Đánh giá thực trạng hiệu quả phân phối nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả phân phối nước ở hệ thống thủy lợi nội đồng (2012-2014) (Trang 56 - 60)

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.4Đánh giá thực trạng hiệu quả phân phối nước

Trên cơ sở kết quả tính toán được nhu cầu tưới và đo đạc thực nghiệm xác định được lượng nước cấp thực tế tại tất cả các cống đầu kênh cấp 3 của 2 tuyến kênh nghiên cứu N6 và N20như trình bầy ở trên đã xác định được giá trị lượng cấp nước

tương đối (Water delivery performance) tại tất cả các cống đầu kênh cấp 3 của 2 tuyến kênh nghiên cứu N6 và N20. Bình quân giá trị lượng cấp nước tương đối của tất cả các cống đầu kênh cấp 3 theo chiều dài tuyến kênh N6 và N20 được thể hiện ở Hình 3.5. và bình quân giá trị lượng cấp nước tương đối của tất cả các cống đầu kênh cấp 3 của 2 tuyến kênh N6 và N20 theo các đợt tưới của vụ Hè thu năm 2012 được thể hiện ở Hình 3.6.

Hình 3.1. Bình quân chỉ số trị lượng cấp nước tương đối theo chiều dài tuyến kênh N6 và N20

Hình 3.2. Bình quân chỉ số lượng cấp nước tương đối của các đợt tưới trong vụ Hè thu năm 2012

Kết quả ở Hình 3.5 cho thấy trong vụ Hè thu năm 2012, giá trị lượng cấp nước tương đối có xu thế giảm dần theo chiều dài các tuyến kênh N6 và N20. Điều này có nghĩa là có sự khác biệt giữa lượng cấp thực tế ở các kênh cấp 3 ở đầu kênh và cuối kênh trên 2 tuyến kênh nghiên cứu. Đối với kênh N20, lượng nước cấp thực tế cho các kênh cấp 3 ở đầu kênh đều vượt nhiều (d>1), trung bình khoảng 1,5 lần so với lượng nước yêu cầu. Trong khi đó lượng cấp nước thực tế ở các keeh cấp 3 ở cuối kênh lại không đáp ứng được yêu cầu dùng nước của cây trồng (d<1), trung bình chỉ đạt 0,8 lần so với lượng nước yêu cầu. Ở kênh N6 cũng có sự khác biệt giữa lượng nước cấp thực tế ở các kênh cấp 3 tại đầu kênh và cuối kênh, tuy nhiên sự khác biệt này là thấp hơn so với kênh N20. Kết quả ở Hình 3.6 trong vụ Hè thu năm 2012 lượng nước cấp thực tế nhìn chung đều nhiều hơn so với lượng nước yêu cầu cho cây trồng ở 2 tuyến kênh nghiên cứu. Ở tuyến kênh N20 có sự biến động tương đối rõ rệt về lượng nước cấp thực tế giữa các đợt tưới. Ở tuyến kênh N6 không có sự biến động nhiều về lượng nước cấp thực tế giữa các đợt tưới cho các tuyến kênh cấp 3, trong hầu hết các đợt tưới lượng nước thực tế chỉ vượt khoảng 1,1 lần so với lượng nước yêu cầu, cá biệt có đợt tưới lượng cấp nước thực tế chỉ vượt cao nhất là 1,4 lần so với lượng nước yêu cầu.

Trên cơ sở xác định được giá trị lượng cấp nước tương đối tại tất cả các cống đầu kênh cấp 3 theo các đợt tưới của 2 tuyến kênh N6 và N20 đã xác định được các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phân phối nước của 2 tuyến kênh nghiên cứu. Kết quả xác định các chỉ tiêu: độ chính xác, độ công bằng và độ tin cậy của 2 tuyến kênh N6 và N20 trong vụ Hè thu 2012 như ở Bảng 3.13

Bảng 3.13. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả phân phối nước

Chỉ tiêu N20 N6

Tính chính xác (a) 2,67 2,80

Độ công bằng (e) 1,53 1,22

Độ tin cậy (r) 0,49 0,31

Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả phân phối nước ở cả 2 khu tưới là không cao. Xét về lượng nước cấp thực tế trong toàn vụ thì các kênh cấp 3 của

cả 2 tuyến kênh đều vượt quá nhu cầu nước của cây trồng, tuy nhiên mức độ vượt không nhiều (a = 1,17 ở kênh N20 và a = 1,15 ở kênh N6). Giá trị chỉ tiêu đánh giá độ công bằng (e = 0,33 ở kênh N20 và e = 0,31 ở kênh N6) cho thấy việc phân phối nước chưa thực sự công bằng giữa các kênh cấp 3 ở đầu kênh và cuối kênh. Thực hiện phân phối nước ở kênh N6 có tốt hơn ở kênh N20 nhưng sự khác biệt là không đáng kể.

Nhìn chung, kết quả xác định các chỉ tiêu đánh giá cho thấy phân phối nước ở tuyến kênh N6 là tốt hơn so với kênh N20. Cả 2 tuyến kênh nghiên cứu là các kênh cấp 2 liên xã nên có sự khác biệt này chủ yếu là do sự khác nhau về mô hình quản lý các kênh liên xã này. Thực hiện phân phối nước ở tuyến kênh N6 tốt hơn ở tuyến kênh N20 là do tuyến kênh N20 do công ty quản lý là mô hình phổ biến ở các hệ thống thủy lợi hiên nay, trong khi đó tuyến kênh N6 do Hợp tác xã dùng nước quản lý theo ranh giới khu tưới, không lệ thuộc vào ranh giới hành chính

Tóm lại, tại cả 2 hệ thống thủy lợi nội đồng N20 và N6, lượng nước cấp cho cây trồng không thiếu về tổng lượng và kịp thời về thời gian nhưng có sự thiếu công bằng giữa các khu tưới cấp 3; nhiều khu tưới được cấp nước vượt quá mức so với nhu cầu nhiều lần, trong khi đó nhiều khu tưới không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết. Nguyên nhân được xác định một phần do kế hoạch dùng nước có hiệu quả thấp, gây lãng phí nước, một phần khác do năng lực phục vụ của công trình thấp, mô hình tổ chức quản lý thủy lợi nội đồng cũng ảnh hưởng đến hiệu quả phân phối nước.

CHƯƠNG IV

ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH PHÂN PHỐI NƯỚC NÂNG CAO HIỆU QUẢ

PHÂN PHỐI NƯỚC Ở HỆ THỐNG THỦY LỢI NỘI ĐỒNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả phân phối nước ở hệ thống thủy lợi nội đồng (2012-2014) (Trang 56 - 60)