1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN Mon Dia ly

15 580 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 107,5 KB

Nội dung

Trờng trung học cơ sở Kiến Giang Một vài kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả một tiết dạy - học môn Địa 8 theo phơng pháp đổi mới A. Đặt vấn đề Năm học 2006-2007 là năm học thứ 5 thực hiện chơng trình và SGK mới, cũng là năm học thứ 3 đối với lớp 8, đồng thời cũng là năm thực hiện cuộc vận động hai không của Bộ trởng Bộ GD và ĐT "Nói không vỡi tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục". Để thực hiện tốt chơng trình và SGK mới đồng thời thực hiện tốt cuộc vận động của Bộ trởng Bộ GD và ĐT đa ra, ở các trờng phổ thông đã dấy lên phong trào cải tiến, đổi mới PPDH nhằm phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập của học sinh. Nhiều cuộc hội thảo đã đựơc tổ chức xoay quanh vấn đề đổi mới phơng pháp dạy học nh thế nào mang lại hiệu quả cao nhất. Đó là một vấn đề đang đợc quan tâm hàng đầu trong quá trình dạy học hiện nay. Hớng đổi mới của phơng pháp hiện nay là tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, khơi dậy và phát triển khả năng tự học nhằm hình thành cho học sinh t duy tích cực, độc lập, sáng tạo, nâng cao năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh. Theo chơng trình biên soạn của SGK mới hiện nay đã thể hiện rõ cách học mới của học sinh. Từ những hình ảnh trực quan sinh động đến t duy trừu tợng đến thực tiễn, hình thành nên khái niệm, quy luật, mối quan hệ nhân quả . từ đó tìm ra đợc kiến thức bài học. Điều đó đòi hỏi ở giáo viên một vận dụng các phơng pháp dạy học mới. Đối với nội dung SGK mới Địa nói chung và Địa 8 nói riêng, nội dung đ- ợc chú trọng thể hiện đồng bộ trên cả kênh hình và kênh chữ. Những tranh ảnh, những hình vẽ trong SGK không hoàn toàn chỉ là minh hoạ cho bài giảng mà chúng gắn bó hữu cơ với bài học, là một phần không thể thiếu đợc của nội dung bài học. Bên cạnh đó còn có các bài đọc thêm, bài thực hành, các câu hỏi ở cuối bài . Thực tế hiện nay ở các trờng THCS, việc thực hiện giảng dạy theo phơng pháp mới còn nhiều khó khăn, có không ít giáo viên vẫn theo nếp củ, trình bày theo phơng pháp truyền thống, học sinh không chủ động lĩnh hội kiến thức. Chính vì vậy mà hiệu quả của một giờ dạy học của học sinh và giáo viên đạt hiệu quả không cao . Đặc biệt trong quá trình thực hiện đổi mới PPDH hiện nay đòi hỏi ngời GV phải có một qui trình thật vững chắc về phơng pháp, kiến thức, kỷ năng. Vậy làm thế nào để đạt đ- ợc một giờ dạy học Địa lí 8 có hiệu quả cao nhất. Đó là một câu hỏi mà hiện nay đợc rất nhiều giáo viên quan tâm. Theo tôi, để có kinh nghiệm dạy tốt một tiết Địa lí 8 theo phơng pháp đổi mới cũng là một vấn đề rất đáng đa ra để trao đổi, tham khảo. Giáo viên : Lê Quốc Liệu Trờng trung học cơ sở Kiến Giang B. Nội dung: I. Cơ sở lí luận Đổi mới phơng pháp dạy học theo định hớng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh không có nghĩa là loại bỏ các phơng pháp dạy học hiện có và thay vào đó là các phơng pháp mới hiện đại, bởi các phơng pháp hiện có nh thuyết trình, giảng giải, ván đáp . vẫn rất cần thiết trong quá trình dạy học. Vấn đề là phải tìm ra cách vận dụng và phối hợp các PPDH một cách linh hoạt nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập. Cần kế thừa và phát huy những mặt tích cực các phơng pháp dạy học truyền thống đồng thời phải học hỏi, vận dụng một số PPDH mới phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện dạy học ở nứớc ta hiện nay. Để đạt đợc mục đích đó thì ngời giáo viên và học sinh cần phải thực hiện tốt các vấn đề sau: 1. Đối với giáo viên Trong soạn, giảng phải có sự vận dụng linh hoạt các PPDH, phải biết kết hợp nhuần nhuyễn các PPDH mới sao cho phù hợp, logic, thể hiện đợc vai trò của ngời giáo viên không phải đơn thuần là truyền đạt kiến thức mà phải trở thành ngời thiết kế, phải hình dung đợc thiết kế bài dạy của mình một cách tờng tận, chi tiết. Tuỳ vào từng nội dung tiết học để giáo viên có một cách thiết kế giáo án riêng. Phải biết cách tổ chức lớp học nh hoạt động cá nhân, hoạt động chung cả lớp, hoạt dộng theo nhóm nhỏ . Là ngời dẫn dắt học sinh giải quyết những tình huống có vấn đề, biết khơi dậy và kích thích trí tò mò, lòng ham muốn các kiến thức địa lí. Bên cạnh đó, trong quá trình dạy học cũng phải sử dụng nhiều phơng tiện dạy học phù hợp với nội dung bài dạy, đồng thời hớng dẫn học sinh cách khai thác kiến thức từ các phơng tiênh học tập địa lí khác nhau nh bản đồ, biểu đò, tranh ảnh, băng hình ., khuyến khích , động viên thành tích học tập của học sinh. .2. Đối với học sinh: Cần phải có sự đổi mới trong cách học, phải giác ngộ mục đích học tập, chủ động, sáng tạo, có ý thức trách nhiệm về hoạt động học tập của mình, phải biết tự học và học mọi nơi, mọi lúc khi cảm thấy cần thiết. Cần biết rõ mục đích, yêu cầu của giờ học, không chỉ về kiến thức mà còn cả về kĩ năng địa lí và những thao tác t duy cần vận dụng nh t duy biện chứng, t duy logic, nắm bắt đợc các sự vật hiện tợng, mối quan hệ nhân quả . Phải làm quen dần với cách độc lập suy nghĩ để chiếm lĩnh kiến thức bài học. Dành thời gian thích đáng để tự làm việc, nghiên cứu với SGK (kênh hình, kênh chữ), với tập bản đồ, qua các thông tin đại chúng nh tranh ảnh, đài báo và các nguồn cung cấp kiến thức khác theo sự hớng dẫn của giáo viên, qua đó học sinh rèn luyện về kĩ năng và phơng pháp học tập bộ môn Địa lí nhiều hơn. Học sinh biết cách làm việc theo nhóm, hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ giáo viên giao cho, qua đó có cơ hội đợc thể hiện mình, đợc trình bày lại kết quả qua các phơng tiện học tập. II. Cơ sở thực tiễn Giáo viên : Lê Quốc Liệu Trờng trung học cơ sở Kiến Giang Có thể nói, trong những năm gần đây, việc thực hiện chơng trtình và SGK mới cũng đồng nghĩa với việc cải tiến, đổi mới PPDH đã dấy lên phong trào thi đua diễn ra sôi nổi ở các trờng THCS. Có thể nói đại đa số giáo viên có tâm huyết với nghề nghiệp, có hiểu biết sâu sắc về bộ môn Địa lí đã sử dụng các PPDH mới khá tốt, khêu gợi đợc sự suy nghĩ, tìm tòi tự lực của học sinh. Tuy nhiên, bên cạnh đó do cha hiểu thấu đáo đợc tinh thần đổi mới của phơng pháp nên một số ít giáo viên đã thể hiện sự quá tải trong việc đổi mới, vì vậy đã làm cho tiết học trở nên căng thẳng, mệt mỏi. 1. Về giáo viên: Việc thay đổi SGK Địa lí 8 mới khiến giáo viên cũng gặp ít nhiều khó khăn trong khi giảng dạy. Mặc dù đây là năm thứ ba thực hiện chơng trình thay sách đối với lớp 8, song để dạy tốt một tiết Địa lí theo phơng pháp đổi mới giáo viên còn nhiều lúng túng và cha hiệu quả. Trong một tiết dạy, nhiều giáo viên vẫn chỉ sử dụng đợc một phơng pháp, vì thế cách học của học sinh vẫn nhàm chán, ít quan tâm đến việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh. Có những nội dung giáo viên cần thuyết trình, giảng giải thì lại yêu cầu học sinh tự nghiên cứu. Vì vậy làm cho tiết học nhàm chán, nhiều bài có nội dung dài, nặng nề cũng để học sinh làm việc nhiều nên nội dung bài không thực hiện hết trong một tiết. .2. Về học sinh: Đây là năm học thứ ba thực hiện chơng trình và SGK Địa lí 8 mới. Nhìn chung đại đa số học sinh dã tiếp cận đợc với nội dung, kiến thức, chơng trình và phơng pháp học tập mới, song quá trình tiếp thu của học sinh cha đồng đều, cha linh hoạt trong quá trình hoạt động của mình, việc tiếp cận với các phơng pháp dạy học mới và thiết bị dạy học mới đối với một số học sinh còn khó khăn do đó kết quả tiếp thu của học sinh cha đạt hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó một số ít học sinh cha chịu khó rèn luyện kĩ năng, học tập một cách thụ động, cha chủ động tìm tòi, suy nghĩ và giải quyết vấn đề dặt ra trong bài học. Hơn nữa có một số ít học sinh còn có tâm lí phân biệt các môn học "chính", "phụ" do đó xem nhẹ, không chú trọng đến các môn học phụ dẫn đến kết quả học tập của học sinh cha cao. 3. Về cơ sở vật chấtvà ph ơng tiện dạy học. Một số trờng phơng tiện dạy học cha đầy đủ, cơ sở vật chất cha đảm bảo, phòng học bộ môn Địa còn thiếu. Các bản đồ, tranh , ảnh, băng hình cha đầy đủ. Việc học sinh quá đông trong một lớp học dẫn đến khó khăn trong việc phân chia nhóm cũng ảnh hởng rất lớn đến quá trình dạy học 4. Khảo sát thực tế để nắm kĩ khả năng tiép thu kiến thức của học sinh. Vào học kì II của năm học 2005-2006 tôi đã tiến hành khảo sát quá trình tiếp thu bài của học sinh lớp 8 tròng THCS Kiến Giang, qua việc kiểm tra kiến thức học sinh qua bài 3. Sông ngòi và cảnh quan châu á. Đề kiểm tra: 15 / Dựa vào H3.1 sgk. Em hãy cho biết sự thay đổi các cảnh quan tự nhiên tứ tây sang đông theo vĩ tuyến 40 o B và giải thích vì sao có sự thay đổi nh vậy? Kết quả khảo sát nh sau: Giáo viên : Lê Quốc Liệu Trờng trung học cơ sở Kiến Giang Số lợng HS Giỏi % Khá % TB % Yếu % 46 04 8,7 14 30,4 16 34,8 12 26,0 Từ việc nắm đợc thực trạng dạy học môn Địa lí của học sinh và giáo viên, tôi đã rút ra đợc một số kinh nghiệm nh sau. III. Một số kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả dạy - học một tiết Địa 8. 1. Đối với giáo viên: Để dạy tốt một tiết học Địa lí 8 theo phơng pháp đổi mới cần đợc quán triệt ở tất cả các khâu, từ khâu chuẩn bị bài của giáo viên, tiến hành dạy học ở trên lớp đến việc đánh giá kết quả học tập của học sinh. a. Đầu t nhiều hơn vào việc soạn bài theo tinh thần dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh. - Xây dựng đợc kế hoạch hoạt động của giáo viên và học sinh một cách hợp lí, kế hoạch này đợc thể hiện ở giáo án của giáo viên. Việc soạn giáo án phải theo một quy trình gồm nhiều bớc nhằm định ra các hoạt động và dự kiến thực hiện các hoạt động đó. - Trớc hết giáo viên cứu kĩ bài học trong SGK (cả kênh hình và kênh chữ ) để xác định kiến thức và kĩ năng cơ bản của bài, xác định đợc mục tiêu bài học. Mục tiêu đề ra là cho học sinh, do học sinh thực hiện, chính học sinh thông qua các hoạt động học tập tích cực phải đạt đợc những mục tiêu áy. Giáo viên là ngời chỉ đạo, tổ chức, hớng dãn, trợ giúp học sinh đạt tới đích dự kiến của bài học. - Căn cứ vào mục tiêu, nội dung của bài, trình độ của học sinh và các phơng tiện dạy học hiện có, giáo viên cần dự kiến các hoạt động giúp học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung bài học. Trớc hết giáo viên cần xem xét nội dung nào có thể cho học sinh tự lực tìm tòi, khai thác để đi đến kiến thức mới. Để có thể phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong khâu soạn bài cần coi trọng việc chuẩn bị các câu hỏi, cần tránh khuynh hớng hình thức, đặt các câu hỏi dễ, vụn vặt hoặc các câu hỏi quá khó. - Giáo viên dự kiến các hoạt động của học sinh (sử dụng bản đồ, lợc đồ, mô hình .) để giải quyết các vấn đề, trả lồi các câu hỏi, hình thành các bài tập do giáo viên nêu ra. Dự kiến những gợi ý để học sinh có thẻ tiếp cận và phát hiện kiến thức mới. - Dự kiến hình thức tổ chức học tập của học sinh (cá nhân hay theo nhóm, lớp .) và thời gian làm việc của học sinh. Tuỳ theo nội dung các vấn đề, các bài tập, các câu hỏi đặt ra dễ hay khó, đơn giản hay phức tạp mà giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân hay theo nhóm và thời gian dành cho mỗi hoạt động nhiều hay ít. Ví dụ: Bài 1 Địa lí 8 "Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản châu á" Bài này gồm hai phần: 1. Vị trí địa lí và kích thớc của châu lục. 2. Đặc điểm địa hình và khoáng sản Giáo viên : Lê Quốc Liệu Trờng trung học cơ sở Kiến Giang Cả hai phần này đều có thể hớng dãn học sinh tự lực khai thác và chiếm lĩnh kiến thức mới Phần 1: Vị trí địa lí và kích thớc châu lục: - Vấn đề đặt ra cho học sinh: xác định vị trí địa lí và kích thớc của châu á trên bản đồ. - Dự kiến hoạt động của học sinh: Xác định vị trí địa lí và kích thớc của châu á, các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây trên lớc đồ SGK và trên bản đồ treo tờng. - Dự kiến hình thức hoạt động: Học sinh làm việc cá nhân, thời gian 3 phút Phần 2: Đặc điểm địa hình và khoáng sản: - Câu hỏi đặt ra cho học sinh: Đặc điểm địa hình và khoáng sản châu á? - Dự kiến hoạt động của học sinh: Tìm hiểu đặc điểm địa hình và khoáng sản qua hình 1.2 SGK. - Dự kiến hình thức hoạt động: Học sinh làm việc theo nhóm, thời gian 5 phút. Tóm lại: Bài soạn của giáo viên đợc thể hiện ở giáo án gồm ba phần: (Mục tiêu bài học, phơng tiện dạy học, hoạt động của giáo viên và học sinh trên lớp). b. Đẩy mạnh việc đổi mới hoạt động dạy và học trên lớp: b.1. Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh * Tổ chức và hớng dẫn học sinh hoạt động với các phơng tiện dạy học địa lí nh bản đồ, mô hình, tranh ảnh địa lí, băng hình ., giáo viên hớng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ các phơng tiện dạy học qua đó học sinh vừa rèn luyện các kĩ năng, vừa có kiến thức mới: Cụ thể: - Đối với bản đồ, lợc đồ: đó là nguồn kiến thức quan trọng và đựoc coi nh cuốn sách Địa lí thứ hai của học sinh. Tổ chức cho học sinh làm việc với bản đồ, biểu đồ, giáo viên cần lu ý hớng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản dồ, biểu đồ: nh đọc tên trên bản đồ để biết đối tợng địa lí thể hiện trên bản đồ là gì. Đọc bảng chú giải để biết ngời ta thể hiện đối tợng đó trên bản đồ nh thế nào. Dựa vào các kí hiệu, màu sắc trên bản đồ để xác định vị trí các đối tợng địa lí. Dựa vào bản đồ kết hợp với các kiến thức địa lí, vận dụng các thao tác t duy để phát hiện mối quan hệ địa lí không thể hiện trực tiếp trên bản đồ: Ví dụ: Hóng dẫn học sinh khai thác kiến thức từ bản đồ "Tự nhiên châu á" trong SGK Địa lí 8 - Tên bản đồ: Tự nhiên châu á - Cách thể hiện: các miền địa hình đợc thể hiện bằng thang màu. Màu nâu đậm địa hình núi cao, màu vàng địa hình núi thấp, màu xanh lá địa hình đồng bằng . - Dựa vào màu sắc thể hiện trên bản đồ xác định vị trí các núi cao, các cao nguyên, các đồng bằng . - Dựa vào bản đồ kết hợp với các kiến thức đã học để xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố vĩ độ, vị trí địa lí, địa hình, khí hậu, sông ngòi, động thực vật . từ đó tìm ra dợc mối quan hệ nhân quả. Giáo viên : Lê Quốc Liệu Trờng trung học cơ sở Kiến Giang * Đối với biểu đồ: Giáo viên cần hớng dẫn học sinh phân tích biểu đồ theo các bớc: đọc tiêu đề của biểu đồ xem biêu đồ thể hiện hiện tợng gì? Xem các đại lợng thể hiện trên biểu đồ là gì? Dựa vào các số liệu thông kê đã đợc trực quan hoá trên biểu đồ đối chiếu, so sánh chúng với nhau và rút ra nhận xét về các đối tợng và hiện tợng địa lí đợc thể hiện. * Đối với tranh ảnh: Nêu tên bức ảnh, xác định xem bức ảnh đó thể hiện đối t- ợng địa lí nào, ở đâu. * Đối với bảng số liệu thống kê: Hớng dẫn học sinh khai thác kiến thức các bảng số liệu thống kê không bỏ sót số liẹu nào. Phân tích các số liệu tổng quát trớc khi đi vào số liệu cụ thể, tìm các trị số lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình, xác lập mối quan hệ giữa các số liệu. So sánh, đối chiếu các số liệu. Đặt ra các câu hỏi để giải đáp trong khi phân tích, tổng hợp các số liệu nhằm tìm ra kiến thức mới. b.2. Tổ chức hớng dẫn học sinh thu thập, xử lí thông tin trong SGk và trình bày lại: - Giáo viên hớng dẫn học sinh thu thập xử lí thông tin trong SGK Địa lí 8: + Thu thập thong tin của học sinh đợc tiến hành qua việc quan sát các kênh hình và kênh chữ trong SGK, song cũng có thể cho học sinh thu thập thông tin qua việc ôn lại kiến thức đã học ở các lớp trớc. + Xử lí thông tin thông qua các câu hỏi, bài tập, giáo viên hớng dẫn học sinh căn cứ vào các thông tin đã thu thập để rút ra những kết luận cần thiết về một đơn vị kiến thức cơ bản. b.3: Tổ chức hoạt động của học sinh theo những hình thức học tập khác nhau: * Hình thức học tập cá nhân có thể đợc tiến hành nh sau. Giáo viên nên vấn đề, xác định nghiệm vụ nhận thức chung cho cả lớp và hớng dẫn học sinh làm việc. + Làm việc cá nhân ( ghi kết quả ra giấy hoặc trả lời vào phiếu học tập) + Giáo viên chỉ định một vài học sinh báo cáo kết quả, các học sinh khác theo dõi, góp ý bổ sung. + Giáo viên tóm tắt , cũng cố và chuẩn xác kiến thức. * Hình thức học tập theo nhóm. Tuỳ theo số lợng học sinh trong mỗi lớp mà giáo viên chia thành bao nhiêu nhóm,thông thờng mỗi nhóm từ 4-6 học sinh. Các nhóm có thể đợc duy trì ổn định trong cả tiết học hoặc thay đổi theo từng hoạt động, từng phần của tiết học. Các nhóm đợc giao cùng một nhiệm vụ hoặc những nhiệm vụ khác nhau. - Các bớc tiến hành tổ chức học tập theo nhóm có thể làm việc chung cả lớp, làm việc theo nhóm. Giáo viên nêu vấn đề để xác định nhiệm vụ, trong nhóm cử nhóm trởng, th ký, các thành viên trao đổi thảo luận, ghi kết quả, đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung. - Giáo viên tổng kết, chuẩn xác kiến thức. c. Một số PPDH cần đợc quan tâm nhiều hơn trong dạy học Địa 8. c.1: Phơng pháp sử dụng bản đồ: Giáo viên : Lê Quốc Liệu Trờng trung học cơ sở Kiến Giang Để có thể giúp học sinh sử dụng có hiệu quả các loại bản đồ, GV cần chú ý một số điểm sau: - Cần chú trọng hơn vào việc tiếp tục phát triển học sinh các kỷ năng đọc và phân tích bản đồ: Học sinh biết kết hợp vốn hiểu biết về bản đồ và các kiến thức địa đã có để tìm ra những kiến thức chứa đựng trong mỗi bản đồ theo yêu cầu bài học. Việc hình thành các kỷ năng này có mức độ từ thấp đên cao nh từ việc đọc để biết tên bản đồ, dựa vào bảng chú giải có các ký hiệu để tìm vị trí các đối tợng địa trên bản đồ đến việc dựa vào bản đồ để tìm ra một số đặc điểm của đối tợng, phải biết xác lập mối quan hệ để rút ra những điều mà trên .bản đồ không thể hiện trực tiếp. Ví dụ: Khi dựa vào bản đồ để tìm đặc điểm đòng bằng ven biển miền Trung (ở ý b mục 2 bài 9sgk Địa 8 ) đầu tiên học sinh phải dựa vào màu sắc, chữ viết trên bản đồ tự nhiên để tìm vị trí các đồng bằng ven biển miền Trung trên bản đồ, tiếp theo học sinh phải dựa vào bản đồ để so sánh độ lớn của các đồng bằng miền Trung với các đồng bằng khác trong nớc, từ đó học sinh rút ra đợc đặc điểm đồng bằng miền Trung. c.2: Phơng pháp so sánh: Để có thể đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng phơng pháp so sánh, GV cần chú ý những điểm sau: - Cần xác định rõ mục đích của việc so sánh, GV cần trả lời các câu hỏi: So sánh để nhằm mục đích gì? - Cần chọn kỹ các đối tựợng cần so sánh và làm nổi bật lên những vấn đề cần so sánh. - Phải biết kết hợp các phơng pháp so sánh với các PPDH khác ( nh phơng pháp sử dụng bản đồ, hình vẽ, các biểu đồ hoặc phơng pháp thảo luận, trò chơi .). - Cần phát huy cao độ tính tích cực của học sinh trong so sánh. c.3 : Dạy học giải quyết vấn đề. Đây là phơng pháp đặt ra trớc học sinh các vấn đề nhận htức có chứa đựng mâu thuẩn giữa cái đã biết và cái cha biết, đa học sinh vào tình huống có vấn đề, kích thích họ tự lực, tự chủ, chủ động và có nhu cầu mong muốn giải quyết vấn đề. Dạy học giải quyết vấn đề có thể đợc tiến hành nh sau; -Đặt vấn đè ( tạo tình huống có vấn đề ) - Giải quyết vấn đề ( đề xuất các giả thuyết, lập kế hoạch giả thuyết ) -Kết luận ( khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu ). Ví dụ: Bài 9 Địa 8 Khu vực Tây Nam á - Đặt vấn đề: Vì sao khu vực Tây Nam á nằm sát biển nhng có khí hậu nóng và khô hạn? - Giải quyết vấn. + Học sinh nêu các giả thuyết và nguyên nhân làm cho khí hậu Tây Nam á nóng và khô hạn( do yếu tố địa hình, có nhiều núi cao bao quanh khu vực, chịu ảnh h- ởng gió Mậu dịch khô nóng thổi quang năm từ lục địa ra, lợng ma rất nhỏ dới 300mm/năm .) Giáo viên : Lê Quốc Liệu Trờng trung học cơ sở Kiến Giang + Giáo viên hớng dẫn học sinh thảo luận: Nêu lên luận để bảo vệ giả thuyêt của mình + GV cho học sinh quan sát và phân tích lợc đồ tự nhiên khu vực TNA kết hợp với kiến thức đã học tìm ra nguyên nhân dẫn đến khu vực TNA có khí hậu nóng và khô hạn. c.4: Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. Tuỳ theo số lợng học sinh, GV chia thành các nhóm, mỗi nhóm từ 4-6 học sinh. Các bớc của một hoạt động theo nhóm có thể là nh sau. * Làm việc chung cả lớp: - Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức - Phân công nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm - Hớng dẫn cách làm việc theo nhóm * Làm việc theo nhóm. - Trong nhóm cử nhóm trởng, th ký. từng cá nhân làm việc độc lập. - Trao đổi ý kiến thảo luận trong nhóm - Đại diện nhóm trình bày kết quả * Thảo luận tổng kết trớc toàn lớp: - Các nhóm lần lợt báo cáo kết quả - Thảo luận chung - GV tổng kết đánh giá kết quả học tập của học sinh d. Đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh. d.1: Đánh giá kết quả học tập của học sinh phải đảm bảo các yêu cầu của dạy học bộ môn, gồm cả các kiến thức, kỷ năng, thái độ. - Kiến thức: Đánh giá việc nắm kiến thức của học sinh theo 3 mức độ: + Mức độ nhận biét (ghi nhớ, tái hiện ) + Mức độ hiểu: Giải thích, chứng minh,phân tích đợc các mối quan hệ địa + Mức độ vận dụng: Vận dụng kiến thức đã học vào tình huống mới hoặc để giải thích một số vấn đề thờng gặp trong thực tiễn có liên quan đế kiến thức đã học. - Kỷ năng: Sử dụng bản đồ, lợc đồ, các bảng số liệu .để khai thác, trình bày kiến thức địa lý. - Thái độ : Xem xét mức độ thể hiện sự tôn trọng, trong bảo vệ thiên nhiên, cuộc sống quê hơng đất nớc . d.2: Phơng pháp đánh giá. Đánh giá kết quả học tập của học sinh phải toàn diện, khách quan và chính xác. Vì vậy cần kết hợp các phơng pháp trắc nghiệm tự luận với các câu hỏi mở và ph- ơng pháp trắc nghiệm khách quan với các câu hỏi nh đúng, sai, điền khuyết, câu hỏi nhiều lựa chọn . . Các câu hỏi trắc nghiệm cần tạo điều kiện để học sinh bộc lộ đợc các năng lực của bản thân. GV cũng tạo điều kiện để học sinh tự đánh giávà để học sinh tham gia tự đánh gia lẫn nhau. 2: Đối với học sinh: Giáo viên : Lê Quốc Liệu Trờng trung học cơ sở Kiến Giang - Trớc hết phải tạo đợc cho học sinh sự ham mê học tập môn Địa - Phải rèn luyện thói quen học tập bộ môn Địa theo phơng pháp đổi mới + Có tính độc lập, t duy, năng động, sáng tạo + Biết hợp tác với nhau để hoạt động trong một tiết học + Kết hợp đồng bộ cả kênh hình và kênh chữ - Rèn luyện kỷ năng khai thác qua kênh hình - Rèn kỷ năng vận dụng những kiến thức và kỷ năng vốn có để giải quyết một vấn đề Địa cụ thể, thông qua các bài tập, câu hỏi .cỷa giáo viên đặt ra trong một tiết dạy. - Đặc biệt yếu tố quan trọng để học tốt một tiết học địa là học sinh phải có sự chuẩn bị bài mới chu đáo theo hớng dẫn của giáo viên và hệ thống câu hỏi trong bài ở SGK. Su tầm trnh, ảnh, các tài liệu có liên quan đến nội dung bài học. - Tìm ra phơng pháp học tối u nhất để nhanh chống chiếm lĩnh, lĩnh hội đợc kiến thức mới. Dới đây là một bài soạn minh hoạ về một đơn vị kiến thức, để dạy tốt một tiết học Địa theo phơng pháp đổi mới . Bài 3: Sông ngòi và cảnh quan Châu á. I/ Mục tiêu bài học. 1: Kiến thức: Sau bài học,. Học sinh cần nắm đợc - Mạng lới sông ngòi Châu á khá phát triển, có nhiều hệ thống sông lớn. - Đặc điểm của một hệ thống sông lớn và giải thích nguyên nhân. - Sự phân hoá đa dạng của các cảnh quan, nguyên nhân của sự phân hoá đó. - Thuận lợi và khó khăn của tự nhiên Châu á. 2. Kỷ năng: - Biết sử dụng bản đồ để tìm đặc điểm sông ngói và cảnh quan Châu á - Xác định trên bản đồ vị trí các cảnh quan tự nhiên, các hệ thống sông lớn. - Xác lập mối quan hệ giữa khí hậu, địa hình với sông ngòi và cảnh quan tự nhiên. 3. Thái độ: ý thức đợc sự cần thiết phải bảo vệ tự nhiên. II/ Các ph ơng tiện dạy học . - Bản đồ tự nhiên Châu á - Bản đồ cánh quan tự nhiên Châu á - Tranh, ảnh về các cảnh quan tự nhiên Châu á (su tầm ). III/ Tiến trình trên lớp: 1: ổn định lớp: 2: Bài cũ: ( 5 / ) * Khí hậu Châu á phổ biến là các kiểu khí hậu nào? Sự phân bố và đặc điểm của các kiểu khí hậu đó? 3: Bài mới. Giáo viên : Lê Quốc Liệu Trờng trung học cơ sở Kiến Giang Hoạt động Thầy Hoạt động trò Nội dung chính * Hoạt động 1: (15 / ) Tìm hiểu đặc điểm sông ngòi Châu á. Hoạt động nhóm. * Nhóm1,2,3: - Quan sát bản đồ tự nhiên Châu á và H1.21sgk, hãy . + Nhận xét chung về mạng lới sông ngòi Châu á? + Tên các sông lớn ở khu vực Bắc á, Đông á, Tây nam á? + Nơi bắt nguồn từ khu vực nào? Đổ vào biển và đại dơng nào? * Nhóm4,5,6: Dựa vào bản đồ tự nhiên Châu á và kiến thức đã học, hãy cho biết: + Đặc điểm mạng lới sông ngòi ở 3 khu vực Bắc á, Đông á, TNA? + Sự phân bố và chế độ nớc sông ngòi ở 3 khu vực trên? Giải thích nguyên nhân? + Gọi h/s lên xác định các sông lớn của 3 khu vực trên bản đồ? =>GVnhận xét, kết luận, chuẩn xác kíên thức trên bản đồ. ( GV nhấn mạnh sự ảnh hởng của địa hình, khí hậu đối với sông ngòi từng khu vực) - Q/sát bản đồ và H1.2sgk - Thảo luận trao đổi ý kiến, tổng hợp kết quả vào phiếu HĐ nhóm - Đại diện trả lời - Nhóm khác nhận xét bổ sung - Quan sát bản đồ Thảo luận trao đổi ý kiến, ghi kết quả vào phiếu HĐ nhóm - Đại diện trả lời - Nhóm khác nhân xét bổ sung -H/S lên xác định, lớp nhận xét I/ Đặc điểm sông ngòi - Châu á có mạng lới sông ngòi khá phát triển, nhng phân bố không đều, chế độ nớc phức tạp - Bắc á: + Mạng lới sông ngòi dày + Mùa đông sông đóng băng, mùa xuân có lũ do băng tuyết tan. - Tây Nam á và Trung á. + Rất ít sông + Nguồn cung cấp nớc cho sông là băng tan, l- ợng nớc giảm dần về hạ lu - Đông á, ĐNA, Nam á. + Có nhiều sông, sông Giáo viên : Lê Quốc Liệu [...]... giáo viên tham gia Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi đợc rút ra từ thực tế giảng dạy ở trờng THCS trong những năm gần đây Mặc dù đã rất nhiều cố gắng song không tránh khỏi sự thiếu sót Rất mong sự góp ý chân thành củấ các đồng nghiệp để sáng viên : Lê Quốc Liệu Giáo Trờng trung học cơ sở Kiến Giang kiến của tôi đợc hoàn thiện hơn nhằm đa lại hiệu quả cao hơn trong quá trình giảng dạy ở những . tình huống có vấn đề, kích thích họ tự lực, tự chủ, chủ động và có nhu cầu mong muốn giải quyết vấn đề. Dạy học giải quyết vấn đề có thể đợc tiến hành. gần đây. Mặc dù đã rất nhiều cố gắng song không tránh khỏi sự thiếu sót. Rất mong sự góp ý chân thành củấ các đồng nghiệp để sáng Giáo viên : Lê Quốc Liệu

Ngày đăng: 22/07/2013, 01:27

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w