1.Tên đề tài: TỔ CHỨC TIẾT ÔN TẬP HỌC KỲ MÔN ĐỊA LÝ CHO HỌC SINH LỚP 9 2.Đặt vấn đề: Ôn tập, tổng kết các chương trong địa lý lớp 9 có vai trò quan trọng, nhằm củng cố, hệ thống những k
Trang 11.Tên đề tài: TỔ CHỨC TIẾT ÔN TẬP HỌC KỲ MÔN ĐỊA LÝ
CHO HỌC SINH LỚP 9
2.Đặt vấn đề:
Ôn tập, tổng kết các chương trong địa lý lớp 9 có vai trò quan trọng, nhằm củng
cố, hệ thống những kiến thức cơ bản để cho học sinh nắm những tri thức đã học một cách sâu sắc, chắc chắn và có hệ thống
Tuy nhiên trong thực tế, loại bài này ít được giáo viên chú ý, một số giáo viên tiến hành qua loa, chiếu lệ Phần lớn giáo viên chỉ ra đề cương với hệ thống câu hỏi và gợi ý trả lời để học sinh tự học Đến tiết ôn tập, học sinh trình bày các nội dung trong
đề cương, giáo viên chốt lại những kiến thức, kỹ năng trọng tâm Từ đó học sinh về ôn tập và làm kiểm tra
Vì vậy, tiết học này tiến hành đơn giản, học sinh ít hứng thú học tập Nên trong thời gian gần đây nhiều bộ môn đã cố gắng thay đổi hình thức tiết ôn tập như: Làm các bài tập để tổng kết chương, ra dấu hiệu để học sinh phát hiện khái niệm, cho học sinh trình bày các kiến thức trên bản đồ, lược đồ để rèn luyện kỹ năng…Để tổ chức tốt tiết
ôn tập học kỳ, tôi vận dụng trò chơi “tìm hiểu kiến thức” từ năm học 2008-2009 Với cách tổ chức này, tôi thấy học sinh thi đua nhau học tập, nên tiết học có hiệu quả hơn, học sinh hứng thú học tập hơn, tôi xin tổng kết kinh nghiệm với đề tài: “Tổ chức tiết ôn tập học kỳ môn Địa lý chho học sinh lớp 9”
3 Cơ sở lý luận:
Kiểu tiết học khái quát hoá và hệ thống hoá tri thức là một trong bốn kiểu tiết học trong môn Địa lý, nhằm tổng kết, ôn tập cho học sinh nắm kiến thức trọng tâm các nội dung đã học Như vậy, việc dạy học các tiết ôn tập cần đảm bảo nguyên tắc hệ thống Tính hệ thống của môn địa lí, phản ánh trong hệ thống kiến thức, kỹ năng của chương trình và sách giáo khoa địa lý 9, gồm 4 phần đó là: Phần Địa lý dân cư; Phần Địa lý kinh tế; Phần sự phân hoá lãnh thổ và Địa lý địa phương Do cấu trúc chương trình và số tiết học nên học kỳ I, khối lượng kiến thức khá nhiều, gây khó khăn cho việc ôn tập Nếu cho rằng qua kiểm tra một tiết đã ôn tập từ bài 1 đến bài 16, nên tiết
ôn tập học kỳ I chỉ tiến hành ôn tập từ bài 17 đến bài 30, điều này làm cho các em chủ quan, xem nhẹ phần Địa lý dân cư và Địa lý kinh tế thì chắc chắn việc làm bài của các
em sẽ có kết quả không tốt Giáo viên hệ thống hoá kiến thức bằng sơ đồ, biểu bảng, dàn ý chung để các em dễ nắm kiến thức liên quan giữa các phần sẽ có hiệu quả hơn
4 Cơ sở thực tiễn:
Tiét ôn tập học kỳ có vai trò quan trọng, nhằm chuẩn bị những kiến thức, kỹ năng, thái độ để học sinh làm bài kiểm tra học kỳ đạt chất lượng Với hình thức ôn tập bằng trò chơi “Tìm hiểu kiến thức” gồm ba phần: Chia lớp thành 4 tổ thi đua nhau các phần thi, tổ nào đứng nhất được cộng 1điểm, đứng nhì cộng 0,5 điểm vào bài thi học kỳ
Phần I: Khởi động
Gồm 10 câu hỏi cho mỗi tổ trong thời gian 3 phút, mỗi câu trả lời đúng được 2 điểm, câu hỏi thường có nội dung trả lời ngắn gọn
Phần II: Tìm từ chìa khoá
Trang 2Thường có từ 8 đến 10 hàng ngang, mỗi hàng ngang có một từ chìa khoá, mỗi tổ chọn từ 1 đến 2 hàng ngang và trả lời, trả lời đúng được 10 điểm, trả lời đúng từ chìa khoá được 40 điểm Sau khi mở các hàng ngang mà chưa đội nào tìm từ chìa khoá sẽ
có gợi ý từ chìa khoá Đội nào trả lời đúng còn 30 điểm, tương tự chô dến khi còn 10 điểm
Phần III: Đoán hình nền
Một hình nền đặt dưới 4 ô số tương ứng với 4 câu hỏi Mỗi đội chọn một ô số, giáo viên đọc câu hỏi tương ứng, đội đó trả lời đúng được 10 điểm và ô số này mở ra, làm lộ ra ¼ hình nền, đội này đoán hình nền, nếu đoán đúng
được 40 điểm, nếu sai thì đến đội khác chọn và tiếp tục cho đến khi đoán được hình nền Nếu mở 2 ô, thì đội đoán đúng hình nền chỉ có 20 điểm, mở 3 ô thì chỉ còn 10 điểm
Hình nền thường chọn tranh trong sách giáo khoa Địa lý 9, tranh lịch về các di sản văn hoá thế giới…
Qua tổ chức trò chơi trên, học sinh thi đua nhau học và chuẩn bị tốt kiến thức, đặc biệt là tiết học khá sôi nổi, tổ nào cũng cố gắng để được cộng điểm, học sinh học tập tích cực Để chuẩn bị tốt phần trò chơi này tôi cho các em tất cả câu hỏi để về chuẩn
bị soạn trước ở nhà, các tổ chuẩn bị bảng con, bút lông bảng, máy tính, tham gia dự thi
5 PHẦN NỘI DUNG:
TỔ CHỨC ÔN TẬP HỌC KỲ I CHO HỌC SINH LỚP 9
+ Mục tiêu bài học :
- Hệ thống kiến thức 5 vùng kinh tế
- Rèn luyện kỹ năng phân tích mối quan hệ tự nhiên kinh tế, kỹ năng phân tích tranh ảnh, lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu và kỹ năng vẽ biểu đồ hình tròn, hình cột
-Giáo dục học sinh bảo vệ tự nhiên môi trường, giáo dục dân số, có ý thức và hành động đúng đắn với môi trường đang sống
+ Chuẩn bị đồ dùng :
- Lược đồ tự nhiên ,kinh tế 5 vùng TDMN Bắc Bộ đến vùng Tây Nguyên
- Tranh ảnh làm hình nền,bảng ô chữ,bảng con cho học sinh (mỗi tổ 1 bảng con)
+ Các bước lên lớp :
- Ổn định: Nắm số lượng học sinh, cho học sinh ngồi theo tổ
- Kiểm tra : Việc chuẩn bị của học sinh: bảng con, phấn, nội dung ôn tập
- Ôn tập bằng hình thức thi đua giữa các tổ với trò chơi:”Tìm hiểu kiến thức “
A/ Phần khởi động:
Tổ 1: Trả lời 10 câu hỏi trong thời gian 3 phút, mỗi câu trả lời đúng được 2 điểm Câu 1 Việt Nam có bao nhiêu dân tộc? (54 dân tộc)
Câu 2 Miền Trường Sơn và Tây Nguyên là địa bàn cư trú của dân tộc nào? (Ba na, Ê
đê, Gia rai, Cơ ho …)
Câu 3 Trong khu vực Đông Nam Á, tính đến năm 2002, dân số nước ta đứng hàng thứ mấy? (thứ 3)
1
Trang 3Câu 5 Các đô thị ở nươc sta phần lớn có quy mô như thế nào ? (Vừa và nhỏ)
Câu 6 Nguồn lao động của nước ta tăng nhanh, bình quân mỗi năm tăng thêm bao nhiêu ? (1 triệu lao động)
Câu 7 Nước ta có bao nhiêu vùng kinh tế ? (7 vùng)
Câu 8 Vùng kinh tế nào của nước ta không giáp biển ? (Vùng Tây Nguyên)
Câu 9 Vùng trọng điểm trồng cây lương thực ở nước ta là ? (Vùng ĐBSH, ĐBSCL) Câu 10 Rừng phòng hộ của nước ta phân bố chủ yếu ở đâu ? (Đầu nguồn các con sông, vùng ven biển)
Tổ 2: Trả lời 10 câu hỏi trong thời gian 3 phút, mỗi câu trả lời đúng được 2 điểm Câu 1 Nước ta có bao nhiêu ngư trường trọng điểm ? (4 ngư trường)
Câu 2 Dân số nước ta tính đến năm 2002 là bao nhiêu ? (79,7 triệu người)
Câu 3 So với thế giới nước ta có mật độ dân số thuộc loại nào ? (MĐ DS cao)
Câu 4 Cơ cấu dịch vụ gồm những ngành nào ? (DVSX, DVTD và DVCC)
Câu 5 Vùng trọng điểm trồng cây ăn quả của nước ta là ? (Vùng ĐNB và ĐBSCL) Câu 6 Những nơi nào có tỷ lệ giới tính cao ? (Những nơi có số người nhập cư nhiều) Câu 7 Ngành dịch vụ phân bố phụ thuộc những yếu tố nào ? (Dân số đông, kinh tế phát triển)
Câu 8 Hai trung tâm dịch vụ lớn nhất nước ta là ? (HN & TPHCM)
Câu 9 Cơ cấu giao thông vận tải gồm những loại hình nào ? ( Đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông, đường hàng không, đường ống)
Câu 10 Vùng trọng điểm trồng cây công nghiệp ở nước ta là ? (ĐNB và Tây Nguyên)
Tổ 3: Trả lời 10 câu hỏi trong thời gian 3 phút, mỗi câu trả lời đúng được 2 điểm
triệu người)
Câu 2 Kể tên các trung tâm kinh tế ở vùng TD & MN Bắc Bộ ? (Hạ Long, Thái Nguyên, Việt Trì, Lạng Sơn)
Câu 3 Tên tỉnh ở vùng TD &MN Bắc Bộ thuộc vùng KTTĐ Bắc Bộ ? (Quảng Ninh) Câu 4 Thế mạnh kinh tế ở TD &MN Bắc Bộ (Khai khoáng, Thuỷ điện, chăn nuôi gia súc lớn, )
Câu 5 Kể tên các trung tâm kinh tế ở DH Nam Trung Bộ ? (Huế, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang)
Câu 6 Nêu những yếu tố đầu ra trong phát triển công nghiệp ? (Thị trường, CS phát triển công nghiệp)
Câu 7 Nêu những thành tựu trong công cuộc đổi mới ở nước ta ? (Kinh tế tăng trưởng nhanh, vững chắc; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, Hội nhập kinh tế với thế giới và khu vực)
Câu 8 Kể tên các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung ? (Thừa thiên- Huế;
Đà Nẵng; Quảng Nam; Quảng Ngãi, Bình Định)
Câu 9 Nêu những khó khăn về sản xuất ở Tây Nguyên ? (Thiếu nước vào mùa khô) Câu 10 Kể tên di sản thiên nhiên thế giới ở Vùng Bắc Trung bộ ? (Động Phong Nha)
Trang 4Tổ 4: Trả lời 10 câu hỏi trong thời gian 3 phút, mỗi câu trả lời đúng được 2 điểm
Câu 2 Nêu những khó khăn về tự nhiên ở Vùng Bắc Trung Bộ ? (Thiên tai thường xuyên xảy ra : Bão, lũ lụt, gió tây nam khô nóng, cát lấn, )
Câu 3 Kể tên các di sản văn hoá ở vùng DH Nam Trung Bộ ? (Tháp Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An)
Câu 4 Kể tên các trung tâm kinh tế ở Băc Trung Bộ ?(Thanh Hoá, Vinh, Huế )
Câu 5 Nêu Những thách thức trong thời kỳ đổi mới ở nước ta ? ( Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên, quá tải y tế giáo dục, phân hoá giàu nghèo, khó khăn trong hội nhập kinh tế )
Câu 6 Đặc điểm đô thị hoá ở nước ta ? ( đô thị vừa và nhỏ, trình độ đô thị hoá thấp) Câu 7 Dân cư nước ta tập trung đông đúc ở đâu? (Đồng bằng và các đô thị)
Câu 8 Kể tên các dân tộc ít người ở Cực Nam trung bộ và Nam Bộ ?( Chăm :Ninh Thuận, Bình Thuận Hoa: TP Hồ Chí Minh Khơ me …)
Câu 10 Khoáng sản và rừng tập trung ở bắc hay phía nam dãy Hoành Sơn ở vùng Băc Trung Bộ ? (Tập trung chủ yếu phái Bắc dãy Hoành Sơn)
B/ Tìm từ chìa khoá:
Gồm 9 hàng ngang, mỗi hàng ngang được tính 10 điểm nếu trả lời đúng
Trả lời đúng từ chìa khoá được tính 40 điểm, gới ý lần 1 còn 30 điểm, lần 2 còn
20 điểm
8 chữ cái
3
4 5 chữ cái
5 9 chữ cái
6 9 chữ cái
7 6 chữ cái
8 6 chữ cái
9 5 chữ cái
Hàng ngang số 1: Ngành thực hiện việc trao đổi buôn bán trong nội bộ nước ta ? Hàng ngang số 2: Ngành thực hiện việc trao đổi buôn bán giữa nước ta với các nước khác trên thế giới ?
Hàng ngang số 3: Loại hình giao thông dùng để vận chuyển chất lỏng và khí ? Hàng ngang số 4: Tên tháp ở DH Nam Trung Bộ được công nhận là di sản văn hoá thế giới ?
Hàng ngang số 5: Đây là trung tâm luyện kim, cơ khí ở TD&MN Bắc Bộ ?
Trang 5Hàng ngang số 6: Vùng kinh tế duy nhất ở nước ta không giáp biển ?
Hàng ngang số 7: Đây là tên bãi tắm đẹp ở tỉnh Thanh Hoá ?
Hàng ngang số 8: Di sản thiên nhiên thế giới ở TD&MN Bắc Bộ ?
Hàng ngang số 9: Tên phố cổ được công nhận là di sản văn hoá thế giới ?
Từ chìa khoá:
Gợi ý: Ngành thực hiện việc trao đổi buôn bán trong nội bộ nước ta và giữa nước
ta với các nước khác trên thế giới ?
C/ Đoán hình nền
Dưới 4 ô số là một hình nền, tương ứng với 4 ô số là 4 câu hỏi, mỗi tổ chọn 1 câu trả lời đúng ô số sẽ mở ra, làm lộ ¼ hình nền, nếu đoán đúng, được 40 điểm trường hợp sai, tổ tiếp theo chọn ô số bất kỳ và trả lời câu hỏi, nếu trả lời đúng ô số sẽ mở ra, làm lộ ½ hình nền, đoán đúng được tính 30 điểm, tương tự như vậy cho các tổ còn lại
Câu 1 Tại sao nói việc làm là vấn đề gay gắt ở nước ta ?
Trả lời: + Nguồn lao động dồi dào, tăng nhanh
+ Nền kinh tế nước ta chưa phát triển
Thiếu việc làm ở nông thôn, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị
là 6%, gây sức ép lớn đối với nền kinh tế !
Câu 2 Nêu vai trò của dịch vụ trong sản xuất và đời sống ?
Trả lời: + Cung cấp vật tư, nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm cho các ngành kinh tế
+ Tạo ra mối liên hệ giữa các ngành sản xuất, các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài
+ Tạo ra nhiều việc làm, nâng cao đời sống, tăng thu nhập cho nền kinh tế Câu 3 Nêu những khó khăn về tự nhiên và dân cư xã hội của Bắc Trung Bộ? Khó khăn về tự nhiên: Thiên tai thường xuyên xảy ra như: bão, lũ lụt, gió Tây nam khô nóng, cát lấn…
Khó khăn dân cư xã hội: Mức thu nhập bình quân còn thấp,đời sống người dân còn nhiều khó khăn
Câu 4 Nêu nguyên nhân và hậu quả của gia tăng dân số nước ta ?
Nguyên nhân:
+ Do quan niệm cũ, lạc hậu (Con trai, con gái )
+ Do số người trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ cao trong dân số nhưng họ chưa
có ý thức về kế hoạch hoá gia đình
+Nạn tảo hôn (Kết hôn sớm)
Hậu quả:
+ Khó khăn phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, ô nhiễm môi trường, quá tải
y tế, giáo dục
1
Trang 6TỔ CHỨC TIẾT ÔN TẬP HỌC KỲ II CHO HỌC SINH LỚP 9
+ Mục tiêu bài học :
- Hệ thống kiến thức 2 vùng kinh tế :Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; vùng biển - đảo và kinh tế biển Việt Nam; địa lý Quảng Nam
- Rèn luyện kỹ năng phân tích mối quan hệ tự nhiên kinh tế, kỹ năng phân tích tranh ảnh, lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu và kỹ năng vẽ biểu đồ hình tròn ,hình cột
-Giáo dục học sinh bảo vệ tự nhiên môi trường qua hoạt đông sản xuất, sinh hoạt nhất là vùng biển Việt Nam
+ Chuẩn bị đồ dùng :
- Lược đồ tự nhiên ,kinh tế 2 vùng ĐNB và ĐBSCL
- Tranh ảnh làm hình nền,bảng ô chữ,bảng con cho học sinh (mỗi tổ 1 bảng con)
+ Các bước lên lớp :
1/ Ổn định: Nắm số lượng học sinh, cho học sinh ngồi theo tổ
2/ Kiểm tra : Việc chuẩn bị của học sinh: bảng con, phấn, nội dung ôn tập
3/ Ôn tập bằng hình thức thi đua giữa các tổ với trò chơi:”Tìm hiểu kiến thức “
A/ Khởi động
Giáo viên giới thiệu luật chơi : Mỗi tổ trả lời 10 câu hỏi,mỗi câu hỏi đúng được 2 điểm, dành cho tất cả thành viên trong tổ, thời gian 3 phút
Tổ 1:Trả lời 10 câu trong thời gian 3 phút, mỗi câu trả lời đúng được 2 điểm
Câu 2 : Diện tích đất phù sa ngọt vùng ĐBSCL là ? ( 1,2 triệu ha)
Câu 3 : Vùng ĐNB có mấy đơn vị hành chính ? ( 6 đơn vị )
Câu 4 : Kể tên các di tích lịch sử văn hoá ở Đông Nam Bộ ? ( Bến cảng Nhà Rồng,Địa đạo Củ Chi,Nhà tù Côn Đảo )
Câu 5 : Những khó khăn về tự nhiên ở vùng ĐBSCL? ( Diện tích đất phèn mặn lớn,thiếu nước ngọt ,lũ lụt gây thiệt hại lớn )
Câu 6 : Kể tên các bộ phận của vùng biển nước ta ? ( Vùng nội thuỷ ,lãnh hải,tiếp giáp,đặc quyền về kinh tế, thềm lục địa )
Câu 7 : Quần đảo Hoàng Sa,Trường Sa thuộc tỉnh thành nào ở nước ta ? (Hoàng Sa thuộc TP Đà Nẵng,Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hoà )
Câu 9 : Năm 2010, nước ta nâng công suất cảng biển lên bao nhiêu triệu tấn ? (240 tr) Câu 10 : Gia cầm được nuôi nhiều nhất ở ĐBSCL là ? ( vịt )
Tổ 2:Trả lời 10 câu trong thời gian 3 phút, mỗi câu trả lời đúng được 2 điểm
Câu 1: Dân số vùng ĐNB là ? ( 10,9 triệu)
Câu 2 : Những khó khăn về tự nhiên ở ĐNB là ? ( KS trên đất liền ít, tỉ lệ rừng tự nhiên thấp, môi trường đang ô nhiễm )
Trang 7Câu 3 : Tam giác phát triển công nghiệp ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là ?(TP HCM; Biên Hoà; Bà Rịa- Vũng Tàu )
Câu 4 : Diện tích,dân số vùng ĐBSCL là ? ( 39.734 km2 và 16,7 triệu )
Câu 5 : Vùng ĐBSCL có bao nhiêu đơn vị hành chính ? ( 13 đơn vị )
Câu 6 : Mặt hàng xuất khẩu ở vùng ĐBSCL là ? ( Gạo, hàng thuỷ sản, hoa quả )
Câu 7 : Nêu nguyên nhân giảm sút và ô nhiễm môi trường biển - đảo? ( Khai thác rừng bừa bãi, cháy rừng; khai thác thuỷ sản quá mức cho phép, rác thải, chất thải, khai thác chuyên chở dầu trên biển.)
Câu 8 : Kể tên các ngành kinh tế biển ? (Khai thác nuôi trồng chế biến thuỷ hải sản, du lịch biển - đảo, khai thác chế biến khoáng sản biển, phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển )
Câu 9 : Sản lượng lương thực binìh quân đầu người vùng ĐBSCL là? (1066,3 kg)
Câu 10 : Ngành công nghiệp có tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu công nghiệp vùng ĐBSCL là ? (CN CBLTTP/ tỉ trọng 65% trong cơ cấu công nghiệp.)
Tổ 3 : Trả lời 10 câu trong thời gian 3 phút
Câu 1 : Trung tâm công nghiệp ở vùng ĐBSCL là ? (TP Cần Thơ, Mỹ Tho,Long Xuyên, Cà Mau )
Câu 2 : Đặc điểm khí hậu ở ĐNB là ? (Cận xích đạo nóng ẩm )
Câu 3 : Kể tên các trung tâm công nghiệp lớn ở ĐNB ? (TPHCM, BH, BR-VT)
Câu 4 : Nguồn tài nguyên biển giàu có nhất ở ĐNB là ? (dầu khí)
Câu 5 : Để phát triển kinh tế vùng ĐBSCL cần có giải pháp gì ? (Nâng cao trình độ dân trí, phát triển đô thị)
Câu 6 : 1 hải lý bằng bao nhiêu km ? (1,852km)
Câu 7 : Các đảo ven bờ của nước ta tập trung chủ yếu ở vùng biển các tỉnh nào ? (Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hoà, Kiên Giang)
Câu 8 : Thế nào là phát triển tổng hợp kinh tế biển ? ( Phát triển nhiều ngành, các ngành hỗ trợ nhau cùng phát triển )
Câu 9 : Cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều nhất ở ĐNB là ? (Cao su)
Câu 10 : Tỉ lệ dân thành thị ở ĐNB là ? (55,5%)
Tổ 4 : Trả lời 10 câu trong thời gian 3 phút
Câu 1 : Đông Nam Bộ giáp với 2 vùng của nước ta là ? (TN và DH NTB)
Câu 2 : Tỷ trọng công nghiệp -Xây dựng trong cơ cấu kinh tế của ĐNB là ? (59,3%) Câu 3 : Những khó khăn trong sản xuất công nghiệp ở ĐNB là ? (Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng, chất lượng môi trường đang suy giảm )
Câu 4 : Cây ăn quả được trồng ở ĐNB là ? ( Xoài, sầu riêng, mít tố nữ, vú sữa )
Câu 5 : Sản lượng thuỷ sản vùng ĐBSCL chiếm bao nhiêu tổng sản lượng thuỷ sản cả nước ? (50% sản lượng thuỷ sản cả nước.)
Câu 6 : Nêu những nguồn tài nguyên biển có nguy cơ giảm sút ? (Diện tích rừng ngập mặn giảm, thuỷ sản ven bờ bị cạn kiệt, hải sản quý bị tuyệt chủng.)
Câu 8 : Tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài của vùng ĐNB so với cả nước năm 2003 là ? ( 50,1%)
Trang 8Câu 9 : Thu nhập bình quân đầu người/tháng ở vùng ĐNBlà bao nhiêu ? (527,8 nghìn) Câu 10 : Nêu các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển -đảo ? ( Điều tra, đánh giá nguồn sinh vật biển, bảo vệ san hô và cấm khai thác, bảo vệ rừng ngập mặn, bảo vệ nguồn lợi sinh vật biển, chống ô nhiễm nước biển )
Giáo viên tổng kết điểm từng đội và chuyển sang phần 2
B/ “Tìm từ chìa khoá “
Giáo viên phổ biến luật chơi : Mỗi tổ chọn một hàng ngang, giáo viên đọc câu hỏi, các tổ chọn đáp án đúng ghi vào bảng con, mỗi đáp án đúng 10 điểm, có 1một chữ cái trong từ chìa khóa Đội nào đoán được từ chìa khoá được 40 điểm
Giáo viên đọc câu hỏi : Hàng ngang số 1 gồm 4 chữ cái : Nơi sản xuất nhiều muối ở tỉnh Khánh Hoà Hàng ngang số 2 gồm 8 chữ cái : Tên quần đảo xa bờ thuộc tỉnh Khánh Hoà Hàng ngang số 3 gồm 7 chữ cái : Nơi sản xuất nhiều muối thuộc tỉnh Quảng Ngãi Hàng ngang số 4 gồm 6 chữ cái : Tỉnh duy nhất ở ĐBSCL thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Hàng ngang số 5 gồm 10 chữ cái: Đảo xa bờ thuộc tỉnh Hải Phòng Hàng ngang số 6 gồm 6 chữ cái : Tên một hòn đảo nơi giam giữ tù cách mạng trước 1975, thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ? Hàng ngang số 7 gồm 6 chữ cái : Vịnh được tổ chức UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới ? C/ “ Đoán hình nền “ Giáo viên phổ biến luật chơi : Bên dưới 4 ô đánh số từ 1 4 là một bức tranh, mỗi tổ chọn 1 ô bất kỳ giáo viên đọc câu hỏi, nếu trả lời được thì ô số đó sẽ được lật ra, tổ đó đoán hình nền, đoán chính xác hình nền được 40 điểm, nếu không tiếp tục đến tổ khác cho đến khi kết thúc
Ô số1 : Đặc điểm tự nhiên nước ta có thuận lợi gì để phát
quần đảo thuận lợi phát triển nuôi trồng đánh bắt hải sản Nhiều bãi biển đẹp, khí hậu thuận lợi, phong cảnh đẹp phát
Trang 93 4 triẻn du lịch biển - đảo Biển có nguồn muối, cát trắng, dầu
mỏ thuận lợi phát triển khai thác chế biến khoáng sản biển Nằm trên đường hàng hải quốc tế, nhiều vũng vịnh thuận lợi phát triển GTVT biển )
Ô số 2 : Những đảo ven bờ nào có thể phát triển tổng hợp kinh tế biển ? ( Đảo
Cát Bà,Côn Đảo, Phú Quốc )
Ô số 3 : Vùng ĐBSCL có điều kiện tự nhiên nào thuận lợi để phát triển nông
nghiệp ? (Khí hậu, đất, sông ngòi, rừng ngập mặn, biển - đảo )
Ô số 4 : Khoảng cách từ A đến B đo được 463 km, khoảng cách này tương ứng
bao nhiêu hải lý ? (250 hải lý )
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh vẽ biểu đồ hình cột, hình tròn ( hình tròn thể hiện về cơ cấu, hình cột thể hiện tình hình phát triển )
Cơ cấu kinh tế thành phố Hồ Chí Minh năm 2002 (%)
Dựa vào số liệu trên, vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế TP Hồ Chí Minh và nhận xét ?
6 KẾT QUẢ:
Qua hai năm học 2008-2009 và 2009-2010, bằng hình thức tổ chức trò chơi”Tìm hiểu kiến thức” trong tiết ôn tập học kỳ địa lý lớp 9, các tiết ôn tập thật hiệu quả, học sinh học tập một cách hào hứng, các tổ thi đua nhau chuẩn bị các nội dung ôn tập và trả lời tốt các nội dung Các tiết này tôi soạn bằng giáo án điện tử rồi trình chiếu hệ thống câu hỏi và đáp án nên thuận lợi cho học sinh theo dõi bài học và ghi chép, trong thời gian tới tôi sẽ tổ chức cho cả khối 9 tiết ôn tập này như một buổi đố vui để học , hoặc rung chuông vàng để chuẩn bị kiến thức cho các em thi học kỳ tốt hơn Kết quả học tập của các em từng bước nâng cao hơn, ổn định hơn như sau:
Học kỳ I năm học 2007-2008
Lớp TS 0-3.4 3.5-4.9 5-6.4 6.5-7.9 8-10 Trên TB
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 9/1 43 6 14 23 53.4 12 27.9 2 4.7 37 86.0 9/2 43 7 16.3 16 37.2 16 37.2 4 9.3 36 83.7 9/3 44 10 22.7 19 43.2 11 25.0 4 9.1 34 77.3 9/4 45 1 2.2 24 53.4 15 33.3 5 11.1 44 97.8 9/5 42 3 7.1 19 45.3 14 33.3 6 14.3 39 92.9
TC 217 27 12.4 101 46.5 68 31.3 21 9.8 190 87.6
Học kỳ I năm học 2008- 2009 :
Lớp TS 0-3.4 3.5-4.9 5-6.4 6.5-7.9 8-10 Trên TB
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL
9/2 35 2 5.7 13 37.1 15 42.9 5 14.3 33 94.3
9/4 36 2 5.6 10 27.8 17 47.2 7 19.4 34 94.4
Trang 10TC 181 4 2.2 53 29.3 82 45.3 42 23.2 177 97.8
Học kỳ I năm học 2009-2010:
Lớp TS 0-3.4 3.5-4.9 5-6.4 6.5-7.9 8-10 Trên TB
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 9/1 36 2 5.6 11 30.5 16 44.4 7 19.4 34 94.4 9/2 38 2 5.3 10 26.3 18 47.3 8 21.1 36 94.7 9/3 38 1 2.6 12 31.5 20 52.6 5 13.2 37 97.3 9/4 37 2 5.4 10 27.0 19 51.3 6 16.2 35 94.5 9/5 37 0 12 32.4 18 48.6 7 18.9 37 100
TC 186 7 3.8 55 29.5 91 48.9 33 17.7 179 96.2
Học kỳ I năm học 2010- 2011 :
Lớp TS 0-3.4 3.5-4.9 5-6.4 6.5-7.9 8-10 Trên TB
SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 9/1 44 2 4.5 9 20.5 16 36.4 17 38.6 42 95.5 9/2 44 0 11 25.0 22 50.0 11 25.0 44 100.0 9/3 44 1 2.3 7 15.9 22 50.0 14 31.8 43 97.7 9/4 41 1 2.4 14 34.1 15 36.6 11 26.9 40 97.6
TC 173 4 2.3 41 23.7 75 43.4 53 30.6 169 97.7
Qua bảng số liệu, ta thấy tình hình học tập môn địa lý 9 đã được nâng lên rõ rệt
tỷ lệ học sinh yếu giảm, học sinh trung bình trở lên tăng lên từ 87,6% năm học
2007-2008 đã nâng lên 97,7% năm học 2010-2011, tăng 10,1% và ổn định ở mức 96-97% học sinh trên trung bình Đặc biệt số học sinh giỏi tăng cao, từ 17,7% đã tăng lên 30,6% năm học 2010-2011
7 KẾT LUẬN:
Việc tổ chức tiết ôn tập học kỳ trong giảng dạy địa lý lớp 9 là hết sức cần thiết, thế nhưng từ trước đến nay nhiều giáo viên chỉ sử dụng tiết này để chép đề cương ôn tập và học sinh có hỏi những nội dung gì trong đề cương thì giáo viên sẽ trả lời hoặc ra một số bài tập cho học sinh làm, rồi nhắc nhở các em chuẩn bị thi học kỳ Nhưng với việc tổ chức ôn tập cho các em bằng trò chơi “Tìm hiểu kiến thức” như trên sẽ giúp các
em hứng thú học tập, thi đua nhau chuẩn bị tốt các nội dung giáo viên yêu cầu, chăc chắn việc thi học kỳ của các em sẽ có kết quả tốt hơn
Tuy nhiên trong qua trình thực hiện còn có một số hạn chế sau: Thời gian một tiết ôn tập chỉ có 45 phút nên giáo viên cần soạn các nội dung một cách ngắn gọn, đảm bảo các kiến thức trọng tâm, đồng thời đảm bảo nội dung các hoạt động
Nếu không có đèn chiếu, giáo viên cần chuẩn bị một số đồ dùng như bảng phụ ghi các ô chữ, nếu học sinh trả lời được cần mở ra các ô chữ và từ chìa khoá Chuẩn bị tranh để làm hình nền và 4 ô số che kín bức tranh hình nền
Giáo viên chuẩn bị bảng tổng hợp điểm trên bảng gồm 3 phần, tổng số điểm là
220 điểm (phần khởi động 20 đ, phần từ chìa khoá 120 đ , đoán hình nền 80 điểm)