1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả phân phối nước ở hệ thống thủy lợi nội đồng (2012-2014)

101 592 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 2,54 MB

Nội dung

i LỜI CẢM ƠN Sau 2 năm học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi học hỏi tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài: ” Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả phân phối nước ở hệ thống thủy lợi nội đồng”. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới PGS. TS Trần Chí Trung – Giám đốc trung tâm PIM-Viện khoa học thủy lợi Việt Nam, PGS.TS Trần Viết Ổn – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Thủy Lợi, các thầy cô giáo trong trường đã đã tận tâm giảng dạy, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Thủy Lợi, Khoa Kỹ thuật tài nguyên nước, Phòng Khoa học công nghệ, phòng Đào tạo Đại học và sau Đại học và các thầy cô giáo trong nhà trường đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học này. Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng, nhưng vì điều kiện thời gian không cho phép, nên chắc chắn khó tránh khỏi những thiếu xót, tác giả rất mong muốn được sự đóng góp ý kiến chân tình của các thầy cô giáo và các cán bộ khoa học đồng nghiệp để luận văn đạt được chất lượng cao. Hà Nội, tháng 6 năm 2014 Tác giả Đỗ Xuân Hoan Học viên: Đỗ Xuân Hoan Lớp cao học: 20Q21 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin trích dẫm trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, tháng 6 năm 2014 Tác giả Đỗ Xuân Hoan Học viên: Đỗ Xuân Hoan Lớp cao học: 20Q21 iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN I LỜI CAM ĐOAN II MỤC LỤC III DANH MỤC BANG BIỂU V MỞ ĐẦU 1 MỞ ĐẦU 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. 1 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI 3 3. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3 CHƯƠNG I TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN PHỐI NƯỚC Ở HỆ THỐNG THỦY LỢI NỘI ĐỒNG 4 1.1 Tổng quan kết quả nghiên cứu về các giải pháp phân phối nước trên thế giới 4 1.1.1 Các kết quả nghiên cứu đánh giá hiệu quả phân phối nước 4 1.1.2 Các kết quả nghiên cứu về các giải pháp phân phối nước 9 1.2 Tổng quan các kết quả nghiên cứu về các giải pháp phân phối nước ở nước ta 10 CHƯƠNG II ĐỀ XUÁT PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÂN PHỐI NƯỚC Ở HỆ THỐNG THỦY LỢI NỘI ĐỒNG 16 2.1 Đề xuất các tiêu chí đánh giá hiệu quả phân phối nước cho hệ thống thủy lợi nội đồng 16 2.1.1 Cơ sở khoa học xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phân phối nước của hệ thống thủy nông 16 2.2 Phương pháp xác định các tiêu chí đánh giá hiệu quả phân phối nước ở hệ thống thủy lợi nội đồng 24 CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ PHÂN PHỐI NƯỚC Ở HỆ THỐNG THỦY LỢI NỘI ĐỒNG 26 3.2 Tính toán nhu cầu tưới 34 3.2.1 Cơ sở khoa học tính toán nhu cầu tưới 34 3.2.2 Tinh toán nhu cầu nước tưới của cây trồng 38 Học viên: Đỗ Xuân Hoan Lớp cao học: 20Q21 iv 3.2.3 Tính toán nhu cầu tưới tại đầu các kênh cấp 3 45 3.3 Xác định lượng cấp thực tế tại đầu các kênh cấp 3 46 3.3.1 Thực nghiệm xác định hệ số lưu lượng cống lấy nước 46 3.3.2 Xác định lượng nước cấp thực tế 49 3.4 Đánh giá thực trạng hiệu quả phân phối nước 49 CHƯƠNG IV ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH PHÂN PHỐI NƯỚC NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÂN PHỐI NƯỚC Ở HỆ THỐNG THỦY LỢI NỘI ĐỒNG 53 4.1 Xây dựng kế hoạch phân phối nước cho hệ thống thuỷ lợi nội đồng 53 4.2 Hiệu quả áp dụng kế hoạch phân phối nước 62 4.3 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phân phối nước ở hệ thống thủy lợi nội đồng 63 4.3.1 Các giải pháp xây dựng kênh nội đồng 63 4.3.2 Giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch phân phối nước 67 KẾT LUÂN VÀ KIẾN NGHỊ 70 1. Kết luận 70 2. Kiến nghị 71 TÀI LIỆU THAM KHẢO 72 Học viên: Đỗ Xuân Hoan Lớp cao học: 20Q21 v DANH MỤC BANG BIỂU Bảng 1.1. Áp dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tưới 6 Bảng 1.2 Kết quả các chỉ tiêu so sánh ở hệ thống Alto Rio Lernma và 2 tiểu khu tưới Cortaza và Salvatierra 8 Bảng 1.3 Kết quả các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phân phối nước của 3 hệ thống thuỷ nông N22A, Ngòi Là và N4B 12 Bảng 1.4. Kết quả các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý ở hệ thống Ngòi Là, Nam Thạch Hãn và Nam Đuống 13 Bảng 1.5 Kết quả các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vận hành, phân phối nước của hệ thống thuỷ nông Nam Thạch Hãn 14 Bảng 3.1 Diện tích và năng suất cây trồng 26 Bảng 3.2.Thống kê cống lấy nước vào kênh cấp 3 khu mẫu N6 29 Bảng 3.3. Thống kê cống lấy nước đầu kênh cấp 3 trên kênh N20 32 Bảng 3.4 Hệ thống mạng lưới trạm khí tượng 38 Bảng 3.5. Đặc trưng khí hậu trạm Đô Lương 39 Bảng 3.6 .Đặc trưng khí hậu trạm Quỳnh Lưu 40 Bảng 3.7. Thông số cây trồng của lúa Đông xuân 41 Bảng 3.8. Thông số cây trồng của Lúa Hè thu 41 Bảng 3.9. Nhu cầu tưới cho vụ Đông xuân ở kênh N6 42 Bảng 3.10 .Nhu cầu tưới vụ Hè thu ở kênh N6 43 Bảng 3.11.Nhu cầu tưới vụ Đông xuân ở kênh N20 43 Bảng 3.11 Nhu cầu tưới vụ Hè thu ở kênh N20 44 Bảng 3.12. Thống kê các dạng cống lấy nước trên kênh N6 và N20 46 Bảng 3.13. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phân phối nước 51 Bảng 4.1. Phân nhóm khu tưới N6 54 Bảng 4.2 Thời gian tưới tính toán cho kênh N6 54 Bảng 4.3 Phân nhóm khu tưới N20 55 Bảng 4.4 Thời gian tưới tính toán cho N20 56 Bảng 4.5 Lịch tưới sau khi đã điều chỉnh của khu tưới N6 57 Bảng 4.6. Lịch tưới sau khi đã điều chỉnh của khu tưới N20 59 Học viên: Đỗ Xuân Hoan Lớp cao học: 20Q21 vi Bảng 4.7 Các chỉ tiêu kiểm nghiệm hiệu quả phân phối nước áp dụng 62 kế hoạch phân phối nước 62 Bảng 4.8 Một số chỉ tiêu lựa chọn vật liệu lát kênh 63 Học viên: Đỗ Xuân Hoan Lớp cao học: 20Q21 vii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 Kết quả đo đạc xác định độ công bằng phân phối nước ở 11 hệ thống thủy lợi La Khê 11 Hình.2.1 Sơ đồ hóa hệ thống thủy lợi và các điểm cần đo đạc thực nghiệm 25 Hình 3.1. Một số hình ảnh hiện trạng tuyến kênh N6 30 Hình 3.2. Một số hình ảnh hiện trạng tuyến kênh N20 34 Hình 3.3 Thực nghiệm xác định hệ số lưu lượng φ 48 Hình 3.4 Đường quan hệ h t /h mc ~ φ cho cống hộp có khẩu diện 1,2x1,8 m 48 Hình 3.5 Đường quan hệ h t /h mc ~ φ cho cống tròn đường kính D=40cm 48 Hình 3.2. Bình quân chỉ số trị lượng cấp nước tương đối theo chiều dài tuyến kênh N6 và N20 50 Hình 3.3. Bình quân chỉ số lượng cấp nước tương đối của các đợt tưới trong vụ Hè thu năm 2012 50 Học viên: Đỗ Xuân Hoan Lớp cao học: 20Q21 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. Phát triển nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế ở nước ta, trong khi đó hệ thống thuỷ lợi có nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc phát triển nông nghiệp. Tổng diện tích tưới của các hệ thống thuỷ lợi ở nước ta khoảng 3,4 triệu ha đất canh tác, tương ứng với khoảng gần 6,85 triệu ha lúa hàng năm. Các hệ thống thuỷ lợi có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. Các hệ thống thủy lợi được nhà nước quan tâm đầu tư qua hàng chục năm đến nay đã tương đối hoàn chỉnh. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là tình trạng xuống cấp, năng lực phục vụ của các hệ thống thủy lợi còn thấp, mới chỉ đạt trung bình trên 70%. Một trong các nguyên nhân quan trọng đó là việc thất thoát nước trong quá trình vận hành khai thác; thiếu phương tiện kiểm soát lượng nước; giải pháp phân phối nước chưa phù hợp; mô hình tổ chức quản lý còn nhiều bất cập. Và đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, việc bố trí kinh phí duy tu bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên cho các hệ thống thủy lợi nói chung, công trình thủy lợi nội đồng nói riêng có xu hướng giảm xuống. Về công tác đo đếm và kiểm soát lượng nước phân phối trên hệ thống kênh tưới chưa được quan tâm, đặc biệt là ở các hệ thống thủy lợi nội đồng. Hầu hết các hệ thống công trình thuỷ lợi ở nước ta đều được xây dựng từ lâu, thiếu các công trình trên kênh. Các công trình trên kênh chủ yếu là các cửa lấy nước, gần như không có công trình đo nước, chỉ có một số công trình điều tiết nước ở trên hệ thống kênh chính và kênh cấp 2, đặc biệt là không có các công trình điều tiết nước ở các cấp kênh nội đồng. Các của lấy nước cũng như các công trình đo nước chủ yếu được xây dựng theo các loại hình truyền thống là sử dụng các cánh cống phẳng để đóng và mở cống, không có chức năng đo đếm và kiểm soát lượng nước phân phối trên hệ thống tưới. Trong những năm gần đây, một số hệ thống thuỷ lợi đã được xây dựng các công trình đo nước và điều tiết nước, chủ yếu là ở một số hệ thống mới được đầu tư nâng Học viên: Đỗ Xuân Hoan Lớp cao học: 20Q21 2 cấp nhờ sự hỗ trợ của các dự án quốc tế. Tuy nhiên ở các dự án này, các công trình đo nước và điều tiết nước mới chỉ áp dụng chủ yếu tại các công trình đầu mối và kênh chính ở các hệ thống thuỷ lợi lớn, chưa được nghiên cứu áp dụng cho các cấp kênh nội đồng. Để có thể nghiên cứu ứng dụng giải pháp điều tiết, phân phối nước hiệu quả cho hệ thống thủy lợi nội đồng thì công tác đo nước và điều tiết nước là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả tưới, đảm bảo tính công bằng trong phân phối nước và sử dụng tiết kiệm nuớc của các hệ thống thuỷ lợi. Trong khi đó, hầu hết các hệ thống công trình thuỷ lợi ở nước ta đều thiếu các công trình đo nước và điều tiết nước, đặc biệt là ở các cấp kênh nội đồng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho các hệ thống thuỷ nông ở nước ta chưa phát huy được hiệu quả kinh tế và sử dụng lãng phí nước. Các cửa lấy nước cũng như các công trình đo nước chủ yếu được xây dựng theo các loại hình truyền thống là sử dụng các cánh cống phẳng kéo lên để lấy nước và đóng lại để không lấy nước, không có chức năng đo đếm và kiểm soát lượng nước phân phối trên hệ thống tưới. Trong những năm gần đây, việc áp dụng các công trình đo nước và điều tiết nước đã được nghiên cứu triển khai ở một số dự án do các tổ chức quốc tế tài trợ. Tuy nhiên, đến nay các công trình đo nước và điều tiết nước chỉ mới được áp dụng cho công trình đầu mối, kênh chính mà chưa áp dụng cho hệ thống thuỷ lợi nội đồng. Quản lý hiệu quả các hệ thống thuỷ lợi góp phần quan trọng cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp. Để tiến tới quản lý khai thác các công trình thuỷ lợi theo hướng hiện đại hoá thì việc nghiên cứu áp dụng các giải pháp điều tiết, phân phối nước sử dụng công trình đo nước, điều tiết nước và qui trình vận hành hệ thống thuỷ lợi nội đồng là cần thiết. Phân phối nước hiệu quả trên hệ thống thuỷ lợi nội đồng là cơ sở thực tiễn quan trọng cho việc thực hiện hợp đồng cung cấp nước giữa Công ty khai thác công trình thuỷ lợi và các tổ chức dùng nước khi thực hiện Nghị định 115 của Chính phủ về miễn giảm thuỷ lợi phí. Kiểm soát tốt lượng nước phân phối là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả quản lý các hệ thống thuỷ lợi, đặc biệt là hiệu quả về tiết kiệm nước và phân phối nước công bằng giữa các hộ dùng nước. Học viên: Đỗ Xuân Hoan Lớp cao học: 20Q21 3 Chính vì vậy, đề tài : “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả phân phối nước ở hệ thống thủy lợi nội đồng” tập trung giải quyết được một phần các vấn đề nêu trên. Việc nghiên cứu đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả phân phối nước ở hệ thống thủy lợi nội đồng có ý ngía khoa học và thực tiễn cao trong việc áp dụng các biện pháp quản lý, vận hành khai thác hiệu quả tài nguyên nước. 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Nghiên cứu đề xuất phương pháp đánh giá hiệu quả phân phối nước và quy trình phân phối nước nâng cao hiệu quả phân phối nước ở hệ thống thủy lợi nội đồng 3. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU * Cách tiếp cận: - Theo quan điểm phân tích nguyên nhân và kết quả để đánh giá hiệu quả phân phối nước - Theo quan điểm phân tích hệ thống trong việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phân phối nước - Theo quan điểm bền vững trong việc đề xuất các giải pháp quản lý, khai thác hiệu quả tài nguyên nước * Phương pháp nghiên cứu: - Áp dụng phần mềm CROPWAT để tính toán nhu cầu nước của cây trồng - Đo đạc thực nghiệm xác định lượng nước cấp ở hệ thống thủy lợi nội đồng - Áp dụng phương pháp thống kê để tính toán xác định các tiêu chí đánh giá hiệu quả phân phối nước - Áp dụng phương pháp kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU − Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống thủy lợi nội đồng. − Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống kênh nội đồng thuộc hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An. 5. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA LUẬN VĂN: − Đề xuất các tiêu chí đánh giá hiệu quả phân phối nước cho hệ thống thủy lợi nội đồng − Đánh giá thực trạng hiệu quả phân phối nước cho 2 tuyến kênh cấp 2 liên xã ở hệ thống Bắc Nghệ An − Đề xuất quy trình phân phối nước nâng cao hiệu quả phân phối nước ở hệ thống thủy lợi nội đồng Học viên: Đỗ Xuân Hoan Lớp cao học: 20Q21 [...]... việc nghiên cứu quy trình phân phối nước khoa học để nâng cao hiêu quả hệ thống thủy lợi là hướng đi có ý nghĩa thực tiễn cao Học viên: Đỗ Xuân Hoan Lớp cao học: 20Q21 16 CHƯƠNG II ĐỀ XUÁT PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ PHÂN PHỐI NƯỚC Ở HỆ THỐNG THỦY LỢI NỘI ĐỒNG 2.1 Đề xuất các tiêu chí đánh giá hiệu quả phân phối nước cho hệ thống thủy lợi nội đồng 2.1.1 Cơ sở khoa học xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu. .. I TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN PHỐI NƯỚC Ở HỆ THỐNG THỦY LỢI NỘI ĐỒNG 1.1 Tổng quan kết quả nghiên cứu về các giải pháp phân phối nước trên thế giới 1.1.1 Các kết quả nghiên cứu đánh giá hiệu quả phân phối nước Hoạt động của các hệ thống thuỷ lợi liên quan đến nhiều yếu khác nhau, như mô hình quản lý, điều kiện khí hậu, các yếu tố xã hội, cho nên nếu chỉ đánh giá hiệu quả hệ thống bằng một chỉ... chỉ tiến hành đo mực nước hàng ngày để tra quan hệ H tr /H mc ~ φ, từ đó xác định lượng nước cấp tại các cửa cống đầu kênh cấp 3 Học viên: Đỗ Xuân Hoan Lớp cao học: 20Q21 26 CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ PHÂN PHỐI NƯỚC Ở HỆ THỐNG THỦY LỢI NỘI ĐỒNG 3.1 Giới thiệu về hệ thống thủy lợi nội đồng nghiên cứu a) Giới thiệu về hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An Hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An nằm trong địa... số hiệu quả phân phối nước càng gần 1 thì độ công bằng phân phối nước của hệ thống càng tốt Trường hợp chỉ tiêu hiệu quả phân phối nước được tính toán cho nhiều khu tưới khác nhau, các giá trị hiệu quả phân phối nước đều giống nhau chứng tỏ sự phân phối nước công bằng trong hệ thống thuỷ lợi Chỉ tiêu so sánh hiệu quả phân phối nước đầu-cuối kênh được đánh giá mức độ công bằng của việc phân phối nước. .. hệ thống theo không gian trong một thời đoạn nào đó Những chỉ tiêu cơ bản xác định hiệu quả tưới bao gồm 4 loại chỉ tiêu sau: Hiệu quả tưới hệ thống = Yêu cầu tưới của cây trồng Tổng lượng nước vào hệ thống Tổng lượng nước vào hệ thống kênh Hiệu quả chuyển nước = Tổng lượng nước vào hệ thống Hiệu quả phân phối nước = Tổng lượng nước cấp vào ruộng Tổng lượng nước vào hệ thống kênh Hiệu quả sử dụng nước. .. thoát nước khỏi kênh thứ i (h) 1.2 Tổng quan các kết quả nghiên cứu về các giải pháp phân phối nước ở nước ta Ở trong nước đã có một số công trình nghiên cứu về xây dựng, kiểm nghiệm hệ thống chỉ tiêu đánh hiệu quả hoạt động của hệ thống thuỷ nông, cũng như hiệu quả quản lý của mô hình tổ chức quản lý Các nghiên cứu cũng đề xuất hệ thống chỉ tiêu đánh giá so sánh hiệu quả giũa các công trình thuỷ lợi. .. giá hiệu quả phân phối nước của hệ thống thủy nông Để đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống thủy nông, các nhà nghiên cứu rất quan tâm tới việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của một hệ thống thuỷ nông Theo Sakthivadivel và cộng sự (1998), hiệu quả tưới cần được đánh giá cho những mục tiêu khác nhau, như là cho mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thuỷ lợi, đánh... đánh giá độ công bằng: Phân phối nước công bằng khác với phân phối nước đồng đều Phân phối nước đồng đều là phân phối lượng nước bằng nhau cho tất cả các kênh, trong khi đó phân phối nước công bằng là phân phối lượng nước đáp ứng nhu cầu dùng nước bằng nhau cho tất cả các kênh ở đầu và cuối hệ thống Chỉ tiêu đánh giá độ công bằng phân phối nước phản ánh độ biến động của lượng nước cấp trong thời gian... được hiệu quả tưới của hệ thống Để đánh giá hiệu quả quản lý thuỷ nông cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá một cách toàn diện, khách quan hiệu quả tưới của công trình thuỷ lợi Hiệu quả hoạt động của các hệ thống thuỷ nông cần được đánh giá một cách chính xác để khẳng định được hiệu quả hoạt động, tìm ra nguyên nhân tồn tại và đề ra các giải pháp khắc phục nâng cao hiệu quả phục vụ của hệ thống. .. phản ánh lượng nước cấp của hệ thống thủy lợi thấp hơn so với lượng nước yêu cầu Học viên: Đỗ Xuân Hoan Lớp cao học: 20Q21 24 2.2 Phương pháp xác định các tiêu chí đánh giá hiệu quả phân phối nước ở hệ thống thủy lợi nội đồng a) Điều tra, thu thập tài liệu Để ứng dụng phương pháp xác xuất thống kê tính toán xác định các tiêu chí đánh giá hiệu quả phân phối nước như đã nêu ở phần trên, các tài liệu sau . thực trạng hiệu quả phân phối nước cho 2 tuyến kênh cấp 2 liên xã ở hệ thống Bắc Nghệ An − Đề xuất quy trình phân phối nước nâng cao hiệu quả phân phối nước ở hệ thống thủy lợi nội đồng Học. PHỐI NƯỚC Ở HỆ THỐNG THỦY LỢI NỘI ĐỒNG 53 4.1 Xây dựng kế hoạch phân phối nước cho hệ thống thuỷ lợi nội đồng 53 4.2 Hiệu quả áp dụng kế hoạch phân phối nước 62 4.3 Đề xuất các giải pháp nâng. thác hiệu quả tài nguyên nước. 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Nghiên cứu đề xuất phương pháp đánh giá hiệu quả phân phối nước và quy trình phân phối nước nâng cao hiệu quả phân phối nước ở hệ thống thủy

Ngày đăng: 23/05/2015, 01:27

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Dương thị Kim Thư (2006) . Nghiên cứu hiệu quả hoạt động của hệ thống thuỷ nông Nam thạch Hãn bằng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả. Luận văn thạc sĩ kỹ thuật tại Trường Đại học Thuỷ lợi Khác
2. Trường Đại học Thủy Lợi (2006). Giá o trình Quy hoạch và thiết kế hệ thống Thủy Lợi Khác
3. Trường Đại học Thủy Lợi (20 08). Nghiên cứu điển hình Quy hoạch hệ thống Thủy Lợi Khác
4. Trường Đại học Thủy Lợi (2009). Giáo trình thủy văn công trình Khác
5. Hội thảo quốc tế vùng Châu Á Thái Bình Dương về nâng cao hiệu quả khai thác công trình thuỷ lợi được tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 5/1994 Khác
6. Tống đức Khang ( 2005). Sổ tay kỹ thuật thuỷ lợi, phần 3: Quản lý khai thác công trình thuỷ lợi. Nhà xuất bản nông nghiệp Khác
2. Bos Marinus G. (1997) Performance indicators for irrigation and drainage. Irrigation and Drainage systems Vol. 11 Khác
3. International water management Istitute (IWMI) (2004). Handbook on implementing a Time-based water distribution Khác
4. Ha H. N., 1979, Requirement of lowland rice in the North delta and diagnostic equations. PhD thesis, Ha Noi, Viet Nam Khác
5. Kloezen W.H. & Garces-Restrepo (1998) Assessing irrigation performance with comparative indicators: the case of Alto Rio lerma irrigation district, Mexico, Report 22, IWMI Khác
6. Le V.C., 2011, Water resources Assessment for the Day river basin (Vietnam) under development and climate change scenarios. Ph.D Thesis, Milan-Italy Khác
7. Latif and Sawar (1994). Proposal for equitable water allocation for rotational irrigation in Pakistan Khác
8. Molden D., Shkthivadivel R., Perry C., Fraiture C. & Kloezen W. (1998) Indicators for comparing of irrigated agricultural systems, Report 20, IWMI Khác
9. Tran chi Trung (2005) Evaluation of alternative irrigation maangement models in Vietnam, PhD dissertation at Asian Institute of Technology (AIT) Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w