1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề 23 Kiểm tra tổng hợp NV9

2 247 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 41 KB

Nội dung

Đề 23 : Câu1: Từ chân trời trong những câu thơ dưới đây từ nào được dùng theo nghĩa gốc ? Từ nào dùng theo nghĩa chuyển ? Chuyển theo phương tức nào ? a/ Cỏ non xanh tận chân trời (1) Cành lê trắng điểm một vài bơng hoa (Truyện Kiều) b/ Nhắn ai góc bể chân trời (2). Nghe mưa ai có nhớ lời nước non (Ca dao) Câu 2: Các câu được sử dụng trong phần trích dưới đây có giá trị tu từ rõ rệt . Em hãy phân tích. Người ta xúm lại, túm ngang lưng nó. Nó khơng chạy. Nhưng nó vẫn nhai, vẫn nuốt. Rồi biết thế nguy, nó khơng nhai, trợn mắt lên để nuốt chửng. Rồi lại hấp tấp ngốn ln miếng nữa. Chửi. Kêu . Đấm. Đá. Thụi. Bịch. Cẳng chân. Cẳng tay. Như mưa vào đầu. Như mưa vào lưng. Như mưa vào chân nó. (Nguyễn Cơng Hoan) Câu 3: Giới thiệu sơ lược về Nguyễn Dữ và tác phẩm Truyền kì mạn lục Câu 4 : Phân tích đoạn thơ sau: Ta làm con chim hót Ta làm một cành hoa Ta nhập vào hòa ca Một nốt trầm xao xuyến Một mùa xn nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc ( Mùa xn nho nhỏ - Thanh Hải) Gợi ý Câu 1: -Chân trời (1) ;dùng theo nghĩa gốc (chỉ đường giới hạn của tầm mắt) -Chân trời (2 ): dùng theo nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ .(chỉ nơi xa xăm, xa cách) Câu 2: (câu ngắn, câu đặc biệt , tác dụng) Tồn bộ đoạn trích đều là những câu ngắn hoặc câu đơn đặc biệt. Điều này rất phù hợp với nội dung sự việc được diễn tả trong đoạn văn : sự việc diễn ra nhanh và việc đánh kẻ “ăn cắp” là dồn dập, liên tục, khơng ngừng, với sự tham gia của nhiều người và đánh bằng mọi cách. Câu 3: Giới thiệu sơ lược về Nguyễn Dữ và tác phẩm Truyền kì mạn lục. -Về tác giả: +Nguyễn Dữ sống ở thế kỉ XVI,giai đoạn chế độ phong kiến đang từ đỉnh cao của sự phát triển cuối thế kỉ XV,bắt đầu rơi vào tình trạng loạn ly suy yếu. +Nguyễn Dữ là một dật só tiêu biểu,chỉ làm quan một năm rồi cáo quan về ở ẩn giữ cách sống thanh cao đến trọn đời. Du øvậy,qua tác phẩm,ông vẫn tỏ ra quan tâm đến xã hội và con người. -Về tác phẩm: +Truyền kỳ mạn lục gồm hai mươi truyện viết bằng chữ HÁN,theo lối văn biền ngẫu có xen lẫn một số bài thơ. +Nhân vật chính trong các truyện là phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp,khao khát hạnh phúc lứa đôi nhưng gặp nhiều bất hạnh,những trí thức phong kiến sốùng ngoài vòng cương toả của lễ giáo. +Kết thúc mỗi tác phẩm có lời bình,bàn luận về ý nghóa câu chuyện (hiện nay chưa xác đònh được lời bình của tác giả hay của người đời sau thêm vào). +Truyền kì mạn lục được Vũ Khâm Lân đời hậu Lê khen là”Thiên cổ kì bút”,”Chuyện người con gái Nam xương” là một trong hai mươi truyện trên. Câu 4 : (Đáp án vắn tắt) I- Mở bài : Giới thiệu sơ lược về nhà thơ Thanh Hải, về bài thơ “Mùa xn nho nhỏ” và vị trí đoạn thơ cần phân tích. II-Thân bài: 1- Ước nguyện cống hiến cuộc đời mình cho cuộc đời , cho đất nước -Nếu như ở đoạn thơ mở đầu, bơng hoa tím biếc mọc giữa dòng sơng xanh, tiễng chim chiền chiện hót vang trời , bằng màu sắc ,âm thanh của mình làm đẹp cho mùa xn thiên nhiên, thì đến đây , ý thơ chuyển sang nguyện ước của con người làm đẹp cho cuộc đời , cho đất nước. “Ta” (là tác giả mà cũng là mỗi con người cụ thể), ta cũng như con chim chiền chiện, ta cũng như bơng hoa tím biếc, ta như một nốt trầm xao xuyến trong bản hòa ca của tồn dân tộc. Mỗi con người nguyện làm “một mùa xn nho nhỏ” cống hiến cuộc đời mình để làm nên mùa xn chung của đất nước của dân tộc. - Nhà thơ đã diễn tả thật sinh động ước nguyện sống có ích, cống hiến cuộc đời mình cho đất nước. Bơng hoa thực sự có ý nghĩa với cuộc đời khi biết tặng cho đời hương sắc của mình. Con chim làm vui làm đẹp cho đời bằng tiếng hót của mình. Còn con người, cuộc đời thực có ý nghĩa khi biết hòa mình vào cuộc đời chung của dân tộc, hiến dâng cho đời tất cả. Thanh Hải thuộc thế hệ những nhà thơ chiến sĩ nguyện suốt đời cống hiến cho sự nghiệp chung của cách mạng, của đát nước. Sống đối với ơng, chính là hy sinh âm thầm cống hiến cho Tổ quốc. Ý tưởng ấy cũng đã từng được nhà thơ Tố Hữu nói tới: Dẫu là con chim chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà khơng biết trả Sóng là cho, đâu chỉ nhận riêng mình 2- Ý nguyện thiết tha nói trên được nhà thơ thể hiện một cách sinh động, đầy sáng tạo -Phân tích các từ ngữ, các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ : chim hót, nhành hoa, nốt trầm ,mùa xn nho nhỏ v.v -Phân tích nhạc điệu của đoạn thơ: một thứ nhạc cất lên tự trong tâm hồn tha thiết u cuộc sống, gắn bó hét mình với đất nước . Một nhạc điệu tha thiết, say mê, đằm thắm và sâu nặng. III- Kết luận: Đoạn thơ đã thể hiện rất sâu sắc chủ đề của bài thơ. Nó đã thể hiện một cách thiết tha, dịu ngọt, nhỏ nhẹ và nhuần nhị một vấn đề rất lớn của nhân sinh quan : sống có ích ,cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước. Nhà thơ muốn hóa thân thành một “mùa xn nho nhỏ”, làm đẹp cho cuộc đời. Ta hiểu vì sao bài thơ làm khi tác giả sắp phải từ giã cõi đời mà vẫn tha thiết u đời, vẫn tràn đầy tinh thần, ý thức trách nhiệm của ơng đối với đất nước và dân tộc. . Đề 23 : Câu1: Từ chân trời trong những câu thơ dưới đây từ nào được dùng theo nghĩa gốc ? Từ nào. cách) Câu 2: (câu ngắn, câu đặc biệt , tác dụng) Tồn bộ đoạn trích đều là những câu ngắn hoặc câu đơn đặc biệt. Điều này rất phù hợp với nội dung sự việc được diễn tả trong đoạn văn : sự việc diễn. nặng. III- Kết luận: Đoạn thơ đã thể hiện rất sâu sắc chủ đề của bài thơ. Nó đã thể hiện một cách thiết tha, dịu ngọt, nhỏ nhẹ và nhuần nhị một vấn đề rất lớn của nhân sinh quan : sống có ích ,cống

Ngày đăng: 20/05/2015, 17:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w