BT / 3+4/SGk/113 - Chuẩn bị bài 5 - Trả lời các câu hỏi gợi ý GSK - Điểm giống và khác nhau giữ pháp luật và kỷ luật. - Tổ 4: Chuẩn bị tiểu phẩm. Rút kinh nghịêm: Tuần : Ngày soạn : Tiết : Ngày dạy : BÀI 5 : PHÁP LUẬT VÀ KỶ LUẬT I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Hiểu được bản chất của pháp luật và kỉ luật. - Hiểu được mối quan hệ giữa pháp luật và kỉ luật. - Hiểu được lợi ích và sự cần thiết phải tự giác tuân theo những quy định của pháp luật và kỉ luật. 2. Kỹ năng: - Biết thực hiện đúng những qui định của pháp luật và kỉ luật ở mọi lúc, mọi nơi. - Biết nhắc nhở bạn bè và mọi người xung quanh thực hiện những qui định của pháp luật và kỉ luật. 3. Thái độ: - Tôn trọng pháp luật và kỉ luật. - Đồng tình, ủng hộ những hành vi tuân thủ đúng pháp luật và kỉ luật; phê phán những hành vi vi phạm pháp luật và kỉ luật. II. Trọng tâm bài dạy: - Nội dung của pháp luật, kỉ luật; sự giống và khác nhau bằng những ví dụ thiết thực, mới, gần gũi với đời sống thường ngày; - Phân tích sâu hơn về tính kỉ luật; - Ý nghĩa của pháp luật, kỉ luật trong đời sống xã hội và nhà trường; đối với sự phát triển cá nhân và hoạt động của con người. Trên cơ sở đó, giáo dục các em ý thức tự giác tuân theo pháp luật và những qui định của nhà trường, cộng đồng (kỉ luật). III. Phương pháp giảng dạy: Thảo luận; Sắm vai ; Giảng giải; Nêu vấn đề. IV. Các hoạt động chủ yếu: 1. Ổn định lớp(1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’) Câu 1: Có ý kiến cho rằng “Giữ chữ tín chỉ là giữ lời hứa”, em có đồng tình với ý kiến này không? Giải thích vì sao? 3. Giảng bài mới(39’) * Giới thiệu bài(3’) Hằng ngày, cứ sau giờ tan học có một số các bạn HS ở trường X tràn ra đường đi dàn hàng 3 - 4, nhiều lần các bạn đó còn đua xe và vượt đèn đỏ khiến những người đi đường hoảng sợ, khó chịu. Các em có suy nghĩ gì về ý thức và việc làm của các bạn đó? Hs: Trả lời. Gv: Qua tình huống trên ta thấycác bạn HS đó đã không có ý thức kỉ luật và nhữ việc làm trên là trái với pháp luật. Vậy pháp luật là gì? Kỉ luật là gì? Vì sao chúng ta phải tuân theo pháp luật, kỉ luật? Để hiểu rõ vấn đề ta đi vào bài học ngày hôm nay. Bài 5: Pháp luật và kỷ luật *Giảng bài Hoạt động của Thầy và Trò Phần ghi bảng Hoạt động 1: Tìm hiểu phần Đặt vấn đề(12’) Thảo luận lớp Nhóm 1,2: Theo em, Vũ Xuân Trường và đồng bọn đã có hành vi vi phạm pháp luật như thế nào? Nhóm 3, 4: Những hành vi vi phạm pháp luật của Vũ Xuân Trường và đồng bọn đã gây ra những hậu quả gì? Nhóm 5,6: Để chống lại âm mưu xảo quyệt của bọn tội phạm này, các chiến sĩ CA phải có những phẩm chất gì? Gv: Những hành vi, việc làm của Vũ Xuân trường và đồng bọn là vi I. Đặt vấn đề: - Hành vi việc làm của Vũ Xuân Trường và đồng bọn là vi phạm PL, gây ra nhiều hậu quả xấu cho XH ta. - Các chiến sĩ CA với tinh thần kỷ luật cao và trách nhiệm cao đã đưa vụ án ra ánh sáng PL. . huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc 4. Trách nhiệm của mỗi công dân: - Xây dựng nếp sống văn hoá ở cộng đồng dân cư là trách nhiệm của mỗi công dân. - Tham gia các hoạt động vừa sức. 8. Rút kinh nghịêm: Tuần : Ngày soạn : Tiết : Ngày dạy : BÀI 8: TÔN TRỌNG VÀ HỌC HỎI CÁC DÂN TỘC KHÁC I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân. phạm, vượt khó khăn trở ngại … Gv: Hiểu thế nào là kỷ luật? Chốt: Là công dân phải tuân theo pháp luật nghĩa là theo lẽ phải và công bằng. Gv: Điểm giống nhau giữa pháp luật - kỷ luật ? + KL: Phạm

Ngày đăng: 23/05/2015, 08:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w