1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào dạy học bài 13 Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa môn Giáo dục công dân 11 ở trường Trung học phổ thông

34 830 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 279 KB

Nội dung

Tên đ ề tài : VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO DẠY HỌC BÀI 13: "CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, VĂN HOÁ” MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 11 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.. C

Trang 1

Tên đ ề tài :

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO DẠY HỌC BÀI 13:

"CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, VĂN HOÁ” MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 11 Ở TRƯỜNG

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.

I ĐẶT VẤN ĐỀ:

Tư tưởng Hồ Chí Minh với nội dung phong phú, liên quan đến nhiều lĩnhvực khoa học xã hội và nhân văn, có ý nghĩa to lớn trong thực tiễn đấu tranhcách mạng, xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng ta đãlựa chọn, khẳng định và lãnh đạo nhân dân kiên trì thực hiện Vì vậy, tư tưởng

Hồ Chí Minh đã trở thành một khoa học, thu hút đông đảo các nhà khoa học,cán bộ các ngành, giáo viên các cấp tìm hiểu, nghiên cứu và vận dụng vào thựctiễn công tác của mình

Cũng như các môn học khoa học và xã hội và nhân văn khác ở trườngTrung học phổ thông, bộ môn Giáo dục công dân cần phải quán triệt tư tưởng

Hồ Chí Minh vào việc dạy học Hơn nữa, do nội dung, chức năng, nhiệm vụ,tính đảng của mình, bộ môn Giáo dục công dân, hơn các môn học khác, cầnphải quán triệt sâu sắc sáng tạo, có hiệu quả tư tưởng Hồ Chí Minh Qua đógiáo dục đạo đức và ý thức công dân cho học sinh có ý nghĩa vô cùng quantrọng

Tuy nhiên, tư tưởng Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh là vô cùng rộng lớn, vìthế không thể ngày một ngày hai có thể học tập và vận dụng được Ngay cảtrong việc áp dụng ở các môn học ở trường phổ thông cũng mới giới thiệu chohọc sinh vài nét khái quát về cuộc đời, sự nghiệp, một số tác phẩm tiêu biểu củaNgười Chưa có tài liệu nào đưa ra vấn đề cụ thể về việc học tập và làm theotấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong trường phổ thông Việc quán triệt tư

Trang 2

tưởng Hồ Chí Minh vào các bộ môn này chỉ thuần tuý là công tác giáo dụcchính trị chung chung, có tính chất tuyên truyền, cổ động mà không có sự hiểubiết khoa học, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào môn học chỉ làm lấy lệ,công thức, không chú trọng đúng mức Do đó không có tác dụng thực tế

Vì vậy, đề tài này tôi dựa trên cơ sở của những tác phẩm nghiên cứu về

Hồ Chí Minh, những nội dung được tuyên truyền trên thông tin đại chúng Cùngvới khả năng của bản thân và thực tế trong việc dạy học Giáo dục công dân

Trong đề tài này tôi chỉ giới hạn: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào dạy

học bài 13: "Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa" môn Giáo dục công dân 11 ở trường Trung học phổ thông

II CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC VÂN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN

Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1- Cơ sở lý luận:

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hộiđược thông qua tại Đại hội lần thứ VII và Văn kiện Đại hội VIII của Đảng cộngsản Việt Nam đã khẳng định “Đảng lấy chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của cách mạng”

Vì vậy tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh chính là sự vận dụng sáng tạo chủnghĩa Mác Lê-nin, là vũ khí tinh thần, là nguồn cổ vũ và sự soi sáng cho nhândân ta trên con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội

Đại hội Đảng lần thứ IX, Đảng ta khẳng định: “Phát triển giáo dục và đàotạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệphoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản

Trang 3

để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” “Tiếp tục nâng caochất lượng giáo dục toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệthống trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hoá, hiện đạihoá, xã hội hoá Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh,sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và tay nghề, đẩy mạnhphong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính quy vàkhông chính quy, thực hiện “giáo dục cho mọi người”, “cả nước trở thành một

xã hội học tập”, thực hiện phương châm “học đi đôi với hành”, giáo dục kết hợpvới lao động sản xuất, nhà trường gắn với xã hội

Tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện trong nội dung bộ môn bộ môn Giáo dụccông dân ở trường Trung học phổ thông góp phần thực hiện Điều 2, chương I,

Luật Giáo dục của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam đã nêu: “Mục tiêu

của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ,thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con ngườiViệt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bịcho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xâydựng và bảo vệ Tổ quốc”

Như vậy, việc giáo dục thế hệ trẻ phải đảm bảo bồi dưỡng cho học sinhmột cách toàn diện về mặt giáo dưỡng (tri thức), giáo dục (tư tưởng, phẩm chất,đạo đức), phát triển (năng lực tư duy và hành động) Để tạo ra những con ngườinhư vậy, nội dung giáo dục, giáo dưỡng phải đảm bảo phù hợp với nhiệm vụcủa đất nước, giữ được bản sắc con người Việt Nam, phù hợp với con người

Trang 4

Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh trở thành tấm gươngsáng, cái đích mà học sinh phải đạt đến Hình tượng của Người trở nên gần gủi,thân thương đối với mỗi học sinh, không phải là điều gì cách biệt, xa xôi, khôngphải là cái gì “thần bí” Học sinh cần học tập và hành động theo tấm gương Bác

Hồ vĩ đại, góp phần tích cực vào việc thực hiện lý tưởng mà Người đã nêu ra

Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là hưởngứng cuộc vận động mà toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang tích cực thamgia

Ở lứa tuổi học sinh Trung học phổ thông, là lứa tuổi đầu thanh niên, giàunhiệt huyết, thích tìm tòi, sáng tạo, thích thử sức, được thể nghiệm những điềumới lạ, trong khi chưa đủ kinh nghiệm sống, vốn hiểu biết của các em chưanhiều, đặt biệt là hiểu biết về đời sống xã hội nên dễ lôi kéo sa vào những hành

vi nguy cơ Do đó việc đưa tư tưởng Hồ Chí Minh đến với học sinh Phổ thôngtrung học là rất cần thiết nhằm tạo ra những con người phát triển toàn diện: cótri thức, lý tưởng, đạo đức, sức khỏe, thẩm mĩ, Tình trạng này càng trở nênquan trọng khi chúng ta biết rằng, ở trường phổ thông chưa thể tiến hành dạymôn học tư tưởng Hồ Chí Minh như bậc Cao đẳng và Đại học Trong khi đó,chỉ có khoảng 20% học sinh sau khi tốt nghiệp Phổ thông trung học là lên tiếpCao đẳng và Đại học Đa số còn lại trở thành những người lao động Do đó, nếuthế hệ trẻ này được trang bị tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ góp phần không nhỏ trongcông cuộc xây dựng đất nước Việt Nam giàu đẹp, văn minh, theo định hướng xãhội chủ nghĩa mà Bác Hồ và Đảng ta lựa chọn

Trong thực tiễn giảng dạy Giáo dục công dân ở trường Trung học phổthông, việc nêu sự kiện thực tế vào bài giảng là điều hết sức cần thiết, vì nộidung của bộ môn có nhiều tri thức trừu tượng, khái quát Tuy nhiên, hiện nayvẫn còn tồn tại nhiều giáo viên trong quá trình giảng dạy đã tách rời giữa líluận và thực tiễn, học sinh chỉ học thuộc lòng lí thuyết mà không biết vận dụngvào thực tiễn cuộc sống Do đó, quá trình vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào

Trang 5

dạy học Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông nhằm khắc phục tìnhtrạng trên; bởi vì, bản thân trong mỗi tư tưởng của Bác đã là sự kết hợp giữa líluận và thực tế, được thể hiện trong các bài nói, bài viết

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào dạy học Giáo dục công dân ởtrường Trung học phổ thông là hiện thực hoá chủ nghĩa Mác - Lênin dưới dạng

cụ thể hoá cho phù hợp với truyền thống lịch sử, bản sắc văn hoá dân tộc đãđược Bác tiếp thu và vận dụng sáng tạo theo phong cách riêng của người Sẽ làsai lầm nếu đồng nhất tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin Do đó,trong quá trình dạy và học Giáo dục công dân, nhiều khi giáo viên chỉ trích dẫncác câu của C Mác, Ph Ăngghen, V.I Lênin mà không chú trọng khai thác, sửdụng tài liệu Hồ Chí Minh

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vàogiảng dạy Giáo dục công dân có ý nghĩa vô cùng quan trọng

III TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VẬN DỤNG VÀO GIẢNG DẠY BÀI 13:

"CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ" MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 11 Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Chính sách giáo dục - đào tạo, chính sách khoa học - công nghệ được coi

là quốc sách hàng đầu; văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội Ba chính sáchnày có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại với nhau, thúc đẩy nhaunhằm xây dựng nguồn lực con người phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội.Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào bài học giúp học sinh hiểu đúng vị trí vàtầm quan trọng của những vấn đề trên theo hướng chính trị chung của sự nghiệpxây dựng CNXH cũng như trong sự nghiệp đổi mới của đất nước ta hiện nay

Trang 6

Cấu trúc của bài gồm ba phần thống nhất theo một lôgich chặt chẽ, mỗiphần tương ứng với một vấn đề Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào từng vấn

đề cụ thể như sau:

1 Chính sách giáo dục và đào tạo:

Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về giáo dục luôn có ý nghĩa

lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam Trong sựnghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đấtnước, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vănminh” ở nước ta, tư tưởng đó của Người càng có ý nghĩa thiết thực

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vừa là thành qủa của sự chắt lọc tinh

tế tinh hoa văn hoá dân tộc và nhân loại, vừa mang đậm hơi thở của cuộc sống

Do vậy, ở Hồ Chí Minh, lý luận giáo dục và thực tiễn giáo dục có sự thống nhấthữu cơ, không tách rời nhau Đúng như Nghị quyết UNESCO đánh giá: “Sựđóng góp quan trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vựcvăn hoá, giáo dục và nghệ thuật là kết tinh của truyền thống hàng ngàn năm củanhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những khátvọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và tiêubiểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”

a Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo:

Trước khi trình bày nhiệm vụ, giáo viên nhấn mạnh tầm quan trọng củagiáo dục và đào tạo trong sự phát triển nguồn lực con người

- Về vai trò và mục đích của giáo dục Theo Hồ Chí Minh, giáo dục cóvai trò hết sức to lớn trong việc cải tạo con người cũ, xây dựng con người mới.Người nói: “Thiện, ác vốn chẳng phải là bản tính cố hữu, phần lớn đều do giáodục mà nên”

Không những thế, giáo dục còn góp phần đắc lực vào công cuộc bảo vệ và xâydựng đất nước Người kêu gọi:

Trang 7

“Quốc dân Việt Nam! Muốn giữ vững nền độc lập, Muốn làm cho dânmạnh nước giàu Mọi người Việt Nam phải có kiến thức mới để có thể thamgia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữquốc ngữ”

“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phảitrồng người Chúng ta phải đào tạo ra những người công dân tốt cho nướcnhà”

“Ở những người tuổi trẻ trong sạch như một tấm lụa trắng Nhuộm xanhthì nó sẽ xanh Nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ Vì vậy sự học tập trong trường có ảnhhưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên tức là tương lai của nước nhà”

“ ngày nay chúng ta phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại chochúng ta Làm sao cho chúng ta kịp các nước khác trên toàn cầu Trong côngcuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong, chờ đợi ở các em rất nhiều Non sôngViệt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châuđược hay không chính là nhờ một phần lớn công học tập của các em”

→ Sử dụng các đoạn trích trên làm rõ: Giáo dục và đào tạo có vai tròquan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực con người Từ nhận thức đúngđắn và cách mạng về giáo dục mà Đảng, Nhà nước ta xác định: Giáo dục và đàotạo là quốc sách hàng đầu và coi đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho sựphát triển

- Nhiệm vụ của giáo dục được Bác Hồ chỉ rõ:

“Thanh toán mù chữ là bước đầu nâng cao trình độ văn hoá Trình độ vănhoá của nhân dân sẽ giúp chúng ta đẩy mạnh công cuộc kinh tế, phát triển dânchủ Nâng cao trình độ văn hoá của nhân dân cũng là một việc làm cần thiết đểxây dựng nước ta thành một nước hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ vàgiàu mạnh”

Vì vậy sau cách mạng tháng Tám thành công nhà nước ta rất coi trọngvấn đề nâng cao dân trí cho nhân dân và đạt được kết quả đáng kể, Bác nói:

Trang 8

“Xúc tiến công tác văn hoá để đào tạo những con người mới và cán bộmới ”

“ phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hoá và chuyên môn nhằm thiếtthực giải quyết các vấn đề cách mạng nước ta đề ra, và trong một thời giankhông xa đạt những đỉnh cao của khoa học - kỹ thuật”

→ Sử dụng các đoạn trích trên để minh hoạ cho nhiệm vụ giáo dục - đàotạo: Đào tạo nhân lực để đáp ứng yêu cầu cấp bách của nước ta hiện nay

Nước ta muốn thoát khỏi tình trạng kém phát triển, muốn hoà nhập đượcvới xu thế phát triển của thế giới, cần phải có nhiều nhân tài , nhiều chuyên giagiỏi trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Hồ Chí Minh đặc biệt quantâm đến việc luyện “tài”, rèn “đức” cho cán bộ Bởi, theo Người, “có tài màkhông có đức, ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụtkét thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xãhội nữa Nếu có đức mà không có tài ví như ông bụt không làm hại gì nhưngcũng không lợi gì cho loài người”

→ Sử dụng đoạn trích trên để giảng dạy nhiệm vụ : Bồi dưỡng nhân tài

b Phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục và đào tạo:

Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc kết hợp các hình thức giáo dục,không tuyệt đối hoá bất cứ một hình thức giáo dục nào Người viết: “Giáo dục

dù trong nhà trường có tốt mấy nhưng thiếu giáo dục trong gia đình và ngoài xãhội thì kết quả cũng không hoàn toàn” Cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh

Trang 9

luôn là tấm gương sáng cho mọi người noi theo Trong cuộc sống, trong việclàm Hồ Chí Minh luôn là người đi đầu Phương pháp làm gương là một biệnpháp hữu hiệu nhất trong việc thống nhất giữa lời nói và việc làm Người dạy:

“Mình phải làm gương, gắng làm gương trong anh em, và khi đi công tác, gắnglàm gương cho dân Làm gương về cả ba mặt: tinh thần, vật chất và văn hoá”

Đối với Hồ Chí Minh, tất cả các phương pháp giáo dục như phương phápđối thoại, phương pháp học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn, phươngpháp làm gương, phương pháp kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội đều nhằm mục đích “nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng”.Người nhấn mạnh: “Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có thínghiệm và thực hành Học với hành phải kết hợp với nhau”

“Cần phát triển kiểu học, kiểu dạy Cần nêu cao tinh thần tự lực cánhsinh, cần kiệm xây dựng nhà trường, thực hiện tốt phương châm nhà trường gắnliền với xã hội, học đi đôi với hành”

“Về học tập và giảng dạy, phải thực hiện tốt phương châm giáo dục kếthợp với lao động sản xuất, cần chú ý tổ chức cho thích hợp với từng lứa tuổi vàsức khoẻ của học sinh Về giảng dạy tránh lối dạy nhồi sọ Chương trình dạyhiện nay còn có nhiều chổ quá nhiều, quá nặng Về học tập, tránh lối học nhưvẹt Ngoài ra cần chú ý tránh nói tiếng nước ngoài quá nhiều”

→ Sử dụng các tư liệu trên trên khi giảng dạy về phương hướng cơ bảnphát triển giáo dục và đào tạo: Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, đổimới nội dung và phương pháp dạy học, cơ cấu tổ chức , cơ chế quản lí, chínhsách đúng đắn; Xã hội hoá giáo dục Trên cơ sở tư tưởng của Bác giáo dục chohọc sinh có cái nhìn đúng đắn về giáo dục hiện nay, đồng thời giúp các em cóphương pháp học tập tốt, có hiệu quả

"Từ tiểu học, trung học cho đến đại học là nơi rèn luyện nhi đồng vàthanh niên"

“Học không bao giờ cùng

Trang 10

Học mãi để tiến bộ mãi

Càng tiến bộ càng thấy phải học thêm”

→ Sử dụng đoạn trích trên làm rõ phương hướng: Mở rộng quy mô giáodục Giáo dục bao gồm sự rèn luyện từ mầm non tiểu học đến đại học, trên đạihọc và học nghề

Tăng cường hợp tác quốc tế, tiếp cận chuẩn mực tiên tiến của thế giới đápứng yêu cầu phát triển nền giáo dục của nước ta có ý nghĩa vô cùng to lớn, Bác

đã nhận định: “Sự đoàn kết quốc tế có một ý nghĩa to lớn đối với chúng tôi.Đúng là trước hết, chúng tôi phải dựa vào sức mình, song chúng tôi còn được sựủng hộ về vật chất và tinh thần của các nước khác”

Nhận thức sâu sắc về vai trò của giáo dục, Hồ Chí Minh đã gắn bó cảcuộc đời mình với việc chăm lo, mở mang và xây dựng một nền giáo dục mới,nền giáo dục xã hội chủ nghĩa - một nền giáo dục mà mọi người đều có cơ hộiphát huy khả năng sáng tạo, mọi người đều được học hành, không phân biệt giaicấp, tuổi tác, trình độ, giới tính

2 Chính sách khoa học và công nghệ:

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến lĩnh vực khoa học vàcông nghệ Người cho rằng khoa học và kỹ thuật có ảnh hưởng rất lớn trong sựnghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước Người khôngngừng chăm lo bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học và kỹ thuật để phục

vụ cho nước nhà Có thể khẳng định, hiểu và đánh giá đúng về vai trò, sứcmạnh của khoa học và công nghệ và biết cách phát huy tối đa sức mạnh đótrong sự nghiệp cách mạng chính là cốt lõi của Tư tưởng Hồ Chí Minh về khoahọc và công nghệ

Khi miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội từ 1954 Người khẳng định:

“Khoa học là tổng kết kinh nghiệm đấu tranh giữa giai cấp bóc lột và giaicấp bị bóc lột, và đấu tranh giữa con người với tự nhiên”

Trang 11

→ Sử dụng tư liệu trên trên khi giảng dạy về khái niệm “khoa học”

a Vai trò và nhiệm vụ của khoa học và công nghệ:

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nước ta vốn là một nước nông nghiệp lạchậu Đó là chỗ bắt đầu đi của chúng ta Đời sống nhân dân chỉ có thể thật dồidào, khi chúng ta dùng máy móc để sản xuất một cách thật rộng rãi: dùng máymóc cả trong công nghiệp và trong nông nghiệp Máy sẽ chắp thêm tay chongười, làm cho sức người tăng lên gấp trăm, nghìn lần và giúp người làm nhữngviệc phi thường Đó là con đường phải đi của chúng ta, con đường côngnghiệp hóa nước nhà”

Nền văn minh công nghiệp ngày nay cần đến con người có trình độ họcvấn cao và chuyên môn hoá sâu để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đạihóa Bác Hồ khẳng định: “Chủ nghĩa xã hội cộng với khoa học chắc chắn sẽđưa loài người đến hạnh phúc vô tận”

→ Sử dụng các tư liệu trên trên khi giảng dạy về vai trò của khoa học vàcông nghệ là động lực thúc đẩy sự nghiệp phát triển đất nước Từ nhận thứcđúng đắn về khoa học và công nghệ mà Đảng, Nhà nước ta xác định: Khoa học

và công nghệ là quốc sách hàng đầu

- Nhiệm vụ của khoa học và công nghệ được Bác Hồ chỉ rõ:

Tại Đại hội lần thứ nhất của Hội nghị phổ biến khoa học, kỹ thuật ViệtNam (18/5/1963) trong bài phát biểu của Bác Hồ, có nhấn mạnh: “Chúng ta đềubiết rằng trình độ khoa học, kỹ thuật của ta hiện nay còn thấp kém Lề lối sảnxuất chưa cải tiến được nhiều Cách thức làm việc còn nặng nhọc Năng suất laođộng còn thấp Phong tục tập quán lạc hậu còn nhiều, ”

Người cho rằng: “Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụsản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao năng suất lao động và không

Trang 12

→ Sử dụng các tư liệu trên trên khi giảng dạy về nhiệm vụ của khoa học

và công nghệ: giải đáp kịp thời những vấn đề lí luận và thực tiễn đặt ra; cungcấp những luận cứ khoa học để Đảng và nhà nước hoạch định đường lối, chủtrương, chính sách; đổi mới nâng cao trình độ công nghệ trong toàn bộ nềnkinh tế quốc dân; nâng cao trình độ quản lí, hiệu quả của hoạt động khoa họccông nghệ

b.Ph ươ ng h ư ớng cơ bản để phát triển khoa học và công nghệ cũng được

Bác đề cặp đến Bác nói:

“ các cô, các chú phải ra sức đem hiểu biết khoa học, kỹ thuật của mình,truyền bá rộng rãi trong nhân dân lao động, để nhân dân đẩy mạnh thi đua sảnxuất nhiều, nhanh, tốt, rẻ Có như vậy nước mới giàu, dân mới mạnh và đờisống nhân dân mới được cải thiện về mọi mặt Đó là nhiệm vụ vẻ vang của các

cô, các chú”

“Trước hết, chúng ta hãy nhắc lại Nghị quyết Đại hội lần thứ III của Đảng,phần nói về khoa học - kỹ thuật Nghị quyết nói: " Đẩy mạnh công tác nghiêncứu, phổ biến khoa học kỹ thuật một cách có trọng điểm, có từng bước vữngchắc, nhằm phục vụ sản xuất, phục vụ dân sinh, phục vụ quốc phòng Ra sứcđào tạo cán bộ khoa học - kỹ thuật và xây dựng cơ sở khoa học cần thiết, kếthợp với phổ biến rộng rãi hiểu biết khoa học - kỹ thuật trong đông đảo quầnchúng, thúc đẩy phong trào thi đua cải tiến kỹ thuật”

Trong bài nói tại Đại hội Công đoàn tỉnh Thanh Hóa lần thứ 6, ngày

19-7-1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định vai trò nền tảng, tầm quan trọng lớncủa nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa đất nước: “Nước ta là một

Trang 13

nước nông nghiệp Muốn phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế nói chung,phải lấy việc phát triển nông nghiệp làm gốc, làm chính Nếu không phát triểnnông nghiệp thì không có cơ sở phát triển công nghiệp vì nông nghiệp cung cấpnguyên liệu, lương thực cho công nghiệp và tiêu thụ hàng hóa của công nghiệp

làm ra”

Về mối quan hệ qua lại giữa công nghiệp và nông nghiệp, Người nhấnmạnh: “Phải cải tạo và phát triển nông nghiệp để tạo điều kiện cho công nghiệphóa nước nhà Phải có một nền nông nghiệp phát triển thì công nghiệp mới cóthể phát triển mạnh” Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nước ta với 80% dân số lànông dân, vấn đề mấu chốt là phải giải quyết tốt vấn đề lương thực, vấn đề nôngnghiệp, nông thôn và nông dân để làm nền tảng phát triển kinh tế theo hướngcông nghiệp hóa, hiện đại hóa

→ Sử dụng tư liệu trên trên khi giảng dạy : Phương hướng cơ bản để pháttriển khoa học và công nghệ của nước ta hiện nay

3 Chính sách văn hoá:

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng vĩ đại, toàn bộ di sản tư tưởng củaNgười là một kho báu văn hóa của dân tộc Việt Nam Trong đó tư tưởng củaNgười về văn hóa chiếm một vị trí hết sức quan trọng

- Khi định nghĩa “văn hoá” là những giá trị vật chất và tinh thần do con

người sáng tạo ra bằng lao động của mình Chúng ta dựa vào tài liệu Hồ ChíMinh:

“Để sống còn, loài người phải sản xuất mới có ăn, có mặc”

“Chúng ta đều biết từ đời xưa đến đời nay, cách sản xuất từ chỗ dùngcành cây, búa đá phát triển dần đến máy móc, sức điện, sức nguyên tử”

“Xã hội có cơm ăn, áo mặc, nhà ở là nhờ có người lao động Xây dựngnên giàu có, tự do, dân chủ cũng là nhờ người lao động ”

→ Giáo viên sử dụng các tư liệu trên để dẫn chứng về giá trị vật chất củavăn hoá

Trang 14

“ Các đồng chí phải là những chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, văn hoá,khoa học - kỹ thuật, phải góp tài, góp sức để cải tiến bộ mặt xã hội của nước ta,làm cho dân ta sản xuất và công tác theo khoa học và đời sống của nhân dân tavăn minh, tức là khoa học, lành mạnh và vui tươi Đó là nhiệm vụ rất nặng nề

mà cũng rất vẽ vang”

→ Sử dụng tư liệu trên làm sáng tỏ giá trị tinh thần của văn hoá là do conngười sáng tạo nên bằng lao động của mình Trên cơ sở đó giáo dục học sinhbiết quí trọng và bảo vệ các thành tựu văn hoá

a Vị trí và nhiệm vụ của văn hóa.

- Văn hoá có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội Bác từng khẳng

“Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội thì phải phát triển kinh tế và văn hoá”

→ Sử dụng tư liệu trên để làm cho nội dung bài giảng về vị trí của vănhoá được sâu hơn

- Việc tiếp thu văn hoá xã hội chủ nghĩa cũng trãi qua cuộc đấu tranh,như Bác chỉ rõ:

“Phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của vănhoá đế quốc Đồng thời phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hoá dântộc, và hấp thụ những cái mới của văn hoá tiến bộ thế giới, để xây dựng một nềnvăn hoá Việt Nam có tính dân tộc, khoa học và đại chúng”

Trang 15

Để xây dựng chủ nghĩa xã hội, theo Người, “trước hết cần có những conngười xã hội chủ nghĩa” Đào tạo con người xã hội chủ nghĩa không có conđường nào khác ngoài giáo dục tri thức khoa học và lý tưởng, đạo đức xã hộichủ nghĩa Đó là nền giáo dục nhằm phát triển con người toàn diện, vừa “hồng”vừa “chuyên” trong thời đại mới

→ Sử dụng hai đoạn trích trên để làm rõ nhiệm vụ của văn hoá:

+ Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

+ Góp phần xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện

b Ph ươ ng h ư ớng cơ bản xây dựng nền v ă n hoá

Bác chỉ rõ: “Cải tạo tư tưởng không phải là khó, nếu quyết tâm là được.Muốn cải tạo tư tưởng thì phải nắm lấy vũ khí của chủ nghĩa Mác - Lênin màtrong xã hội cũ không thể có được ”

“Phải dạy lý luận Mác - Lênin cho mọi người Người biết lý luận màkhông thực hành thì cũng vô ích

Học lý luận không phải để nói mép, nhưng biết lý luận mà không thựchành là lý luận suông, học để áp dụng, để làm việc, làm mà không có lí luận thìkhông khác gì đi mò trong đêm tối, vừa chậm chạp, vừa hay vấp váp Có lý luậnmới hiểu được mọi việc trong xã hội, trong phong trào để chủ trương chođúng”

→ Sử dụng tư liệu trên làm rõ biện pháp hàng đầu để xây dựng văn hoá

là cần làm cho thế giới quan Mác - Lênin và tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minhgiữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần của xã hội

“Về văn hoá miền núi có nhiều tiến bộ nhiều Đồng bào Thái, đồng bàoMèo, đồng bào Tày, đồng bào Nùng đã có chữ viết của mình”

→ Sử dụng tư liệu trên làm rõ phương hướng : Kế thừa, phát huy những

di sản và truyền thống văn hoá của tất cả các dân tộc anh em trong nước

Trang 16

→ Sử dụng tư liệu trên khi giảng phương hướng : Nâng cao hiểu biết vàmức hưởng thụ văn hóa, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hóa của nhân dân.

Với tinh thần học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giúphọc sinh quyết tâm học tập và noi theo tư tưởng văn hóa của Người để từngbước xây dựng được nền văn hóa tiên tiến, bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóadân tộc trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế

Trang 17

IV CÁCH TIẾN HÀNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:

1 Cách tiến hành:

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào dạy học bộ môn Giáo dục công dân

có hiệu quả, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh là một vấn đề quan trọngcủa việc đổi mới phương pháp bộ môn hiện nay Để đạt được kết quả tốt phụthuộc rất nhiều vào tổ chức dạy học bộ môn, có thể tiến hành như sau:

- Trong dạy học bộ môn, tuỳ theo điều kiện cụ thể, trình độ học sinh, giáoviên chọn một hoặc một số câu phù hợp nhất với nội dung bài học, chứ không

Ngày đăng: 23/05/2015, 06:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Tài liệu Giáo dục công dân 11. Nxb Giáo dục, 2006 Khác
2. Sách giáo viên Giáo dục công dân 11. Nxb Giáo dục, 2006 3. Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995 Khác
4. Sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh vào dạy học Giáo dục công dân ở trường Trung học phổ thông. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2002 Khác
4- Luật Giáo dục – NXB Chính trị Quốc gia – Hà Nội – 2005 Khác
5. Các văn kiện đại hội Đảng Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w