GD công dân 7 (HKI)

26 726 0
GD công dân 7 (HKI)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường THCS Nguyễn Du Tuần : Ngày soạn : Tiết : Ngày dạy : BÀI 1: SỐNG GIẢN DỊ I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: -Thế nào là sống giản dị và không giản dị? Tai sao phải sống giản dị? - Cách rèn luyện của bản thân để có được lối sống giản dị trong cuộc sống hằng ngày. 2. Kỹ năng: Thái độ quý trọng sự giản dị, chân thành. Xa lánh lối sống xa hoa, hình thức 3. Thái độ: -Tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở khía cạnh lời nói cử chỉ tác phong cách ăn mặc và thái độ giao tiếp với mọi người. -Biết xây dựng kế hoạch tự học tập tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị. II. Trọng tâm bài giảng: Sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội. Người sống giản dị là người không cầu kì, kiểu cách, không xa hoa lãng phí, không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài. III. Phương pháp giảng dạy: Nêu và giải quyết tình huống. Thảo luận nhóm. IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số HS (1 ’ ) 2. Kiểm tra bài cũ ( 5 ’ ) Giới thiệu về chương trình GDCD lớp 7 3. Giảng bài mới (39 ’ ) Giới thiệu bài(3’) GV: Trong cuộc sống quanh ta những người sống giản dị đi đến đâu cũng được mọi người yêu mến. Vậy sống giản dị là gì? Nó có cần thiết trong cuộc sống của chúng ta không? Chúng ta cùng đi vào tìm hiểu nội dung bài học hôm nay sẽ giải đáp cho những câu hỏi đó. Hoạt động của thầy và trò Phần ghi bảng Trang:1 GV: Nguyễn Thị Mơ Trường THCS Nguyễn Du Hoạt động 1: Phân tích truyện đọc (12’) Gv: Gọi HS đọc diễn cảm truyện “Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn độc lập” Hướng dẫn học sinh thảo luận gợi ý câu hỏi Sgk / trang 4 Hs: Phát biểu Gv: Ghi những chi tiết cơ bản cần khai thác trên bảng: trang phục, tác phong, lời nói của Bác. Gv : Em có nhận xét gì về những biểu hiện trên? Bác ăn mặc đơn giản, không cầu kỳ phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc đó. Thái độ chân thành cởi mở đã xua tan tất cả những gì còn xa cách giữa Bác và với nhân dân. Lời nói Bác dễ hiểu, gần gũi thân thương với mọi người. Gv : Chốt Lại những nội dung chính Chính lối sống giản dị của Bác đã làm cho mọi người cảm thấy thân tình, gần nhau hơn trong cuộc sống. Hoạt động 2: Liên hệ thực tế (6’) Để HS thấy được những biểu hiện đa dạng phong phú của lối sống giản dị. Hs: Liện hệ thực tế những tấm gương trong trường, cuộc sống, sách báo. Gv: Chốt lại HS cần học tập lối sống giản dị sẽ có nhiều thời gian, điều kiện để học hành đỡ phí tiền của cha mẹ. Gv: Hiểu thế nào là sống giản dị ? Hoạt động 3 : Nội dung bài học(10’) Thảo luận nhóm Chia lớp ra thành hai dãy thi đua với nhau Câu hỏi: Hãy tìm những biểu hiện của sống giản dị và trái với giản dị? Đại diện mỗi dãy lên bảng ghi lại Gv: Khuyến khích khen thưởng nhóm làm tốt. Gv :Dựa vào một số hành vi gợi ý giúp các nhóm thảo luận, sau đó từng nhóm cử đại diện rút ra nhận xét, đánh giá. * Mặc bộ quần áo lao động để đi dự các buổi lễ hội * Có những du cầu đòi hỏi về ăn mặc, tiện nghi vui chơi vượt quá khả năng thực tế . * Hành vi, cử chỉ, cách ăn mặc lạc lõng xa lạ với truyền thống dân tộc. Hs: Phân tích 3 hành vi trên, sau đó phát biểu, cả lớp nhận xét bổ sung ý kiến . Gv: Chốt ý chính “Cần ăn mặc phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội”. Hoạt động 4: Luyện tập –củng cố(6’) Liên hệ thực tế Gv: Hướng dẫn HS phát biểu rút ra ý nghĩa của phẩm chất này trong cuộc sống. I. Khai thác truyện đọc “Bác Hồ trong ngày Tuyên ngôn độc lập” Bác mặc bộ đồ caki, đội mũ vải bạc màu, đi đôi dép cao su. Bác cười đôn hậu vẫy tay chào đồng bào. Thái độ chân thành như người cha hiền đối với người con. Câu nói đơn giản "Tôi nói đồng bào có nghe rõ không?” II. Nội dung bài học 1. Sống giản dị là gì ? Là sống phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội. 2. Biểu hiện Giản dị Không xa hoa lãng phí; Không cầu kỳ, kiểu cách; Không chạy theo nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài. Trái với giản dị là lối sống : Xa hoa lãng phí Phô trương hình thức Học đòi trong ăn mặc Cầu kỳ trong sinh hoạt giao tiếp Giản dị không có nghĩa là : Qua loa, đại khái Cẩu tha, tuỳ tiện Nói năng cộc lóc, trống không Tâm hồn nghèo nàn, trống rỗng 3. Ý nghĩa của việc sống giản dị - Được mọi người yêu mến, giúp đơ, quý trọng. - Là phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi người. 4. Cách rèn luyện của bản thân. III. Hướng dẫn về nhà (2’) Học nội dung bài học Làm bài tập (SGK / trang 5,6 ) Tự xây dựng kế hoạch rèn luyện bản thân. Sưu tầm ca dao, tục ngữ về lối sống Trang:2 GV: Nguyễn Thị Mơ Trường THCS Nguyễn Du Hs: Phát biểu Gv: Chốt lại ý chính Giải thích câu tục ngữ - danh ngôn trong sgk giản dị Chuẩn bị bài 2: Trung Thực -Chuẩn bị 3 câu hỏi gợi ý SGK trong phần truyện đọc. - Tìm một số câu ca dao tục ngữ, câu chuyện về đức tính trung thực. Rút kinh nghịêm: Trang:3 GV: Nguyễn Thị Mơ Tuần : Ngày soạn : Tiết : Ngày dạy : BÀI 2: TRUNG THỰC I. Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức: Thế nào là trung thực, biểu hiện của lòng trung thực, ý nghĩa của trung thực. 2. Thái độ: Có thái độ qúy trọng và ủng hộ những việc làm trung thực, phản đối, đấu tranh với những hành vi thiếu trung thực. 3. Kĩ năng: - Phân biệt các hành vi thể hiện tính trung thực và không trung thực trong cuộc sống hằng ngày. - Biết tự kiểm tra hành vi của mình và có biện pháp rèn luyện tính trung thực. - Bản thân là học sinh phải rèn luyện tính trung thực ngay từ khi còn ngồi ghế nhà trường. II. Trọng tâm bài giảng : Trung thực và biểu hiện của lòng trung thực. III. Phương pháp giảng dạy : Giải quyết tình huống. Thảo luận nhóm. Trò chơi sắm vai. IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 1. Ổn định lớp (1 ’ ) 2. Kiểm tra bài cũ (7 ’ ) Câu1: Sống giản dị là gì? Ý nghĩa của sống giản dị? Bản thân em rèn luyện như thế nào? Câu2: Nêu một số ví dụ về lối sống giản dị và trái với sống giản dị của những người xung quanh em ? 3. Giảng bài mới (37 ’ ) Giới thiệu bài mới(4’) Tình huống“Hùng là một HS ngoan, nhưng do sự rủ rê của bạn bè xấu. Hùng đã sa ngã và trở thành người dối trá. Hùng thường dối mẹ xin tiền đi học thêm Anh văn, nhưng thật ra bạn đã đem đi chơi điện tử” Hành vi đó biểu hiện điều gì? Hùng là người không trung thực đã lừa dối mẹ của mình đem tiền vào những nơi vô bổ. Hành vi đó thật đáng chê trách. Để được mọi người yêu quý, xem trọng thì chúng ta cần trung thực trong cuộc sống. Tại sao phải như vậy, chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua bài 2: “TRUNG THỰC” Hoạt động của thầy và trò Phần ghi bảng Hoạt động 1:Tìm hiểu truyện đọc(11’) Gọi HS đọc truyện : “Sự công minh chính trực của một nhân tài” Gv: Thái độ của Mikenlănggiơ đối với Bramantơ ? Gv: Vì sao Bramantơ có thái độ như vậy? Gv: Mikenlănggiơ có thái độ như thế nào? Gv: Vì sao Mikenlănggiơ lại xử sự như vậy ? Gv: Điều đó chứng tỏ ông là người như thế nào? Hs: Trả lời theo các câu hỏi => Gv kết luận: Chúng ta cần luôn trung thực trong cuộc sống mọi lúc, mọi nơi, có như vậy mọi người sẽ quý trọng và khâm phục hơn. Cần học tập tấm gương của Mi-ken-lăng-giơ. I. Khai thác truyện đọc : “Sự công minh chính trực của một nhân tài”  Là người công minh - chính trực. II. Nội dung bài học: 1. Khái niệm: Trung thực là tôn trọng sự thật, tôn trọng lẽ phải. 2. Biểu hiện: Sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc Hoạt động 2: Nội dung bài học(15’) Thảo luận nhóm Nhóm1 : Tìm những biểu hiện của trung thực trong học tập ? Nhóm 2:Tìm những biểu hiện của trung thực trong quan hệ với mỗi người? Nhóm 3: Biểu hiện của trung thực trong hành động? Nhóm 4: Người trung thực thể hiện hành động tế nhị, khôn khéo như thế nào ? Gv: Biểu hiện nào là trái với tính trung thực ? => Gv:Trung thực biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống: qua lời nói, thái độ, hành động, không chỉ trung thực với mọi người mà cần trung thực với bản thân mình. Gv: Trong cuộc sống, đôi khi có những hành vi không nói đúng sự thật mà vẫn không phải là biểu hiện thiếu trung thực. Cho ví dụ minh họa? Gv:Thế nào là trung thực?Biểu hiện của trung thực?Ý nghĩa của trung thực? - Gv gọi 1 em HS nhắc lại nội dung bài học và cho HS chép vào vở - Gọi HS giải thích câu tục ngữ, danh ngôn trong SGK Hoạt động 3: Luyện tập - củng cố (6’) Gv : Cho HS đọc và làm BT a,b,d SGK/8 khuyết điểm. 3. Ý nghĩa: Trung thực là đức tính cần thiết ở mỗi người - Sống trung thực giúp ta: - Nâng cao phẩm giá. - Làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội. -Được mọi người tin yêu, kính trọng. 4. Rèn luyện của bản thân: III. Hướng dẫn về nhà (2 ’ ) - Học nội dung bài học - Làm BT c,d,đ,e / SGK -Sưu tầm tục ngữ, ca dao biểu hiện tính trung trực. Chuẩn bị bài 3: “Tự trọng” -Xem trước truyện đọc : “Một tâm hồn cao thượng”, trả lời những câu gợi ý trong GSK/11. -Mỗi em chuẩn bị một mẫu chuyện về tính tự trọng. * Một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn: - Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng. - Khôn ngoan chẳng lo thật thà - Ăn ngay nói thẳng - Cây ngay không sợ chết đứng Rút kinh nghịêm: Tuần : Ngày soạn : Tiết : Ngày dạy : BÀI 3 : TỰ TRỌNG I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Thế nào là tự trọng và không tự trọng. Biểu hiện và ý nghĩa của tự trọng 2. Thái độ: Hình thành ở HS nhu cầu và ý thức rèn luyện tính tự trọng ở bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào trong cuộc sống. 3. Kĩ năng: - HS biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác . - Học tập những tấm gương tự trọng của những người xung quanh. II. Trọng tâm bài giảng Tự trọng và biểu hiện của lòng tự trọng III. Phương pháp giảng dạy : Nêu và giảng quyết tính huống. Kể chuyện phân tích. Thảo luận nhóm. Tổ chức trò chơi. Sắm vai. IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu : 1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra cũ (6’) Câu 1: Trung thực là gì? Biểu hiện và ý nghĩa của trung thực? Câu 2: GV cho HS làm BT Em cho biết ý kiến đúng về biểu hiện của người thiếu trung thực: 1. Có thái độ đường hoàng, tự tin. 2. Dũng cảm nhận khuyết điểm. 3. A dua với việc làm sai trái. 4. Xử lí tế nhị, khôn khéo. 5. Bao che cho kẻ xấu. 6. Luôn luôn bóp méo sự thật. 7. Nhặt được của rơi trả người bị mất. 8. Đúng hẹn, giữ lời hứa. 3. Giảng bài mới: (38’) Giới thiệu bài mới(5’) TH: Sau khi ra chơi vào, Hạ bảo mình mất tiền. Bạn ấy đã đến bên cạnh Vy đang ngồi làm bài bài tập la lớn : Hạ: Vy trả tiền cho mình. Vy: Mình đâu có lấy tiền của Hạ, sao bạn lại nói thế ! Hạ: Nảy giờ chỉ có Vy trong lớp, Vy không lấy thì ai lấy? Vy: Hạ nói gì kì vậy, như thế mà cũng đổ lỗi cho mình. Hạ tức quá hét to: “Vy trả tiền chưa?” Vy: Hạ! Được rồi, mình nghèo thật nhưng mình sẽ không làm điều xấu xa ấy. Mẹ mình dạy: dù nghèo nhưng phải giữ lòng tự trọng không để người khác xem thường. Gv: Vy nói như vậy có đúng không? Để giải đáp thắc mắc đó chúng ta sẽ vào bài 3: TỰ TRỌNG Rút kinh nghịêm: Hoạt động của thầy và trò Phần ghi bảng Hoạt động 1: Khai thác truyện đọc(10’) “ Một tâm hồn cao thượng” Gv : Hướng dẫn HS đọc truyện bằng cách phân vai Gv: Hành động của Rô – be qua câu truyện ? Gv: Vì sao Rô – be nhờ em trả tiền cho khách ? Gv: Em có nhận xét gì về hành động của Rô – be ? Gv: Việc làm đó thể hiện đức tính gì? Hành động của Rô – be có tác động như thế nào đến tình cảm của tác giả? HS dựa vào SGK trả lời. GV chốt ý: Với những hành động của Rô Be đã thể hiện đây là cậu bé có lòng tự trọng cao. Mặc dù bị thương nặng nhưng vẫn bảo em trai mang tiền trả lại cho chủ. Một tấm gương mà chúng ta cần học tập trong cuộc sống. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm(8’) Nhóm 1: Tìm những hành vi thể hiện tính tự trọng trong thực tế ? Nhóm 2: Tìm những hành vi không thể hiện lòng tự trọng trong thực tế ? Nhóm 3: Lòng tự trọng có ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân? Nhóm 4: Lòng tự trọng có ý nghĩa như thế nào đối với gia đình, xã hội? => Kết luận: Lòng tự trọng biểu hiện ở nhiều khía cạnh, mọi lúc mọi nơi từ cách ăn mặc, cách cư xử, cách tổ chức trong cuộc sống cá nhân. - Mỗi người cần có lòng tự trọng, bởi vì nhờ đó con người sẽ quan tâm đến các chuẩn mực xã hội, tránh những việc làm xấu có hại cho bản thân, gia đình và xã hội. Khi có lòng tự trọng con người sẽ nghiêm khắc với mình hơn…vv Người có lòng tự trọng luôn luôn trung thực với bản thân. Vì thế trung thực là biểu hiện của lòng tự trọng. Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học(7’) Gv: Em hiểu thế nào là tự trọng? Và biểu hiện của lòng tự trọng? Gv giải thích: Chuẩn mực XH là những chuẩn mực do XH đề ra, mọi người tự giác thực hiện. VD: Lương tâm, hạnh phúc, danh dự, nhân phẩm…vv Gv: Ý nghĩa của lòng tự trọng. Hoạt động 4: Luyện tập – củng cố (6’) Gv : cho Hs quan sát tranh và BT a /SGK. - Giải thích các câu tục ngữ SGK. Gv dựa vào bài tập mà kết thúc nội dung bài học, từ đó rút ra bài học cho bản thân em là phải rèn luyện như thế nào? I. Khai thác truyện đọc : “ Một tâm hồn cao thượng” => Qua câu chuyện cảm động trên, ta thấy được cử chỉ đẹp cao cả: Tâm hồn cao thượng của một em bé nghèo khổ. Đó là bài học quý giá về lòng tự trọng cho mỗi chúng ta. II . Nội dung bài học : 1. Khái niệm: Tự trọng: là biết coi trọng và giữ gìn nhân phẩm, biết điều chỉnh hành vi cá nhân của mình phù hợp với các chuẩn mực XH. 2. Biểu hiện: - Cư xử đàng hoàng, đúng mực - Biết giữ lời hứa và luôn làm tròn nhiệm vụ của mình - Không để người khác chê trách, nhắc nhở. 3.Ý nghĩa: - Là phẩm chất đạo đức cao quý cần có ở mỗi con người. - Giúp chúng ta có nghị lực vượt qua khó khăn - Nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân. - Được mọi người quý trọng. 4. Cách rèn luyện của bản thân. III.Hướng dẫn về nhà (2’) - Học nội dung bài học - Làm BT b,c,d,đ SGK - Làm BT sách thực hành Chuẩn bị trước bài 4 :“ Đạo đức và kỉ luật” - Đọc và trả lời câu hỏi gợi ý SGK/12 - Điểm giống, khác nhau giữa đạo đức và kỷ luật? Tuần : Ngày soạn : Tiết : Ngày dạy : BÀI 4 : ĐẠO ĐỨC VÀ KỈ LUẬT I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Thế nào là đạo đức và kỉ luật. Mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật. - Điểm giống và khác nhau giữa đạo đức và kỉ luật -Ý nghĩa của rèn luyện đạo đức và kỉ luật. 2. Thái độ: Hình thành ở HS có thái độ tôn trọng kỉ luật và phê phán thói tự vô kỉ luật. 3. Kĩ năng: HS biết tự đánh giá, xem xét hành vi của cá nhân, cộng đồng theo chuẩn mực đạo đức, kỉ luật. II. Trọng tâm bài giảng : Học sinh hiểu đạo đức và kỉ luật; cần tôn trọng kỉ luật, chấp hành nội quy nhà trường. III. Phương pháp giảng dạy : Thảo luận nhóm. Nêu và giải quyết vấn đề. Diễn giải,. Đàm thoại. IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 1. Ổn định lớp(1’) 2. Kiểm tra bài cũ (6’) Câu 1: Em hãy kể một số việc làm thể hiện tính tự trọng và thiếu tự trọng trong cuộc sống mà em biết? Câu 2: Thế nào là tự trọng? Em cần phải làm gì để rèn luyện tính tự trọng? 3. Giảng bài mới (38’) Giới thiệu bài mới (4’) Tình huống: “Khi cô đang giảng bài cho cả lớp thì bỗng từ ngoài cửa có một bạn trai chạy hốt hoảng vào lớp. Các bạn đều ngạc nhiên. Cô đến bên em đó hỏi: Vì sao em đến muộn? Bạn ấy chỉ im lặng không trả lời. Em có suy nghĩ gì về hành vi của bạn HS đó? Gv: Cho HS nhận xét Gv chốt ý. Hoạt động của thầy và trò Phần ghi bảng Hoạt động 1: Khai thác truyện đọc(10’) “ Một tấm gương tận tụy vì việc chung” Gọi 1 HS đọc truyện. Câu 1: Những việc làm chứng tỏ anh Hùng có tính kỉ luật cao? Câu 2: Nghề nghiệp của anh Hùng gặp khó khăn gì? Câu 3: Những việc làm nào của anh Hùng chứng tỏ anh là người biết chăm lo cho mọi người và có trách nhiệm cao trong công việc? Câu 4: Qua truyện đọc, em nhận xét gì về anh Hùng? =>Gv nhận xét và kết luận Hoạt động 2: Nội dung bài học(8’) Thảo luận Nhóm 1: Em hiểu thế nào là đạo đức? Biểu hiện cụ thể của đạo đức trong cuộc sống? Nhóm 2: Kỷ luật là gì? Biểu hiện cụ thể của kỉ luật trong cuộc sống. ( Tháng 9: tháng an toàn giao thông) I. Khai thác truyện đọc : “Một tấm gương tận tụy vì việc chung” Anh Hùng là người có đạo đức và kỉ luật cao. II. Nội dung bài học 1. Đạo đức: - Là những quy định, những chuẩn mực ứng xử của con người với người khác, với công việc, với thiên nhiên và môi trường sống; - Được mọi người ủng hộ và tự giác thực hiện. Nhóm 3: Giữa đạo đức và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào? Nhóm 4: Ý nghĩa của việc thực hiện tốt đạo đức và kỉ luật? Các nhóm thảo luận, đại diên lên trả lời. Hoạt động 3: Liên hệ thực tế (8’) Gv: Em hãy nêu những ví dụ vi phạm đạo đức và kỉ luật trong cuộc sống hằng ngày mà em biết? => Gv: Phân tích và chốt lại vấn đề: chúng ta cần lên án, tố giác những hành vi vi phạm đạo đức và kỉ luật. Chúng ta không ngừng phấn đấu để trở thành người có tính đạo đức và kỉ luật. Hoạt động 4: Luyện tập - củng cố (6’) Cho HS làm BT a,b,c /SGK/14 => Gv tổng kết toàn bài: Đạo đức và kỉ luật có ý nghĩa quan trọng trong học tập, lao động, lối sống của mỗi người. Thiếu đạo đức, kỉ luật sẽ bị xã hội lên án, ảnh hưởng đến công việc chung. Chúng ta là HS còn ngồi trên ghế nhà trường cần nên rèn luyện đạo đức và đặc biệt là tuân theo kỉ luật nhà trường, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, có ích cho xã hội mai sau. + Tục ngữ : - Đất có lề, quê có thói - Nước có vua, chùa có bụt - Quân pháp bất vị thân + Ca dao : Bề trên chẳng giữ kỉ cương Cho nên kẻ dưới lập đường mây mưa 2. Kỉ luật: - Là những quy định chung của một cộng đồng hoặc của một tổ chức xã hội yêu cầu mọi người phải tuân theo; - Tạo ra sự thống nhất hành động để đạt hiệu quả, chất lượng cao. 3. Mối quan hệ giữa đạo đức và kỉ luật: - Người có đạo đức là người tự giác tuân thủ kỉ luật - Người chấp hành tốt kỉ luật là người có đạo đức. 4. Ý nghĩa: Người có đạo đức và biết tuân thủ kỷ luật được mọi người tôn trọng, quý mến ta sẽ cảm thấy thoải mái 5. Cách rèn luyện của bản thân. III. Hướng dẫn về nhà(2’) - Học nội dung bài học - Làm BT SGK + SBTTH - Chuẩn bị trước bài 5:“ Yêu thương con người” + Tìm những câu ca dao tục ngữ nói về lòng yêu thương con người. + Phân biệt sự khác nhau giữa yêu thương và thương hại Rút kinh nghịêm: Tuần : Ngày soạn : Tiết : Ngày dạy : BÀI 5: YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI I. Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu được : - Thế nào là yêu thương con người; - Biểu hiện của yêu thương con người; - Ý nghĩa của việc làm đó. 2. Thái độ : Biết sống có tình thương, biết xây dựng tình đoàn kết, yêu thương con người từ trong gia đình đến những người xung quanh. 3. Kĩ năng : - Học sinh có thái độ quan tâm đến mọi nguời xung quanh. - Ghét thái độ thờ ơ, lạnh nhạt. - Lên án hành vi độc ác đối với con người. II. Trọng tâm bài giảng: - Thế nào là yêu thương con người; - Ý nghĩa của việc yêu thương con người; - Yêu thương, trái với yêu thương; - Tục ngữ, ca dao. IV. Các hoạt động dạy – học chủ yếu: 1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra cũ: KT 15’ Có đề và đáp án riêng 3. Giảng bài mới Giới thiệu bài mới Ông cha ta xưa có dạy rằng : Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn Lòng yêu thương con người với nhau như là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Dù thời bình hay thời chiến, dù là dân tộc Kinh hay Khơ-me, Tày, Nùng… tất cả mọi người đều đoàn kết yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến lên, đưa Việt Nam sánh vai cùng các cường quốc trên Thế giới. Để hiểu rõ hơn về phẩm chất tốt đẹp này, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1: Khai thác truyện đọc “ Bác Hồ đến thăm người nghèo” Gv: Bác Hồ đến thăm gia đình chị Chín vào thời gian nào? Gv: Hoàn cảnh gia đình chị Chín như thế nào ? Gv: Những chi tiết nào trong truyện thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ thông cảm của Bác Hồ đối với gia đình chị Chín? Thái độ của Bác? Gv: Thái độ của chị Chín đối với Bác như thế nào? Gv: Ngồi trên xe về phủ Chủ tịch, thái độ của Bác như thế nào? Theo em Bác đã suy nghĩ gì ? I. Khai thác truyện đọc : “ Bác Hồ đến thăm người nghèo”  Lòng yêu thương của Bác dành cho tất cả mọi người. [...]... => Gv nhận xét và kết luận: Dù phải gánh vác việc nặng nề lo cho sự nghiệp GPDT, nhưng Bác vẫn ln quan tâm đến hồn cảnh khó khăn của người dân Biểu hiện là Bác đã đến thăm hỏi, chia sẻ những khó khăn của gia đình đối với nhân dân, chúc tết Tình cảm của Bác đối với dân là vơ bờ bến Bác ln là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo Hoạt động 2: Liên hệ thực tế Gv: Các câu ca dao, tục ngữ ? Gv: Các em liên... 2 Kiểm tra bài cũ (7 ) Câu 1: Những việc làm cụ thể của bản thân để thể hiện tinh thần sự tơn sư trọng đạo? Em hãy tìm những câu cao dao, tục ngữ nói về tơn sư trọng đạo? Câu 2: Khi thầy trả bài kiểm tra toán, An cầm bài kiểm tra 2 đã vò nát nhét vào ngăn bàn Em nhận xét gì về hành vi của An? Tạo sao nói tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc ta? 3 Giảng bài mới ( 37 ) Giới thiệu bài mới(2’)... đã tạo sức mạnh thành công? Gv: Những việc làm trên đã mang lại ý nghóa gì cho bản thân em và người khác? Gv: Ý nghĩa của đồn kết tương trợ? Trực quan: Quan sát hình ảnh để lựa chọn hình đúng Xem hình kể lại câu chuyện Bó đũa Gv: Câu chuyện muốn nhắn gửi với chúng ta điều gì? Trang:16 Ghi bảng I Khai thác truyện đọc: “ Một buổi lao động”  Các bạn lớp 7A đã giúp các bạn lớp 7 B cùng hòan thành nhiệm... nào về câu ca dao trên ? HS trả lời Gv Nhận xét và đưa ra KL: Trong cuộc sống chúng ta cần đồn kết giúp đỡ lẫn nhau Cũng nhờ vào tinh thần đồn kết ấy mà dân tộc ta đã đánh thắng khơng biết bao nhiêu kẻ thù xâm lược “Đồn kết” chính là sức mạnh của dân tộc Việt Nam Thế thì “đồn kết” là gì ? Ý nghĩa của nó ra sao? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài hơm nay: Đồn kết, tương trợ Trang:15 GV: Nguyễn Thị Mơ Hoạt... Thị Mơ Hoạt động của thầy và trò Hoạt động 1 : Tìm hiểu truyện đọc(10’) - Gọi HS đọc truyện: “Một buổi lao động” Cho HS đọc truyện bằng cách phân vai Gv: Khi lao động sang sân bóng lớp 7A gặp khó khăn gì? Gv: Các bạn lớp 7B đã làm gì? Gv: Tìm những biểu hiện, câu nói thể hiện sự giúp đỡ lẫn nhau của 2 lớp? Gv: Những việc làm ấy thể hiện đức tính gì? Hs: Trả lời Gv chốt ý để chuyển ý: Như vậy, thơng qua... 3.Ý nghĩa: - Truyền thống q báu của dân tộc ta - là nét đẹp trong tâm hồn mỗi người - Giúp ta sống nhân nghĩa thủy chung hơn - Là đức tính cần có ở mỗi người, chúng ta cần giữ gìn và phát huy 4 Cách rèn luyện của bản thân Hoạt động 4: Hướng dẫn về nhà(2’) - Học nội dung bài học - Làm BT c /SGK + SBTTH - Sưu tầm tục ngữ, ca dao về tơn sư trọng đạo - Chuẩn bị bài 7 : “Đồn kết, tương trợ” Đọc và trả lời... tác với mọi người xung quanh, được mọi người u qúy -Tạo nên sức mạnh để vượt qua khó khăn Truyền thống q báu của dân tộc ta 4 Cách rèn luyện của bản thân III Hướng dẫn về nhà(2’) - Học nội dung bài học - Làm BT SGK + SBTTH GV: Nguyễn Thị Mơ Hs: Trả lời Hoạt động 4: Luyện tập - Củng cố (7 ) 1/ Tuấn và Hưng học cùng lớp Tuấn học giỏi còn Hưng lại học kém toán; mỗi khi có bài tập về nhà là Tuấn lại làm... thong u và giúp Nước Việt Nam là một đỡ lẫn nhau sẽ tạo nên sức mạnh Còn ngược lại chia rẽ dẫn đến thất bại Dân tộc Việt Nam là một => GV chốt ý: Đồn kết là đức tính cao đẹp Biết sống đồn kết, tương Dù cho sơng cạn đá mòn trợ sẽ giúp ta vượt qua mọi khó khăn tạo nên sức mạnh để hồn thành Nhân dân Nam Bắc là con một nhiệm vụ Chúng ta cần phải nêu cao tinh thần đó Đặc biệt phải biết rèn nhà luyện mình,... ý nghĩa tốt đẹp III Phương pháp giảng dạy: Nêu và giải quyết tình huống, sắm vai, thảo luận nhóm IV Các hoạt động dạy – học chủ yếu : 1 Ổn định lớp(1’) 2 Kiểm tra bài cũ (7 ): Sửa bài KT 1 tiết đánh giá kết quả 3 Giảng bài mới ( 37 ) Giới thiệu bài mới (4’) TH cho HS giải quyết “ Trong giờ ra chơi, Ngọc cùng các bạn đang nói chuyện dưới gốc phượng Thì bỗng từ xa Hùng đang rượt Minh chạy Đang chạy do... người sẽ tốt đẹp hơn nếu có lòng khoan dung 5 Chấp vặt, định kiến sẽ có hại cho quan hệ bạn bè 3 Giảng bài mới ( 37 ) Giới thiệu bài mới (2’) Gv: Cho HS xem tranh, ảnh về gia đình văn hố Gv: Đưa TH ( HS sắm vai theo TH ) “ Một buổi tối, khi cả nhà Lan đang qy quần bên mâm cơm thì bác tổ trưởng dân phố đến Bố mẹ Lan vui vẻ mời bác ngồi, mẹ bảo Lan rót nước mời bác uống Sau một hồi trò chuyện, bác ra về . hoàn cảnh khó khăn của người dân. Biểu hiện là Bác đã đến thăm hỏi, chia sẻ những khó khăn của gia đình đối với nhân dân, chúc tết. Tình cảm của Bác đối với dân là vô bờ bến. Bác luôn là tấm. một Dân tộc Việt Nam là một Dù cho sơng cạn đá mòn Nhân dân Nam Bắc là con một nhà. Đồn kết, đồn kết, đại đồn kết Thành cơng, thành cơng, đại thành cơng. Rút kinh nghịêm: Trang: 17 GV:. sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Dù thời bình hay thời chiến, dù là dân tộc Kinh hay Khơ-me, Tày, Nùng… tất cả mọi người đều đoàn kết yêu

Ngày đăng: 23/05/2015, 08:00

Mục lục

  • BÀI 1: SỐNG GIẢN DỊ

    • I. Mục tiêu bài học:

    • II. Trọng tâm bài giảng:

    • III. Phương pháp giảng dạy:

    • IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

      • Liên hệ thực tế

      • 2. Biểu hiện

        • Sưu tầm ca dao, tục ngữ về lối sống giản dị

        • Chuẩn bị bài 2: Trung Thực

        • Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học

        • III. Hướng dẫn về nhà

        • Hoạt động 2: Tìm hiểu tiêu chuẩn xây dựng gia đình văn hóa

        • Hoạt động 3 : Tìm hiểu về ý nghĩa của việc xây dựng

        • Hoạt động 4: Liên hệ thực tế

        • Hoạt động 6: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học

        • III. Hướng dẫn về nhà

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan