1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá ảnh hưởng của thiếu hụt dinh dưỡng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây trồng trên đất cát vùng Duyên hải Nam Trung bộ của Việt Nam

14 523 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 541 KB

Nội dung

Đánh giá ảnh hưởng của thiếu hụt dinh dưỡng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây trồng trên đất cát vùng Duyên hải Nam Trung bộ của Việt Nam Diagnosing multiple nutrient deficiencies that limit crop growth and yield on sands in south-central coastal Vietnam Hoàng Minh Tâm 1 , Đỗ Thành Nhân 1 , Surender Mann 2 , Richard Bell 2 , Hoàng Thị Thái Hòa 3 , Phạm Vũ Bảo 1 , Nguyễn Thái Thịnh 1 và Lê Đình Quả 1 Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ 2 Murdoch University, Murdoch WA 6150 3 Trường Đại học Nông lâm Huế Thông tin chung Tên dự án: “Các hệ thống trồng trọt và chăn nuôi bền vững và mang lại lợi nhuận cho vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ Việt Nam” hợp tác với ACIAR (Úc). Mã số SMCN/2007/109/2 Thời gian thực hiện từ 2009 và kết thúc 2013. Chủ nhiệm dự án: TS. Hoàng Minh Tâm Đơn vị thực hiện: Viện KHKT Nông nghiệp DHNTB Summary In sea sandy soil in South-Central Coastal Vietnam, when not applying Potassium, the peanut yield decreased from 14.93 - 35.23% and in the absence of S, the yield desreased from 12.71 - 23.60%. In white sandy soil and gray sandy soil in Binh Dinh, when not complementing Cu, the peanut yield reduced by từ 14.04 – 33.92% andin the deficiency of B, the yield decreased from 21.92 - 33.92%. In red sandy soil and yellow sandy soil in Ninh Thuan, when not applying N or P, the peanut yield decreased from 11.71 – 24.89%. Additionally, in yellow sandy soil, it needs to be complemented B and Zn. The agencies and authorities in Binh Dinh province need to have recommendations for farmers planting peanut that they should pay more attention in applying elements: K, S, Cu and B; for farmers cultivating mango, besides applying manure and NPK fertilizer, they also need to comlplement nitrogen, potassium fertilizer and spray micro fertilizer on the leave. The agencies and authorities in Binh Dinh province need to have recommendations for farmers planting peanut in sandy soil that besides applying fertilizers which contain nitrogen, phosphorus and potassium, they should apply fertilizers which contain S; for Ninh Phuoc, it need to be added both Zn and B. 1. Đặt vấn đề Vùng Duyên hải Nam Trung bộ có chiều dài bờ biển khoảng 800km, lượng mưa hàng năm khoảng 2000mm nhưng tập chung theo mùa, phía tây là cao nguyên, hệ thống các con sông ngắn và được bắt nguồn từ các khu vực có cấu tạo bởi các đá mẹ khó phong hóa (granit, riolit, cát kết…). Do đó, diện tích đất cát được hình thành trong khu vực lên đến 214,27 nghìn ha (Viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp, năm 2005) và phong phú về chủng loại. 1 Đất cát vùng Duyên hải Nam Trung bộ cơ bản là đất cát biển; đất cát biển có tính chất vật lý đặc biệt là rất nhẹ và đặc điểm nông hóa học của đất là rất nghèo mùn, rất nghèo lân, đạm không nghèo lắm và kali thuộc loại trung bình (Phan Liêu, 1981). Để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và từng bước cải tạo nhóm đất cát cho vùng Duyên hải Nam Trung bộ thì việc đánh giá khả năng cũng cấp dinh dưỡng của đất cát cho cây trồng là mục hàng đầu cần đặt ra. Những năm gần đây, một số công trình khoa học nghiên cứu trên đất cát đã được triển khai và mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chỉ tập chung vào việc khai thác và sử dụng đất cát để nâng cao sản lượng cây trồng và lợi nhuận cho nhà sản xuất do đó các khuyến cáo về bổ sung dinh dưỡng mới chỉ tập trung vào các loại phân bón có chứa N, P, K cho một số cây trồng chính. Đất cát biển (Arenosols) là một trong những nhóm đất rất nghèo mùn nên khả năng giữ phân bón rất hạn chế, do đó độ phì nhiêu của đất cát biển thường rất thấp. Tuy nhiên, dù là đất nghèo nhất cũng chứa một số lượng dinh dưỡng cần cho cây đủ đạt một năng suất nhất định (Đỗ Ánh, 2008). Đồng thời, định luật tối thiểu của Liebig (1843) cũng cho rằng “Năng suất cây trồng tỷ lệ với nguyên tố phân bón có tỷ lệ thấp nhất so với yêu cầu của cây trồng”. Do vậy để canh tác trên đất cát có hiệu quả thì việc xác định khả năng cung cấp từng nguyên tố dinh dưỡng của từng loại đất cát khác nhau là cần thiết. Lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp ngắn ngày và có giá trị kinh tế cao, phổ thích nghi rộng, phù hợp trên đất có thành phần cơ giới nhẹ. Là một trong số những cây trồng ngắn ngày mang lại hiệu quả kinh tế cao tại vùng Duyên hải Nam Trung bộ. Tuy nhiên, tại vùng Duyên hải Nam Trung bộ thời gian qua các nghiên cứu đối với cây lạc mới chỉ dừng lại ở giống và biện pháp canh tác, dinh dưỡng đa lượng; các nghiên cứu cơ bản về dinh dưỡng cho cây trồng nói chung và cho cây lạc nói riêng mà đặc biệt là trên đất cát ít được quan tâm. Do vậy, bên cạnh việc đánh giá khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất cát thì việc nghiên cứu ảnh hưởng của chúng đối với sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định được khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất cát và những hạn chế dinh dưỡng đối với cây lạc trên một loại đất cát khác nhau vùng Duyên hải Nam Trung bộ. 2. Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu nghiên cứu 1- Nghiên cứu ảnh hưởng của sự thiếu hụt dinh dưỡng đối với cây lạc Cây trồng: giống lạc LDH 01 Phân bón: Urê, NaH 2 PO 4 , Kali Clorua, CaSO 4 , CaO, CuSO 4 , (NH 4 ) 6 Mo 7 O 24 .4H 2 O, ZnSO 4 , H 3 BO 3 2- Đánh giá nhanh khả năng cung cấp dinh dưỡng trên đất cát Cây trồng: cây ngô Phân bón: Ca(NO 3 ) 2 .4H 2 O, KNO 3 , NH 4 H 2 PO 4 , MgSO 4 .7H 2 O, KCl, KH 2 PO 4 , CaCl 2 .6H 2 O, NH 4 NO 3 , NH 4 Cl, Fe sequestrene, MnCl 2 .4H 2 O, ZnCl 2 , CuCl 2 , H 3 BO 3 , (NH 4 ) 6 Mo 7 O 24 .4H 2 O 2.2. Nội dung nghiên cứu 2.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của sự thiếu hụt dinh dưỡng đối với cây lạc Các công thức thí nghiệm: 2 CT1: N + P + K + S + Cu + Zn + B + Mo + CaO; CT2: P + K + S + Cu + Zn + B + Mo + CaO; CT3: N + K + S + Cu + Zn + B + Mo + CaO; CT4: N + P + S + Cu + Zn + B + Mo + CaO; CT5: N + P + K + Cu + Zn + B + Mo + CaO; CT6: N + P + K + S + Zn + B+ Mo + CaO; CT7: N + P + K + S + Cu + B+ Mo + CaO; CT8: N + P + K + S + Cu + Zn + Mo + CaO; CT9: N + P + K + S + Cu + Zn + B + CaO; 2.1.2. Đánh giá nhanh khả năng cung cấp dinh dưỡng trên đất cát Các công thức thí nghiệm: CT1: Đầy đủ các chất dinh dưỡng CT2: Đầy đủ các chất dinh dưỡng - P CT3: Đầy đủ các chất dinh dưỡng - K CT4: Đầy đủ các chất dinh dưỡng - S CT5: Đầy đủ các chất dinh dưỡng - Cu CT6: Đầy đủ các chất dinh dưỡng - B CT7: Đầy đủ các chất dinh dưỡng - (Zn + Mo) 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 1- Thí nghiệm ảnh hưởng của sự thiếu hụt dinh dưỡng đối với cây lạc Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn với 4 lần nhắc lại và diện tích mỗi ô thí nghiệm là 15m 2 . 2- Thí nghiệm đánh giá nhanh khả năng cung cấp dinh dưỡng trên đất cát - Thí nghiệm chậu đôi được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn với 3 lần nhắc lại. 2.2.2. Liều lượng và các dạng phân bón sử dụng cho các thí nghiệm 1- Thí nghiệm ảnh hưởng của sự thiếu hụt dinh dưỡng đối với cây lạc Bảng 1. Liều lượng và dạng phân bón sử dụng Loại phân Dạng nguyên chất Dạng sử dụng N 30kg N 65,22 Kg Urê P 90kg P 2 O 5 152,14kg NaH 2 PO 4 K 60kg K 2 O 95kg KCl S 20kg S 84,9kg CaSO 4 Ca 357,5330kg Ca 500kg CaO Cu 2,39kg Cu 6kg CuSO 4 Mo 0,5434kg Mo 1kg (NH 4 ) 6 Mo 7 O 24 .4H 2 O Zn 4,05kg Zn 10kg ZnSO 4 B 0,25kg B 1,43kg H 3 BO 3 2- Thí nghiệm đánh giá nhanh khả năng cung cấp dinh dưỡng Bảng 2. Các loại hóa chất và nồng độ dung dịch dinh dưỡng ở các công thức 3 Hóa chất Hàm lượng Nồng độ +All -P -K -S -Cu -B -( Zn+Mo) Dinh dưỡng đa lượng g/L M mL/L Ca(NO 3 ) 2 .4H 2 O 236,1 1,00 3,0 3,0 3,0 3,0 3,0 3,0 3,0 KNO 3 101,10 1,00 1,0 2,0 - 2,0 2,0 2,0 2,0 NH 4 H 2 PO 4 115,00 1,00 2,0 - 2,0 - 2,0 2,0 2,0 MgSO 4 .7H 2 O 184,80 0,75 1,0 1,0 1,0 - 1,0 1,0 1,0 KCl 149,00 2,00 1,0 1,0 - 1,0 1,0 1,0 1,0 KH 2 PO 4 136,00 1,00 - - - - - - - CaCl 2 .6H 2 O 109,50 0,50 - - - - - - - NH 4 NO 3 40,00 0,50 - 2,0 - 2,5 - - - NH 4 Cl 106,80 2,00 - - 1,0 - - - - Dinh dưỡng vi lượng mM Fe sequestrene 64,360 150,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 MnCl 2 .4H 2 O 2,969 15,00 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 ZnCl 2 0,204 1,50 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 - CuCl 2 0,134 1,00 1,0 1,0 1,0 1,0 - 1,0 1,0 H 3 BO 3 0,031 0,50 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 - 1,0 (NH 4 ) 6 Mo 7 O 24 .4H 2 O 0,012 0,01 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 - 2.2.3. Vị trí và tính chất đất khu vực triển khai thí nghiệm 1- Thí nghiệm ảnh hưởng của sự thiếu hụt dinh dưỡng đối với cây lạc Địa điểm 1 (Cát Hanh, năm 2010): Hộ ông Nguyễn Ngọc, thôn, Tân Hóa Nam (Vĩ độ: 14 o 03’10.8’’, Kinh độ: 108 0 59’49.4’’), xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, năm 2010. Bảng 3. Tính chất đất trước thí nghiệm tại địa điểm 1 Tầng đất Sét (%) Thịt (%) Cát (%) pH KCl Olsen P (mg/kg) OC (%) CEC (cmol/kg) Hàm lượng nước (%) 0-7 3 2 95 4,30 5,20 0,45 1,80 7,06 7-22 7 3 90 4,10 1,60 0,4 2,20 7,76 22-57 11 4 84 4,20 1,20 0,25 2,10 7,83 57-84 12 3 85 4,10 2,10 0,25 2,40 8,53 84-116 10 5 85 4,20 1,60 0,23 2,40 8,15 Địa điểm 2 (Cát Hanh, năm 2011): Hộ ông Võ Văn Thịnh, thôn Tân Hóa Nam (Vĩ độ: 14 o 03’11.9’’, Kinh độ: 109 o 59’44.8’’), xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, năm 2011. Bảng 4. Tính chất đất trước thí nghiệm tại địa điểm 2 Tầng đất Sét (%) Thịt (%) Cát (%) pH KCl Olsen P (mg/kg) OC (%) CEC (cmol/kg) Hàm lượng nước (%) 0 - 10 2,05 3,11 94,84 6,98 33,13 0,43 1,80 4,70 10 - 31 3,24 3,35 93,41 5,29 6,36 0,53 2,20 4,90 31 - 55 3,83 3,88 92,29 4,30 3,31 0,45 2,40 5,00 > 55 4,52 4,61 90,87 4,23 1,53 0,45 2,50 5,00 4 Địa điểm 3 (Cát Trinh, năm 2011): Hộ ông Trần Văn Thủy, thôn Phong An (Vĩ độ: 14 o 01’19.8”, Kinh độ: 109 o 05’31.5’’), xã Cát Trinh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, năm 2011. Bảng 5. Tính chất đất trước thí nghiệm tại địa điểm 3 Tầng đất Sét (%) Thịt (%) Cát (%) pH KCl Olsen P (mg/kg) OC (%) CEC (cmol/kg) Hàm lượng nước (%) 0 - 7 2,3 4,23 93,47 4,40 35,90 0,51 2,40 6,50 7 - 22 1,20 1,41 97,39 4,03 7,52 0,33 2,10 6,70 22 - 47 6,35 7,64 86,01 4,07 1,91 0,49 3,70 9,40 47 - 70 4,34 4,76 90,90 4,04 1,06 0,35 2,20 8,90 Địa điểm 4 (An Hải, năm 2012): Hộ ông Phan Cá, thông Hòa Thạnh (Vĩ độ: 11 o 31’20.9”, Kinh độ: 109 o 00’04.5’’), xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận, năm 2012. Bảng 6. Tính chất đất trước thí nghiệm tại địa điểm 4 Depth Clay (%) Silt (%) Sand (%) pH KCl Olsen P (mg/kg) Org C (%) CEC (cmol/kg) Water content (-10 kPa) (%) 0 - 20 0,8 1,7 97,5 6,10 14,93 0,29 1,45 3,11 20 - 75 0,6 1,3 98,1 6,10 15,70 0,07 1,59 3,09 > 75 0,7 1,6 97,7 6,35 8,59 0,05 1,71 3,05 Địa điểm 5 (Phước Dinh, năm 2012): Hộ ông Trần Văn Sâu, thông Sơn Hải (Vĩ độ: 11 o 28’09.7”, Kinh độ: 109 o 00’30.2’’), xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận, năm 2012. Bảng 7. Soil properties before expreriment in location 5 Depth Clay (%) Silt (%) Sand (%) pH KCl Olsen P (mg/kg) Org C (%) CEC (cmol/kg) Water content (-10 kPa) (%) 0 - 30 3,1 1,3 95,6 4,83 6,98 6,98 1,73 3,35 30 - 45 3,9 1,7 94,3 4,27 5,15 5,15 1,76 3,42 45 - 90 4,3 1,6 94,1 4,19 4,73 4,73 1,76 3,45 > 90 5,9 3,0 91,0 4,53 2,62 2,62 1,82 3,58 2- Thí nghiệm đánh giá nhanh khả năng cung cấp dinh dưỡng trên đất cát Thí nghiệm được triển khai tại nhà lưới trường đại học Nông lâm Huế và tiến hành trên 6 loại đất khác nhau: Bảng 8. Địa điểm và tính chất một số loại đất cát sử dụng trong thí nghiệm chậu đôi Loại đất Vĩ độ Kinh độ pH KCl OC (%) N (%) P 2 O 5 (%) K 2 O (%) Đất cát xám Phù Cát (0 - 20 cm) 14 0 00’ 32’’ 109 0 05’ 138’’ 3,92 0,69 0,046 0,029 0,10 Đất cát xám Phù Cát (20 - 40 cm) 14 0 00’ 32’’ 109 0 05’ 138’’ 4,05 0,49 0,036 0,025 0,17 Đất cát xám Ninh Thuận 11 0 27’ 51.3’’ 108 0 54’10,2’’ 4,62 0,36 0,025 0,020 0,16 TN thiếu hụt dinh dưỡng tại Cát Trinh (ĐC) 14 0 01’ 222’’ 109 0 03’ 869’’ 4,70 0,41 0,032 0,030 0,10 Đất cát đỏ Ninh Thuận 11 0 26’ 23,9’’ 108 0 58’53,2’’ 5,24 0,27 0,039 0,034 0,31 5 Đất cát xám Phú Yên 13 0 10’ 881’’ 109 0 17’ 475’’ 5,29 0,16 0,035 0,015 0,17 2.2.3. Thời gian triển khai thí nghiệm 1- Thí nghiệm ảnh hưởng của sự thiếu hụt dinh dưỡng đối với cây lạc Bảng 9. Thời gian và địa điểm triển khái các thí nghiệm đồng ruộng Địa điểm 1 Cát Hanh, năm 2010 6/01/2010 26/04/2010 Địa điểm 2 Cát Hanh, năm 2011 20/12/2010 09/04/2011 Địa điểm 3 Cát Trinh, năm 2011 03/01/2011 02/05/2011 Địa điểm 4 An Hải, năm 2012 22/07/2012 20/10/2012 Địa điểm 5 Phước Dinh, năm 2012 26/07/2012 27/10/2012 2- Thí nghiệm đánh giá nhanh khả năng cung cấp dinh dưỡng trên đất cát Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2012. 2.2.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 1- Thí nghiệm ảnh hưởng của sự thiếu hụt dinh dưỡng đối với cây lạc Theo tiêu chuẩn theo tiêu chuẩn 10TCN 340 - 98 2- Thí nghiệm đánh giá nhanh khả năng cung cấp dinh dưỡng trên đất cát: Theo tiêu chuẩn QCVN 01-56 : 2011/BNNPTNT 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 3.1. Thí nghiệm ảnh hưởng của sự thiếu hụt dinh dưỡng đối với cây lạc trên đất cát Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của sự thiếu hụt dinh dưỡng đến số cành cấp 1 được trình bày trong bảng 10 cho thấy: số cành cấp 1 của cây lạc trên 4 loại đất cát khác nhau (cát trắng, cát xám, cát vàng và cát đỏ) không có thay đổi lớn khi không bổ sung một trong số 8 nguyên tố thiết yếu. Bảng 10. Ảnh hưởng của sự thiếu hụt dinh dưỡng đến số cành cấp 1 của cây lạc (cành/cây) Công thức Cát Hanh năm 2010 Cát Hanh năm 2011 Cát Trinh năm 2011 Phước Dinh năm 2012 An Hải năm 2012 CT1 (Đầy đủ) 4,30 5,48 3,98 4,30 4,40 CT2 (-N) 4,16 5,03 3,70 4,20 4,30 CT3 (-P) 4,10 5,25 3,95 4,10 4,00 CT4 (-K) 4,08 4,43 3,70 4,00 4,10 CT5 (-S) 5,23 5,33 3,83 4,10 4,20 CT6 (-Cu) 3,40 5,15 3,63 4,20 4,30 CT7 (-Zn) 3,40 5,25 3,73 4,30 4,10 CT8 (-B) 3,68 5,30 3,60 4,20 4,20 CT9 (-Mo) 4,00 5,30 3,83 4,10 4,10 Kết quả đánh giá ảnh hưởng của các nguyên tố khoáng đến khối lượng thân lá lạc giai đoạn phân cành, ra hoa và thu hoạch được trình bày trong các bảng 11, 12 và 13. Bảng 11. Ảnh hưởng của sự thiếu hụt dinh dưỡng đến khối lương thận lá lạc ở giai đoạn phân cành (tấn/ha) Công thức Cát Hanh năm 2010 Cát Hanh năm 2011 Cát Trinh năm 2011 Phước Dinh năm 2012 An Hải năm 2012 6 CT1 (Đầy đủ) 0,42 0,54 0,63 0,27 0,25 CT2 (-N) 0,32 0,46 0,47 0,25 0,23 CT3 (-P) 0,39 0,45 0,45 0,25 0,23 CT4 (-K) 0,32 0,45 0,45 0,27 0,23 CT5 (-S) 0,37 0,59 0,47 0,27 0,24 CT6 (-Cu) 0,41 0,58 0,47 0,26 0,25 CT7 (-Zn) 0,45 0,51 0,51 0,26 0,23 CT8 (-B) 0,30 0,55 0,54 0,27 0,24 CT9 (-Mo) 0,37 0,50 0,53 0,25 0,24 CV (%) 6,5 8,5 8,4 13,1 13,0 LSD 0.05 0,04 0,06 0,06 0,05 0,05 Số liệu trong bảng 11 cho thấy: Ngay từ giai đoạn phân cành, trên đất cát trắng và cát xám tại Bình Định sự thiếu hụt của một số nguyên tố đã làm sinh khối của cây lạc giảm rõ rệt và Kali là nguyên tố có sức ảnh hưởng lớn nhất, sự thiếu hụt của nguyên tố này đã làm giảm khối lượng thân lá lạc từ 16,67 - 28,57% ở mức độ tin cậy là 95%. Trong khi đó, trên đất cát đỏ và vàng tại Ninh Thuận thì sự thiếu hụt của một trong số các nguyên tố này chưa làm ảnh hưởng đến khối lượng thân lá lạc ở giai đoạn phân cành. Bảng 12. Ảnh hưởng của sự thiếu hụt dinh dưỡng đến khối lượng thân lá lạc ở giai đoạn ra hoa (tấn/ha) Công thức Cát Hanh năm 2010 Cát Hanh năm 2011 Cát Trinh năm 2011 Phước Dinh năm 2012 An Hải năm 2012 CT1 (Đầy đủ) 1,55 2,17 1,72 1,23 1,53 CT2 (-N) 1,45 2,01 1,24 1,01 1,16 CT3 (-P) 1,45 1,82 1,55 1,04 1,22 CT4 (-K) 1,25 1,82 0,97 1,03 1,10 CT5 (-S) 1,55 1,92 1,29 1,22 1,31 CT6 (-Cu) 1,59 2,26 1,19 1,24 1,22 CT7 (-Zn) 1,76 2,07 1,51 1,06 1,34 CT8 (-B) 1,32 2,12 1,45 1,18 1,35 CT9 (-Mo) 1,29 2,32 1,46 1,18 1,43 CV (%) 8,8 9,8 9,8 11,1 10,2 LSD 0.05 0,18 0,30 0,22 0,18 0,19 Ở giai đoạn ra hoa, Kali vẫn là nguyên tố có sự ảnh hưởng lớn nhất đối với sinh khối cây lạc, sự thiếu hụt nguyên tố này đã làm giảm sinh khối của cây lạc ở cả 5 thí nghiệm tiến hành trên 4 loại đất cát khác khau. Đối với đất cát trắng, sự thiếu hụt của một trong số các nguyên tố thiết yếu (ngoại trừ nguyên tố Kali) chưa thể hiện rõ. Trên đất cát cát xám, sự thiếu hụt S và Cu cũng làm giảm khối lượng thân lá cây lạc từ 25,00 – 44,54% ở mức độ tin cậy là 95%. Trên đất cát đỏ và cát vàng thì sự thiếu hụt N, P, K cũng làm giảm sinh khối cây lạc từ 15,45 - 28,10%; đồng thời sự thiếu hụt Zn trên đất cát đỏ và sự thiếu hụt Cu trên đất cát vàng cũng làm khối lượng thân lá cây lạc ở giai đoạn ra hoa giảm đi đáng kể. Bảng 13. Ảnh hưởng của sự thiếu hụt dinh dưỡng đến khối lượng thân lá lạc ở giai đoạn thu hoạch (tấn/ha) Công thức Cát Hanh năm 2010 Cát Hanh năm 2011 Cát Trinh năm 2011 Phước Dinh năm 2012 An Hải năm 2012 7 CT1 (Đầy đủ) 4,80 4,26 3,72 4,72 4,96 CT2 (-N) 4,78 3,19 3,19 3,88 4,43 CT3 (-P) 5,07 3,22 3,44 3,81 4,12 CT4 (-K) 4,73 3,22 3,38 4,15 4,22 CT5 (-S) 5,10 3,23 3,81 4,39 4,58 CT6 (-Cu) 6,01 4,05 3,51 4,34 4,62 CT7 (-Zn) 4,71 3,70 3,91 4,11 4,45 CT8 (-B) 6,08 4,89 3,56 4,52 4,68 CT9 (-Mo) 4,45 3,51 3,86 4,56 4,89 CV (%) 6,0 7,9 6,9 9,1 6,2 LSD 0.05 0,30 0,43 0,36 0,57 0,41 Đến giai đoạn thu hoạch, các bộ phận dinh dưỡng giảm trọng lượng để tích lũy chất khô vào hạt, nếu giai đoạn này cây vẫn còn giữ tốc độ tăng trưởng lớn thì sản phẩm quang hợp và nguồn dinh dưỡng hấp thu không được vận chuyển về hạt mà được chuyển về cơ quan dinh dưỡng (đầu thân , cành tiếp tục tăng kích thước và ra lá) sẽ dẫn đến lốp đổ và làm giảm năng suất (Đoàn Thị Thanh Nhàn, 1996). Do đó, khối lượng thân lá ở giai đoạn này sẽ phụ thuộc vào quá trình tích lũy ở các giai đoạn trước và khả năng vận chuyển các chất về hạt. Do khối lượng thân lá ở các giai đoạn phân cành và ra hoa bị giảm mạnh khi thiếu hụt Kali nên đến giai đoạn thu hoạch sự thiếu hụt Kali vẫn làm khối lượng thân lá của cây lạc ở cả 5 thí nghiệm trên 4 loại đất cát khác nhau đều giảm đáng kể. Để tiếp tục đánh giá vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng đối với cây lạc trên đất cát, kết quả về số quả chắc/cây trong bảng 14 sẽ đánh giá vai trò của từng nguyên tố gần sát với thực tế sản xuất hơn. Bảng 14. Ảnh hưởng của sự thiếu hụt dinh dưỡng đến số quả chắc/cây của cây lạc trên đất cát (quả/cây) Công thức Cát Hanh năm 2010 Cát Hanh năm 2011 Cát Trinh năm 2011 Phước Dinh năm 2012 An Hải năm 2012 CT1 (Đầy đủ) 7,05 9,83 6,83 7,6 9,3 CT2 (-N) 6,32 9,08 5,83 5,7 8,3 CT3 (-P) 7,70 9,53 6,68 5,2 7,4 CT4 (-K) 6,03 7,45 5,68 6,3 7,2 CT5 (-S) 7,76 8,90 4,98 6,9 8,3 CT6 (-Cu) 6,55 8,97 5,23 6,4 8,4 CT7 (-Zn) 5,68 9,33 6,69 6,1 8,1 CT8 (-B) 6,78 8,55 5,53 6,9 8,6 CT9 (-Mo) 5,80 9,65 6,08 6,5 8,9 Kết quả bảng trên cho thấy: tất cả 5 thí nghiệm được tiến hành trên 4 loại đất cát khác nhau đều thể hiện rõ vai trò của nguyên tố Kali sự thiếu hụt của nguyên tố này đã làm giảm số quả chắc/cây của cây lạc từ 10,47 – 24,21%. Tại Bình Định, trên đất cát trắng và cát xám, sự thiếu hụt Cu và B cũng làm số quả chắc/cây của cây lạc giảm từ 3,83 - 23,43% và đặc biệt sự thiếu hụt S trên đất cát xám đã làm số quả chắc/cây giảm đến 37,15%. Tại Ninh Thuận, sự thiếu hụt của một trong số các nguyên tố trên cũng làm giảm số quả chắc/cây cảu cây lạc từ 4,30 đến 31,58%. Tuy nhiên, vai trò từng nguyên tố trên hai loại đất cát khác nhau là khác nhau, trên đất cát đỏ nguyên tố có ảnh hưởng lớn đến 8 số quả chắc/cây lần lượt là P, N, Zn, K, Cu, Mo, S và B, trên đất cát vàng vai trò của các nguyên tố lần lượt là K, P, Zn, N, S, Cu, B, Mo. Yếu tố quyết định đánh giá hiệu quả của từng nguyên tố đem lại là năng suất lạc thực thu thu được ở từng công thức, kết quả về sự ảnh hưởng của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng đến năng suất lạc được thể hiện trong bảng 15. Bảng 15. Ảnh hưởng của sự thiếu hụt dinh dưỡng đến năng suất của cây lạc trên đất cát (tấn/ha) Công thức Cát Hanh năm 2010 Cát Hanh năm 2011 Cát Trinh năm 2011 Phước Dinh năm 2012 An Hải năm 2012 CT1 (Đầy đủ) 2,27 4,06 2,55 2,21 2,99 CT2 (-N) 2,35 3,68 2,31 1,82 2,64 CT3 (-P) 2,33 3,99 2,44 1,66 2,26 CT4 (-K) 1,47 3,15 2,14 1,88 2,36 CT5 (-S) 1,74 3,33 1,98 1,89 2,61 CT6 (-Cu) 1,50 3,49 2,07 1,93 2,73 CT7 (-Zn) 2,16 3,85 2,45 1,95 2,41 CT8 (-B) 1,50 3,17 1,97 2,17 2,62 CT9 (-Mo) 2,65 3,94 2,31 2,04 2,98 CV (%) 9,2 9,7 9,3 11,1 8,4 LSD 0.05 0,18 0,52 0,31 0,31 0,32 Kết quả bảng 15 cho thấy: Khi được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, cây lạc trồng trên đất cát vùng Duyên hải Nam Trung bộ vẫn cho năng suất từ 2,21 đến 4,06 tấn/ha; trong 4 loại đất cát được nghiên cứu thì đất cát trắng cho tiềm năng năng suất lạc cao nhất và tiếp theo đó đến đất cát vàng, cát xám và thấp nhất là đất cát đỏ. Trong số các nguyên tố tham gia nghiên cứu thì Kali có vai trò quan trọng nhất đối với cây lạc trồng trên đất cát. Tùy từng loại đất cát khác nhau sự thiếu hụt Kali đã làm năng suất lạc giảm từ 14,93 – 35,23 ở mức độ tin cậy là 95%. Cùng ở mức độ tin cậy là 95% và tùy từng loại đất cát khác nhau thì sự thiếu hụt S cũng làm năng suất lạc giảm từ 12,71 – 23,35% (Tương tự với kết quả này, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Chiến trên đất cát biển tại Thanh Hóa và Nghệ An, bón S cho lạc xuân năng suất tăng 18.5% và lạc thu đông là 15,6%). Tuy N và P không thể hiện rõ vai trò trên đất cát trắng và cát xám đối với cây lạc, nhưng trên đất cát đỏ và cát vàng tại Ninh Thuận và ở mức độ tin cậy là 95% thì sự thiếu hụt một trong 2 nguyên tố này cũng làm năng suất lạc giảm từ 11,71 – 24,89%. Được xếp vào nhóm các nguyên tố vi lượng; nhưng sự thiếu hụt Cu trên đất cát trắng và cát xám cũng làm năng suất lạc giảm từ 14,04 - 33,92% (Cùng cho kết quả tương tự, tác giả Nguyễn Văn Chiến nghiên cứu cây lạc trên đất cát biển tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An bón Cu cũng cho năng suất lạc hạt vụ xuân tăng 13,4% và vụ thu đông tăng 12,6%); sự thiếu hụt B trên đất cát trắng, cát xám và cát đỏ làm giảm năng suất lạc từ 12,37 – 33,92% (Tương tự, kết quả nghiên cứu của Trần Thị Ân phun B ở nồng độ 0,05% đã cho năng suất lạc trên đất cát biển tỉnh Thanh Hóa tăng từ 6,5 - 7,0%; kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Thi sử lý B cho cây lạc trên đất cát ở Thừa Thiên Huế đã tăng năng suất từ 17,32 đến 18,34%; kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Chiến trên đất cát biển tại Thanh Hóa và Nghệ An, bón B làm tăng năng suất lạc hạt vụ xuân lên 12,8% và 9 vụ thu đông tăng 13,3%); và sự thiếu hụt Zn trên đất cát đỏ cũng làm năng suất lạc giảm 19,4% ở mức độ tin cậy là 95%. Như vậy, kali và lưu huỳnh là 2 nguyên tố có vai trò quan trọng nhất đối với cây lạc trên đất cát vùng Duyên hải Nam Trung bộ. Ngoài ra, trên từng loại đất cát khác nhau cây lạc trên đất cát cũng cần bón bổ sung thêm một số nguyên tố khác nữa như: đất cát trắng và cát xám tại Bình Định cần bón bổ sung thêm Cu và B, đất cát đỏ cần bổ sung thêm N, P và đất cát vàng cần bổ sung thêm N, P, B, Zn. Để có kết luận chính xác hơn, thông qua kết quả phân tích hàm lượng một số nguyên tố dinh dưỡng trong thân lá lạc sẽ góp phần giải thích thêm vai trò của việc bổ sung một số nguyên tố dinh dưỡng cho cây lạc trên đất cát. Table 16. Ảnh hưởng của thiếu hụt dinh dưỡng đến hàm lượng một số nguyên tố trong thân lá lạc giai đoạn ra hoa tại Cát Hanh năm 2010 Công thức N (%) P (%) K (%) S (%) Cu (mg/kg) Zn (mg/kg) B (mg/kg) CT1 (Đầy đủ) 4,32 0,33 1,75 0,64 11,05 42,8 79,0 CT2 (-N) 4,22 CT3 (-P) 0,27 CT4 (-K) 1,37 CT5 (-S) 0,41 CT6 (-Cu) 6,95 CT7 (-Zn) 45,3 CT8 (-B) 30,8 CT9 (-Mo) 4,07 Table 17. Ảnh hưởng của thiếu hụt dinh dưỡng đến hàm lượng một số nguyên tố trong lá lạc giai đoạn ra hoa tại Cát Hanh năm 2011 Treatment N (%) P (%) K (%) S (%) Cu (mg/kg) Zn (mg/kg) B (mg/kg) CT1 (Đầy đủ) 4,69 0,48 1,88 0,41 7,425 80,5 9,6 CT2 (-N) 4,65 CT3 (-P) 0,43 CT4 (-K) 1,59 CT5 (-S) 0,38 CT6 (-Cu) 6,73 CT7 (-Zn) 73,0 CT8 (-B) 9,3 CT9 (-Mo) 4,46 Kết quả phân tích ở bảng 16 và 17 cho thấy, trên đất cát trắng khi không bón bổ sung phân bón cho cây lạc thì khả năng tích lũy các chất đó trên thân lá đều có thể giảm đáng kể và khả năng này thể hiện rõ nhất ở các nguyên tố K, S, Cu và B. Table 18. Ảnh hưởng của thiếu hụt dinh dưỡng đến hàm lượng một số nguyên tố trong lá lạc giai đoạn ra hoa tại Phước Dinh năm 2012 Treatment N (%) P (%) K (%) S (%) Cu (mg/kg) Zn (mg/kg) B (mg/kg) CT1 (Đầy đủ) 4,29 0,71 2,30 0,67 3,40 44,78 106,37 CT2 (-N) 3,35 CT3 (-P) 0,56 10 [...]... thấy, sự thiếu hụt N đã làm khả năng tích lũy N trong lá của cây lạc trên đất cát vàng giảm 8,67% và tương tự đối với P là 33,71%, K là 18,8%, S là 50,67%, Zn là 26,42% và B là 20,01% Để tiếp tục đánh giá khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng của đất cát vùng Duyên hải Nam Trung bộ, một thí nghiệm chậu đôi trong nhà lưới thực hiện trên cây ngô cũng được triển khai song song các thí nghiệm trên cây. .. nghiệm đánh giá nhanh khả năng cung cấp dinh dưỡng trên đất cát Kết quả đánh giá khả năng cung cấp dinh dưỡng của đất cát thông qua khối lượng chất khô của cây ngô sau 50 ngày trồng được trình bày trong hình 1 11 Hình 1: Sinh khối của ngô tại 50 ngày trồng và giá trị SD Kết quả thí nghiệm đánh giá khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng của đất cát cũng cho kết quả tương tự thí nghiệm đối với cây. .. 14,93 - 35,23% và không bón S năng suất sẽ giảm từ 12,71 - 23,60% 2- Trên đất cát trắng và cát xám tại tỉnh Bình Định, không bón bổ sung Cu năng suất lạc sẽ giảm từ 14,04 - 33,92% và không bón B năng suất lạc sẽ giảm từ 21,92 33,92% 3- Trên đất cát đỏ và cát vàng tại Ninh Thuận, không bón N hoặc P năng suất lạc sẽ giảm từ 11,71 - 24,89% Đồng thời trên đất cát vàng cần phải bổ sung thêm B và Zn 4.2 Đề... lạc: Trên đất cát granite ở Bình Định, ở tầng đất từ 0 - 20cm sinh khối của cây ngô sau 50 ngày trồng đạt thấp nhất ở các chậu không bổ sung K, S và B, ở tầng đất từ 20 – 40cm thì có thêm sự biểu hiện của thiếu hụt Cu Trên đất cát xám, sự thiếu hụt các nguyên tố đều làm cho sinh khối của cây ngô giảm, biểu hiện thiếu hụt nghiêm trọng nhất sảy ra ở chậu không bổ sung nguyên tố K và tiếp sau đó là đến. .. thấy: Sự thiếu hụt N, P, K, S và B đã làm khả năng tích lũy các chất đó trong lá của cây lạc giai đoạn ra hoa giảm đi đáng kể và nguyên tố có ảnh hưởng lớn nhất là nguyên tố S Tuy sự thiếu hụt B có làm giảm khả tích lũy B trên lá của cây lạc tới 14,08% nhưng hàm lượng B trong lá lạc vẫn tích lũy được đến 91,39mg/kg Đồng thời, sự thiếu hụt Cu và Zn chưa làm ảnh hưởng đến khả năng tích lũy Cu và Zn trong... đủ dinh dưỡng, hàm lượng các yếu tố dinh dưỡng trong cây ngô là cao nhất, khi bón thiếu P, K và S, hầu hết các loại đất đều có hàm lượng các yếu tố này ở dưỡi ngưỡng chuẩn qui định, riêng hàm lượng Zn và Mo trong cây nằm trên mức chuẩn đối với cây ngô 4 Kết luận và đề nghị 4.1 Kết luận 1- Trên đất cát biển vùng Duyên hải Nam Trung bộ, không bón kali năng suất. .. trông lạc trên đất cát tại huyện Thuận Nam ngoài việc bón phân có chứa đạm, lân và kali cũng nên bón thêm phân có S; còn đối với huyện Ninh Phước cần chu trọng thêm cả Zn và B Tài liệu tham khảo 1 Đỗ Ánh, 2008 Độ phì nhiêu của đất và dinh dưỡng cây trồng NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2008 2 Trần Thị Ân, 2004 Nghiên cứu xác định một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lạc trên đất cát tỉnh Thanh... Nông nghiệp Việt Nam, Hà Nội 3 Nguyễn Văn Chiến (2010), “Nghiên cứu sử dụng phân trung - vi lượng để nâng cao năng suất và phẩm chất cây trồng có giá trị sản xuất cao ở Việt Nam , Kết quả nghiên cứu Khoa học & Công nghệ 2006 - 2010, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr 715 - 719 4 Nguyễn Mười Giáo trình thổ nhưỡng học NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2000 5 Phan Liêu, 1981 Đất cát biển Việt Nam NXB Khoa học và kỹ thuật... nguyên tố K và tiếp sau đó là đến chậu thiếu hụt S Tương tự, trên đất cát đỏ tại Ninh Thuận ngoài khả năng cung cấp P, K, S cho cây trồng bị hạn chế thì Cu cũng là một nguyên tố cần phải được bổ sung trong quá trình sản xuất nông nghiệp Đối với đất cát granite ở Ninh Thuận cần thiết phải bón bổ sung P, K, S và B Bảng 20 Hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng trong cây ngô Loại đất và CTTN N P2O5 K2O... lạc vẫn tích lũy được đến 91,39mg/kg Đồng thời, sự thiếu hụt Cu và Zn chưa làm ảnh hưởng đến khả năng tích lũy Cu và Zn trong lá lạc trồng trên đất cát đỏ Table 19 Ảnh hưởng của thiếu hụt dinh dưỡng đến hàm lượng một số nguyên tố trong lá lạc giai đoạn ra hoa tại An Hải năm 2012 N P K S Cu Zn B Treatment (%) (%) (%) (%) (mg/kg) (mg/kg) (mg/kg) CT1 (Đầy đủ) 4,15 0,89 2,34 0,75 3,14 30,47 102,63 CT2 . Đánh giá ảnh hưởng của thiếu hụt dinh dưỡng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây trồng trên đất cát vùng Duyên hải Nam Trung bộ của Việt Nam Diagnosing multiple. đủ dinh dưỡng, cây lạc trồng trên đất cát vùng Duyên hải Nam Trung bộ vẫn cho năng suất từ 2,21 đến 4,06 tấn/ha; trong 4 loại đất cát được nghiên cứu thì đất cát trắng cho tiềm năng năng suất. 95%. Trên đất cát đỏ và cát vàng thì sự thiếu hụt N, P, K cũng làm giảm sinh khối cây lạc từ 15,45 - 28,10%; đồng thời sự thiếu hụt Zn trên đất cát đỏ và sự thiếu hụt Cu trên đất cát vàng cũng

Ngày đăng: 20/05/2015, 21:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w