SƠ KẾT, TỔNG KẾT CÁC CUỘC VẬN ĐỘNG

6 347 0
SƠ KẾT, TỔNG KẾT CÁC CUỘC VẬN ĐỘNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÒNG GDĐT-CÔNG ĐOÀN GD CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM THÀNH PHỐ TAM KỲ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: /BC-LT Tam Kỳ, ngày tháng 3 năm 2011 (Dự thảo) BÁO CÁO TỔNG KẾT, SƠ KẾT THỰC HIỆN CÁC CUỘC VẬN ĐỘNG TRONG NGÀNH GIÁO DỤC THÀNH PHỐ TAM KỲ Thực hiện công văn liên tịch số 3587/HD-LT ngày 29/11/2010 của Sở GD&ĐT và Công đoàn giáo dục tỉnh Quảng Nam và công văn liên tịch số 61/HD-LT ngày 16/12/2010 của Phòng GD&ĐT và CĐGD thành phố Tam Kỳ về việc hướng dẫn tổng kết và sơ kết các cuộc vận động trong ngành. Phòng GD&ĐT và CĐGD thành phố Tam Kỳ báo cáo kết quả thực hiện các cuộc vận động trong ngành cụ thể như sau: I. Tổng kết cuộc vận động "Dân chủ-Kỷ cương-Tình thương-Trách nhiệm" ` 1. Công tác chỉ đạo, triển khai cuộc vận động : 1.1. Thành lập Ban Chỉ đạo: Từ Công đoàn ngành đến các công đoàn cơ sở đều thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện cuộc vận động này. Ban Chỉ đạo gồm có đầy đủ các thành phần theo quy định. 1.2. Triển khai các văn bản chỉ đạo: Công đoàn đã phối hợp cùng chính quyền triển khai các văn bản chỉ đạo của các cấp có liên quan đến cuộc vận động, trong đó trọng tâm là triển khai Quyết định số 04/BGD&ĐT về việc ban hành quy chế dân chủ cơ sở, Công văn liên tịch số 3012/HDLT về việc Hướng dẫn tổ chức Hội nghị CBCC của Sở GD&ĐT và CĐGD tỉnh Quảng Nam, Kế hoạch số 113/KH-CĐN ngày 28/8/2007 của CĐGD tỉnh và các nội dung hướng dẫn của Phòng GD&ĐT và CĐGD thành phố Tam Kỳ về thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với các cuộc vận động của ngành. 1.3. Trên cơ sở chỉ đạo của các cấp, các đơn vị tiến hành xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện xuyên suốt trong các năm học. 2. Kết quả thực hiện của cuộc vận động từ năm 2005 đến nay: 2.1. Nội dung “dân chủ”: Trong từng năm học việc tổ chức Hội nghị CB-CC được Công đoàn phối hợp cùng Chính quyền có kế hoạch hướng dẫn các đơn vị, các tổ chuyên môn phối hợp cùng tổ Công đoàn tổ chức hội nghị để xây dựng kế hoạch hoạt động của đơn vị, thống nhất các chỉ tiêu và biện pháp thực hiện theo kế hoạch nhiệm vụ của từng năm học và tham gia góp ý vào kế hoạch hoạt động của nhà trường, của ngành. Hội nghị CB-CC hàng năm được tổ chức công khai, dân chủ đúng quy định. Qua hội nghị tập thể đã trao đổi, thảo luận nhằm thống nhất các chỉ tiêu, biện pháp thực hiện. Ban Thanh tra nhân dân trường học thực hiện đúng chức năng giám sát, kiểm tra dưới sự chỉ đạo của BCH Công đoàn. Hằng năm Ban Thanh tra nhân dân thực hiện nhiệm vụ thanh tra giám sát đồng cấp nhằm giúp lãnh đạo nhà trường đánh giá việc thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học, giải quyết khiếu nại tố cáo cũng như thanh tra việc thu, chi tài chính theo quy định của nhà nước. Nhìn chung việc tổ chức hội nghị CBCC hàng năm đi vào nề nếp đảm bảo quy trình, dân chủ và có chất lượng, quy chế dân chủ cơ sở được xây dựng và triển khai với tinh thần "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". 2.2. Nội dung “kỷ cương”: - Cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; các văn bản chuyên môn của ngành cũng được triển khai kịp thời đến các đơn vị trường học và thực hiện đồng bộ trong toàn ngành. - Cuộc vận động "Hai không" được phát động và triển khai phối hợp lồng ghép với các cuộc vận động khác đã góp phần xây dựng đội ngũ nhà giáo có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, số CB-GV đạt chuẩn và trên chuẩn ngày càng tăng, cụ thể: Mầm non 72,2%, Tiểu học 85,1%, THCS 51,4%. - Dưới sự quản lý, chỉ đạo của Phòng GD&ĐT, các đơn vị trường học đã thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ năm học hằng năm. Nhiều nhiều đơn vị, tập thể, cá nhân được tặng thưởng các danh hiệu bậc cao như Huân chương Lao động hạng nhì, Huân chương Lao động hạng ba; Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh tặng Cờ thi đua xuất sắc và Bằng khen; Sở GD&ĐT Giấy khen, 2.3. Nội dung “tình thương”: - Mối quan hệ đồng chí, đồng nghiệp ngày càng thân thiện hơn. Các tổ chuyên môn, tổ công đoàn thực sự là tổ ấm tình thương của các thầy cô giáo; việc thăm hỏi động viên nhau trong những lúc khó khăn hoạn nạn, lúc ốm đau tang chế đã thực sự là nguồn động viên giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ. - Các phong trào vận động giúp đỡ đồng bào các vùng bị thiên tai bão lụt, giúp đỡ các thầy cô giáo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, giúp đỡ những em học sinh nghèo vượt khó đã làm cho mối quan hệ của các thầy cô giáo với nhân dân, phụ huynh, đồng nghiệp, học sinh thêm phong phú và sâu sắc hơn. Trong 5 năm qua toàn ngành đã vận động CB-GV-NV đóng góp các nguồn quỹ như Quỹ trợ tang, Quỹ ủng hộ vì người nghèo, Quỹ bảo trợ trẻ em, Quỹ đền ơn đáp nghĩa, Quỹ vì đồng nghiệp, Quỹ áo ấm miền núi, ủng hộ đồng bào bị bão lụt, ủng hộ cựu giáo chức nghèo, ủng hộ trẻ em mù, với tổng số tiền trên 800 triệu đồng. Đặc biệt, có nhiều trường xây dựng và duy trì liên tục phong trào giúp đỡ học sinh nghèo có hiệu quả cao như: Vận động quyên góp giúp đỡ trẻ mầm non nghèo khó của trường MN Sơn Ca, phong trào “Cây mùa xuân nhân ái” của trường TH Trần Quốc Toản, Kim Đồng, Nguyễn Văn Trỗi, “Heo đất giúp bạn đến trường” của trường TH Lê Văn Tám, Hùng Vương, Trần Quý Cáp, phong trào “Tiếp sức đến trường” của trường THCS Lý Tự Trọng, “Chiếc áo mùa xuân tình bạn” của trường THCS Lê Hồng Phong, 2.4. Nội dung “trách nhiệm”: Thông qua các cuộc vận động, thường xuyên quán triệt đội ngũ CB-GV-NV trong toàn ngành không ngừng nâng cao trách nhiệm trong các hoạt động giáo dục. Trách nhiệm đó được thể hiện ở lòng tự trọng giữ gìn uy tín nghề giáo; thực hiện tốt nhiệm vụ của bản thân đối với nhà trường. Nhiều thầy cô giáo đã vượt lên những khó khăn của bản thân, của gia đình để bám trường bám lớp, hoàn thành trách nhiệm của nhà giáo. - Nhiều thầy cô giáo ngày đêm miệt mài trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu, đến tận gia đình động viên học sinh đi học. Chính vì vậy mà trong những năm qua chất lượng bồi dưỡng hoc sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu ở các đơn vị có tăng lên rõ rệt, tỉ lệ học sinh bỏ học giảm đáng kể. Qua thực hiện cuộc vận động “Dân chủ-Kỷ cương-Tình thương-Trách nhiệm” đã xuất hiện nhiều tập thể tiêu biểu như MN Sơn Ca, MG Hoa Mai, MG Tuổi Thơ, TH Hùng Vương, TH Trần Quý Cáp, THCS Nguyễn Huệ, THCS Lê Lợi, v.v ; và các cá nhân tiêu biểu như cô Lê Thị Thanh Tâm (nguyên HT trường MN Sơn Ca), cô Đỗ Thị Mỹ Nữ (HT trường MG Hoa Mai), cô Lê Thị Bích Hạnh (GV trường MG Mầm Non), cô Đỗ Thị Tú (GV trường TH Trần Quý Cáp), cô Hồ Thị Bích Hường (HT trường TH Hùng Vương), thầy Lê Văn Thành (HT trường THCS Lê Lợi), 2.5. Những hạn chế và nguyên nhân: - Bên cạnh các kết quả đạt được nêu trên, vẫn còn một số hạn chế như một vài CB-GV-NV làm việc chưa đạt hiệu quả cao; quy chế dân chủ cơ sở ở một số đơn vị chưa được thực hiện một cách đầy đủ; một số học sinh chưa chấp hành tốt nội qui nhà trường, Nguyên nhân chủ yếu là do nhận thức của một vài giáo viên, nhân viên còn hạn chế công tác tuyên truyền, giáo dục ở một số đơn vị chưa thường xuyên. 2.6. Bài học kinh nghiệm: - Bài học kinh nghiệm về tổ chức chỉ đạo: Tiếp tục quán triệt nội dung, yêu cầu của cuộc vận động "Dân chủ-Kỷ cương-Tình thương-Trách nhiệm" một cách sâu rộng hơn, thường xuyên hơn, gắn liền với công tác thanh kiểm tra của các cấp, đặc biệt là kết hợp với việc tổ chức cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" . - Bài học kinh nghiệm về nhân điển hình tiên tiến: Việc tuyên dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến cần kịp thời hơn và bằng nhiều hình thức lôi cuốn hơn. 3. Phương hướng: - Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động "Dân chủ-Kỷ cương-Tình thương-Trách nhiệm" kết hợp với việc tổ chức cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" gắn với cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và các cuộc vân động của ngành. - Tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường; coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của các đơn vị, các mỗi CB-GV-NV trong toàn ngành. - Tiếp tục tuyên truyền vận động trong đội ngũ, nâng cao nhận thức trong CB- GV-NV để mỗi giáo viên thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. II. Sơ kết cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" gắn với cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" 1. Công tác chỉ đạo, triển khai cuộc vận động: - Từ Công đoàn ngành đến các công đoàn cơ sở đã thành lập Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện cuộc vận động"Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" với đầy đủ các thành phần theo quy định. Ban Chỉ đạo tiến hành quán triệt các văn bản chỉ đạo, các công văn hướng dẫn thực hiện cuộc vận động của cấp trên, cụ thể: + Chỉ thị 06-CT/TW ngày 7/11/ 2006 của Bộ Chính trị TW Đảng về việc phát động cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". + Nghị quyết số 442/NQ-CĐN về việc phát động cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" của CĐGD Việt Nam. + Chỉ thị số 47/2008/CT-BGDĐT ngày 13/8/2008 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc xác định tổ chức thực hiện cuộc vận động là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và tiêu chí thi đua của ngành. + Kế hoạch liên tịch số 285/KH-BGDĐT- CĐGDVN ngày 05/05/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và Chủ tịch CĐGD Việt Nam về tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả cuộc vận động. + Hướng dẫn số 54/HD-CĐN, của CĐGD Việt Nam ngày 21/01/2010 về việc đánh giá kết quả thực hiện cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" trong đội ngũ nhà giáo và lao động ở tất cả các cấp học, bậc học. + Kế hoạch liên tịch số 2852 /KH- LT ngày 8/9/2008 của Sở GD&ĐT và Công đoàn giáo dục Tỉnh về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo". + Các văn bản chỉ đạo của thực hiện cuộc vận động của Phòng GD&ĐT và CĐGD thành phố Tam Kỳ. 2. Kết quả thực hiện cuộc vận động từ tháng 11/2007 đến nay 2.1. Công tác tuyên truyền, hội thảo: - Số lượng các đợt tổ chức tuyên truyền: 240 lần (thông qua hội nghị CBCC đầu năm học và kết thúc năm học). - Số lượng người tham gia: hơn 1250 người (CB-GV-NV). - Tổ chức thi kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: 160 lần (do các đơn vị trường học, Phòng GD&ĐT và CĐGD thành phố tổ chức). - Khẩu hiệu hành động "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" . - Các hình thức khác: + Phòng GD&ĐT và CĐGD thành phố phối hợp tổ chức Cuộc thi sáng tác với chủ đề “Nhà giáo Tam Kỳ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc thi được CBGVNV toàn ngành tích cực hưởng ứng. Trên cơ sở đó tổ chức buổi tọa đàm với một số nhà giáo tiêu biểu của cuộc vận động này. Ngoài ra còn có nhiều thầy cô giáo được Đảng bộ địa phương giới thiệu tham dự “Hội thi Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Thành ủy Tam Kỳ tổ chức và đạt nhiều giải thưởng. Toàn ngành tham gia cuộc thi viết về « Gương mặt nhà trường, gương sáng nhà giáo », trên cơ sở đó tuyển chọn những bài dự thi xuất sắc dự thi cấp tỉnh do Sở GD&ĐT và CĐGD tỉnh tổ chức. 2.2. Kết quả: Trong 3 năm qua toàn ngành đã triển khai nội dung cuộc vận động này vào nhiệm vụ năm học của nhà trường, kế hoạch hành động của công đoàn; có nhận xét đánh giá trong các báo cáo sơ, tổng kết của đơn vị nhằm rút kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện. - Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của nhà trường được các đơn vị coi trọng. Ngành Giáo dục đã tham mưu với lãnh đạo UBND thành phố ban hành Đề án “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học”. Trên cơ sở đó các đơn vị không ngừng tăng cường thiết bị máy vi tính, máy chiếu, phòng dạy Tin, nối mạng Internet, lập trang Website của trường, Đến nay các CB-GV-NV đã sử dụng công nghệ thông tin trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Nhìn chung qua 3 năm thực hiện cuộc vận động, chất lượng đội ngũ CB-GV- NV không ngừng được nâng lên. Phong trào viết và áp dụng SKKN, các cuộc hội thi, giao lưu trong GV và trong HS được đẩy mạnh; 100% CB-GV-NV viết thu hoạch về việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Qua thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh » đã xuất hiện nhiều tập thể tiêu biểu như trường MG Vành Khuyên, MN 24/3, TH Minh Khai, TH Kim Đồng, TH Nguyễn Văn Trỗi, TH Lê Thị Hồng Gấm, THCS Nguyễn Du, v.v ; và các cá nhân tiêu biểu như cô Trần Thị Bích Vân (HT trường MG Vành Khuyên), cô Lê Thị Thúy Dưỡng (HT trường MN Sơn Ca), cô Phan Thị Tuấn ( GV trường TH Nguyễn Thị Minh Khai), thầy Nguyễn Văn Dư (GV trường TH Kim Đồng), cô Lê Thị Ngọc Cúc (nguyên PHT trường TH Nguyễn Văn Trỗi), cô Phan Thị Hoàng Nương (GV trường THCS Nguyễn Du), cô Bùi Thị Hòa (GV trường TH Trần Quốc Toản), cô La Thị Vang (PHT trường TH Lê Thị Hồng Gấm), cô Trương Thị Kim Nhật (GV trường THCS Lý Tự Trọng), cô Nguyễn Thị Xuân Khuê (GV trường THCS Nguyễn Huệ), v.v 2.3. Những hạn chế và nguyên nhân: Tuy đạt được nhiều kết quả như vậy nhưng vẫn còn có một số tồn tại trong quá trình thực hiện cuộc vận động này. Nhiệm vụ « làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh » chưa trở thành nề nếp, thói quen của một bộ phận CB-GV-NV; nhiều đơn vị chưa thiết lập "Kỷ yếu sáng kiến kinh nghiệm" và "Sổ tay tự học". Nguyên nhân chủ yếu là do: - Công tác tuyên truyền chưa thường xuyên. - Trong công tác, một vài CB-GV-NV nỗ lực phấn đấu vươn lên chưa cao. 2.4. Bài học kinh nghiệm: - Bài học kinh nghiệm về tổ chức chỉ đạo: Tổ chức thực hiện các cuộc vận động đạt kết quả như vậy trước hết là nhờ có sự lãnh đạo toàn diện của Chi bộ Đảng trong nhà trường, sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường; Lãnh đạo nhà trường đã đề ra kế hoạch và tổ chức thực hiện có hiệu quả. - Bài học kinh nghiệm: Các điển hình tiên tiến của các đơn vị thực sự là những người có nhiều đóng góp to lớn cho đơn vị, cho toàn ngành, được tập thể tin yêu và kính trọng, xứng đáng là tấm gương để mọi người học tập. Từng đơn vị có kế hoạch giới thiệu, nhân rộng những con người đó để tạo nên một lực lượng nhà giáo có năng lực và phẩm chất tốt. 3. Phương hướng và kiến nghị, đề xuất - Tiếp tục vận động và tổ chức đẩy mạnh thực hiện các cuộc vận động trong các năm học đến, tổ chức sơ tổng kết rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn nữa các cuộc vận động. - Tiếp tục cải tiến công tác quản lý trong việc xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch. - Phát huy vai trò của các điển hình tiên tiến, xem đây là những tấm gương sáng để học tập, rút kinh nghiệm. III. Sơ kết cuộc vận động « Vì giáo dục miền núi và công tác xã hội từ thiện ». 1. Cuộc vận động "Vì giáo dục miền núi" từ năm 2007 đến năm 2010 1.1. Đánh giá việc tổ chức chỉ đạo và thực hiện cuộc vận động "Vì giáo dục miền núi" của đơn vị: - Công tác chỉ đạo: Thực hiện chỉ đạo của Công đoàn giáo dục tỉnh, BTV Công đoàn Giáo dục thành phố chỉ đạo các Công đoàn cơ sở tổ chức tuyên truyền và vận động CB-GV-NV nhà trường hưởng ứng tích cực cuộc vận động: "Vì giáo dục miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn", cuộc vận động hỗ trợ điều kiện "Ba đủ" cho học sinh và giáo viên vượt khó, tham gia công tác giao lưu, kết nghĩa giúp đỡ, hỗ trợ các đơn vị miền núi,… - Kết quả cụ thể: Tổng số tiền vận động đóng góp đạt trên 86 triệu đồng (có phụ lục đính kèm). 2. Công tác xã hội, từ thiện: Toàn ngành tích cực tham gia xây dựng Quỹ "Vì đồng nghiệp" , “Qũy trợ tang”, “Quỹ mái ấm công đoàn”, ủng hộ đồng bào khắc phục bão lũ và một số hoạt động từ thiện khác. - Kết quả cụ thể: Tổng số tiền vận động đóng góp đạt trên 514 triệu đồng (phụ lục đính kèm). Qua thực hiện cuộc vận động «Vì giáo dục miền núi và công tác xã hội từ thiện» đã có nhiều tập thể tiêu biểu như trường MG Tam Thanh, TH Ngô Quyền, TH Trần Quốc Toản, THCS Nguyễn Khuyến, v.v…; cùng nhiều cá nhân tiêu biểu như cô Nguyễn Thị Nữ (GV trường MG Tam Thanh), thầy Trần Văn Tuệ (HT trường TH Nguyễn Thị Minh Khai), cô Bùi Thị Diễm (PHT trường TH Nguyễn Văn Trỗi), cô Trịnh Thị Xuân Trâm (nguyên GV trường TH Trần Quốc Toản), cô Nguyễn Thị Ánh Tuyết (TPT trường TH Kim Đồng), thầy Trịnh Tấn Quảng (GV trường THCS Nguyễn Huệ), cô Võ Thị Thu (GV trường THCS Nguyễn Khuyến), cô Trần Thị Thanh Thúy (nguyên TPT trường THCS Chu Văn An), v.v… Trên đây là báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện cuộc vận động “Dân chủ-Kỷ cương-Tình thương-Trách nhiệm”, sơ kết cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, sơ kết cuộc vận động “Vì giáo dục miền núi và công tác xã hội, từ thiện” và phương hướng thực hiện các cuộc vận động trên trong thời gian đến của ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Tam Kỳ. Q. TRƯỞNG PHÒNG TM. BAN THƯỜNG VỤ CHỦ TỊCH . dẫn tổng kết và sơ kết các cuộc vận động trong ngành. Phòng GD&ĐT và CĐGD thành phố Tam Kỳ báo cáo kết quả thực hiện các cuộc vận động trong ngành cụ thể như sau: I. Tổng kết cuộc vận động. đề xuất - Tiếp tục vận động và tổ chức đẩy mạnh thực hiện các cuộc vận động trong các năm học đến, tổ chức sơ tổng kết rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn nữa các cuộc vận động. - Tiếp tục cải. là báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện cuộc vận động “Dân chủ-Kỷ cương-Tình thương-Trách nhiệm”, sơ kết cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động “Mỗi

Ngày đăng: 21/05/2015, 16:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan