Giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch phân phối nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả phân phối nước ở hệ thống thủy lợi nội đồng (2012-2014) (Trang 74 - 77)

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.3.2 Giải pháp tổ chức thực hiện kế hoạch phân phối nước

Để thực hiện kế hoạch phân phối nướcnhư đã đề xuất ở trên thì cần có các các tổ chức quản lýthủy nông quản lý hệ thống thủy lợi nội đồng. Quy trình thực hiện kế hoạch phân phối nước có sự tham gia của cộng đồng được đề xuất như dưới đây.

Bước 1.Tổ chức cuộc họp đánh giá vào cuối vụ sản xuất và xây dựng kế hoạch

Bước 2.Tổ chức họp hội dùng nước để nâng cao nhận thức và sự đồng thuận cho những quyết định quan trọng

Việc tổ chức họp hội dùng nước thường xuyên là rất quan trọng, thường được tổ chức 1 lần trong năm, đối với các HTXDVNN thì đây chính là cuộc họp tổng kết cuối năm. Trongcuộc họp, các thành viên Ban quản trị thông báo kết quả hoạt động của năm qua, lập kế hoạch hoạt động của năm tới bao gồm kế hoạch sản xuất, kế hoạch tưới tiêu và các hoạt động khác. Trong cuộc họp này, những người điều hành nước (Ban quản trị, tổ thủy nông, cán bộ cụm quản lý công trình thủy lợi) và những người sử dụng nước (nông dân) sẽ có cơ hội trao đổi và thống nhất về những vấn đề quan trọng trong vụ/năm tiếp theo, như là kế hoạch canh tác, cơ cấu cây trồng, cơ cấu giống, lịch tưới, các khoản đóng góp.v.v.

Bước 3.Thu thập số liệu về kênh tưới và khảo sát các hộ dùng nước

Để có thể lập một kế hoạch tưới thống nhất và mang lại hiệu quả, tổ chức quản lý cần thu thập tài liệu từ nhiều nguồn tại địa phương và các cơ quan chuyên môn như Trung tâm khí tượng, Trạm khuyến nông, Xí nghiệp QLKT CTTL, Phòng NN&PTNT, HTXDVNN và các tổ chức khác. Các tài liệu cần thu thập:

- Các số liệu cơ bản của hệ thống: bản đồ hệ thống, diện tích, năng suất và sản lượng cây trồng, tổng chiều dài và diện tích phụ trách tưới của các kênh tưới chính trong hệ thống.

- Các tài liệu khí tượng của khu vực.

- Văn bản, tài liệu về cơ chế chính sách của tổ chức quản lý

- Tìm hiểu và đánh giá sự phối hợp trong công tác điều tiết nước giữa công ty QLKT CTTL và các tổ chức thủy nông cơ sở.

- Quy trình vận hành, phân phối nước của hệ thống.

- Phỏng vấn cán bộ quản lý và nhân viên vận hành kênh và các công trình trên kênh nhằm đánh giá công tác quản lý, vận hành hiện tại của hệ thống theo mẫu các câu hỏi được lập sẵn.

- Tổ chức họp tư vấn cộng đồng có sự tham gia của các đơn vị quản lý và người dùng nước để điều tra về tính phù hợp của các cơ chế chính sách, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cộng đồng về chính sách đầu tư, cơ chế quản lý và phân chia lợi nhuận cũng như trách nhiệm của người dân trong vùng hệt hống phụ trách.

Bước 4.Xem xét điều kiện kỹ thuật kênh tưới và chốt lượng nước vào đầu các kênh cấp 3

Tiến hành khảo sát các thông số kỹ thuật của hệ thống thủy lợi như:

- Tình trạng hoạt động của các công trình trên kênh, các thiết bị vận hành - Hiệu suất của các thiết bị và tiêu thụ điện năng

- Hiện trạng tổn thất nước của hệ thống kênh mương

- Đo đạc xác định các thông số kỹ thuật tại các cống đầu kênh cấp II và cấp III trong hệ thống (mực nước, lưu lượng, hệ số lưu lượng, thời gian mở cống, mặt cắt cống, chiều dài kênh, hệ sốtổn thất…)

Bước 5.Tính thời gian phân phối nước cho mỗi kênh (sử dụng số liệu đã thu thập được)

Việc tính thời gian phân phối nước cho mỗi kênh cần được tính toán cụ thể, chi tiết cho từng kênh, nhóm kênh theo phương pháp đã nêu ở trên.

Bước 6.Lập kế hoạch tưới luận phiên, chu kỳ 10 ngày cho các kênh nhánh và hợp tác với các thủy nông viên

- Từ thời gian phân phối nước tính toán cho mỗi kênh, lập lịch tưới luân phiên cho từng đợt tưới 10 ngày

- Tham khảo ý kiến cán bộ quản lý vận hành, thủy nông viên cơ sở để hiệu chỉnh lạilịch tưới phù hợp với thực tế

Bước 7.Thông báo kế hoạch tưới cho nông dân trong khu tưới

Lịch tưới được thông báo rộng rãi cho nông dân trong khu tưới qua loa truyền thanh của xã/hợp tác xã. Lịch tưới cũng được công khai trên bảng tin ngoài đồng và trung tâm họctập cộng đồng (nhà văn hóa) thôn, xã.

Kế hoạch tưới đã thống nhất giữa các bên phải được chấp hành một cách nghiêm túc. Việc theo dõi đánh giá được thực hiện liên tục trong suốt đợt tưới. Trong một số trường hợp bất khả kháng như thiên tai, bão lụt, hạn hán, dịch hại thì người quản lý (tổ thủy nông) có trách nhiệm báo cáo kịp thời lên cấp trên để có hướng xử lý, có thể thay đổi lịch tưới theo thực tế trong trường hợp cần thiết.

Bước 9.Tổ chức cuộc họp đánh giá vào cuối vụ sản xuất và xây dựng kế hoạch tưới vụ tiếp theo.

Cuối mỗi vụ sản xuất, những người quản lý (tổ thủy nông, Ban quản trị HTX, cán bộ quản lý cụm thủy nông) cần tổ chức họp để đánh giá kết quả tưới vụ sản xuất. Các mặt tốt cần được ghi nhận để tiếp tục pháthuy, những mặt chưa được cần thảo luận phương án khắc phục. Cần lưu ý rằng, cuộc họp đánh giá cuối kỳ không phải là cuộc họp tổng kết. Cuộc họp tổng kết (họp hội dùng nước) được tổ chức hàng năm vào thời điểm nông nhàn, chuẩn bị bước vào vụ mới và cuộc họp này có sự tham gia đông đủ của các thành phần bao gồm cả người dùng nước (xã viên HTX); trong khi cuộc họp vào cuối vụ được tổ chức mỗi vụ một lần và sự tham gia của người dùng nước chỉ được khuyến khích, các ý kiến đóng góp của người dùng nước được các thành viên trong tổ thủy nông, Ban quản trị HTX tiếp thu trong suốt vụ và được đưa ra thảo luận trong cuộc họp này.

KẾT LUÂN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả phân phối nước ở hệ thống thủy lợi nội đồng (2012-2014) (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)